Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Dư luận viên phá hoại đất nước như thế nào?

Hạo Nhiên

29-8-2024

Khoảng hai tuần qua, những người quan tâm đến thời cuộc đều tỏ ra hết sức kinh ngạc và bất bình khi thấy có cuộc tấn công cấp tập của các “dư luận viên” vào Đại học Fullbright, một một cơ sở giáo dục phi lợi nhuận do Hoa Kỳ tài trợ, nhằm mục đích đào tạo nhân tài chủ yếu về quản lý kinh tế công cho Việt Nam.

Truất phế Engels: Xác định cách đấu tranh sắt máu

Nghiêm Huấn Từ

28-8-2024

1- Hỏi: Trước đây ở Liên Xô trưng lên rất nhiều bức ảnh lớn có chân dung bốn vị lãnh tụ là Marx, Engels, Lenin và Stalin. Việc này có ý nghĩa gì?

Viên cảnh sát chóp bu loại bỏ các đối thủ trên đường tiến bước

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Song Phan chuyển ngữ

27-8-2024

Tóm tắt: Giờ đây, khi đang ở đỉnh cao nhất, hồ sơ bẩn của Tô Lâm có thể giữ ông ta ở đó.

“Sự gần gũi của người Đông Đức với Nga là bá láp”

NTV

NTV phỏng vấn Ilko-Sascha Kowalczuk

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

 25-8-2024

Những người tham gia cuộc biểu tình AfD với lá cờ của CHDC Đức và Liên bang Nga. Nguồn: Picture alliance/ DPA

Thảo luận với ChatGPT về sự đối lập giữa Marx và Lenin (Kỳ 2)

Nghiêm Huấn Từ

25-8-2024

Tiếp theo kỳ 1

7- Hỏi: Tôi chưa bao giờ thấy chính quyền các nước ấy được quốc tế khen ngợi về thực thi nhân quyền.

Thảo luận với ChatGPT về sự đối lập giữa Marx và Lenin (Kỳ 1)

Nghiêm Huấn Từ

25-8-2024

1- Hỏi: Marx cho rằng cách mạng vô sản chỉ nổ ra ở những nước tư bản phát triển nhất. “Quả chín thì rụng” là đúng quy luật vì thứ quả này sẽ có khả năng sinh ra thế hệ cây mới. Có phải đó là quan điểm của Marx hay không?

Việt Nam cần có một Putin hay một Đinh Bộ Lĩnh

Trương Nhân Tuấn

19-8-2024

Cuộc họp “bất thường” của Quốc hội vào thứ hai 26-8 sắp tới được biết mục đích nhằm “kiện toàn nhân sự” trong chính phủ. Nhiều người tiên đoán rằng ông Tô Lâm sẽ phải buông ghế Chủ tịch nước và Lương Cường sẽ lên thay.

Putin đang hành xử như một kẻ bịp bợm hèn nhát

NTV

Tác giả: Boris Bondarew

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

20-8-2024

Trong khi quân Ukraine đang chiếm đóng đất nước mình, Putin lại tới Azerbaijan trong chuyến thăm cấp nhà nước và hành động như không có chuyện gì xảy ra. Nguồn: picture alliance/ dpa/ POOL

Thảo luận với ChatGPT về thực chất chủ nghĩa Marx-Lenin (Kỳ 1)

Nghiêm Huấn Từ

21-8-2024

1- Hỏi: Xin hỏi ChatGPT, sinh thời cả Marx và Lenin chưa bao giờ nói những lý luận cách mạnh của mình là “chủ nghĩa”. Vậy ai đặt ra cái “chủ nghĩa Marx-Lenin”? ChatGPT thường cắt nghĩa rất lan man. Nay xin nói cô đọng thôi.

Việt Nam đang có tiền đề tốt để thực hiện cuộc lột xác (Bài 2)

Trần Văn Chánh

18-8-2024

Tiếp theo bài 1

Bài 2: Xuất hiện tiền đề cho một cuộc lột xác ở Việt Nam và những nỗi trăn trở

Việt Nam đang có tiền đề tốt để thực hiện cuộc lột xác (Bài 1)

Trần Văn Chánh

18-8-2024

Bài 1: Thời thế tạo anh hùng?

