23-9-2024
Đọc bài viết đầu tiên sau khi ra tù của anh Thức về việc anh bị “cưỡng bức đặc xá” và đã phản đối hành động đó ra sao, ngay cả khi đang phải thụ án 16 năm tù, mới thấy hết được lòng quả cảm và sự kiên cường nơi anh.
23-9-2024
Đọc bài viết đầu tiên sau khi ra tù của anh Thức về việc anh bị “cưỡng bức đặc xá” và đã phản đối hành động đó ra sao, ngay cả khi đang phải thụ án 16 năm tù, mới thấy hết được lòng quả cảm và sự kiên cường nơi anh.
Nghiêm Huấn Từ
23-9-2024
Hỏi nóng chatGPT về ân huệ khi bị kết án có nhõn 16 năm, mà được ra tù trước hạn tới 8 tháng lận
Xin hỏi ChatGPT: Ở Việt Nam đang rộ tin một người là ông Trần Huỳnh Duy Thức bị kết án tù tới 16 năm, nay được được ra khỏi tù trước thời hạn tới 8 tháng lận! Có phải đây là ân huệ sâu nặng của đảng ta nhân dịp cụ chủ tịch Tô Lâm đi Mỹ?
22-9-2024
Bộ mặt của một chính thể, một đất nước có được coi là văn minh, nhân bản hay không chính là cách chính thể và đất nước ấy đối xử với những người bất đồng chính kiến. Chỉ còn 8 tháng nữa là tròn 16 năm tù. Với một người đầy đủ trí tuệ và ý chí kiên cường như ông Trần Huỳnh Duy Thức, mấy tháng tù ấy mùi mẽ gì! Nếu thực sự nhân đạo thì đã phải thả ra từ lâu rồi.
22-9-2024
Bất giác thầm thì những câu gan ruột của thi sĩ Tô Thùy Yên mà thành tên gọi. “Ta về một bóng trên đường lớn”. Một đời làm thơ chỉ cần bài “Ta về” đã quá đủ thành núi này non nọ.
Nhã Duy
21-9-2024
Việc nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức được nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do trước thời hạn có lẽ là một trong những vấn đề đã được nội các chính quyền Biden-Harris quan tâm và vận động từ năm 2021.
Lê Minh Nguyên
21-9-2024
Cộng sản Việt Nam bắt những người dân có trí tuệ của mình làm tù nhân và dùng tù nhân đó để làm mồi câu tư bản.
BTV Tiếng Dân
20-9-2024
Nhà hoạt động Trần Huỳnh Duy Thức, một tù nhân lương tâm đã được trả tự do đêm 20-9 và trên đường về nhà ông ở quận Tân Bình, Sài Gòn, thành Hồ.
Nguyễn Tiến Dân
15-9-2024
1- Trong bảng vàng vinh danh những anh hùng dân tộc của đất Việt, các triều đại sau, họ đều dành một vị trí trang trọng cho Hoàng đế Lê Đại Hành.
Nghiêm Huấn Từ
14-9-2024
Hỏi: Tôi thay mặt một bà cụ mù chữ, hỏi ChatGPT, dấu hiệu nào quan trọng nhất và dễ thấy nhất nói lên sự hạn chế tự do ngôn luận?
8-9-2024
Blogger Nguyễn Vũ Bình bị truy tố vì ủng hộ dân chủ, nhân quyền
Nguyễn Duy
6-9-2024
LGT của Nguyễn Thông: Hai bài thơ của bác Nguyễn Duy ngày 2.9. Nhà thơ Nguyễn Duy là tên tuổi không xa lạ với đời sống văn chương xứ này. Hôm lễ trọng của nhà nước, Quốc khánh 2.9, bác viết và gửi cho tôi hai bài dưới đây. Tôi mạn phép đăng vào FB nhà, như một cách lưu lại lịch sử, cũng để làm tư liệu.
4-9-2024
Nếu các bạn muốn tìm hiểu về một cuộc “cách mạng màu”, đa phần do sinh viên khởi xướng và lãnh đạo, gây ra hậu quả nặng nề, kéo lùi văn hóa và phát triển kinh tế cả thập kỷ, giựt đổ toàn bộ tượng đài, bức hại toàn những tiếng nói yêu nước… thì các bạn không cần nhìn sang Bangladesh hay Myanmar chi cho xa (mà tên hai nước này cũng khó đọc nữa chứ). Chỉ cần các bạn nhìn vào anh láng giếng Trung Quốc của chúng ta thôi.
Tác giả: David Brown
Song Phan chuyển ngữ
27-8-2024
Tóm tắt: Giờ đây, khi đang ở đỉnh cao nhất, hồ sơ bẩn của Tô Lâm có thể giữ ông ta ở đó.
VETO!
