Không đổ bùn xuống biển, mỗi ngày nộp cho Trung Quốc $620,000

Người Việt

4-8-2017

Biểu tình giữa tháng 4/2015 phản đối Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 gây ô nhiễm, khiến quốc lộ 1, đoạn chạy qua Tuy Phong, Bình Thuận bị tắc suốt hai ngày. Sau vụ Vĩnh Tân 2 gây ô nhiễm trên đất liền, Vĩnh Tân 1 hứa hẹn gây ô nhiễm dưới biển. Ảnh: internet

VIỆT NAM (NV) – Bị dư luận dồn vào thế không còn đường thoát, Bộ trưởng Tài nguyên – Môi trường Việt Nam đành tiết lộ lý do chính khiến chính phủ Việt Nam không lắc đầu với đề nghị đem bùn đổ xuống biển.

Thayer: ‘Nghi vấn bắt cóc gây tổn hại cho VN’

BBC

4-8-2017

Hành động bắt cóc nếu đúng sự thật thì sẽ tổn hại nghiêm trọng đến mối quan hệ song phương Việt Nam và Đức, ông Carl Thayer cho biết. Nguồn: FB Carl Thayer

Giáo sư Carl Thayer, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam và bang giao quốc tế, nói với BBC nếu ông Trịnh Xuân Thanh thực sự bị bắt cóc, ép buộc rời Đức thì điều này là hành động chưa từng thấy của Việt Nam.

Nhà nghiên cứu từ Úc cũng đánh giá rằng nếu nghi vấn bắt cóc được chứng minh là đúng thì nó làm tổn hại nghiêm trọng đến mối quan hệ song phương trong thời điểm Việt Nam rất cần bạn.

“Việc tuyên bố một cán bộ tình báo của Việt Nam là persona non grata cho thấy phía Đức có vẻ có cơ sở để tin rằng Việt Nam trực tiếp liên quan, vì đây rõ ràng là một hành động vi phạm đến chủ quyền an ninh Đức.”

Đức dọa trả đũa Việt Nam vì ‘bắt cóc’ Trịnh Xuân Thanh

BBC

4-8-2017

Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel. Ảnh chụp màn hình của BBC.

Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel hôm thứ Sáu 4/8 tuyên bố Đức đang cân nhắc các biện pháp trả đũa Việt Nam vì cáo buộc Hà Nội bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin.

Việt Nam đã bác bỏ cáo buộc bắt cóc, và để hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh xuất hiện trên truyền hình nói ông tự nguyện trở về nước.

Hôm 4/8, Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel nhắc lại Đức đã yêu cầu một sĩ quan tình báo Việt Nam rời Berlin vì tin rằng ông này liên quan đến việc bắt cóc.

“Chúng tôi đòi hỏi ông ta ra đi vì chúng tôi rất tin rằng ông ta liên quan vụ bắt cóc,” ông Gabriel nói tại một cuộc họp báo.

“Không có chi tiết gì trái ngược giả thuyết này. Mọi thứ đều ủng hộ giả thiết rằng ông ta, cùng sự giúp đỡ của mật vụ Việt Nam và dùng nơi ở của ông ta tại sứ quán Việt Nam tại Đức, đã bắt cóc một người đã xin tị nạn,” Ngoại trưởng Đức nói.

Ông Gabriel không nói rõ các biện pháp trừng phạt mà Đức đang cân nhắc.

Ông nói thêm ông Trịnh Xuân Thanh “bị đưa ra khỏi Đức, bằng các biện pháp mà chúng tôi tin rằng người ta xem trong các phim hình sự về Chiến tranh Lạnh.”

“Đây là điều chúng tôi không thể chấp nhận.”

Tối 3/8, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đưa hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh nói lời “xin lỗi” trong chương trình thời sự.

VTV nói họ đã liên hệ cơ quan an ninh điều tra “để tìm hiểu” và chiếu đoạn phim được nói là quay ngày 31/7.

Được BBC hỏi về phản ứng sau khi VTV đưa tin, Bộ Ngoại giao Đức nói họ không có gì bổ sung ngoài tuyên bố đã ra hôm 2/8.

Nhưng trong thư trả lời BBC, Bộ Ngoại giao Đức nhấn mạnh chữ đậm đoạn sau đây trong tuyên bố 2/8:

“Chính phủ Liên bang Đức yêu cầu phải để ông Trịnh Xuân Thanh quay trở lại Đức ngay lập tức để hồ sơ đề nghị dẫn độ và đơn xin tị nạn được xem xét theo đúng trình tự pháp lý.”

