Kỹ thuật tuyên truyền “người thật chuyện giả” dưới chế độ cộng sản

FB Trần Trung Đạo

20-7-2017

Nguyễn Văn Trỗi (trái) và Nguyễn Văn Bé. Ảnh: internet

Sau loạt bài về tẩy não, một số độc giả nêu thắc mắc chế độ độc tài nào độc ác nhất trong lịch sử loài người, Đức Quốc Xã hay Cộng Sản. Câu trả lời tùy thuộc vào người được hỏi là ai. Với người Do Thái câu trả lời sẽ là Hitler, lý do chỉ vì họ không muốn nhân loại lãng quên Holocaust. Nhưng với phần lớn nhân loại, nhất là sau khi khối Liên Xô sụp đổ và nhiều tài liệu được công khai hóa, sẽ trả lời là Cộng Sản. Trước khi bàn đến kỹ thuật tuyên truyền “người thật chuyện giả,” người viết sẽ so sánh giữa tuyên truyền Đức Quốc Xã và chính sách tẩy não của CS.

Tranh luận tự thân đa nguyên

Viet-Studies

Lê Vĩnh Triển

20-7-2017

Ông Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Ảnh báo Pháp luật TP

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng mới đây tuyên bố Đảng Cộng sản không sợ tranh luận “bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận. Và cũng chính sự tranh luận đó tạo ra cơ sở để hình thành chân lý” (Báo Pháp Luật 18/5/2017).

Người viết đánh giá cao tinh thần này. Để có thể có được những kết quả tốt nhất và khách quan từ tranh luận, làm cơ sở tham khảo cho nhà nước trong việc ra chính sách cũng như điều hành, bài viết cho rằng cần trả lời hai câu hỏi cơ bản về người tranh luận và những vấn đề tranh luận. Từ đó bài viết nêu những rào cản trong tranh luận. Cuối cùng là một vài đề nghị để tranh luận đạt được những mục tiêu nêu trên.

To gan luận về bác sĩ Nguyễn Khắc Viện

Nguyễn Hoa Lư

19-7-2017

BS Nguyễn Khắc Viện. Ảnh: internet

Ngày 10 tháng 5 năm 2017, kỷ niệm 20 năm ngày mất của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, nhiều tờ báo viết bài ca ngợi ông, gọi ông là “bậc tiên tri”[1], “một người uyên bác và thẳng thắn”[2], người có “tư tưởng canh tân đất nước”[3]… Sinh thời, bác sĩ Viện được tôn xưng với nhiều danh hiệu: nhà báo, nhà văn, nhà sử học không chuyên, đồ Nghệ, nhà bác học, người Pháp gọi ông là nhà thơ vì đã chuyển ngữ Truyện Kiều sang tiếng Pháp với tâm hồn của một thi nhân. Nhưng có lẽ ông tâm đắc nhất với hai danh hiệu “sĩ phu hiện đại” và “nhà văn hóa”[4].

Những Nghịch lý và Ngộ nhận về Việt Nam

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

19-7-2017

Hình ảnh trong phim Vietnam War của Ken Burns. Nguồn: © AP

“Chúng ta không thể thay đổi được quá khứ, nhưng chúng ta có thể sắp xếp lại tương lai” We cannot change the past, but we can reshape the future” (Dalai Lama)

Chiến tranh Việt Nam đã đi vào lịch sử lâu rồi. Đã 42 năm kể từ khi cuộc chiến đó chấm dứt, nhưng người ta vẫn còn tranh luận về Chiến Tranh Việt Nam (hay còn gọi là cuộc “Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai”). Tại sao “bóng ma Việt Nam” đến giờ vẫn còn ám ảnh người Mỹ và người Việt, nhất là thế hệ những người đã trực tiếp dính líu vào Việt Nam, dù là quân nhân hay dân sự và nhà báo. Tại sao người ta vẫn tiếp tục viết sách và làm phim về Việt Nam? Phải chăng vì Chiến tranh Việt Nam có quá nhiều nghịch lý và ngộ nhận?

Đối thoại với Marx và Engels

FB Mạc Văn Trang

19-7-2017

Tác giả trước tượng Marx và Engels. Ảnh FB Mạc Văn Trang

Không biết tại sao lúc sắp đến xem 2 pho tượng đồng Karl Marx và Friedrich Engels tại quản trường Alexander mình thấy hồi hộp, lo lắng… Chả là nghĩ rằng 2 Cụ rất thiêng. Cái gì được thờ phụng, khấn vái, tín ngưỡng lâu ngày… cũng trở thành thiêng và những người sùng kính thần tượng, luôn là những hung thần khủng bố tinh thần, đe dọa cả mạng sống của những ai bất tín. Cứ nhìn bọn IS giết bất cứ ai đụng đến Thánh Ala hay ngài Mohamet thì biết… Thế nên đến gặp 2 Cụ, mình phải cung kính, cho áo trong quần, đi đứng nghiêm trang, chắp tay đứng xa xa chiêm ngưỡng, Cụ Marx thì ngồi trầm ngâm, cau có; Cụ Engels đứng đăm chiêu, mặt buồn xa xăm… Mình run run nói:

– Thưa hai Ngài Các Mác và Phri – đờ – rích Ăng ghen…

Đức TGM Nguyễn Chí Linh trả lời phỏng vấn – Cái nhìn thô thiển của một giáo dân

Lê Thiên

19-7-2017

TGM Nguyễn Chí Linh. Ảnh: internet

Đọc bài Phỏng vấn độc quyền Đức TGM Nguyễn Chí Linh của Église d’Asie về tình hình Giáo Hội tại Việt Nam đăng tải trên các báo Công Giáo Việt Nam ngày 05-07-2017, chúng tôi ghi nhận 10 điểm then chốt từ phát biểu của Đấng cai quản Tổng Giáo phận Huế kiêm Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (CT/HĐGMVN), như sau đây:

Nhầm Cái Lưỡi thôi, có gì lạ đâu!

Paulus Lê Sơn

18-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Vào trưa 14.7.2017, ông trung tướng quân đội Võ Văn Liêm nghỉ hưu, đã dùng nhiều lời lẽ khiếm nhã, thách thức khi bị lực lượng CSGT Công an quận Bình Thủy, TP Cần Thơ xử lý vi phạm giao thông gây xôn xao dư luận về bộ mặt đạo đức và sự thượng tôn pháp luật của các ông quan lớn cộng sản Việt Nam.

Trong đoạn clip ghi lại hình ảnh ông này chửi thề dung tục và cho rằng: “Mày không có quyền kiểm tra, mày không có đủ tư cách. Tao không phát biểu lôm côm với tụi bây. Tụi bây khoác cái áo này muốn làm gì thì làm. Tao mà chậm một chút nữa là mày chết với tao. Trong chiều nay tao cho mày nghỉ việc luôn…”

Chuyện Trung Tướng Võ Văn Liêm cho thấy VN cần cách mạng dân chủ

Lê Minh Nguyên

18-7-2017

Ảnh minh họa về dân chủ pháp trị.

Chế độ dân chủ pháp trị (rule OF law) có nền tảng luân lý và xây dựng bằng cấu trúc thượng tôn pháp luật, dù tổng thống, thủ tướng, thẩm phán tối cao hay cả một định chế chính quyền như hành pháp… đều phải đứng dưới luật pháp. Bà tổng thống Phát Cận Huệ ở Nam Hàn phải từ chức và lãnh án tù vì phạm luật, ở Mỹ một nhóm 21 đứa trẻ miệng còn hôi sửa (tuổi từ 9 đến 20) kiện chính quyền liên bang và thắng, đương kiêm tổng thống Mỹ Donald Trump đang bị công tố viên độc lập Robert Mueller điều tra về nghi vấn thông đồng với Nga, cản trở công lý, thủ lợi từ chức vụ (Emoluments Clause) mà điều I(9)(8) của Hiến Pháp ngăn cấm, cho thấy trong dân chủ pháp trị không ai có thể đứng trên luật pháp.

Nghĩ từ chuyện bôi nhọ Giáo sư Ngô Bảo Châu

Viet-studies

Nguyễn Trọng Bình

19-7-2017

Giáo sư Ngô Bảo Châu đọc diễn từ tại Viện Hàn lâm Khoa học Pháp hôm 20/6. Ảnh FB HONG-MINH QUEN QUEN HOANG

Đúng hai tháng trước đây, ông Võ Văn Thưởng – Trưởng ban tuyên giáo Trung ương có phát biểu và hứa hẹn sẽ xin ý kiến cấp trên nhằm tổ chức những cuộc “đối thoại” giữa Đảng, chính quyền với người dân đặc biệt là với những người bất đồng chính kiến.

Trong một bài viết gần nhất của mình, bản thân tôi cũng rất ủng hộ và hoan nghênh chủ trương này của ông Thưởng. Tuy vậy, cho đến nay, với những gì đã diễn ra, có thể thấy dường như đang có sự “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” trong vấn đề này từ phía Đảng và chính quyền. Nói cách khác, chủ trương và đề xuất đối thoại của ông Thưởng chưa kịp triển khai thì không ai khác chính những người của Đảng với tư tưởng bảo thủ và nhỏ nhen làm cho mọi thứ có nguy cơ đổ vỡ. Hoặc nếu không, thì rất có thể phát biểu đề xuất đối thoại của ông Thưởng chỉ là quan điểm nhất thời của cá nhân ông mà thôi.

Tướng về hưu, PCT Quận và ánh mắt người dân

Tin tức VN

18-7-2017

Sau cùng thì Trung tướng cũng lên tiếng, và câu đầu tiên của ông là “Tôi có sai gì đâu”! Chị Phó Chủ tịch Quận cũng vậy, rất “thuyết âm mưu”…

Cụ thể, chị nói tới chuyện bôi xấu chính quyền (chứ không phải là việc cá nhân chị nữa)!

Thưa chị Phó Chủ tịch, không thể vì một cá nhân mà vơ đũa cả nắm sang chính quyền được đâu. Chính quyền ấy vẫn có những vị Phó Chủ tịch, những “hiệp sĩ cô đơn” xuống đường “đòi vỉa hè” cho dân.

UNCAC? Còn khuya! Đảng phải bảo vệ tham nhũng

Blog VOA

Trân Văn

18-7-2017

Nhà của nguyên tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu. Ảnh chụp màn hình.

Đảng khẳng định tham nhũng là quốc nạn, tuyên bố sẽ dốc toàn lực của toàn bộ hệ thống chính trị để bài trừ tham nhũng nhưng cũng chính Đảng lặng lẽ bảo vệ tham nhũng.

Bảo vệ tham nhũng là một trong những “chủ trương lớn” dẫu không công bố nhưng chẳng khó để nhận diện…

Họ thua rồi!

FB Sương Quỳnh

18-7-2017

Một số thành viên dự lễ tưởng niệm ông Lưu Hiểu Ba tại nhà GS Tương Lai hôm 16/7. Bà Sương Quỳnh đứng ngoài cùng bên phải. Ảnh: Hoàng Dũng

Hôm qua khi đi xe Uber đi khám bệnh cùng chị AH, trên đường về, cậu lái xe bắt đầu trò chuyện với tôi. Cậu ta nghe tôi và chị AH nói chuyện với nhau nên tò mò. Cậu ta hỏi lại toàn bộ vụ việc tôi bị đánh ra sao, tôi kể lại. Câu đầu tiên tôi hỏi cậu thanh niên này: Con có lên Facebook xem tình hình đất nước không? Cậu này trả lời: Con không.

Khi nghe xong toàn bộ câu chuyện hành hung này cậu ta nói: Con thấy cô có vẻ không có gì là sợ cả? Tôi cười: Chết cô còn không sợ nữa là ba cái chuyện hành hung đánh đập này con ạ. Con xem, một Đất Nước mà môi trường bị tàn phá, họ ngang nhiên để Tàu mang đồ ăn, thực phẩm độc, nhà máy thải chất độc xuống toàn Đất Nước như hiện nay thì ai mà chẳng sắp chết?

Trung cộng toan tính điều gì, ở mảnh đất Đồng Tâm?

“Lòng căm thù của quần chúng sẽ bùng phát. Nó chất cao bao nhiêu – thời gian tồn tại của thể chế này, ngắn đi bấy nhiêu. Và, khi nó đổ, lãnh đạo CS, cùng thân thuộc của chúng: Đừng có mong, sẽ tìm được ống cống nào, để chui xuống đó và sẽ sống sót, để bò được lên”.

___

Nguyễn Tiến Dân

18-7-2017

1- Sau nhiều lần trì hoãn, cuối cùng, Chính quyền Hà Nội cũng đã phải tổ chức họp và công bố bản: “Dự thảo kết luận về thanh tra đất đai tại xã Đồng Tâm”. Một bản dự thảo, có thể nói, đầy rẫy sự giả dối và cố nhìn thực tế, qua lăng kính của những kẻ vô pháp – vô luân, chuyên ỷ thế – hiếp người. Biết chắc, làm như thế, là đi ngược với lòng dân – cộng thêm, tính hèn nhát cố hữu: Hứa Đức Chung, không dám về lại thôn Hoành. Để, công bố bản dự thảo này, như đã hứa. Ông bố trí cuộc họp, tại một địa điểm, cách thôn Hoành có nhõn hai chục cây lô mếch.

Quan cộng sản

Phạm Đình Trọng

17-7-2017

Cung cách ứng xử trong cuộc sống của đám quan cộng sản, từ quan trẻ, cấp nhỏ như bà phó chủ tịch quận Lê Mai Trang, tới quan già, cấp cao như trung tướng Võ Văn Liêm cho người dân nhận ra rằng đám quan chức cộng sản chỉ có hình hài của con người thể xác, con người sinh vật, tuyệt nhiên không có hình hài của con người văn hóa, con người xã hội.

Quan bà Lê Mai Trang, Phó Chủ tịch quận Thanh Xuân, HN. Ảnh: ĐS&PL

Gặp nhau ở tư tưởng Phan Châu Trinh để đoàn kết, đổi mới căn bản, và cứu nước!

17-7-2017

Lời giới thiệu: Một số nhân sĩ, trí thức trong nhóm Đà Lạt vừa góp mặt trong thành viên Câu Lạc bộ Phan Tây Hồ. Nhóm Đà Lạt nổi tiếng một thời về những hoạt đông yêu nước, muốn quê hương đổi thay, mặc dù trong số họ có người bị nhà cầm quyền cộng sản thẳng tay trấn áp, quản thúc, tù đày.

Trong số các thành viên sáng lập Câu Lạc bộ Phan Tây Hồ, có 2 người từng là cán bộ chủ chốt trong giới cầm quyền cộng sản của thành phố Đà Lạt, đó là ông Huỳnh Nhật Tấn và Huỳnh Nhật Hải. Nhà báo Trần Quang Thành đã có cuộc trò chuyện với 2 nhân vật này. Sau đây là nội dung cuộc trò chuyện, mời quí vị cùng nghe:

CSVN dùng tiền bạc để giết chết học thuật, tiêu diệt tự do ngôn luận

Trương Nhân Tuấn

17-7-2017

TS Trần Trường Thủy, Học viện Ngoại giao, là người chi tiền trực tiếp cho CSIS tổ chức các hội thảo Biển Đông hàng năm. Ảnh: internet

Chủ trương “quốc tế hóa các vấn đề Biển Đông” của nhà nước CSVN cho thấy đã thất bại. Đồng thời với các chủ trương khác của “đảng và nhà nước”, trong phạm vi chủ quyền biển, đảo, như “ngoại giao quốc phòng”, “giữ nước từ xa”…

Bài tường trình của nhà báo Greg Rushford vừa mới đăng trên trang web của ông, đã làm “đổ bể” ra các việc nhà nước CSVN đã sử dụng tiền bạc để “vận động” tổ chức CSIS ở Mỹ, cũng như tìm cách “mua chuộc” các học giả quốc tế khác, để tổ chức những cuộc hội thảo quốc tế về Biển Đông, sao cho nội dung “có lợi” cho VN. Nhà báo này cho biết các hóa đơn chi phí ăn ở, đi lại cho các diễn giả tham dự đều được “gởi cho VN” để thanh toán.

Vụ án tỷ đô

FB Lê Văn Luân

17-7-2017

Ông Trịnh Vĩnh Bình. Ảnh: internet

Đến gần đây tôi mới để ý và tìm hiểu về vụ kiện có lẽ là chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, đó là việc một cá nhân khởi kiện một chính phủ của một quốc gia ra tòa án, trọng tài quốc tế để xét xử. Đó là vụ án Trịnh Vĩnh Bình kiện Nhà nước CHXHCNVN về bồi thường thiệt hại về kinh tế (tài sản) và quyền liên quan đến nhân thân mà ông này bị xét xử theo luật pháp Việt Nam trong cùng một vụ án hình sự vào cuối những năm của thập niên 1990s.

‘Bị đánh’ sau khi dự tưởng niệm Lưu Hiểu Ba

BBC

16-7-2017

Nhà hoạt động Sương Quỳnh thuật lại việc bà bị hành hung ở Sài Gòn trong lúc về nhà sau khi dự buổi tưởng niệm Lưu Hiểu Ba hôm 16/7/2107. Ảnh: FB Hoa Kim Ngo

Một nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam vừa đưa thông tin trên mạng xã hội cho hay bà đã bị một nhóm người ‘theo dõi’ và ‘hành hung’ trên đường về nhà sau khi dự một lễ tưởng niệm nhà hoạt động Trung Quốc Lưu Hiểu Ba tại Sài Gòn vào tối hôm Chủ Nhật.

‘Viết Về Ngư Dân Việt Nam,’ bài hát bị CSVN kết tội

Người Việt

Vũ Đình Trọng

14-7-2017

Nhạc sĩ Tuấn Khanh. (Hình: Facebook)

WESTMINSTER, California (NV) – “Bài ‘Viết Về Ngư Dân Việt Nam’ tôi viết từ năm 2011 sau nhiều năm tôi chứng kiến ngư dân Việt Nam ra biển bị bắt cóc, đòi tiền chuộc, bị đâm chém, bị giết, bị cướp, thậm chí bị bắn, rồi có những người thiệt mạng đem xác trở về, mà sau đó nỗi đau là cái mà người Việt Nam hoàn toàn gánh chịu.”

Đó là lời của nhạc sĩ Tuấn Khanh nói về bài hát “Viết Về Ngư Dân Việt Nam,” hay còn được gọi một cái tên khác là “Biển Đông,” khi mới đây bài hát này bị nhà cầm quyền Việt Nam cho là “Bài hát ‘Viết Về Ngư Dân Việt Nam’ của tác giả Tuấn Khanh trong dĩa CD nhạc thu giữ khi khám xét tại chỗ ở của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ‘mang nội dung kích động nhân dân phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động.’”

Kẻ đại gian đại ác

Nguyễn Thông

14-7-2017

Vị trí được cho là hố chôn tập các chiến đã hy sinh, chưa được xác định. Ảnh tư liệu: KTS Nguyễn Xuân Thắng

Hai ngày nay không có thông tin gì mới về việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ ở sân bay Tân Sơn Nhất. Tự đáy lòng mình, tôi thầm cầu mong liệt sĩ sống khôn chết thiêng hãy phù hộ cho đội quy tập sớm tìm thấy các anh, mỗi người dù chỉ một mảnh xương (điều này thật khó bởi chôn không có áo quan, mà đã gần 50 năm rồi) để đưa về nghĩa trang, cho linh hồn các anh có nơi nương náu, chấm dứt cảnh lang thang vật vờ suốt nửa thế kỷ.

Những dự án nghìn tỷ từng là đất quốc phòng ở TP.HCM

LTS: Một bài báo của hai nhà báo Lê Quân và Trương Khởi đăng trên báo Zing, cung cấp rất nhiều hình ảnh, thông tin để độc giả hình dung chuyện “quân đội làm kinh tế” ở xứ ta như thế nào. Lo ngại bài này sẽ sớm bị gỡ bỏ, Tiếng Dân xin được lưu lại tại đây.

____

Zing

Lê Quân – Trương Khởi

14-7-2017

HaDo Centrosa Garden, 3 dự án của Cityland, và 2 dự án của Vinhomes có quy mô hàng chục ha được xây dựng từ đất quốc phòng trước đây tại TP.HCM.

Các dự án nghìn tỷ từ đất quốc phòng từ trên cao Những dự án dân cư này có quy mô hàng chục ha được xây dựng từ đất của các đơn vị quận đội đã chuyển đổi mục đích sử dụng.

Góc nhìn khác về Trung Quốc

FB Nguyễn Lân Thắng

13-7-2017

Một nhà hoạt động kêu gọi trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba. Ảnh: internet

Như các bạn đã biết, ông Lưu Hiểu Ba, người từng được giải Nobel Hoà Bình lúc trong tù vừa mới qua đời bên Trung Quốc. Có một nghịch lý là tỷ lệ dân Trung Quốc biết đến, chứ chưa nói là tiếc thương Lưu Hiểu Ba rất ít so với dân Việt Nam.

Sự khác biệt này là do Trung Quốc cấm Google, Facebook… và tự làm ra các sản phẩm tương tự rất tốt để đáp ứng nhu cầu xã hội, cũng như kiểm soát chặt chẽ các nội dung mà chế độ không mong muốn.

Bàn tay vô hình của Hà Nội góp phần định hình chương trình làm việc của nhóm chuyên gia ở Washington thế nào?

Rushford Report

Tác giả: Greg Rushford

Dịch giả: Song Phan

11-7-2017

Trần Trường Thủy, một quan chức của Học viện Ngoại giao, phát biểu tại một hội thảo CSIS trước đây. Ảnh: internet

Thứ 3 tuần tới, ngày 18 tháng 7, sẽ là một ngày trọng đại của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), vốn là một trong những nhóm chuyên gia cố vấn (think tank) uy tín của Washington hơn nửa thế kỷ qua. Hội nghị hàng năm lần thứ 7 của CSIS về biển Đông, như có hoá thân trước của nó hồi năm 2011, sẽ lại một lần nữa thu hút sự chú ý của công chúng đối với sự quyết đoán của Trung Quốc ở biển Đông.

Trần Hoàng Phúc, sống vì tha nhân và quê hương Việt Nam

Paulus Lê Sơn

13-7-2017

Ngày 3 tháng 7 năm 2017, nhà cầm quyền Hà Nội thông báo cho gia đình Trần Hoàng Phúc biết anh bị bắt và truy tố theo điều 88, bộ luật hình sự. Phúc là ai? Phúc còn rất trẻ, mới sinh năm 1994, là sinh viên năm cuối khoa luật, thuộc Trường đại học Luật TPHCM. Tuy nhiên, vì những dấn thân cho hoạt động dân chủ, nên Phúc bị nhà trường làm khó dễ, không trao bằng tốt nghiệp.

Phương châm sống của chàng trai trẻ Trần Hoàng Phúc là “Kết Nối Hiện Tại, Định Hướng Tương Lai”.

Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt: Giá trị bị đảo lộn, khái niệm bị đảo nghĩa qua sự kiện Đan viện Thiên An

TMCNN

13-7-2017

“Chính quyền nghĩa là quyền chính đáng công khai hay là công quyền của người dân, phải có tính cách quang minh chính đại. Bây giờ người ta dùng côn đồ, dùng lực lượng đen tối là những lực lượng ở ngoài pháp luật. Nếu hai lực lượng giống như là ánh sáng và bóng tối nhưng chính người ta lại hợp tác với nhau thì khó coi rồi, mà nó còn lẫn lộn vào nhau thì thật là đáng buồn. Suy thoái đạo đức thật là thê thảm.”

Đó là nhận định của Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt qua sự kiện nhà cầm quyền huy động côn đồ, các cán bộ của xã, thị xã và tỉnh cũng như an ninh thường phục, công an, các bà trong Hội Phụ Nữ đến đập phá, tháo dỡ Thánh Giá là biểu tượng thiêng liêng của niềm tin Công Giáo và đánh đập các Đan sỹ Đan viện Thiên An, chỉ vì nhà đương quyền đặt lợi ích chính trị, vật chất, kinh tế, lên trên tất cả các giá trị tâm linh, tinh thần.

Dẹp nhanh cái “chủ trương” ấy đi!

Võ Văn Tạo

Đại tá Phùng Quang Hải, Tổng giám đốc Tổng công ty quốc phòng 319, con trai Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, thời “vàng son” dập dìu “chân dài”. Ảnh: internet

Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược

Những cái trái khoáy, ngang ngược đến trơ trẽn của sân golf Tân Sân Nhất, sân golf Gia Lâm, của những khu đất khoác áo “quốc phòng” cho thuê mấy chục năm qua đã phơi bày rõ ràng đến mức có thuê cả ngàn luật sư giỏi nhất thế giới biện hộ cũng thất bại.

Làn sóng công luận bức xúc đang rộ lên, làm người đứng đầu chính phủ, dẫu muốn hay không, không thể không lên tiếng. Nhiều quan chức, tướng lĩnh, đã nghỉ hưu hay đương chức, cũng tỏ thái độ không đồng tình trước trào lưu tướng tá quân đội, núp danh nghĩa “làm kinh tế”, đang trở thành những con sâu ngày đêm đục khoét đất nước, chạy chức chạy quyền, mua lon bằng mọi chiêu trò, làm mất thanh danh quân đội, suy yếu sức mạnh huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.

Vì sao cấm báo dự họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội?

Phạm Trần

14-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Trong khi đảng và nhà nước liên tục tuyên truyền các phóng viên báo chí ở Việt Nam được pháp luật bảo vệ để tác nghiệp tự do thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hành động ngược lại để xác nhận báo cáo của Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) kết luận tình hình tự do ngôn luận của người dân càng ngày càng tồi tệ.

Báo cáo năm 2016 của RSF xếp Việt Nam đứng hàng thứ 175/180 nước trên thế giới cũng cho thấy Việt Nam chỉ đứng trên Trung Quốc, Syria, Turkmenistan, Bắc Triều Tiên, và Eritrea.

Đan Viện Thiên An: Giáo Hội luôn đứng về phía anh em

Paulus Lê Sơn

12-7-2017

Trong thời gian dài, nhà cầm quyền cộng sản Huế đã sử dụng nhiều thủ đoạn nhằm chiếm cứ phần đất đai thuộc sở hữu của Đan viện Thiên An. Đỉnh điểm vào sáng ngày 28/6, một nhóm khoảng 150 người tự xưng là “nhân dân đi thực thi công lý”, cùng với một số lãnh đạo chính quyền mặc thường phục tấn công, đập phá nát thánh giá và hành hung, gây thương tích cho rất nhiều đan sĩ.

Những trận đánh ở Vị Xuyên, Hà Giang, liên quan gì tới các nhóm trong Bộ Quốc phòng Hà Nội 1980-1990 (bài 1)

Phạm Viết Đào

12-7-2017

Trận Vị Xuyên 1984-1986. Nguồn: PVĐ/ internet

Chiến trường Quân khu 2, gồm 6 tỉnh phía Tây Bắc của tổ quốc, trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước luôn đóng một vai trò trọng yếu.

Trong các cuộc xâm lăng lớn từ phương bắc, quân Trung Quốc cất quân sang đánh Việt Nam chủ yếu 2 hướng: Đường bộ vào cửa ải Nam quan Lạng Sơn, đường thủy hướng Vân Đồn-Quảng Ninh-Hải Phòng; Chỉ một lần lịch sử chép lại đó triều nhà Minh cử tướng Mộng Thạnh từ Vân Nam vào mạnh Lào Cai để vào giải cứu cho Vương Thông bị nguy khốn ở Đông Đô. Đội quân này đã nhanh chóng rút về nước sau khi nhận được tin Liễu Thăng bị chém đầu ở ải Nam quan.

Trong khi đó thì lần xuất quân đầu tiên của đại quân Đại Việt dưới sự chỉ huy của Thái úy Lý Thường Kiệt đánh sang đất Trung Quốc, để bóp chết âm mưu xâm lược lại được xuất hành từ Lũng Cú, Hà Giang.

Từ vụ kiện Hà Nội của ông Trịnh Vĩnh Bình

Trần Phong Vũ

12-7-2017

Ông Trịnh Vĩnh Bình tham gia phiên tòa với tư cách người bị hại – Ảnh: N.L/ báo TN

Sau khi cộng sản xâm chiếm miền Nam, ông Trịnh Vĩnh Bình đã cùng với hàng triệu đồng bào liều mình bỏ nước đi tị nạn. Năm 1976, gia đình ông được bảo trợ qua định cư ở Hà Lan. Với sáng kiến công nghệ hóa việc chế biến chả giò một món ăn khoái khẩu của người Việt Nam, và cũng được nhiều người ngoại quốc ưa chuộng, chỉ trong vòng không đầy mười năm sau, gia đình ông Trịnh đã trở thành triệu phú.

Trong một bài tổng hợp của tác giả Huỳnh Bá Hải post trên mạng vừa qua, người ta được biết, khoảng giữa thập niên 80, trước tình trạng khó khăn về kinh tế, Đảng Cộng sản Việt Nam miễn cưỡng phải mở cửa kêu gọi quốc tế đầu tư, trong đó bao hàm cả người Việt tị nạn ở hải ngoại. Vì tâm tình lúc nào cũng hướng về quê hương và cũng vì tin tưởng nơi thiện chí của nhà cầm quyền Hà Nội, ông Trịnh Vĩnh Bình đã đem tiền về Việt Nam làm ăn. Vì cần có đất để mở cơ xưởng, ông nhờ thân nhân đứng tên giúp vì theo luật rừng của chế độ, cho đến nay đất đai vẫn thuộc “sở hữu toàn dân” một định nghĩa mơ hồ để không cho tư nhân làm chủ và trên thực tế tất cả điền sản công tư đều do đảng và nhà nước thủ đắc.