Đại tá Reisner: “Putin sẽ không chấp nhận quân Ukraine có mặt ở khu vực Kursk”

NTV

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

12-8-2024

Xe tăng Nga trên một xa lộ ở vùng Kursk. Nguồn: Picture alliance / Sipa USA

Sự thay đổi ngoạn mục của đảng Dân chủ với Kamala Harris và Tim Walz

Jackhammer Nguyễn

13-8-2024

Sự bỏ cuộc can đảm

Ngày 21-7-2024, Tổng thống Joseph Biden của đảng Dân chủ tuyên bố chấm dứt tranh cử và ủng hộ người phó của mình là bà Kamala Harris làm ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ.

Tương nhượng Việt – Mỹ khi Hà Nội chưa đạt quy chế kinh tế thị trường

RFA

Đinh Hoàng Thắng

7-8-2024

Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm (phải) tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken (trái) hôm 27/7 tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội. Nguồn: Lương Thái Lĩnh/ AFP

Cơ hội để học hỏi

Thục Quyên

6-8-2024

Ảnh: Tác phẩm được cho là giống bức ảnh “Tiệc Ly” tại lễ khai mạc Olympic 2024 ở Paris. Nguồn: BBC. Nguồn: BBC

“Một đít hai ghế” hay “một đít ba ghế”?

Trương Nhân Tuấn

6-8-2024

Thấy bạn bè trên Phây bàn tán sôi nổi vụ có hay không chuyện “một đít ngồi hai ghế”…

Giữa hai làn đạn và bóng đè

Minh Thùy

6-8-2024

Lần thứ hai sư Minh Tuệ Xuất hiện trên đài VTV1 vào ngày 31-7-2024 cũng với phóng viên Liên Liên, người đã phỏng vấn sư lần đầu tiên ngày 8-6-2024.

TS Lê Học Lãnh Vân trao đổi với cháu Coca về di sản của người Pháp ở Việt Nam

4-8-2024

Phan Thúy Hà: Sáng nay, đọc tâm tình bác Lê Học Lãnh Vân, Coca muốn chia sẻ đến bác một bài viết mới của cháu.

Khép lại một tranh cãi

Tường An

3-8-2024

Mấy hôm nay tôi tham gia tận tình trong đề tài tranh cãi về một tiết mục trình diễn trong đêm khai mạc Thế Vận Hội tại Paris được cho là báng bổ đạo công giáo, xúc phạm Chúa Jesus.

Lú vĩ đại!

Hồ Phú Bông

3-8-2024

Mấy bữa nay mạng xã hội bàn tán về phong cách bà vợ góa của ông Trọng “Lú”. Người khen bà đã “thể hiện được nét văn hóa đẹp của người phụ nữ Việt Nam”. Người khác lại chê “quê mùa”. Người khen bà có vẻ “phúc hậu”.

Điều rất may của bên bại cuộc

Tưởng Năng Tiến

1-8-2024

Bí tích Tiệc Ly

Nhã Duy

31-7-2024

Tấm tranh Bí tích Tiệc Ly vẽ các phụ nữ bên dưới là một trong những tác phẩm giá trị nhất của Dali, cũng như tại bảo tàng nghệ thuật quốc gia của Mỹ tại Washington D.C.

Nguyễn Phú Trọng: Gương không người soi

Blog RFA

Nguyễn Anh Tuấn

29-7-2024

“Nghĩa tử là nghĩa tận”

‘Ngoại giao tang chế’ kiểu Hoa Kỳ

Blog VOA

Trần Đông A

29-7-2024

Chủ tịch Việt Nam, Tô Lâm (phải) tiếp Ngoại trưởng Mỹ, Antony Blinken, hôm 27-7-2024 ở Hà Nội. Nguồn: AFP

Chấn hưng Phật giáo bắt đầu từ đâu?

Krishna Trần

28-7-2024

Đàn áp hay không đàn áp?

Một anh bạn tôi quen ở tòa lãnh sự Việt Nam tại San Francisco nói với tôi qua điện thoại: “Ông Minh Tuệ có lẽ là người đắc quả A La Hán rồi anh ạ!”