Trong khi đó, một luật sư của Trịnh Xuân Thanh ở Đức, Petra Schlagenhauf nói với BBC sau khi xem đoạn phim:

“Đây là ‘tự thú’ ép buộc. Ông ấy bị bắt cóc. Chúng tôi biết, cảnh sát Đức biết, chính phủ Đức biết.”

Bà nói thêm: “Tôi lo ngại cho sức khỏe thân chủ. Ông ấy trông rất tệ.”

VTV nói họ đã liên hệ cơ quan an ninh điều tra “để tìm hiểu” và chiếu đoạn phim được nói là quay ngày 31/7.

Trong phim, ông Trịnh Xuân Thanh, ngồi ở địa điểm không xác định, nói ông đã “suy nghĩ không chín chắn”, “đành phải về để đối diện sự thật”.

Ông nói muốn “cần về gặp lại mọi người đặc biệt là những lãnh đạo để báo cáo nhận khuyết điểm, xin lỗi”.

VTV cũng đưa hình về “đơn xin tự thú” ghi ngày 31/7 tại Hà Nội, viết tay, được nói là của ông Thanh.

Đoạn thuyết minh nói trong đơn có đoạn:

“Tôi thấy lo sợ trước kết luận về vi phạm của tôi, và phải chịu trách nhiệm là người đứng đầu trong thua lỗ của PVC do lo sợ suy nghĩ không hết, tôi đã quyết định trốn tại Đức.

“Trong thời gian này, cuộc sống trốn tránh, bấp bênh luôn lo sợ.

“Được sự động viên của gia đình, bạn bè, tôi đã về Việt Nam, ra đầu thú tại cơ quan an ninh điều tra để được hưởng sự khoan hồng của Đảng, nhà nước và pháp luật.”

Trước đó cùng ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 3/8 “lấy làm tiếc” trước thông cáo của Đức nhưng dẫn lời Bộ Công an nói ông Trịnh Xuân Thanh “đầu thú”.

Bộ Ngoại giao Đức hôm 2/8 cáo buộc Việt Nam “bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh” và yêu cầu đại diện tình báo Việt Nam tại Berlin về nước.

Trong thông cáo ra hôm 2/8, Bộ Ngoại giao Đức nói họ có bằng chứng về việc Việt Nam bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin. Bộ Ngoại giao Đức đã triệu Đại sứ Việt Nam lên vào tối 1/8, và sau đó đặt nhân viên tình báo tại Tòa Đại sứ vào vị trí “người không được hoan nghênh” (persona non grata), buộc phải rời khỏi Đức trong vòng 48 giờ.

Nguyễn Văn Bình sẽ là con ‘hổ’ thứ hai bị ‘đả’

Blog RFA

Trân Văn

4-7-2017

Ông Nguyễn Văn Bình, cựu thống đốc ngân hàng NNVN. Ảnh: internet

Nếu hoạt động của hệ thống công quyền tại Việt Nam phải theo “lộ trình”, những quyết định bất kể tốt, xấu liên quan đến “sinh mạng chính trị” của cá nhân trong hệ thống phải “đúng quy trình” thì sự kiện công an Việt Nam tống giam ông Trầm Bê sẽ biến quan lộ của ông Nguyễn Văn Bình – nhân vật vừa là Ủy viên Bộ Chính trị, thành viên Ban Bí thư, Trưởng Ban Kinh tế của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN, vừa kiêm nhiệm vai trò Trưởng Ban Chỉ đạo khu vực Tây Bắc của Đảng CSVN – từ đại lộ trở thành tiểu lộ, thậm chí là… tử lộ.

Người Việt ở Đức “rất sốc” về vụ Trịnh Xuân Thanh

BBC

4-8-2017

Tấm biển trên cổng Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin. Ảnh chụp màn hình.

Cộng đồng người Việt ở Đức đang “rất hoang mang” và “tranh luận mạnh mẽ” vì chuỗi sự kiện liên quan đến vụ ông Trịnh Xuân Thanh, theo một nhà báo người Việt sinh sống và làm việc nhiều năm tại Đức.

“Có thể nói chưa bao giờ cộng đồng người Việt ở Đức lại trải qua một cơn sốc lớn như thế này,” nhà báo Lê Mạnh Hùng từ Berlin nói với BBC.

Những hình ảnh tốt đẹp của người Việt tại Đức dường như “đổ bể” sau khi truyền thông Đức đưa tin rộng rãi tuyên bố của Bộ Ngoại giao Đức về vụ ông Trịnh Xuân Thanh, ông Hùng chia sẻ.

