Hết Sơn Nhứt tới Sơn Trà

FB Trương Nhân Tuấn

6-6-2017

InterContinental® Danang trên bán đảo Sơn Trà. Ảnh: Dân Trí/ internet

Sáng nay đọc nhằm bài báo tự nhiên thấy ớn lạnh xương sống. Lạnh xương sống vì sợ. Sợ chính quyền Đà Nẵng “ăn hết của thiên nhiên không chừa lại một thứ gì”.

Tác giả bài báo nói về Sơn Trà. Tác giả ví Sơn Trà như là “kho vàng”, như “nàng tiên ngủ trong rừng”. Tác giả cho rằng phải “khai thác Sơn Trà” vì “Sơn Trà” là “bao tử nuôi sống cơ thể”.

Xin thưa: Sơn Trà không phải là “kho vàng”. Mà nếu Sơn Trà là “kho vàng” thì cũng không thể khai thác.

Đất nước này là của dân tộc này. Ông bà tiên tổ ngàn năm trước dựng lên đất nước, không phải để lại chỉ cho thế hệ này, chỉ cho nhà nước này. Mà để lại cho các thế hệ con cháu Việt Nam tương lai, của ngàn vạn năm sau.

Trận huyết chiến cuối cùng

Bùi Quang Vơm

5-6-2017

Nguyễn Phú Trọng và những chú “chuột cống” mà ông đang tìm diệt. Ảnh: Vietinfo

Ngày 23/05/2017, Bộ chính trị và Ban bí thư đảng cộng sản Việt Nam phổ biến quy định kiểm tra và giám sát tài sản của cán bộ đảng viên cao cấp.

Theo bà Lê Thị Thuỷ, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra trung ương, đối tượng kiểm tra và giám sát thuộc quy định này sẽ bao gồm 1000 cán bộ cao cấp, trong đó không loại trừ uỷ viên Trung ương, thành viên Ban bí thư và uỷ viên Bộ chính trị, bất kể cán bộ đương chức hay đã nghỉ hưu.

Như vậy, sau khi kỷ luật, cách chức uỷ viện bộ chính trị, bí thư thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh của ông Đinh La Thăng ngày 17/05/2017, nhìn toàn cảnh, người ta sẽ thấy chiến trường là một chiến dịch đã được phát động tổng lực và toàn diện.

Lượm lặt tiếp trong đám giỗ ông Võ Văn Kiệt (kỳ 4)

Lưu Trọng Văn

5-6-2017

Mộ ông Võ Văn Kiệt. Ảnh: interent

Tiếp theo kỳ 1; kỳ 2kỳ 3

Có bạn của gã trách gã, đến đám giỗ nhà người ta tại sao kể chuyện linh tinh, linh ta về những người đều là người thân của nhà người ta trong đám giỗ nhà người ta làm gì?

Rõ là lời trách chính đáng lắm.

Gã phân vân rất nhiều vì gã hiểu cái đạo lý ở đời. Gã thấy mình có lỗi với Hiếu Dân con gái của ông Kiệt, người chỉ muốn ngày giỗ của cha mình sao cho trong ấm ngoài êm, cho cái tình, cái nghĩa dầy thêm. Gã càng thấy mình có lỗi với Hiếu Dân khi biết có một số nhân vật cấp cao được gã mô tả trong đám giỗ năm ngoái và trong đám giỗ năm nay trách cứ.

Lượm lặt tiếp tại đám giỗ ông Võ Văn Kiệt (kỳ 3)

Lưu Trọng Văn

5-6-2017

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2

Đầu tiên gã xin nói về những phản hồi từ hai bài lượm lặt của gã đã.

Khi gã gửi bạn đọc của gã những lượm lặt của gã tại đám giỗ ông Võ Văn Kiệt, gã biết có một số bạn của gã sùng sục, nóng vội cực đoan không hài lòng thậm chí chê bai gã là người thân cộng. Gã tôn trọng các bạn ném đá gã ấy và giản đơn mỉm cười.