24-8-2024
Phát ngôn viên về Bảo vệ Môi trường và Khí hậu của Khối liên đảng CDU/ CSU trong Quốc hội Liên Bang Đức nhận bảo trợ cho nhà hoạt động môi trường, LS Đặng Đình Bách.
16-8-2024
Phiên toà hôm qua đã xử blogger Nguyễn Chí Tuyến 5 năm tù giam. Tôi có trao đổi với một trong 4 luật sư bào chữa trong vụ án và nhận thấy rằng, quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam gần như bằng không. Kết tội và tống vào tù một con người, nếu không có lý do chính đáng thì là một hành động vô nhân đạo, vô pháp, khiến vợ chồng, cha con chia lìa, kinh tế lụi bại, tương lai những đứa trẻ bị ảnh hưởng. Tôi phản đối bản án này.
30-7-2024
Một căn bệnh không thuốc nào chữa khỏi mà những kẻ độc tài đều mắc phải là bệnh hoang tưởng quyền lực.
29-7-2024
Khái quát
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đánh giá cao cơ hội được đóng góp vào tiến trình chuẩn bị cho Cuộc Đối thoại Nhân quyền Australia – Việt Nam lần thứ 19, dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng Bảy năm 2024.
Nguyễn Quang A
5-7-2024
Cuốn sách “Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội” của Lê Anh Hùng là một công trình tổng quan học thuật rất công phu, đáng quý và đáng đọc.
Vấn đề quyền lực là vấn đề mấu chốt của chính trị. Và chính trị liên quan đến bất kỳ ai, kể cả những người khăng khăng rằng họ không dính líu gì đến chính trị cả. Như bản thân chính trị, quyền lực là một vấn đề phức tạp, đa chiều, khó hiểu và trong cuốn sách này tác giả giúp chúng ta hiểu dễ hơn, tốt hơn về quyền lực, về tầm quan trọng của quyền lực và vì sao cần kiểm soát quyền lực trong xã hội, cũng như nhiều cách để kiểm soát quyền lực.
Trong công cuộc “đốt lò” chống tham nhũng, người đứng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố “phải nhốt quyền lực trong ‘lồng’ cơ chế, luật pháp…”. Cụm từ này được báo chí Việt Nam nhắc đến vào trung tuần tháng 4 năm 2016. Nói cách khác, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề cập đến vấn để kiểm soát quyền lực ít nhất từ tháng 4 năm 2016. Kể từ đó, nhất là vài năm gần đây, báo chí chính thống cũng như các nhà lý luận của ĐCSVN đã viết rất nhiều về việc “nhốt quyền lực trong lồng cơ chế”. Nói thế để thấy những người cầm quyền của Việt Nam cũng thấy vấn đề kiểm soát quyền lực là quan trọng như nhiều người khác đã thấy và được Lê Anh Hùng trình bày trong cuốn sách này.
Tuy nhiên, các dữ liệu do báo chí chính thống cung cấp, nhất là về các vụ kỷ luật (với 7 trong số 18 ủy viên Bộ Chính trị của ĐCSVN, tức là gần 40% ban lãnh đạo chóp bu khóa XIII của ĐCSVN, cùng nhiều ủy viên trung ương, tướng lĩnh, cán bộ cao cấp ở trung ương và các địa phương, đã bị kỷ luật, thậm chí bị mất chức hay bị vào tù), cho thấy dường như việc “nhốt” quyền lực này chưa có hiệu quả.
Vì sao?
Vấn đề là hiểu quyền lực như thế nào, “nhốt” quyền lực vào những cơ chế nào và “nhốt” ra sao? Về các vấn đề quan trọng này các nhà lý luận của ĐCSVN có thể tham khảo cuốn sách này của Lê Anh Hùng để hiểu kỹ hơn và có thể tư vấn các chính sách hữu hiệu hơn cho các nhà lãnh đạo ĐCSVN để “nhốt” quyền lực vào lồng cơ chế, luật pháp và quan trọng hơn là để cho người dân hiểu và tìm ra những câu trả lời cho câu hỏi vì sao đó.
Tôi sẽ không giới thiệu nội dung của cuốn sách vì bạn đọc không quá tốn thời gian để đọc cuốn sách tương đối ngắn này (nhưng sẽ tốn thời gian để suy ngẫm và tìm hiểu kỹ nội dung). Trong phần còn lại tôi muốn giới thiệu thêm một chút về tác giả vì ở cuối cuốn sách tác giả giới thiệu mình chỉ thuần túy như một nhà nghiên cứu.