Vì sao ông Đinh Thế Huynh ngã ngựa?

Viet-studies

Quốc Tuấn

4-7-2017

Ông Đinh Thế Huynh, cựu Thường trực BBT. Nguồn: PLTP

Vừa qua, Đảng Cộng sản Việt Nam có nhiều động thái cho thấy ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh, nhân vật thứ 5 trong bộ máy của Đảng… đã ngã ngựa. Điều này có thể hiểu được dựa trên mấy nhẽ:

(1) Về sức khỏe, sau hơn 2 tháng chữa trị ở Nhật Bản, ông được cho là bị thủng ruột (có nguồn tin nói là ung thư). Đây là hậu quả nhỡn tiền và tất yếu của một thời gian dài là đệ tử của Lưu linh. Ông Đinh Thế Huynh còn có biệt danh là sâu rượu. Ông Huynh uống rượu đến độ tàn bạo. Cũng như việc hút thuốc đến độ “nghiện xì ke”. Những người biết ông Huynh đều biết rằng, mỗi ngày ông hút 3-4 gói thuốc (do đàn em biếu!), hút ở mọi lúc, mọi nơi, kể cả nơi có trẻ em, phụ nữ, phòng họp… Một nguyên lãnh đạo cao cấp cho biết: ngồi gần anh này, có ba mùi đặc trưng, đặc quánh là mùi thuốc lá, rượu, và… ít tắm giặt.

Nhược tiểu Ếch

Blog RFA

VietTuSaiGon

3-8-2017

Trịnh Xuân Thanh (trái) cùng người thân trước căn biệt thự. Ảnh: internet

Người Việt có câu cửa miệng “con ếch nó chết vì cái miệng” và xem đó như một thứ triết lý tồn tại, thậm chí triết lý sống để đối nhân xử thế. Và đây cũng là câu nói biểu lộ rất rõ căn tính cũng như lựa chọn tập thể của một dân tộc chưa bao giờ thoát khỏi thảm trạng nhược tiểu: Tính Nhược Tiểu! Bởi thử đặt câu hỏi: Tại sao người ta không ví tiếng nói của mình như sư tử hống, như đại bàng đập cánh, như cọp gầm, voi thét…? Có hàng trăm loài vật để ví nghe vừa mạnh mẽ, vừa oai vệ, người ta lại chọn con ếch để răn đe, nhắc nhở bản thân. Vì sao?

Thấy gì qua vụ bị “bắt cóc” hay “đầu thú” của ông Trịnh Xuân Thanh?

Blog RFA

Song Chi

3-8-2017

Đơn tự thú của Trịnh Xuân Thanh. Ảnh chụp màn hình.

Thấy gì qua vụ bị “bắt cóc” hay “đầu thú” của ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên phó chủ tịch phụ trách công nghiệp – thương mại UBND tỉnh Hậu Giang, nguyên chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC)?

Sự thê thảm của một nền báo chí chính thống bị trói tay

Từ khi có internet, nhất là từ khi facebook phát triển, trở thành kênh trao đổi, chia sẻ thông tin chính của các nhà báo tự do và những người quan tâm đến tình hình chính trị ở VN, chúng ta thấy báo chí chính thống thường xuyên phải chịu thua facebook và báo chí bên ngoài trong việc đưa tin, bình luận về nhiều sự kiện ở VN. Không phải tất cả các nhà báo chính thức đang ăn lương của nhà nước đều kém tài, nhưng ai cũng biết họ đã bị nhà cầm quyền trói tay, trước mỗi sự việc, cái nào được phép nói, cái nào không, khi nào nói và nói như thế nào, tất cả đều được chỉ đạo.

Bé cái nhầm

Nguyễn Đình Cống

4-8-2017

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời về Trịnh Xuân Thanh chiều hôm qua. Ảnh: internet

Người Việt, từ nông dân bình thường đến nhiều trí thức và lãnh đạo cao cấp có một nhận thức nhầm, rất nguy hiểm, đã tồn tại lâu dài. Đó là nhầm lẫn giữa mưu mẹo xỏ lá và trí thông minh. Mưu mẹo có 2 loại: dương mưu và âm mưu.