Có lần gã nói với nhạc sĩ Phạm Duy, yêu nước như chú, tên tuổi như chú nhưng cháu bảo đảm nếu chú ra Hồ Gươm đứng chả mấy chốc Hồ Gươm sẽ bị lấp đầy đá của người thân cộng và chống cộng. Nhạc sĩ Phạm Duy cười rồi nói: Chả thế mà có người bảo tôi chống cộng, tôi bảo tôi chỉ chống gậy thôi. Có người bảo tôi yêu cộng, tôi bảo, tôi yêu gái đã đủ mệt nhoài rồi.

Lượm lặt tiếp chuyện tại đám giỗ ông Võ Văn Kiệt (kỳ 2)

Lưu Trọng Văn

4-6-2017

Tiếp theo kỳ 1

Ảnh từ trái qua. Nhà báo Thế Thanh,nguyên tổng biên tập báo Phụ nữ TP HCM, Nhà thơ Nguyễn Duy, Nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Tướng Võ Viết Thanh, GS Tương Lai. Ảnh: Lưu Trọng Văn

Khi xe chở gã tới Khu Lan Anh bên sông Sài Gòn thấy ngoài cổng có nhiều xe hơi biển xanh trắng tùm lum. Hiếu Dân trong bộ đồ màu đen tới bên xe dìu GS Tương Lai tuổi 82 vào nhà. Có chú Sáu Phong đang ngồi trỏng. Hiếu Dân nói.

10g30 rồi, gã nghĩ theo như mọi lần thì ông Tư Sang không dự tiệc chắc đã tới và đã về, còn đương nhiên ông Ba Dũng theo “đúng quy trình” sẽ tới muộn hơn.

Qua một cây cầu gỗ nhỏ vào ngôi nhà thờ giữa hồ nước có sen và cá lượn bơi. Bàn thờ nghi ngút khói hương và tràn ngập hoa và vòng hoa, liếc cái, gã thấy nhiều vòng hoa đề tên, chức vụ của các bác lãnh đạo hàng đầu cũ và mới.

Gã nhớ hồi đám tang cha gã, vòng hoa nào cũng có băng rôn đề chức vụ, vai vế người viếng. Riêng vòng hoa của ông Võ Nguyên Giáp và ông Lê Quang Đạo không đề chức tước gì sất mà chỉ đề “Võ Nguyên Gíáp và vợ’ và “Lê Quang Đạo và vợ” kính viếng nhà thơ… Tại sao vậy? Vì họ hiểu cha gã thích gì và ghét gì.

Vấn đề quyền sở hữu đất và chiếm thu đất trong một nước độc đảng

Lời dẫn nhập: Từ khi chiếm quyền đảng Cộng sản Việt Nam luôn chiếm nhà, chiếm đất của dân Hiện nay các vụ chiếm đất xảy ra công khai như ở Thái Hà, Cồn Dầu, Đồng Tâm. Để tìm hiểu chính sách chiếm đất của đảng Cộng sản Việt Nam, chúng tôi xin giới thiệu bài đọc của ông Vũ quốc Ngữ tại Diễn đàn Thế giới về nhân quyền tại Pháp.

Diễn đàn thế giới về Nhân quyền Nantes, Pháp quốc từ 22 đến 25/5/2013

Vũ Quốc Ngữ, thông tín viên của Vietnam Panorama

Một vụ cưỡng chế đất đai ở Việt Nam trước đây. Ảnh: internet

Nhà của tôi cũng là lâu đài của tôi. Tại các nước chấp nhận và tôn trọng nền pháp trị thì bất kể người đó là nhân viên chính quyền hay không, nếu ai làm chủ một bất động sản, người đó có quyền làm chủ và trọn quyền tùy tiện sử dụng mảnh đất đó cho bất cứ một mục đích nào khác.

