Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Có phải nơi bãi nhận chìm bùn cát thải từ NM điện Vĩnh Tân chỉ có cát không thôi?

TS Lê Xuân Thuyên

7-8-2017

Đâu phải ở nơi đó không có ai

Cộng đồng đang tỏ rõ sự quan tâm lo lắng trước việc Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 xin phép nhận chìm gần 1 triệu mét khối bùn, cát xuống vùng biển gần Khu bảo tồn biển Hòn Cau (Bình Thuận) và đã được Bộ TN&MT đồng ý về nguyên tắc. Không chỉ có vậy, nếu vấn đề êm xuôi thì công ty này còn có thể xin đổ thêm nhiều triệu mét khối bùn thải nữa trong thời gian tới.

Những câu hỏi xoay quanh vụ Trịnh Xuân Thanh

Thập Toàn, CHLB Đức

7-8-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Trịnh Xuân Thanh là doanh nhân, thông tin trên báo chí Đức đã đề cập đến thông tin rằng Trịnh Xuân Thanh là doanh nhân, mua nhà và cho thuê tại Đức từ trước đó. Nếu chỉ một vài căn hộ cho thuê thì báo chí Đức sẽ không thể gọi Trịnh Xuân Thanh là doanh nhân được. Vậy một công chức làm việc trong hệ thống chính quyền VN, mức lương thế nào để có tiền đầu tư bất động sản thành doanh nhân trên đất Đức?

Từ côn đồ đường phố đến lưu manh quốc gia

Phan Ngạc

7-8-2017

Nguyễn Phú Trọng và Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: internet

Tin hành lang từ Hà Nội cho biết, Tuyên Giáo Nhà nước CSVN đang phát động chiến dịch truyền thông để làm nhiễu loạn sự kiện Trịnh Xuân Thanh. Chủ trương của Hà Nội là, rêu rao việc nước Đức không tỉnh táo trong nhận thức và bao che cho một tội phạm tham nhũng bị truy nã quốc tế, để người dân không tập trung vào chuyện nội bộ đảng CSVN đang thanh toán lẫn nhau.

Từ ngày 7/8/2017, chiến dịch này đã được hướng dẫn tuyên truyền cho các nhóm dư luận viên. Không chỉ có những lời bình hay bài phân tích nặc danh, mà tham gia còn có cả những nhân vật “trí thức” quen thuộc trên các trang mạng xã hội cũng được vận động góp tiếng.

Ông Nguyễn Văn Tuyến, cựu đại tá quân đội, đề nghị xử lý ông Hoàng Trung Hải

7-8-2017

Ông Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành ủy Hà Nội. Ảnh: internet

Hà Nội ngày 2 tháng 7 năm 2017

Kính gửi: Đồng chí Nguyễn phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam

Tôi: Nguyễn Văn Tuyến, 92 tuổi đời, 71 tuổi Đảng, cán bộ Tiền Khởi nghĩa, đại tá quân đội nghỉ hưu.

Với tư cách là một đảng viên lâu năm, với lương tâm, trách nhiệm của người đảng viên đứng trước sự khủng hoảng lòng tin của Nhân dân, của đảng viên đối với Đảng, trước hết với Ban chấp hành TW, nhất là với Bộ Chính trị, Ban Bí thư TW hiện nay (khóa IX) trên tất cả mọi mặt, đặc biêt là vấn đề cốt lõi: đường lối của Đảng do Đại hội XII đề ra.

Chiếc smart phone trên thảm cỏ

Phạm Đình Trọng

7-8-2017

Ông Trịnh Xuân Thanh. Ảnh chụp màn hình VTV.