Dương mưu là mưu mẹo công khái, thể hiện chủ yếu trong sáng chế phát minh, trong sáng kiến cải tiến, trong các biện pháp nhằm khắc phục khó khăn. Dương mưu được thực hiện công khai, minh bạch, hợp tình, hợp lý, hợp pháp. Âm mưu là mưu mẹo bí mật, nhằm thực hiện một ý đồ, một công việc có lợi cho mình hoặc làm hại người khác, phải giấu kín người ngoài. Âm mưu là mưu mẹo xỏ lá, lừa dối, phải thực hiện một cách kín đáo, giấu giếm, ngụy trang.

Bang giao Đức – Việt căng thẳng vì tình báo Việt Nam bắt cóc người tị nạn chính trị

Vũ Ngọc Yên

4-8-2017

Lãnh đạo CS Leon Trotsky bị ám sát chết ngày 21/8/1940. Ảnh: Getty

Sau khi nhật báo Tageszeitung (taz) tại Bá Linh có bài viết về một người ti nạn chính trị tên Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc, giới truyền thông Đức từ thông tấn xã Đức (DPA) đến các tờ báo lớn như Süddeutsche Zeitung, Frankfurter Allgemeine, Die Welt, Focus, Handelsblatt đồng loạt loan tin vào ngày 2.8.2017 về hành vi gây chấn động trong dư luận Đức và cộng đồng người Việt Nam tại quốc gia này.

Chủ trương bắt cóc để được gì?

Kông Kông

4-8-2017

Hình ảnh mới nhất của ông Trịnh Xuân Thanh trên VTV tối qua. Ảnh chụp màn hình.

Theo phía Đức, ông Trịnh Xuân Thanh bị “bắt cóc”, còn theo phía Việt Nam thì ông Trịnh Xuân Thanh về “đầu thú”. Để giải tỏa dư luận chẳng có gì khó. Cứ cho tổ chức họp báo công khai ngay để ông Trịnh Xuân Thanh tự trả lời các câu hỏi. Còn kéo dài thời gian mới tổ chức họp báo (ví dụ nếu có) thì khác. Khác vì trong thời gian dài đó biết bao nhiêu diễn biến âm thầm và rất phức tạp xảy ra ở hậu trường nên chẳng còn ai tin nữa! Và cơ hội đó đã qua rồi.

Việt Nam: Mặt trái của Thiên đường

4-8-2017

Từ sự kiện Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc, truyền thông Đức nhìn về Việt Nam bằng ánh mắt khác. Tư liệu trong clip này của hãng tin Đức ZDFheute thực hiện, báo Tiếng Dân lược dịch.

Wolfgang Büttner thuộc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) cho biết: “Đối với những nhà báo, sẽ không còn khả năng săn tin, viết bài độc lập nếu họ không chấp nhận nguy hiểm, rủi ro bị tấn công hay bị đưa ra tòa, kết án vì những tội trạng mơ hồ”.

Việt Nam là nước bị cai trị bởi chính quyền độc tài đảng cộng sản. Chúng tôi không khuyên bạn đừng nên đến đó nhưng bạn nên tự tìm hiểu và ý thức rằng nơi bạn đến sẽ không có nhân quyền“.

Việt Nam: Hổ nào không khát máu, ruồi nào không uế tạp?

Người Việt

2-8-2017

Trịnh Xuân Thanh trong một tấm hình được cho là khi đang ở Ðức. Ảnh: Blog Người Buôn Gió.

HÀ NỘI (NV) – Những diễn biến mới nhất trong sự kiện Trịnh Xuân Thanh đầu thú cho thấy, Việt Nam đang học Trung Quốc diễn bài quyền “đả hổ, diệt ruồi.”

Trung Quốc đi trước

“Ðả hổ, diệt ruồi” là một cách Trung Quốc ví von công cuộc chống tham nhũng ở xứ này. Tường thuật của truyền thông quốc tế về phương thức tìm-diệt tham nhũng ở Trung Quốc cho thấy, hệ thống tư pháp Trung Quốc “đả hổ, diệt ruồi” theo giáo trình: Chọn một cá nhân làm điểm đột phá, khống chế – biến đương sự thành “vũ khí,” hạ gục những cá nhân khác, gom tất cả thành một sợi xích để cột ông trùm.