Con đường đúng đắn để nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Ukraine

Foreign Affairs

Tác giả: Jakub Grygiel

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

25-7-2024

Tóm tắt: Thay vì từ bỏ Kiev, Washington nên cung cấp cho họ công cụ để giành chiến thắng

Điều không bình thường

Phạm Đình Trọng

27-7-2024

17 giờ 01 phút ngày 26 tháng bảy, năm 2024, điện thoại của tôi nhận được tin nhắn:

Ông Ba Thê Đồng Thời và Ông Đại Cuộc

Tưởng Năng Tiến

26-7-2024

Lúc trẻ, tôi thích Võ Hồng. Khi già, tôi ưa Võ Phiến. Ông viết không nhiều (lắm) nên tác phẩm nào tôi cũng đọc đi, đọc lại đôi lần. Xem xong là quên ngay cái tựa nhưng tên tuổi các nhân vật trong chuyện của Võ Phiến thì cứ nhớ hoài. Họ để lại những ấn tượng rất sâu trong lòng độc giả:

Ngô Thế Vinh: “Trước khi quen biết nhà văn Võ Phiến, tôi đã rất thân quen với những nhân vật tiểu thuyết của ông như anh Ba Thê đồng thời, anh Bốn thôi, ông Năm tản, ông tú Từ lâm, chị Bốn chìa vôi từ các tác phẩm Giã từ, Lại Thư nhà, Một mình…”

Thụy Khuê: “Ở miền Nam những năm 60, khi lớp trẻ đọc thơ Nguyên Sa, hát Tiễn em của Phạm Duy, Cung Trầm Tưởng… thì Võ Phiến đưa ra những nhân vật quê mùa, tầm thường, như anh Bốn Thôi, ông Ba Thê Đồng Thời, chị Bốn Tản, Bốn Chìa Vôi, những thân phận lạc loài, không hẫp dẫn, chẳng ai bận tâm, mất thì giờ mô tả. Đó là những mảnh vụn, thừa thẹo của xã hội, sống âm thầm như chưa hề có mặt”.

Nguyễn Mộng Giác: “Nhân vật của Võ Phiến hầu hết là dân quê mùa ít học, quanh năm không có lấy vài phút sống cho được tới mức tạm gọi là sang trọng đầy đủ. Tên của họ là những anh Bốn Thôi, ông Ba Đồng Thời, chị Bốn Chìa Vôi, Ông Bốn Tản Cư, ông thập Tam, cô Tư Lớn…”

Nói nào ngay, ông Ba Thê (BT) tuy “ít học” thật nhưng “quê mùa” thì không đến nỗi: “Hồi xuân xanh ông Ba Thê đẹp trai, vui vẻ, lanh lợi, khiến ai thoáng trông qua cũng phải chú ý. Cho nên ông không cần khó khăn gì cả mà tự nhiên đi đến đâu có bạn bè, có nhân tình nhân ngãi đến đó, rồi không cần tìm kiếm mà tự nhiên cơ hội đến: Ông ta được vào lính khố xanh dễ dàng, được thăng lên cai, lên đội lúc nào, tựa hồ như không kịp để ý tới”. (Võ Phiến. Giã Từ. Thời Mới: 1967).

Rồi vì bài bạc nên Ba Thê bị “lột lon cho về làm dân” mà không có đồng xu cắc bạc hưu bổng nào ráo trọi. Túng nên phải tính, phải vay mượn (loanh quanh) nhưng cách “xoay sở” của ông ta – xem ra – cũng hơi nhàn nhã.

Thay vì đi gõ cửa từng nhà thì Ba Thê sai con mang phong thư đến. Nội dung chỉ vỏn vẹn mấy dòng chữ li ti (“Qui Nhơn le…Cher ami,”) viết trên một tấm danh thiếp con con, nhắc lại chút tình quen biết cũ và những khó khăn hiện tại…

Giản dị vậy thôi nhưng BT vẫn sống được và (đôi lúc) lại còn có dư ra chút đỉnh, đủ để chung chi cho một độ chọi gà trong xóm. Giá cứ như thế mãi thì cũng “khỏe” thôi, nếu thời thế đừng thay đổi. Mà thế thời thì tránh sao được đổi thay, dâu bể. Tình cảnh của BT, sau cuộc bể dâu, nhắc nhớ đến dăm ba câu thơ cũ:

Lép nhép vài hàng tỏi
Lơ thơ mấy khóm gừng
Vẻ chi là cảnh mọn
Thế mà cũng tang thường

(Ôn Như Hầu – Nguyễn Gia Thiều. “Ra Xem Vườn Sau Khi Trời Mưa”).

Chỉ sau một cơn mưa mà “cảnh mọn” còn “tang thương” thì nói chi đến chuyện thế nhân, trong cuộc hý trường:

Sau biến cố chính trị mùa thu năm 1945, ông Ba Thê liền đổi lốt, chọn một cuộc sống mới. Không phải rằng ông ta chịu nhận một nghề, nhưng chính là vì vẫn không có nghề nghiệp mà ông ta thành ra một kẻ hoạt động hăng hái theo lối mới. Hoạt động lối mới cần nhất ở cái mồm…

Nói cách khác, giai đoạn mới, ông đội Ba Thê ăn rồi toàn đi nói chính trị, khắp từ đầu làng tới cuối xóm … Ở chỗ công cộng, những khi đăng đàn phát biểu ý kiến, ông Ba Thê, đang thao thao diễn giảng, nếu thình lình thiếu ý, lúng túng, ông ta liền quẩn xung quanh một vài khẩu hiệu thật rỗng và thật rổn rảng … Ta ziết zặc zữ nước, đồng thời ta xây dựng con người mới, đồng thời tiến về…” Ông Ba Thê biến ra ông Ba Thê Đồng Thời trong trường hợp như vậy.

Tôi vốn có một ông bác già ưu thời mẫn thế. Nhưng tất cả sự đóng góp của người vào công cuộc cách mạng chung quy cũng chỉ trông cậy vào ba tấc lưỡi dùng để… động viên kẻ khác. Đối với kẻ hoang đàng nhác nhớn, người khuyên nên nghĩ đến đại cuộc. Đối với kẻ bủn xỉn ngần ngại trước những cuộc quyên góp, người cũng khuyên nên nghĩ tới đại cuộc… ông bác của tôi bèn mang thêm cái tên mới: “Ông Đại Cuộc”…

Nếu chịu khó bươi xới kho tàng ngôn ngữ của dân tộc như các nhà khảo cổ quật lên từng lớp đất, chắc chắn chỉ riêng cái cách ăn nói cũng giúp ta hiểu được nhiều về tâm lý, về cách sinh hoạt, về tổ chức xã hội, về đường lối chính trị … của mỗi thời. (V.P, s.đ.d).

Thời nay tôi thì chả phải mất công “bươi xới kho tàng ngôn ngữ” mà chỉ cần lướt net là cũng “hiểu được nhiều về tâm lý, về cách sinh hoạt, về tổ chức xã hội, về đường lối chính trị” của chế độ hiện hành.

Blogger Trân Văn (VOA) nhận xét: “Nếu ông Nguyễn Xuân Phúc – tiền nhiệm của ông Chính – thường xuyên khuyến khích các ngành, các địa phương trở thành… ‘đầu tàu’ … ông Chính – nhân vật kế nhiệm – lại rất yêu… ‘đột phá’.

Không chỉ động viên các ngành, các địa phương… ‘đột phá’, ông Chính còn khuyên các doanh nghiệp ngoại quốc đầu tư vào Việt Nam (FDI) tham gia ‘đột phá’ nếu muốn phát triển. Thậm chí ông Chính còn đề nghị những quốc gia khác nên cùng Việt Nam… ‘đột phá”!

Ôi! Tưởng gì chớ “đột phá” thì chả phải là chuyện mới mẻ chi. Trước khi “hạ cánh”, đồng chí Nguyễn Thanh Sơn (Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao – Chủ Nhiệm Ủy Ban Nhà Nước Về Người Việt Nam Ở Nước Ngoài) cũng thế, cũng cứ mở mồm ra là “đột phá” rầm rầm. Ông khiến cho lắm kẻ bị ù tai và nhiều người đỏ mặt.

Mà dường như tất cả quý vị lãnh tụ đều như thế cả, đều ăn nói theo cùng một sách, gồm những cụm từ vô nghĩa (quen thuộc) và bất biến ở đầu môi: “Vận dụng nội lực”, “nâng cao phẩm chất đạo đức”, “phát huy văn hóa”, “phát triển bền vững ”, “đi tắt đón đầu”, “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại”, “sánh vai cùng cường quốc năm châu” … Mới nghe một hai lần đầu cũng cảm thấy có chút khí thế nhưng nghe hết thế kỷ này qua thế kỷ khác (ra rả ngày đêm) thì ớn muốn ói luôn!