Bộ phim đang chiếu trên truyền hình kể lại một câu chuyện có thật: Một tên tội phạm chạy trốn và bị bắt. Nhưng để được hội đồng duyệt cho công chiếu rộng rãi, bộ phim đã phải sửa là kẻ tội phạm ra đầu thú. Tên phim Chiếc Smartphone Trên Thảm Cỏ phải đổi thành Đầu Thú và chuyện phim chỉ bắt đầu từ khi tên tội phạm xuất hiện trên truyền hình với bộ mặt trì độn, âm u của một trí não đang còn trong cõi mịt mù tăm tối chưa thoát hẳn ra khỏi giấc ngủ cưỡng bức kéo dài. Với bộ mặt ngây ngô, trì độn, tên tội phạm nói lời ân hận đã chạy trốn tội lỗi do mình gây ra nhưng lương tâm con người xã hội chủ nghĩa đã không buông tha nên đã trở về đầu thú, đối mặt với sự thật.

Ba kế sách về vụ Trịnh Xuân Thanh

Nguyễn Đình Cống

6-8-2017

TBT Nguyễn Phú Trọng và Ngoại trưởng Đức, Sigmar Gabriel. Ảnh: internet

Vụ bắt cóc Trịnh xuân Thanh, tưởng là thắng lợi to, không ngờ mang lại nhiều tai họa lớn, vì đã va đầu vào lũy thép Nhân quyền và Pháp trị của nước Đức, làm cho mặt mày xây xát, gan ruột rối bời. Nguyên nhân sâu xa là thói kiêu ngạo CS. Nguyên nhân gần là sự nóng vội muốn lập công với thói quen coi thường và dẫm đạp lên luật pháp và nhầm lẫn tai hại giữa mưu mô xảo quyệt với trí thông minh. Bây giờ biết làm sao đây để thoát ra được mớ bòng bong làm rối trí nhiều người. Thấm nhuần câu “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” tôi cố suy nghĩ, tìm 3 kế sách, xin nêu ra để mọi người tham khảo.

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Phỏng vấn ông Sigmar Gabriel, ngoại trưởng Đức

Stuttgarter Nachrichte

Tác giả: Bärbel Krauß

Hùng Hà chuyển ngữ

Ngoại trưởng Đức, ông Sigmar Gabriel. Ảnh: AP

Phỏng vấn ông Sigmar Gabriel về vụ xung đột với Việt Nam: “Trong mọi trường hợp, chúng ta không khoan nhượng cho một vụ việc như vậy“.

Như thể truyện gián điệp, chiến tranh lạnh và Hollywood: Chỉ vài ngày trước, ngay giữa Berlin, một người Việt Nam xin tỵ nạn bị tình nghi đã bị bắt cóc và mang đi. Ngoại trưởng Sigmar Gabriel đe doạ Hà Nội về những hậu quả.

Berlin – Một người Việt Nam xin tỵ nạn đã bị mật vụ nước mình bắt đi và mang về Việt Nam. Nghe có mùi Hollywood truyện gián điệp nhưng lại là thực tế đã diễn ra ở Berlin vài ngày trước đây. Ngoại trưởng Sigmar Gabriel (SPD) choáng váng và nhận định việc này là một “gánh nặng to lớn” cho quan hệ song phương với Việt Nam.

Trịnh Xuân Thanh – Củi khô hay tươi?

Thạch Đạt Lang

6-8-2017

Ảnh minh họa.

Hôm 31/7/2017, TBT Nguyễn Phú Trọng, nhân vật số 1 trong “Tứ trụ Triều đình”, trong buổi họp bàn về phòng chống tham nhũng, đã phát biểu một câu rất hợp với lô gích nhà bếp: “Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy”. Lô gích này dường như ai cũng biết, thế nhưng được một ông tổng bí thư Đảng CSVN nói ra, khiến nhiều người ngơ ngác không hiểu ông Trọng muốn nói chuyện gì?

Ý của ông Trọng thật ra chẳng có gì khó hiểu, ông chỉ muốn nói đến việc phòng, chống tham nhũng dưới thời CS, đã trở thành phòng trào, xu thế của cả xã hội. Ông phát biểu như sau: “Khi tiếp xúc cử tri, tôi hay nói: Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào cuộc, có ai đứng ngoài đâu. Và không thể đứng ngoài được. Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được, thế mới là thành công”.