Vụ bắt cóc một công dân Việt Nam ở Berlin

Phan Ba

Ông Markus Ederer, Quốc vụ khanh của Bộ Ngoại giao Đức. Ảnh: internet

Bộ Ngoại giao Đức, ngày 2 tháng 8 năm 2017

SCHÄFER: Bây giờ thì tôi gần xong rồi; bây giờ tôi đi đến mục thứ tư mà tôi muốn nói với quý vị. Và việc này thì thật sự là tôi cũng muốn nói với cho thật rõ ràng. – Sau khi nhiều chỉ dấu cô đọng lại trong diễn tiến của ngày hôm qua và ngay từ cuối tuần và sau khi bây giờ không còn nghi ngờ nghiêm chỉnh nào nữa về việc tình báo Việt Nam và Đại sứ quán nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩ Việt Nam tham gia vào vụ bắt cóc một công dân Việt Nam ở Berlin, hôm qua, quốc vụ khanh trong Bộ Ngoại Giao, ông Markus Ederer đã triệu tập đại sứ của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đến Bộ Ngoại Giao.

Trả giá đối ngoại để giải quyết đối nội – Bài toán tất yếu để giải quyết khủng hoảng niềm tin

LTS: Một độc giả vừa gửi tới bài viết của nhà báo Nguyễn Huy Toàn, (thuộc truyền hình Công an Nhân dân), đưa ra quan điểm khác về sự kiện bắt Trịnh Xuân Thanh. Để có thông tin đa chiều, xin được giới thiệu cùng quý độc giả bài viết này:

___

FB Nguyễn Huy Toàn

3-8-2017

Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: internet

Hai hôm nay mạng xã hội nóng rừng rực. Tin Trịnh Xuân Thanh về đầu thú chưa kịp nguội thì bây giờ lại nóng lên với hàng loạt trích dẫn các bài báo, các trang mạng từ nước ngoài, chủ yếu là từ Đức, về việc họ phản kháng và cho rằng lực lượng An ninh Việt Nam đã “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh trên đất nước họ. Nhiều người tải hình ảnh, trích dẫn một vài mẩu tin rồi để đấy, có người bình luận vu vơ vài câu không đầu, không cuối.

Với tôi, điều này không hề bất ngờ, bởi biết rằng để bắt được Trịnh Xuân Thanh là vấn đề không dễ và Bộ Công an, Bộ Ngoại giao cũng thừa biết những vấn đề phức tạp sẽ xảy ra sau khi bắt Trịnh Xuân Thanh ở Đức. Nếu đúng như báo chí Đức đưa tin là Trịnh Xuân Thanh bị “bắt cóc” thì cũng không có giải pháp nào tốt hơn là phải chịu trả giá về mặt đối ngoại để giải quyết vấn đề đối nội.

Mạng xã hội nóng vì Trịnh Xuân Thanh ‘lên VTV’

BBC

3-8-2017

Ông Trịnh Xuân Thanh “xin lỗi” trong đoạn phim chiếu trong chương trình thời sự của VTV tối 3/8. Ảnh chụp màn hình VTV.

Với nhiều tình tiết mới xuất hiện dồn dập trong những ngày qua, vụ ông Trịnh Xuân Thanh “ra đầu thú” ở Việt Nam tiếp tục làm nóng mạng xã hội Việt Nam, nhất là từ sau khi ông Thanh xuất hiện trong một đoạn phim trong chương trình thời sự của VTV3 tối ngày 3/8.

Các nhà báo, luật sư, facebooker đã có nhiều bài đưa tin và bình luận về vụ án mà nhiều người cho là “như trong phim” này.

Đơn xin tự thú phải được ‘bảo mật tuyệt đối’

Bình luận về ‘đơn xin tự thú’ được VTV3 nói là của ông Trịnh Xuân Thanh trong chương trình thời sự ngày 3/8, Luật sư Lê Công Định viết trên Facebook:

Đức vẫn yêu cầu cho Trịnh Xuân Thanh ‘trở về Đức’

BBC

3-8-2017

Bộ Ngoại giao Đức nhắc lại yêu cầu “để ông Trịnh Xuân Thanh quay trở lại Đức ngay lập tức” sau khi ông Trịnh Xuân Thanh nói lời “xin lỗi” trong chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tối 3/8.

VTV nói họ đã liên hệ cơ quan an ninh điều tra “để tìm hiểu” và chiếu đoạn phim được nói là quay ngày 31/7.

Được BBC hỏi về phản ứng sau khi VTV đưa tin, Bộ Ngoại giao Đức nói họ không có gì bổ sung ngoài tuyên bố đã ra hôm 2/8.

‘Khủng hoảng bắt cóc’ phát sinh hậu quả gì?