GS Nguyễn Văn Tuấn buồn rầu kết luận: “Có thể nói rằng rất nhiều bài nói chuyện và diễn văn của các lãnh đạo Việt Nam chỉ là những khẩu hiệu được lắp ráp vào với nhau”.

Cứ thế, họ biến tình hình tồi tệ của xứ sở này thành một đề tài giễu cợt cho thiên hạ cười chơi – khi trà dư/ tửu hậu: “Trên thế giới chia ra gồm nước phát triển, nước đang phát triển, nước chậm phát triển nhưng Việt Nam có lẽ là mô hình đặc biệt nhất. Đó là nước… không chịu phát triển”!

Chớ có nước nào mà phát triển … bằng mồm được, mấy cha? Chả những vậy, kiểu “lắp ráp” và “hô hoán khẩu hiệu” của đám lãnh đạo lưỡi gỗ còn có thể gây ra lắm điều tai hại khác:

“Ý đồ của ngôn ngữ này, theo Orwell phân tích, ta có thể gọi là ‘lưỡi gỗ’ không phải là mở rộng phạm vi hoạt động của tư tưởng. Trái lại, nó thu hẹp phạm vi của tư tưởng. Một trong những thủ đoạn của nó là cắt bỏ từ vựng, chỉ cho sử dụng một vốn từ vựng rất ít ỏi, rất nghèo nàn. Chức năng này của các ngôn từ không phải để diễn đạt tư tưởng mà nhằm hủy diệt bớt tư tưởng… Mục tiêu tối hậu của ngôn ngữ mới này là cầm tù tư tưởng, biến con người thành đàn bọ, đàn kiến, như Orwell đã từng viết”. (Bạch Thái Quốc. “1984  Của G. Orwell: 70 Năm Lời Cáo Buộc Chế Độ Toàn Trị”. RFI – 10/07/2019).

Thường dân cỡ tôi, tất nhiên, không thể̉ có được cái tầm nhìn cao xa đến thế. Tôi chỉ rất sốt ruột về tình trạng “không chịu phát triển”, và vô cùng ái ngại cho đám dân đen, ở đất nước mình.

Không hiểu quý vị lãnh tụ (Đầu Tầu, Đột Phá, Vận Dụng Nội Lực, Phát Huy Văn Hóa, Đi Tắt Đón Đầu …) có “ý đồ” chi trong việc “cắt bỏ từ vựng” hay không (?) chớ còn ông Ba Thê Đồng Thời và ông Đại Cuộc thì chắc chắn là chả có hậu ý gì đâu. Cả hai đều là dân đen, và đều là nạn nhân của thời cuộc thôi mà.

Theo cách diễn tả của một nhà văn họ Võ khác (Võ Văn Trực) thì hai ông chỉ là “những cọng rêu dưới đáy ao”. Võ Phiến cũng thường nhìn xuống đáy, nơi dành riêng cho Bốn Thôi, Bốn Chìa Vôi, Bốn Tản Cư, Tú Từ Lâm, Tư Lớn, Ba Thê Đồng Thời, Đại Cuộc … Ông mô tả họ như “những chiếc lá mục bết bùn ở dưới đáy sông” nhưng cũng phải “cựa quậy ve vẩy” (đôi ba khẩu hiệu) để thích ứng với thế thời, để giữ lấy thân, giữa cơn gió bụi. Vẻ chi là cảnh mọn/ Thế mà cũng tang thường!

Đại tá Reisner: “Người Ukraine đã mắc bẫy người Nga”

NTV

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

22-7-2024

Binh sĩ Ukraine gần Zaporizhzhia tìm kiếm mục tiêu Nga bằng hệ thống phòng không Stinger của Mỹ. Nguồn: IMAGO/ SOPA Images

Đại tá Markus Reisner cho NTV biết, những tiến bộ riêng lẻ của quân Nga là nhỏ, nhưng tổng cộng thì lại đáng kể. Nhìn lại ba tuần qua cho thấy sự thành công rõ ràng của quân Nga ở Donbass. Chuyên gia quân sự này lý giải, Ukraine đang thiếu những gì để tự vệ.