Lượm lặt ở đám giỗ thủ tướng Võ Văn Kiệt (kỳ 1)

Lưu Trọng Văn

2-6-2017

GS Tương Lai trước mộ ông Võ Văn Kiệt. Ảnh: Lưu Trọng Văn

Thế là thời gian lùi thêm 365 ngày nữa để cán đích 9 năm ông Võ Văn Kiệt đi xa.

Đúng hẹn, gã và Huỳnh Sơn Phước người từng cùng Kim Hạnh đình đám báo Tuổi Trẻ một thời, đến nhà GS Tương Lai. Xe của Hiếu Dân con gái cưng của ông Kiệt chờ sẵn. Đón thêm Lê Công Giàu, thế là một mạch đến Nghĩa trang TP viếng mộ ông Kiệt.

Trên xe lại rôm rả chuyện.

Gã nói mới đây Nhà báo Quốc Phong, nguyên phó TBT báo Thanh Niên có kể chuyện ông Vũ Kỳ thư ký riêng cụ Hồ trước khi mất có mời cán bộ Viện Bảo tàng HCM tới ghi âm ông bật mí về những gì liên quan đến tình riêng của cụ Hồ. Trong đó có nói Trung ương tính giới thiệu một cô gái nết na xinh đẹp cho cụ, nhưng rồi một cán bộ trẻ từ Nam bộ ra dự Đại hội Đảng ở chiến khu Việt Bắc đã rước nàng trước.

LUẬT DU LỊCH & THẤT BẠI CỦA THỦ TƯỚNG

HUY ĐỨC

1-6-2017

Du khách quốc tế đến thăm Việt Nam. Nguồn: Báo Công Thương.

Dự luật Du Lịch do Bộ Văn Hóa Thể Thao & Du Lịch (VHTT & DL) soạn thảo và sắp được Quốc Hội thông qua cho thấy chủ trương có ý nghĩa nhất mà thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra kể từ đầu nhiệm kỳ, “gỡ bỏ các rào cản kinh doanh”, đã thất bại. Nếu Thủ tướng chỉ đánh trống bỏ dùi, để cho các bộ qua mặt, tiếp tục củng cố các điều kiện kinh doanh (ĐKKD) như thế này thì chính phủ của ông sẽ không có gì mới, nó không những không thể nào đóng vai trò “kiến tạo” mà còn tiếp tục kềm hãm người dân thực hiện quyền tự do kinh doanh.

Không những không giảm được thủ tục nào, Dự Luật Du Lịch còn đưa lữ hành nội địa thành ngành kinh doanh có điều kiện. bắt buộc DN phải ký quỹ tại ngân hàng – một bước lùi so với Luật 2005. Quy định này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho các doanh nghiệp (vốn bị chôn trong ngân hàng – chưa rõ ai được hưởng lợi về lãi suất) mà còn cho thấy Bộ không hiểu gì về vai trò của mình, sử dụng một công cụ hành chính can thiệp vào một quan hệ dân sự (tour là hợp đồng dân sự – nếu có vấn đề về dịch vụ: thì có thể kiện; tòa phân xử chứ không phải cơ quan hành chính).

Kinh nghiệm cai trị của tà quyền

Đỗ Thành Nhân

28-5-2017

Ông HCM và gia đình luật sư Loseby, là người đã bào chữa cho ông Hồ khi ông bị bắt ở Hong Kong. Nguồn: internet

Tháng giêng năm 1910 một vị quan Tri huyện của triều đình Huế say rượu đánh chết người, bị triều đình phạt 100 trượng, sa thải và bị tước hết bổng lộc.

Con của vị quan này đi “tìm đường cứu nước”; mục tiêu đạt được là thay thế một chế độ “quân chủ” bằng chế độ “đảng lãnh đạo”. Đưa đất nước từ chế độ của “một ông vua” sang chế độ cai trị “vua tập thể”.

Chế độ này rút ra bài học kinh nghiệm cai trị: không trừng phạt quan lại làm chết người ở chốn công đường và tất cả những người chết ở công đường đều có chung một lý do là “TỰ TỬ”.

Kinh nghiệm 2.

Năm 1931 ông Loseby (Francis Henry Loseby) với đạo đức nghề nghiệp của một Luật sư đã không tố cáo thân chủ tội xâm phạm an ninh và bào chữa trắng án cho một bị can trước tòa án thực dân. Người này đã làm “cách mạng” thành công và thay thế chính quyền “thực dân” bằng chính quyền “cộng sản”.

ĐỐI THOẠI VỚI AI VÀ ĐỐI THOẠI CÁI GÌ?

Phạm Trần

26-5-2017

Ông Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đòi “đối thoại”. Ảnh: internet.

Một cuộc bàn luận mới vừa bung ra giữa người Việt trong và ngoài nước quanh đề xướng đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam đang nghiên cứu mở ra đối thoại “với những cá nhân có ý kiến và quan điểm khác với đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước”.

Tác giả của tuyên bố này là ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.

Người cầm đầu ngành tuyên truyền đã tiết lộ tin mới tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết một năm triển khai thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, sáng 18-5-2017 tại Hà Nội.

Hai câu nói gây ấn tượng của ông Thưởng chung quanh vấn đề này là: “Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận. Và cũng chính sự tranh luận đó tạo ra cơ sở để hình thành chân lý”.

Đối Thoại

Phạm Đình Trọng

24-5-2017

Võ Văn Thưởng: Không sợ đối thoại, tranh luận. Nguồn: internet

Kể từ khi nhậm chức, 2.2016, hơn một năm im hơi lặng tiếng, nhạt nhòa và chìm khuất, sau hội nghị trung ương 5, tháng năm, năm 2017, bỗng ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng xuất hiện với một câu nói sáo rỗng, rất tiêu biểu cho ngôn ngữ Tuyên giáo cộng sản: “Cấp ủy các cấp phải thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, lấy tư tưởng của Người để soi rọi hành động, phải đổi mới lề lối tác phong làm việc, thực sự dân chủ, khoa học, thực sự gần dân, sát dân” và một đề xuất bất ngờ, độc đáo, táo bạo, như một người dân chủ, cấp tiến: “Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận. Và cũng chính sự tranh luận đó tạo ra cơ sở để hình thành chân lý”.

42 năm, ở bên phía “triệu người vui” (*)

Hoàng Thy Ban Mai

24-5-2017

Chân dung cô Tuyết Anh, con gái lớn của bà Hoài. Nguồn: tác giả cung cấp.

Thông báo truyền miệng “Đà Lạt được giải phóng rồi. Các đồng chí khẩn trương về tiếp thu”. Mọi người vui mừng, chia nhóm, hối hả thu gom đồ đạt rồi lên đường ngay. Bà Hoài là một trong số người mừng vui nhất. Vui vì được trở lại Đà Lạt, nơi mà bà từng hoạt động nhưng bị lộ phải thoát ly. Bà sẽ gặp lại nhiều đồng chí còn bám trụ. Bà cũng sẽ gặp lại đứa con gái yêu thương, cùng thoát ly với bà 5, 6 năm trước, nhưng hoạt động khác vùng, sau đó bỏ trốn về lại thành. Bà sẽ được biết sự thật, chắc chắn không như tin đồn nhảm mà bà chỉ nghe loáng thoáng được đôi điều úp mở. Nhưng vui nhất là sẽ gặp lại chồng, người mà suốt 20 năm chiến tranh bà vẫn một lòng thương nhớ. Bà nhớ như in ngày ông tập kết ra Bắc, hai vợ chồng đã bịn rịn, đến nghẹn lời, không thể nói được câu nào nhưng trong tất cả là một hứa hẹn đợi chờ, cho dù bất cứ hoàn cảnh nào. Lúc tiễn đưa bà chứng tỏ được sự mạnh mẽ của một cán bộ gương mẩu trước mắt mọi người nhưng về đêm nước mắt ướt đẫm áo gối. Bây giờ gặp lại, bà sẽ hãnh diện không những vì chung thủy mà còn về hai đứa con gái, dù phải sống dưới chế độ đồi trụy Mỹ Ngụy, nhưng chúng không hư hỏng mà còn giác ngộ cách mạng, trực tiếp tham gia.