Blog VOA

Phạm Chí Dũng

3-7-2017

Trịnh Xuân Thanh và quan hệ Việt – Đức. Ảnh: internet

Một ngày sau khi Bộ Ngoại giao Đức ra tuyên bố phản đối hành động mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, buổi họp báo thường kỳ diễn ra ngày 3/8/2017 ở Hà Nội đã lộ diện phản ứng đầu tiên của Việt Nam. Tuy “lấy làm tiếc”, nhưng Bộ Ngoại giao Việt Nam đã không có lấy một câu hay từ ngữ nào phủ nhận cáo buộc của phía Đức về việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc.

Dấu chấm hết

Vẫn còn khá sớm, nhưng có lẽ không quá muộn để nói: “Xin vĩnh biệt Hiệp định thương mại tự do châu Âu – Việt Nam (EVFTA)”.

Trịnh Xuân Thanh nằm trên cáng cứu thương bay về Việt Nam bằng chuyến bay chở bệnh nhân

LTS: Một cộng tác viên của Tiếng Dân từ Đức là ông Giang Phúc Đông Sơn đã lược dịch bản tin về Trịnh Xuân Thanh của đài truyền hình ZDF (Zweite Deutsche Fernsehen). Đây là đài truyền hình quốc gia lớn thứ hai sau đài ARD (Arbeitsgemeinschaft der öffentlich-rechtlichen Rundfunkanstalten der Bundesrepublik Deutschland). Kính mời độc giả đọc bản tin này để hiểu thêm chuyện “đầu thú” của Trịnh Xuân Thanh.

____

Giang Phúc Đông Sơn, lược dịch

3-8-2017

ZDF (Claus Kleber) – Một cuộc bắt cóc đã xảy ra giống như trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Ở Tiergarten, Berlin, hai người đang đi dạo, môt chiếc xe ngừng lại, những kẻ mang vũ khí nhảy ra, chụp lấy họ, đẩy lên xe rồi biến mất. Sau đó thấy hai người này xuất hiện tại Việt Nam như tù nhân của bộ máy chính quyền. Chính phủ Đức rất bất bình trước sự việc này.

Luật sư của Trịnh Xuân Thanh hé lộ nhiều tình tiết mới

VOA

Viễn Đông

3-8-2017

Hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh trên Truyền hình Việt Nam tối 3/8. Ảnh chụp màn hình từ clip VTV.

Nữ luật sư đại diện cho ông Trịnh Xuân Thanh ở Đức hôm 3/8 cho VOA Việt Ngữ biết rằng thân chủ của mình từng “lo sợ cho tính mạng” và rằng không có chuyện ông “đầu thú”.

Huy Đức đã lầm…

FB Phùng Anh Kiệt

3-7-2017

Cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, TBT Nguyễn Phú Trọng và Trịnh Xuân Thanh. Ảnh cắt từ clip và internet

Trong vụ Trịnh Xuân Thanh bị tình báo phía Việt Nam tại Đức, bắt và chuyển sang một nước thứ ba, trước khi đưa về Việt Nam khiến quan hệ giữa Đức và Việt Nam căng thẳng. Trong ngày, Đức đã trục xuất đại sứ lẫn tham tán (người được xem là tình báo Việt Nam tại Đức) trong vòng 48 tiếng. Bối cảnh đó, nhà báo Huy Đức nhận định rằng, phản ứng của Đức là đáng tiếc với ngụ ý rằng, hoạt động bắt Trịnh Xuân Thanh ở Đức là hợp lý và cản trở điều đó là sai (*).

Trịnh Xuân Thanh lên truyền hình nói về quyết định “đầu thú”

3-8-2017

Ông Trịnh Xuân Thanh đã xuất hiện trên đài VTV1, lên tiếng về quyết định “đầu thú” của mình. Việc “thú nhận” này đã phủ nhận thông tin ông Thanh bị bắt cóc, nhằm giúp chính quyền Việt Nam “thoát” khỏi những rắc rối với công luận, cũng như phía Bộ Ngoại giao Đức lên tiếng, đòi phía Việt Nam “trả” ông Thanh.

Vụ Trịnh Xuân Thanh: ‘Cơ quan tố tụng có đi đến tận cùng sự thật?’

BBC

3-8-2017

Ông Trịnh Xuân Thành được cho là đang làm thủ tục xin tỵ nạn ở Đức trước lúc “bị bắt cóc”. Ảnh: AFP

Một luật sư ở Sài Gòn nói với BBC rằng nếu có hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh thừa nhận rằng mình đã “đầu thú” để được hưởng tình tiết giảm nhẹ hình phạt thì đây sẽ là “câu trả lời thỏa đáng cho hình ảnh, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế”.