NTV: Thưa ông Reisner, mấy ngày qua có một số báo cáo từ mặt trận về những tiến bộ của quân Nga. Ông thấy gì ở đó?

Markus Reisner: Người Nga đang tấn công dọc theo toàn bộ mặt trận ở Donbass và chúng tôi hiện đang chứng kiến ​​ngày càng nhiều cuộc xâm nhập vào các vị trí của Ukraine. Về phía nam Kupiansk, họ đã tiến tới hai km gần Pishchane và cả về phía bắc Terny. Về phía đông gần Siversk, quân Nga đã có thể tiến vài km về hướng Ivano-Darivka. Tại Chasiv Yar, họ tiến đến Kênh đào Donbass, gần Avdiivka, một ngôi làng khác đã bị chiếm và quân Nga đang tiến về phía nam và phía tây.

Ngôi làng Yurivka cũng đã bị chiếm và về phía Wuledar, có báo cáo về những bước tiến xa hơn của Nga, dọc theo các cánh đồng ở phía tây. Mặt khác, người Ukraine cuối cùng đã phải từ bỏ Krinky.

NTV: Thật là rất nhiều thành công [của Nga] về mặt chiến thuật trên chiến trường. Chúng có ý nghĩa gì cho cuộc chiến? Vậy những báo cáo này có kết quả sâu rộng hơn những trận chiến cụ thể không?

Markus Reisner: Mặt trận đang bị căng giãn quá mức đối với quân đội Ukraine. Họ phải di chuyển lực lượng dự bị quan trọng về phía Kharkiv khi quân Nga tấn công vào đó. Những đội quân này đang thiếu ở Donbass, cho phép người Nga thành công ở đó.

Với cuộc tấn công vào Kharkiv, người Nga đã giăng bẫy một cách hiệu quả khiến người Ukraine mắc phải. Quân Nga vẫn chưa đạt được bước đột phá thực sự, nhưng cuộc tiến công của họ đã thành công. Người ta có thể thấy rõ điều này khi nhìn thấy những gì xảy ra ba tuần vừa qua.

NTV: Điều gì đang phát triển ở cấp độ chiến lược, tức là có tác động sâu rộng hơn là một bước tiến nhỏ trên thực địa?

Markus Reisner: Ở đây cũng vậy, áp lực vẫn rất lớn. Quân Nga tiếp tục tấn công cơ sở hạ tầng ở Ukraine. Nhưng quân đội Ukraine đang cố gắng chống cự. Họ hoạt động với các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái đang diễn ra, cũng như với tên lửa HIMARS tiến sâu vào Nga.

Người Nga tuyên bố, họ đã bắn hạ hơn 80 máy bay không người lái đêm qua. Chúng ta cũng gặp phải các cuộc tấn công mạnh mẽ từ hệ thống vũ khí tầm xa, đặc biệt là ở khu vực Kharkiv. Chúng tôi cũng thấy các hoạt động ở Crimea, chẳng hạn như chống lại một hệ thống S400 khác, một hệ thống phòng không tầm xa, được cho là đã bị phá hủy.

NTV: Các cuộc tấn công vào các nhà máy lọc dầu của Nga đã được báo cáo đêm qua.

Markus Reisner: Có những hình ảnh ở đây cho thấy máy bay không người lái tấn công một địa điểm lọc dầu ở Tuapse và những cuộc tấn công này nhằm mục đích tước đi tiềm năng thu nhập thiết yếu của Nga. Ấn Độ mua dầu của Nga trên quy mô lớn rồi bán lại. Các chuyên gia không cùng ý kiến, một số người cho rằng, các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine đã gây thiệt hại 5% sản lượng, những người khác ước tính con số là 15%. Theo đó, ít tiền hơn được bơm vào nền kinh tế thời chiến của Nga. Đó là tính toán của Ukraine.

NTV: Nhưng điều đó chỉ có tác động rất lâu dài thôi phải không?

Markus Reisner: Chúng ta đã chứng kiến ​​các cuộc tấn công trong nhiều tháng, chứng kiến ​​sự tàn phá và hậu quả của chúng. Nhưng chúng tôi chưa thể phát hiện ra một tác động có thể đo lường được. Những cuộc tấn công này sẽ chỉ có tác động trong những tháng và năm tới, nếu Ukraine có thể tiếp tục chúng đều đặn.

Có một vụ tấn công vào một cảng, ở một chỗ khác là một nhà máy lọc dầu đang cháy. Người Nga luôn có thể đối phó ở cấp độ này. Chúng ta cũng thấy điều này khi Ukraine sử dụng các hệ thống vũ khí của phương Tây. Hệ thống vũ khí chất lượng rất cao được cung cấp và sử dụng ở quy mô hạn chế. Điều này cũng dẫn tới thiệt hại về phía Nga, nhưng không quá lớn đến mức gây thiệt hại đáng kể. Nga vẫn luôn thích ứng ở cấp độ này.

NTV: Điều này có thể gây khó khăn hơn cho Hungary.

Markus Reisner: Hungary vừa phàn nàn rằng, Ukraine muốn làm tắt nghẽn một trong những nhánh quan trọng nhất của đường ống Druzhba. Điều này có nghĩa là Hungary sẽ không còn nhận được bất kỳ nguồn cung cấp dầu hoặc khí đốt nào nữa, cũng như Slovakia. Hiệu quả sẽ được nhận thấy ngay lập tức.

NTV: Ông vừa đề cập đến những bước tiến của Nga ở Donbass. Khi ta lắng nghe, có vẻ như danh sách thành công ngày càng dài hơn. Có phải nó chỉ có vẻ như vậy?

Markus Reisner: Theo quan điểm của tôi, đây là lúc bạn thấy vấn đề của người Ukraine: Họ sắp hết lực lượng dự trữ,  giống như sở cứu hỏa, để dập tắt đám cháy do người Nga gây ra ở những nơi cần thiết. Lý do, cùng với những lý do khác, là có quá nhiều lực lượng đang bị trói buộc ở phía Bắc và các lực lượng mới không thể được huy động đủ nhanh. Quá trình huấn luyện cơ bản của một người lính – hãy lấy một người lính bộ binh – hiện thời mất năm tuần. Sau đó anh ta ra mặt trận, được điều động và được đào tạo thêm trong thời gian này. Tuy nhiên, nhìn chung, thời gian này cực kỳ ngắn và cho thấy tình hình đang bấp bênh như thế nào.

Những hình ảnh mà chúng tôi nhận được từ mặt trận cho thấy hoạt động của máy bay không người lái Ukraine. Nhưng khi nhìn vào lãnh thổ, chúng ta thấy rằng cuộc giao tranh đang diễn ra trên lãnh thổ trước đây do Ukraine nắm giữ, nơi người Nga hiện đã tiến vào.

NTV: Thông tin mà Bộ Tổng tham mưu Ukraine chắc chắn không muốn đưa ra phải không?

Markus Reisner: Chính xác. Trong ví dụ ở Niu York, người Ukraine đã không thừa nhận trong nhiều ngày rằng, người Nga đã xâm nhập thành công. Sau đó, khi mọi người nhìn thấy những bức ảnh về cuộc chiến chống lại quân Nga, họ đã ở sâu trong thị trấn. Vì vậy, rõ ràng cuộc tiến công ​​​​đã thành công.

NTV: Bây giờ quân Nga đã phá vỡ được một phần tuyến phòng thủ thứ hai. Tuyến thứ ba cách đây bao xa? Người Nga sẽ mất bao nhiêu thời gian để tới đó?

Markus Reisner: Khó có thể nói, các đoạn có mức độ xây dựng tốt khác nhau. Sự khác biệt lớn nhất so với tuyến phòng thủ đầu tiên: Tuyến này đã được xây dựng trong gần 8 năm. Tuyến thứ hai và thứ ba chỉ được dựng lên một cách lơ là. Ukraine đang cố gắng củng cố thêm ở đó.

Câu chuyện của người Ukraine là họ đang đánh đổi địa hình lấy lực lượng. Điều này có nghĩa là người Nga cần nhiều lực lượng đáng kể hơn để chiếm giữ một phần địa hình nhất định. Họ phải chịu những tổn thất này và đổi lại Ukraine phải từ bỏ một phần lãnh thổ.

 Frauke Niemeyer nói chuyện với Markus Reisner