Lịch sử Trung Quốc bảo chúng ta: Đừng bao giờ ngưng chiến đấu cho đến khi cuộc chiến ngã ngũ

Asian Review

Tác giả: Bùi Mẫn Hân

Dịch giả: Song Phan

27-7-2017

Số phận của Tôn Chính Tài cho thấy, cuộc sống của giới chóp bu ĐCS Trung Quốc có thể trở nên tệ hại, tàn bạo và ngắn ngủi.

Lưu Thiếu Kỳ, đứng thứ hai từ bên phải, được đề cử vào chức chủ tịch ĐCSTQ, ngồi bên cạnh Mao Trạch Đông trong một cuộc họp Đoàn Thanh niên Cộng sản năm 1957. Họ Lưu kế vị Mao làm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1959, nhưng đã bị thất sủng và bị giam tại nhà 8 năm sau đó.© AP

Các nhà quan sát chính trị chủ chốt ở Trung Quốc không thể không thấy một nghịch lý tàn nhẫn: Những người gần tới tột đỉnh quyền lực nhất, có nguy cơ bị ngã ngựa nhất. Ví dụ mới nhất là ông Tôn Chính Tài (Sun Zhengcai), Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, và là bí thư thành uỷ Trùng Khánh, một thành phố lớn phía Tây Nam Trung Quốc.

Formosa: Kẻ hủy diệt

Mekong Review

Tác giả: Calvin Godfrey

Dịch giả: Song PhanTrung Nguyễn

Hiệu đính: Nghĩa Bùi

1-8-2017

Ảnh minh hoạ của Oslo Davis

Mỗi sáng Chủ Nhật hồi tháng 5 năm 2016 một bầu không khí thiết quân luật bao trùm trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Các công ty viễn thông của nhà nước đã chặn các từ “Formosa”, “cá chết” và “biểu tình”.

Công an có mặt khắp nơi. Một ít người gan lì lên tiếng phản đối đã bị hốt đi trước khi kịp đi bộ vài chục thước.

Cả trăm tấn cá chết dạt vào các bãi biển miền Trung nghèo khó, đẩy đất nước vào cơn sôi sục. Hàng triệu ngón tay nhanh chóng trỏ vào một nhà máy thép khổng lồ do Tập đoàn Formosa Plastics cung cấp vốn — một con bạch tuộc dầu khí và hoá chất có trụ sở tại Đài Bắc. Không mấy ai ở Việt Nam biết nhiều về lịch sử của Formosa, nhưng họ đều sợ và ghê tởm nó.

Một cuộc đối đầu không thể tránh khỏi giữa Trung Quốc và Ấn Độ?

LS Nguyễn Văn Thân

5-8-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Theo bản lên tiếng chính thức từ Vương Quốc Bhutan, vào ngày 18 tháng 6, kỹ sư quân đội Trung Quốc tiến hành xây dựng con đường để cho xe sử dụng gần tiền đồn Bhutan tại Zompelri trong khu vực cao nguyên Doklam. Doklam là biên giới giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Bhutan và cũng là nơi mà Trung Quốc đang chiếm đóng nhưng Bhutan đòi hỏi chủ quyền. Vì vậy nó là khu vực đang có tranh chấp.

Bhutan và Trung Quốc đang trong tiến trình thương lượng biên giới nhưng có những thỏa thuận bằng văn bản vào năm 1988 và 1998 là hai bên sẽ giữ nguyên nguyên trạng và duy trì tình trạng ổn định cho tới khi nào hai nước hoàn tất phân định biên giới. Bằng cách đơn phương tiến hành xây dựng cơ sở và cấu trúc, Bhutan cho rằng Trung Quốc đã vi phạm thỏa thuận giữa đôi bên liên quan tới các vấn đề về biên giới. Cũng như những gì đã xảy ra tại Biển Đông, Trung Quốc là vua phá vỡ nguyên trạng.

Từ vụ bắt cóc “doanh nhân” Trịnh Xuân Thanh, vén bức màn các quan chức CS làm ăn ở Đức

Thập Toàn, CHLB Đức

5-8-2017

“Doanh nhân” hay kẻ cắp Trịnh Xuân Thanh? Ảnh: internet

Hôm 3/8 trên mục Chính trị của trang báo Spiegel Zeitung online (báo Tấm Gương) của Đức, một tờ báo lớn được biết trên toàn thế giới, đã có một bài viết của nhà báo nữ Vanessa Steinmetz với tiêu đề “Bắt cóc một doanh nhân Việt Nam”.

Ngay đầu bài viết, nhà báo đã viết với một giọng văn đầy giễu cợt, đó là chỉ cách đây hai tuần, quan hệ bang giao giữa Việt Nam và Đức còn nồng ấm. Để chứng minh cho sự nồng ấm này, nữ nhà báo còn cụ thể hóa rằng hình ảnh cái bắt tay nồng ấm với nụ cười của ông Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và bà Thủ tướng Đức Angela Merkel, trong dịp ông Phúc được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 với cương vị là nước tổ chức hội nghị APEC 2018, đã được đài truyền hình Việt Nam đưa lên trang nhất. Nhưng nữ nhà báo Đức lại chua một câu rằng, đằng sau hậu trường lại là một một bất đồng sâu sắc, đó chính là câu chuyện về Trịnh Xuân Thanh (TXT).

Lợi và hại trong vụ Trịnh Xuân Thanh

Nguyễn Đình Cống

5-8-2017

Lợi và hại trong việc bắt Trịnh Xuân Thanh.

Thường thường trong mỗi sự việc bao gồm 2 mặt đối lập: tốt và xấu, lợi và hại, họa và phúc v.v… Câu triết lý thường gặp là: “Trong họa có phúc, trong phúc có họa”. Về lợi và hại có nhiều câu châm ngôn hay, tựu chung lại là: Định làm việc gì, ngoài cái lợi đã thấy rõ cần phải nghiêm túc suy nghĩ đến những điều hại nó có thể mang lại.

Liên quan đến việc xử lý lợi hại, có 2 loại người khác nhau, tạm gọi theo cách của người xưa là tiểu nhân và quân tử (có thể xem tiểu nhân là bọn đểu cáng, quân tử là người tử tế). Quân tử và tiểu nhân không phân biệt giàu nghèo, học vấn, chức vụ, địa vị xã hội v.v…, chỉ phân biệt bởi thái độ của họ trong đối nhân xử thế, trong đó có vấn đề đối với lợi lộc.

Người Đức nghĩ gì về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh?

Giang Phúc Đông Sơn

5-8-2017

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngày 23.07.2017 là đề tài rất nóng, mấy ngày qua nó được bàn tán, tranh luận ồn ào, sôi động, làm tốn nhiều thời gian của nhiều người, nhiều phóng viên, nhà báo chuyên nghiệp lẫn không chuyên nghiệp, không những chỉ ở Việt Nam mà ngay cả ở CHLB Đức, nơi Thanh đã có những ngày êm đềm dưới những tàng cây thơ mộng, trên những chiếc băng ghế nghỉ chân, tâm hồn thanh thản, thảnh thơi, thơ thới với những bức tượng của các thi sĩ Đức ở công viên Tiergarten Berlin.

Những bức ảnh Trịnh Xuân Thanh chụp tại các công viên ở Đức. Nguồn: Facebook.

Bé cái nhầm

Nguyễn Đình Cống

4-8-2017

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời về Trịnh Xuân Thanh chiều hôm qua. Ảnh: internet

Người Việt, từ nông dân bình thường đến nhiều trí thức và lãnh đạo cao cấp có một nhận thức nhầm, rất nguy hiểm, đã tồn tại lâu dài. Đó là nhầm lẫn giữa mưu mẹo xỏ lá và trí thông minh. Mưu mẹo có 2 loại: dương mưu và âm mưu.

Dương mưu là mưu mẹo công khái, thể hiện chủ yếu trong sáng chế phát minh, trong sáng kiến cải tiến, trong các biện pháp nhằm khắc phục khó khăn. Dương mưu được thực hiện công khai, minh bạch, hợp tình, hợp lý, hợp pháp. Âm mưu là mưu mẹo bí mật, nhằm thực hiện một ý đồ, một công việc có lợi cho mình hoặc làm hại người khác, phải giấu kín người ngoài. Âm mưu là mưu mẹo xỏ lá, lừa dối, phải thực hiện một cách kín đáo, giấu giếm, ngụy trang.

Bang giao Đức – Việt căng thẳng vì tình báo Việt Nam bắt cóc người tị nạn chính trị

Vũ Ngọc Yên

4-8-2017

Lãnh đạo CS Leon Trotsky bị ám sát chết ngày 21/8/1940. Ảnh: Getty

Sau khi nhật báo Tageszeitung (taz) tại Bá Linh có bài viết về một người ti nạn chính trị tên Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc, giới truyền thông Đức từ thông tấn xã Đức (DPA) đến các tờ báo lớn như Süddeutsche Zeitung, Frankfurter Allgemeine, Die Welt, Focus, Handelsblatt đồng loạt loan tin vào ngày 2.8.2017 về hành vi gây chấn động trong dư luận Đức và cộng đồng người Việt Nam tại quốc gia này.

Chủ trương bắt cóc để được gì?

Kông Kông

4-8-2017

Hình ảnh mới nhất của ông Trịnh Xuân Thanh trên VTV tối qua. Ảnh chụp màn hình.

Theo phía Đức, ông Trịnh Xuân Thanh bị “bắt cóc”, còn theo phía Việt Nam thì ông Trịnh Xuân Thanh về “đầu thú”. Để giải tỏa dư luận chẳng có gì khó. Cứ cho tổ chức họp báo công khai ngay để ông Trịnh Xuân Thanh tự trả lời các câu hỏi. Còn kéo dài thời gian mới tổ chức họp báo (ví dụ nếu có) thì khác. Khác vì trong thời gian dài đó biết bao nhiêu diễn biến âm thầm và rất phức tạp xảy ra ở hậu trường nên chẳng còn ai tin nữa! Và cơ hội đó đã qua rồi.

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Cộng sản xuất khẩu côn đồ, dân chủ cuội xuất khẩu tư duy cừu sang Đức

Thập Toàn, viết từ CHLB Đức

3-8-2017

Suốt mấy ngày vừa rồi cho đến tận hôm qua, tìm kiếm các thông tin về Trịnh Xuân Thanh (TXT) trên các trang báo mạng của Đức mà không có, ngoại trừ ngày hôm qua có trang Stern.de có vài dòng điểm tin, nhưng thông tin lại giống như điểm lại tin từ báo của CS Hà Nội. Nhưng chiều nay đi làm về, tôi nấu ăn và bật radio lên nghe, đập ngay vào lỗ tai là bản tin thời sự, nhắc đến TXT, nhưng bản tin cũng vẫn nói “được cho là…”

Kiểu gì thì cũng vỗ tay một nửa vì ít nhất một con chuột của cái bình cộng sản cũng đã vào lò nướng. Còn một nửa chỉ được vỗ khi TXT xuất hiện tại tòa. Với những gì CS nói, khó mà tin tưởng được.

Há miệng mắc quai

Phạm Trần

3-8-2017

Bản đồ các lô dầu trên Biển Đông, trong đó có lô 136/3. Ảnh: Google Earth

Việt Nam (CSVN) có Lực lượng vũ trang nhân dân, bao gồm Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân và Dân quân tự vệ với số quân phỏng định là 5,495.000 người. Nhưng lực lượng này có thể làm gì trước đe dọa tấn công của Trung Cộng, hay đã há miêng mắc quai thì cứ lờ đi cho đỡ nhục?

Trước hết, theo Bách khoa toàn thư mở thì: “Lực lượng Quân đội bao gồm Lục quân, Hải quân, Không quân, Biên phòng, Cảnh sát biển, đặt dưới sự quản lý của Bộ Quốc phòng và chịu sự điều động của Bộ Tổng tham mưu. Lực lượng Công an bao gồm An ninh và Cảnh sát, chịu sự quản lý của Bộ Công an. Riêng lực lượng Dân quân – Tự vệ là lực lượng quản lý hỗn hợp của Bộ Quốc phòng và cơ quan hành chính địa phương.”

Tài liệu chi tiết cho thấy Việt Nam có 455,000 quân chính quy; 5.000.000 dự bị và 40,000 bán quân sự.

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Tại sao báo chí, truyền thông Đức loan tin quá chậm?

Thạch Đạt Lang

3-8-2017

“Đồng chí X” và Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: internet

Khởi sự từ một status của nhà báo Huy Đức trên Facebook ngày 30.07.2017, đưa tin: “Trịnh Xuân Thanh đã về Việt Nam mà sao báo chí có vẻ im ắng nhỉ”, các trang báo mạng Việt Nam mấy ngày qua trở nên nóng hơn nhưng ngày hè cuối tháng bảy năm nay ở Sacramento.

Tuy nhiên có một điều lạ là, trong khi báo chí Việt Nam đồng loạt loan tin vào ngày 31.07.201 Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú thì tờ Thời Báo, một tờ báo online nằm ở Berlin, thủ đô CHLB Đức, lại loan tin Trịnh Xuân Thanh bị gián điệp của Việt Nam bắt cóc. Ngay sau đó, ông Lê Trung Khoa, Tổng Biên tập tờ Thời Báo nói chuyện trong chương trình Bàn tròn BBC, với sự tham gia của tiến sĩ Phạm Chí Dũng từ VN, luật sư Vũ Đức Khanh ở Canada, cũng khẳng định Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại nhà riêng vào ngày 23.07.2017, bởi gián điệp Việt Nam.

Thạc sĩ Trần Tuấn Kiệt, giảng viên Trường Cao đẳng Cần Thơ, bị bắt vì điều 258

LTS: Thêm một người bị bắt vì điều 258, Bộ luật Hình sự, lần này là giảng viên trường Cao đảng Cần Thơ, thạc sĩ Trần Tuấn Kiệt. Báo PLTP đưa tin: “Trước đó, ông Kiệt bị Trường CĐ Cần Thơ kỷ luật vì đơn vị cho rằng ông viết bình luận trên Facebook gây ảnh hưởng xấu đến lãnh đạo“. Bài báo không nói ông Kiệt đã viết trên Facebook những gì, gây ảnh hưởng xấu đến lãnh đạo ra sao. Vào Facebook của ông Kiệt cũng không thấy bài viết nào của ông, hay là ông đã viết trên Facebook rồi đã gỡ bỏ?

Bài báo cho biết, nhà chức trách “nhận được đơn tố cáo về ông Kiệt có hành vi đe dọa giết người“, nhưng không nói ông đe dọa ai, bằng hung khí gì. Sau đó báo đưa tin, “xác minh xét thấy Kiệt lợi dụng các quyền tự do của mình xâm phạm đến lợi ích của Trường CĐ Cần Thơ và cá nhân ông Trần Thanh Liêm, Hiệu trưởng trường…“.

Nhân danh khoa học để phá hoại đất nước!

LTS: Về sự kiện Vĩnh Tân 1, báo Năng lượng Việt Nam có bài viết của ba vị Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Huy Phùng, PGS TS Nguyễn Cảnh Nam và  PGS TS Vũ Thanh Ca, gửi Thủ tướng Chính phủ, nói rằng: “Trong số các ý kiến phản biện, hay thư góp ý có rất nhiều ý kiến có nội dung cảm nhận, định tính và không dựa trên cơ sở khoa học, không cung cấp những thông tin chính xác mà còn tạo ra nhiễu loạn thông tin, có khả năng gây ra những bất ổn xã hội và cản trở những hoạt động kinh tế bình thường để phát triển đất nước“.

Mặc dù mang danh là các nhà khoa học, những người có học hàm, học vị, nhưng các nhà khoa học này đã không vận dụng những kiến thức khoa học của mình để bảo vệ môi trường đất nước và người dân. Các vị này đã im lặng, không hề lên tiếng về những báo cáo gian trá đánh giá tác động môi trường, mạo danh các nhà khoa học, để Vĩnh Tân 1 có được giấy phép đổ chất thải xuống biển, tàn phá môi trường Việt Nam. Các nhà khoa học này chẳng hề bận tâm gì về chuyện Vĩnh Tân có được giấy phép nhấn chìm chất thải xuống biển nhờ sự lừa đảo!

Tri ân đến các anh Đài, Lượng, chị Nga và những ai ai

Paulus Lê Sơn

2-8-2017

Nguyễn Văn Đài, Lê Đình Lượng và Trần Thị Nga. Ảnh cắt từ internet

Thấm thoát đã được hai năm tôi bước ra khỏi nhà tù nhỏ sau bốn năm bị cầm tù. Ngày 3 tháng Tám năm 2015 là ngày tôi không thể quên được trước vòng tay yêu thương của các anh chị, bằng hữu khắp nơi đã dang rộng vòng tay đón chờ. Những gương mặt ngày đó, có người tôi đã quen từ trước lúc bị cầm tù, có người mới nhìn thấy lần đầu. Mặc nhiên tất cả đã đem lại hơi ấm cho tôi sau những ngày trong chốn lao tù lạnh lẽo cô đơn.

Tương Lai: Chào mừng những huy chương vàng danh giá

Tương Lai

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 9

2-8-2017

GS Tương Lai. Ảnh: internet

Việt Nam được mùa bội thu trên các cuộc thi Olympic Quốc tế về các bộ môn toán, lý, hóa. Kể lại thành tích của họ thì đã có nhiều bài báo đã viết, ở đây chỉ xin được nói đôi điều suy tư.

Trước hết là niềm vui. Sao không vui được vì những cháu học sinh đoạt huy chương vàng tại một đấu trường quốc tế chẳng phải là sự ươm mầm của hiền tài, mà “hiền tài là nguyên khí quốc gia” như ông cha ta răn dạy đó sao? Vui và tự hào về trí tuệ của tuổi trẻ nước nhà, cho dù biết rằng “coi học sinh đoạt giải quốc tế chứng tỏ “ngành khoa học đó của Việt Nam đang lên cũng là ảo tưởng trầm trọng. Đồng nhất việc thi thố với thành tích của khoa học chuyên môn là sai lầm, vì nó không dính dáng gì đến nhau cả” như Gs Lê Tuấn Hoa, Viện trưởng Viện Toán học phát biều trên báo Tuổi Trẻ ngày 26.7.2017.

Khủng hoảng nhân sự trong chính quyền Trump

Trần Thanh Việt

2-8-2017

Giới truyền thông Mỹ loan tin Tổng thống Donald Trump đã quyết định sa thải Giám đốc truyền thông tòa Bạch Ốc Anthony Scaramucci vào ngày 31. 07.2017 sau khi ông này bình luận khiếm nhã đối với một số viên chức trong chính quyền. Scaramucci, từng là một chuyên gia tài chính được Trump bổ nhiệm làm giám đốc truyền thông trước đó 10 ngày. Trong cuộc đàm luận với ký giả Ryan Lizza của báo “The New Yorker” Scaramucci đã chỉ trích Reince Priebus, khi đó còn là chánh văn phòng tòa Bạch Ốc là người mang “chứng tâm thần phân liệt” và công kích chiến lược gia trưởng Steve Bannon của ông Trump bằng những từ ngữ thô tục.

Cộng sản VN làm cách nào bắt cóc được Trịnh Xuân Thanh đưa về VN?

Giang Phúc Đông Sơn, gửi cho Tiếng Dân từ Đức

31-7-2017

Cảnh sát liêng bang Đức diễn tập trong cuộc chiến chống khủng bố gần Berlin, ngày 16/12/2015. Nguồn: Reuters/ Hannibal Hanschke.

Hôm Chủ Nhật 30.07.2017, nhà báo Huy Đức có đưa tin Trịnh Xuân Thanh đã trở về VN. Tôi không tin cho lắm, sau đó thấy báo Tiếng Dân đưa tin từ BBC, Trịnh Xuân Thanh đã ra trình diện Bộ Công an VN, tôi càng thêm nghi ngờ, vì có điều gì đó khúc mắc trong vụ này.

Đến chiều ngày thứ Hai, đọc tin tức trên tờ Thời Báo online ở Berlin mới biết, quả thật Thanh đã về VN, nhưng không phải tự nguyện ra đầu thú ở Bộ Công an như báo chí trong nước loan tin, mà bị bắt cóc tại nhà riêng ở Berlin, thủ đô CHLB Đức, cùng với một cán bộ khác ở Bộ Công Thương.

Một bước “tiến” của chế độ khủng bố Kim Jong Un VN

Kông Kông

1-8-2017

Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: internet

Trong bài Chế độ C.H XHCN nghĩa Kim Jong-un VN, nói đến bản chất khủng bố của chế độ Kim Jong Un VN khi Hà Nội dùng những Phan Sơn Hùng công khai vào tận trong phòng của hai phụ nữ đơn thân để tấn công. Dư luận lúc đó sôi nổi một thời gian ngắn rồi cũng đâu vào đấy. Bị quên lãng!

Còn chế độ thì chỉ giải thích vu vơ qua chuyện, cho thấy đó chính là chủ trương nhất quán. Vì thế việc tiếp tục khủng bố, bắt các nhà tranh đấu ôn hòa vẫn ngày một gia tăng, chỉ nội trong tháng Bảy nầy đã có 2 bản án phi nhân và chế độ vừa bắt cóc vừa khủng bố thêm 5 người tranh đấu nữa!

Cơ hội cho Việt Nam kiện Trung Quốc

Trương Nhân Tuấn

30-7-2017

Ảnh: internet

Câu hỏi đặt ra cho mọi người là trước sự gây hấn thường xuyên của TQ trên vùng biển thuộc vùng “Kinh tế độc quyền” của VN, điển hình là vụ Repsol rút giàn khoan ở lô 136-03 vào tuần qua, VN phải làm gì?

Theo tôi, quan điểm có từ rất lâu, ngoài phương pháp “đi kiện” thì VN sẽ không có phương án nào khác, hòa bình, giữ được chủ quyền lãnh thổ cũng như các quyền chủ quyền tại các vùng “Kinh tế độc quyền” hay “thềm lục địa” của mình.

Đấu đá trong Tòa Bạch Ốc

Thạch Đạt Lang

30-7-2017

Donald Trump. Ảnh: internet

Tối 28.07.2017, qua mạng xã hội Twitter, tổng thống Mỹ, Donald Trump thông báo cho người dân biết rằng ông ta đã cách chức ông Reince Priebus, Chánh Văn phòng tòa Bạch Ốc, đồng thời bổ nhiệm người kế nhiệm là ông John F. Kelly, đương kim Bộ trưởng Bộ Nội An.

Đây có lẽ là lần đầu tiên trên thế giới, từ khi có internet và các trang mạng xã hội như blog, Facebook, Twitter… lệnh cách chức và bổ nhiệm một trong những nhân vật quan trọng nhất trong nội các của một cường quốc số một trên thế giới, được thông báo bằng những cái Tweet, với một loại tin nhắn ngắn được tung ra. Chưa có tổng thống, thủ tướng hay lãnh đạo quốc gia nào trên thế giới sử dụng mạng xã hội để thông báo việc bổ nhiệm, cách chức nhân sự của mình như ông Donald Trump.

Chiến tranh lạnh tại Ấn Độ Dương

LS Nguyễn Văn Thân

29-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Từ giữa tháng 6, hàng ngàn quân lính Ấn Độ và Trung Quốc đã đối măt gườm nhau tại cao nguyên Doklam là biên giới giữa 3 nước Trung Quốc, Ấn Độ và Bhutan. Nếu hai bên không tìm được giải pháp ngoại giao để hạ nhiệt thì có thể dẫn đến một cuốc chiến tranh khốc liệt. Trong khi đó thì chiến tranh lạnh đã bắt đầu diễn ra tại Ấn Độ Dương qua các trận diễn tập hải chiến do Ấn Độ tổ chức với sự tham gia của Mỹ và Nhật.