Căng thẳng ngoại giao giữa Việt Nam và Đức dấy lên sau khi Bộ Ngoại giao Đức nói với BBC rằng ông Trịnh Xuân Thanh ‘bị bắt cóc’ và yêu cầu nhân viên tình báo Việt Nam rời khỏi Đức trong vòng 48 giờ.

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Cộng sản xuất khẩu côn đồ, dân chủ cuội xuất khẩu tư duy cừu sang Đức

Thập Toàn, viết từ CHLB Đức

3-8-2017

Suốt mấy ngày vừa rồi cho đến tận hôm qua, tìm kiếm các thông tin về Trịnh Xuân Thanh (TXT) trên các trang báo mạng của Đức mà không có, ngoại trừ ngày hôm qua có trang Stern.de có vài dòng điểm tin, nhưng thông tin lại giống như điểm lại tin từ báo của CS Hà Nội. Nhưng chiều nay đi làm về, tôi nấu ăn và bật radio lên nghe, đập ngay vào lỗ tai là bản tin thời sự, nhắc đến TXT, nhưng bản tin cũng vẫn nói “được cho là…”

Kiểu gì thì cũng vỗ tay một nửa vì ít nhất một con chuột của cái bình cộng sản cũng đã vào lò nướng. Còn một nửa chỉ được vỗ khi TXT xuất hiện tại tòa. Với những gì CS nói, khó mà tin tưởng được.

Há miệng mắc quai

Phạm Trần

3-8-2017

Bản đồ các lô dầu trên Biển Đông, trong đó có lô 136/3. Ảnh: Google Earth

Việt Nam (CSVN) có Lực lượng vũ trang nhân dân, bao gồm Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân và Dân quân tự vệ với số quân phỏng định là 5,495.000 người. Nhưng lực lượng này có thể làm gì trước đe dọa tấn công của Trung Cộng, hay đã há miêng mắc quai thì cứ lờ đi cho đỡ nhục?

Trước hết, theo Bách khoa toàn thư mở thì: “Lực lượng Quân đội bao gồm Lục quân, Hải quân, Không quân, Biên phòng, Cảnh sát biển, đặt dưới sự quản lý của Bộ Quốc phòng và chịu sự điều động của Bộ Tổng tham mưu. Lực lượng Công an bao gồm An ninh và Cảnh sát, chịu sự quản lý của Bộ Công an. Riêng lực lượng Dân quân – Tự vệ là lực lượng quản lý hỗn hợp của Bộ Quốc phòng và cơ quan hành chính địa phương.”

Tài liệu chi tiết cho thấy Việt Nam có 455,000 quân chính quy; 5.000.000 dự bị và 40,000 bán quân sự.

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Tại sao báo chí, truyền thông Đức loan tin quá chậm?

Thạch Đạt Lang

3-8-2017

“Đồng chí X” và Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: internet

Khởi sự từ một status của nhà báo Huy Đức trên Facebook ngày 30.07.2017, đưa tin: “Trịnh Xuân Thanh đã về Việt Nam mà sao báo chí có vẻ im ắng nhỉ”, các trang báo mạng Việt Nam mấy ngày qua trở nên nóng hơn nhưng ngày hè cuối tháng bảy năm nay ở Sacramento.

Tuy nhiên có một điều lạ là, trong khi báo chí Việt Nam đồng loạt loan tin vào ngày 31.07.201 Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú thì tờ Thời Báo, một tờ báo online nằm ở Berlin, thủ đô CHLB Đức, lại loan tin Trịnh Xuân Thanh bị gián điệp của Việt Nam bắt cóc. Ngay sau đó, ông Lê Trung Khoa, Tổng Biên tập tờ Thời Báo nói chuyện trong chương trình Bàn tròn BBC, với sự tham gia của tiến sĩ Phạm Chí Dũng từ VN, luật sư Vũ Đức Khanh ở Canada, cũng khẳng định Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại nhà riêng vào ngày 23.07.2017, bởi gián điệp Việt Nam.

Tham nhũng & Thế giới văn minh

FB Huy Đức

3-8-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Khi Nguyễn Tấn Dũng bị loại tại Đại hội 12, một nhà ngoại giao phương Tây tại Sài Gòn hỏi tôi, “Cô Phượng rồi sao?”. Tôi nói, “Bà nên hỏi cô ấy; nhưng tôi e nước Mỹ và Phương Tây sẽ có thêm nhiều công dân giàu có và tôi muốn lưu ý bà, tiền đấy là xương máu của nhân dân chúng tôi”.

Nếu quả thật, Trịnh Xuân Thanh bị “bắt cóc” thay vì bị dẫn độ, phản ứng của Đức là dễ hiểu. Việt Nam chắc chắn có khó xử dù bây giờ họ có thể gửi cho phía Đức những phủ nhận của TXT (bắt cóc thì điều quan trọng nhất là phải có nạn nhân). Tôi không đủ thông tin để bình luận thêm. Chỉ suy nghĩ rất nhiều về điều này. Mấy năm qua tôi tham gia nhiều dự án của các định chế quốc tế giúp VN phòng, chống tham nhũng, bây giờ chính những nơi mong muốn VN thực sự chống tham nhũng đó có khả năng trở thành nơi trú ẩn cho những tên trộm cướp tiền bạc của nhân dân tôi hung hãn nhất.

Ông Trọng thắng hay thua vụ Trịnh Xuân Thanh?

FB Nguyễn Anh Tuấn

3-8-2017

Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: internet

Niềm hân hoan, phấn khích sau khi bắt được “con cá không quá to nhưng láu” Trịnh Xuân Thanh đã nhanh chóng nhường chỗ nỗi hoang mang, lo âu trước phản ứng quyết liệt của người Đức đối với việc cựu quan chức Việt Nam này bị bắt cóc ngay trên đất của họ – sự sỉ nhục đối với bất kỳ quốc gia có chủ quyền nào.

Một sĩ quan tình báo ở sứ quán Việt Nam đã bị buộc yêu cầu rời khỏi Đức, song đây chỉ là động thái bước đầu mang tính biểu tượng. Điều đáng lo ngại thực sự nằm ở “những hành động khác ở cấp độ chính trị, kinh tế và chính sách phát triển” mà Chính phủ Đức bảo lưu quyền thực hiện, được nêu ra trong tuyên bố chính thức của họ, trong trường hợp yêu cầu giao trả Trịnh Xuân Thanh về Đức không được phía Việt Nam đáp ứng.

Hà nội tăng đàn áp bất đồng vì Tổng thống Mỹ ít quan tâm?

VOA

3-8-2017

Phiên tòa xét xử blogger Mẹ Nấm ở tỉnh Khánh Hòa, thứ Năm 29/6/2017. (Vietnam News Agency via AP)

Việt Nam đã tăng cường đàn áp giới bất đồng trong một chiến dịch trấn áp lớn nhất tính từ nhiều năm nay, mà giới hoạt động nói là do thái độ thiếu quan tâm về vấn đề nhân quyền của chính quyền Tổng thống Trump, theo hãng tin Reuters hôm 2/8. Chiến dịch đàn áp leo thang trong thời gian dẫn tới hội nghị APEC sẽ diễn ra tại Việt Nam vào tháng 11 năm nay, có sự tham dự của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Một nhà quan sát tình hình Việt Nam khuyến cáo Hà nội chớ nên phớt lờ vấn đề nhân quyền và dân quyền, vì bất cứ nước nào muốn phát triển lâu dài đều phải chú trọng tới các quyền này.

Thạc sĩ Trần Tuấn Kiệt, giảng viên Trường Cao đẳng Cần Thơ, bị bắt vì điều 258

LTS: Thêm một người bị bắt vì điều 258, Bộ luật Hình sự, lần này là giảng viên trường Cao đảng Cần Thơ, thạc sĩ Trần Tuấn Kiệt. Báo PLTP đưa tin: “Trước đó, ông Kiệt bị Trường CĐ Cần Thơ kỷ luật vì đơn vị cho rằng ông viết bình luận trên Facebook gây ảnh hưởng xấu đến lãnh đạo“. Bài báo không nói ông Kiệt đã viết trên Facebook những gì, gây ảnh hưởng xấu đến lãnh đạo ra sao. Vào Facebook của ông Kiệt cũng không thấy bài viết nào của ông, hay là ông đã viết trên Facebook rồi đã gỡ bỏ?

Bài báo cho biết, nhà chức trách “nhận được đơn tố cáo về ông Kiệt có hành vi đe dọa giết người“, nhưng không nói ông đe dọa ai, bằng hung khí gì. Sau đó báo đưa tin, “xác minh xét thấy Kiệt lợi dụng các quyền tự do của mình xâm phạm đến lợi ích của Trường CĐ Cần Thơ và cá nhân ông Trần Thanh Liêm, Hiệu trưởng trường…“.