Xin đừng trở thành cái loa tuyên truyền cho chế độ CSVN

Thạch Đạt Lang

15-5-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tôi có một anh bạn quen trên mạng. Trước năm 1975, anh là một bác sĩ ở miền Bắc XHCN, bác sĩ thật sự, tức có đào tạo từ trường y khoa chính thống ở miền Bắc hệ 4-5 năm trong thời gian chiến tranh Quốc-Cộng, không phải là loại bác sĩ tốt nghiệp ở đường Trường Sơn trên đường đi B. Cho dù khả năng chuyên môn về y khoa của anh không thể sánh bằng bác sĩ cùng thời được đào tạo từ miến Nam, anh vẫn xứng đáng được đánh giá là trí thức xã hội chủ nghĩa.

Năm 1979, vì ông nội là người Hoa, anh và gia đình bị chế độ CSVN theo lệnh Lê Duẩn trục xuất về Tầu, cho dù anh hoàn toàn không nói được tiếng Tầu, do ngay từ thời bố mẹ anh, gia đình cũng không còn sử dụng tiếng Tầu trong giáo dục con cái.

Theo như lời kể của anh qua email, gia đình anh sống ở Hải Phòng, vợ anh người Việt, là giáo viên, năm 1979, khi chiến tranh giữa Môi hở-Răng lạnh xẩy ra, vợ anh bị đảng ủy của trường kêu lên “làm việc”, yêu cầu vợ anh phải li dị với chồng nếu không muốn “mất dậy”. Hai vợ chồng hãi quá, đành phải tính kế ra đi, tìm đường cứu lấy hạnh phúc gia đình. Chuyến đi may mắn, được tầu hàng của Anh vớt, sau đó định cư ở London đến nay.

ĐỊNH HƯỚNG MÃI SẼ CÓ NGÀY XUỐNG LỖ

Phạm Trần

10-5-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Sau 6 ngày họp được ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mô tả là “khẩn trương, nghiêm túc”, Hội nghị Trung ương 5, Khóa đảng XII của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã kết thúc chiều Thứ Tư, 10-05-2017, sau khi rặn mãi mới đẻ ra được 3 Nghị quyết “đổi mới nhưng không đổi mầu”, gồm:

– Nghị quyết về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

– Nghị quyết về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước.

– Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

NGÀY 30 THÁNG TƯ

Phạm Đình Trọng

30-4-2017

Ngày 30-4-1975: là ngày có triệu người vui, nhưng cũng có triệu người buồn. Ảnh: internet

Từ mấy năm nay, cứ gần đến ngày 30 tháng tư tôi đều phải rời căn hộ dịu mát, thoáng đãng, từ đó phóng tầm mắt ôm được cả một khoảng rộng Sài Gòn bừng sáng những tòa tháp cao tầng như những tòa ánh sáng. Từ mấy năm nay, cứ đến gần ngày 30 tháng tư tôi lại phải rời bỏ nếp sinh hoạt ổn định hàng ngày rồi hấp tấp khăn gói lưu vong khỏi Sài Gòn. Từ nhiều năm nay cứ đến ngày 29, 30 tháng tư cả đám an ninh cộng sản lại đến bủa vây quanh nơi tôi ở. Tôi phải lưu vong mấy ngày đó để thoát khỏi sự giam hãm.

Những ngày cả Sài Gòn giăng cờ, kết hoa, rực rỡ đèn đuốc chào mừng ngày 30 tháng tư được những người cộng sản gọi là ngày giải phóng miền Nam thì an ninh cộng sản lại đến giam cầm tôi ngay giữa “Sài Gòn giải phóng”.

Vậy thực sự ngày 30 tháng tư, năm 1975 có phải là ngày nửa dải đất phía Nam của tổ quốc Việt Nam được giải phóng không?