Trước khi bị bắt ngày 5 tháng 7 năm 2018, Lê Anh Hùng bị người ta cho là người “mắc bệnh tâm thần hoang tưởng” do anh đã công bố rộng rãi lời tố cáo (với nhiều phiên bản khác nhau có phiên bản dài gần 100 trang) một số lãnh đạo cấp cao của ĐCSVN về những tội động trời. Anh đã bị tạm giữ nhiều lần trước năm 2018 và đến ngày 5 tháng 7 năm 2018 Lê Anh Hùng bị bắt theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì “lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Chưa nói đến tính vi hiến của Điều 331 (cũng như vài điều khác) trong Bộ luật Hình sự, người “lợi dụng” trong trường hợp này là Lê Anh Hùng, còn những người bị xâm phạm có thể là Nhà nước, các tổ chức hay cá nhân khác. Trong quá trình điều tra và tố tụng, không thấy bên “bị hại” nào đưa ra những lời xác nhận họ là các “bị hại” hay bất kể bằng chứng nào rằng họ bị Lê Anh Hùng xâm phạm những lợi ích nào của họ.
Ngày 6 tháng 5 năm 2019, Lê Anh Hùng bị đưa vào Viện Pháp y Tâm thần Trung ương trong thời gian hơn ba năm và trở lại nơi tạm giam vào ngày 10 tháng 5 năm 2022.
Sau hơn 4 năm giam giữ, ngày 30 tháng 8 năm 2022 Lê Anh Hùng bị kết án 5 năm tù, và mãn hạn tù ngày 5 tháng 7 năm 2023.
Trong phần Dẫn nhập, tác giả ghi ngày 5 tháng 7 năm 2024, không chỉ cho thấy ngày 5 tháng 7 có tính chất đặc biệt đối với tác giả đến thế nào, mà còn cho thấy, chỉ trong vòng một năm sau khi ra tù ông đã hoàn tất cuốn sách này. Một người bị coi là mắc bệnh tâm thần mà chưa đầy một năm sau khi ra tù đã viết được cuốn sách này thì quả đáng khâm phục.
Tôi chân thành giới thiệu cuốn sách Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội của Lê Anh Hùng với các bạn đọc Việt Nam, nhất là các bạn trẻ và đặc biệt với 5 triệu đảng viên của Đảng Cộng Sản Việt Nam cùng các nhà lý luận và các cán bộ cao cấp của nó.
***
Lời giới thiệu của tác giả Lê Anh Hùng
Hôm nay là ngày 5/7/2024, tròn 6 năm kể ngày tôi bị bắt (5/7/2018) và tròn 1 năm kể từ khi tôi được trả tự do (5/7/2023). Để kỷ niệm sự kiện đáng nhớ này, hôm nay tôi xin được công bố tác phẩm mới của mình – cuốn sách mang tên “Quyền lực và vấn đề kiểm soát quyền lực trong xã hội”.
“Vấn đề quyền lực ở Việt Nam hiện nay đang rất nóng, rất cần có sự lý giải cặn kẽ và hướng giải quyết đúng đắn. Tôi thấy cuốn sách ‘Quyền lực và vấn đề kiểm soát quyền lực trong xã hội’ có nội dung bao quát, có tính hệ thống rất cao. Tôi chưa thấy ở Việt Nam, sách tiếng Việt mà có được sự tổng hợp hệ thống như vậy” – đó là nhận xét của nhà văn Nguyễn Nguyên Bình, một trong những người đã đọc và bày tỏ cảm tưởng về cuốn sách.
Đây là bản PDF của tác phẩm, còn bản in của nó thì phải vài ngày nữa mới ra mắt. Tôi xin dâng tặng cuốn sách này cho những ai đã quan tâm, ủng hộ và đồng hành với tôi suốt mười mấy năm qua, và đặc biệt là cho tất cả những người Việt Nam yêu nước cả trong lẫn ngoài hệ thống vẫn đang ngày đêm trăn trở, ưu tư với vận mệnh nước nhà. Trên tinh thần đó, với bản PDF này, ai cũng có thể download tự do tại địa chỉ:
https://drive.google.com/file/d/1XhgQqZf_HULQRqEa0wl9sd6OWbwtLFT0/view
Rất mong quý vị cùng chung tay phổ biến để tác phẩm đến với càng nhiều độc giả càng tốt.
Trân trọng cám ơn quý vị!
Lê Anh Hùng
Thục Quyên
3-7-2024
LGT: Luật sư Đặng Đình Bách, 46 tuổi, là một luật sư về quyền môi trường và là giám đốc tổ chức phi chính phủ có tên Trung tâm Nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững (LPSD). Ngày 24-6-2021, ông đã bị bắt và bị kết án 5 năm tù giam về tội “trốn thuế”. Hiện ông Bách đang bị giam giữ tại trại giam số 6, xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghê An. Sau đây là bức thư của bà Thục Quyên gửi cho LS Đặng Đình Bách: