Đôi điều về lịch sử, pháp lý và hệ quả kinh tế chiến lược nếu VN từ bỏ chủ quyền ở đảo Tri tôn, nhân đọc bài báo “Đảo Tri tôn và năm điều cần biết” trên BBC Việt ngữ.
Sự việc tàu khu trục Mỹ đi qua hải phận 12 hải lý của đảo Tri Tôn, thể hiện chiến dịch “freedom-of-navigation operation” gọi tắt là FONOP, ngày 2 tháng bảy vừa qua, phản ảnh trên thực tế điều 17 của Luật Biển quốc tế. Theo đó “quyền qua lại không gây hại của tàu bè trong vùng lãnh hải” được nhìn nhận.
Sáng nay, trong buổi công bố dự thảo kết luận thanh tra đất đai ở Đồng Tâm, khi được hỏi vì sao đất quốc phòng mà lại bỏ không, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đáp rằng người dân “không được phép đòi hỏi đất quốc phòng sử dụng vào việc gì, vì sao bỏ không, vì điều này thuộc về an ninh quốc gia” và yêu cầu “đừng hỏi “cùn” để lý sự, che lấp âm mưu khác”. [1]
Vì sao ông Chung phải gay gắt như vậy? Vì đây là một trong những vấn đề mấu chốt quyết định cách nhìn của dư luận về sự việc, mà ông Chung không muốn mọi người đào sâu, không muốn ai đặt câu hỏi.
Theo báo cáo của các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới thì Việt Nam là quốc gia giam cầm tù nhân chính trị nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á.
Cuộc sống bế tắc
“Hai chân hồi đó thời gian ba mươi mấy năm, bị cùm tổng cộng hết 11 năm 8 tháng. Bây giờ về, hai chân bị nhức, đau khớp và gân gần như bị liệt. Mấy ông thầy giỏi lắm, châm cứu miễn phí. Có khi cả tuần mình bỏ vô thùng phước sương hai-ba chục ngàn. Ông thầy châm cứu cản, không cho.”
Ông Ngải Vị Vị, nghệ sĩ trực ngôn của Trung Quốc, mang chân dung của nhiều nhà hoạt động Việt Nam tới thủ đô Hoa Kỳ, trong cuộc triển lãm kéo dài nhiều tháng, dự kiến thu hút hàng trăm nghìn người tới xem.
“Trace” (Dấu vết) chiếm trọn tầng hai của bảo tàng đương đại Hirshhorn nằm cách Quốc hội Mỹ, nơi nhiều dân biểu từng lên tiếng kêu gọi tự do cho các công dân Việt có tên trong triển lãm, vài dãy phố.
Ân xá Quốc tế và hơn 30 tổ chức khác vừa gửi thư ngỏ cho Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm, kêu gọi Việt Nam tiến hành một cuộc điều tra “độc lập, không tư vị và hiệu quả” về cái chết gây nhiều nghi vấn của ông Nguyễn Hữu Tấn, một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, tại trại tạm giam công an Vĩnh Long hồi đầu tháng 5.
Trong thư, các tổ chức kêu gọi Việt Nam chấm dứt đe dọa và sách nhiễu đối với gia đình ông Tấn.
Ông Nguyễn Hữu Tấn bị công an bắt vào ngày 2/5 với cáo buộc “phát tán tài liệu chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam”, vi phạm Điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Từ các nước trong khu vực Đông Nam Á, Đông Á, cho tới Hoa Kỳ, không ở nước nào mà quân đội ‘tham gia làm kinh tế’ như ở Việt Nam, theo các khách mời nói với BBC.
“Ở Hoa Kỳ, quân đội không đi làm kinh doanh, họ có thể có những nhiệm vụ nghiên cứu, làm sao để giải quyết những bài toán của tương lai. Và một số kết quả nghiên cứu đó cho đến bây giờ đưa ra chuyện chúng ta mới dùng iPhone, điện thoại thông minh…là xuất phát từ quân đội ra.
“Họ muốn cháu tôi không thể ngẩng lên mà sống sau khi đã chia lìa tình mẫu tử. Tôi tin rằng những Facebook này là của an ninh tạo ra nhằm làm chúng tôi gục ngã trong lúc này”.
Tôi nay tuổi đã cao, không biết có chờ được ngày con tôi ra khỏi lao tù để trao lại 2 cháu nhỏ. Những ngày qua là những ngày vô cùng khó khăn với chúng tôi để chấp nhận bản án phi nhân mà họ đã giáng lên cả gia đình chúng tôi. Tôi càng đau khổ hơn khi gần đây phải nghe những điều ác ý về Quỳnh. Là một người mẹ tôi thật sự không chịu đựng nổi.
Về khoản nợ gần 400 triệu của Quỳnh, gia đình chúng tôi đã tự giải quyết xong từ ngay sau khi Quỳnh bị bắt. Biết đó là việc riêng của gia đình, chúng tôi chưa bao giờ nhắc đến cho đến khi phía công an cố tình lôi ra để vu khống Quỳnh nhằm gây chia rẽ. Bạn của Quỳnh là Kim Tiến mới viết về việc này để mọi người hiểu rõ ngọn ngành, số tiền thưởng của CRD thuộc về quỹ của MLB và tiền nợ của Quỳnh là một vấn đề riêng của gia đình.
Bài viết của tác giả Thùy Nguyễn, hiện là bác sĩ ở TP Westminster, California, Hoa Kỳ.
Thế giới thay đổi và Việt Nam cũng phải thay đổi.
Sau 75, chúng tôi trở thành kẻ thua cuộc, cho dù chưa bao giờ ra trận, cho dù vào năm 75, chúng tôi vẫn còn là học sinh.
Họ là kẻ chiến thắng và họ có thể chửi chúng tôi bất cứ lúc nào trong những buổi họp tổ dưới cái tên gọi mỹ miều: Phê và Tự Phê. Chúng tôi học cách im lặng để sống, một con giun học cách lách mình để tránh khỏi cái đạp nghiền nát của kẻ mệnh danh là con người vĩ đại làm nên kì tích cho dù thân phận giun dế chẳng làm hại đến ai và rồi trở thành hèn lúc nào cũng không hay. Hôm xem phim The Hunter Games, tôi khóc ngon lành, cả một quá khứ dường như sống dậy. Một thời kinh hoàng mà tôi đã từng sống qua.
Khi hình ảnh trước tòa của Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh xuất hiện trên mạng, nhiều người biết cô phải kinh ngạc kêu lên: Sao lại thế này?
Đó là vì người ta phải thấy Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trong chiếc áo thun mà ngực áo có hình in, còn bên dưới là chiếc quần màu hồng, hoàn toàn tương phản với hình ảnh quen thuộc của cô từ trước đến nay.
Vụ tàu khu trục của Mỹ, chiếc US Stethem, áp sát đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hôm chủ nhựt, 2 tháng bảy, đã tạo phản ứng hết sức gay gắt nơi TQ. Phát ngôn nhân BNG Trung quốc ông Lục Kháng cho rằng hành vi của tàu chiến Mỹ là « khiêu khích chính trị và quân sự, đe dọa an ninh Trung Quốc ». Ông này cũng cho biết TQ sẽ đưa tàu chiến và phi cơ chiến đấu đến khu vực.
Báo chí cho biết chuyện này xảy ra sau cú điện thoại của ông Trump cho Tập Cận Bình về vụ Bắc Hàn.
Thứ nhất, một xã hội man rợ và bạo lực ngay cả trong các nếp sinh hoạt văn hóa. Như chém lợn, chọi trâu hoặc đập đầu trâu đến chết một cách công khai trước bàn dân thiên hạ, từ người già tới trẻ em, từ đàn ông tới phụ nữ, họ hò hét và sảng khoái với những lễ hội rợn người này. Chứng kiến những cảnh tượng họ chém thẳng đầu lợn tứa máu, dùng búa tạ đập đầu trâu, đặt cược những cặp trâu chọi nhau trong những lễ hội, nhìn mà thấy rùng mình kinh sợ. Những đứa trẻ chứng kiến những cảnh đó lớn lên bằng những hình tượng kinh hoàng ấy sẽ trở nên như thế nào sau này?
Hai phiên tòa im lặng – với một bên bị cáo phải sử dụng quyền im lặng để tự bảo vệ trước cơ quan tố tụng, với một bên là bị cáo và luật sư không có tiếng nói trong phiên xét xử.
Có hai vụ án được đưa ra xét xử gần như đồng thời, vụ án Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thuỳ Dung bị ông Cao Toàn Mỹ tố cáo lừa đảo chiếm đoạt 16,5 tỷ đồng, và vụ án Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Blogger Mẹ Nấm) với diễn tiến gây chú ý.
Vụ án Phương Nga – Cao Toàn Mỹ không chỉ là một vụ án hình sự đơn thuần. Diễn tiến trong các phiên xét xử cho thấy tố tụng có nhiều dấu hiệu bị lũng đoạn. Cả bị cáo Phương Nga và Dung đều khai vì tin tưởng điều tra viên hứa hẹn, bảo khai và ký vào sẽ được thả. Nhân chứng Lữ Minh Nghĩa – bạn trai của bị cáo Dung phản cung, khẳng định bị Nguyễn Mai Phương, Cao Toàn Mỹ hướng dẫn khai, đưa ra chứng cứ (thư trao đổi qua cán bộ trại giam N.) cho thấy dấu hiệu thông cung, cho biết lời khai tại cơ quan điều tra luôn bị Cao Toàn Mỹ biết. Nhân chứng Nguyễn Văn Yên khẳng định thông qua Nguyễn Mai Phương, được nhờ đóng giả làm chủ căn nhà trên đường Nguyễn Trãi. Luật sư bào chữa cho Phương Nga cung cấp tình tiết mới với hai bản khai của Cao Toàn Mỹ và Phương Nga ghi cách nhau 20 ngày – bản khai của Mỹ (ghi ngày 9/9/2014) và Phương Nga (ghi ngày 29/9/2014) – nhưng có nội dung giống hệt nhau, cho thấy có dấu hiệu của việc sao chụp lời khai của Cao Toàn Mỹ để đưa vào bản khai của bị cáo Phương Nga.
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Trong cuộc họp giữa chính phủ với giới lãnh đạo chính quyền các địa phương, thủ tướng Việt Nam tự thóa mạ mình dối trá khi đưa ra hàng loạt nhận định mâu thuẫn với nhau.
Theo tờ Tuổi Trẻ hôm Thứ Hai, 3 Tháng Bảy, chính phủ Việt Nam họp suốt ngày để thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội trong sáu tháng đầu năm 2017 và định hướng cho hoạt động của bộ máy công quyền trong sáu tháng sắp tới.
GENEVA (30 Tháng 6 năm 2017) – Việt Nam phải chấm dứt những hình thức nhắm tới các nhà hoạt động bảo vệ môi trường, các chuyên gia về nhân quyền LHQ * đã lên tiếng thúc giục ngay sau khi một blogger nổi tiếng bị bắt.
Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một nhà hoạt động nhân quyền bảo vệ môi trường, có tên gọi là Mẹ Nấm, đã bị Nhà nước đưa ra tòa với tội danh tuyên truyền chống nhà nước, sau khi bà đã viết các bài trên blog phê phán chính quyền. Bà bị tuyên án tù 10 năm vào ngày 29 tháng 6 sau một phiên tòa kéo dài một ngày, và sau 9 tháng bị giam giữ.
Toàn văn Thư kiến nghị Thủ tướng Đức đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự hội nghị G20 của cộng đồng người Việt Nam tại Châu Âu.
Kính thưa bà Thủ tướng Liên bang,
Berlin, ngày 29 tháng 6 năm 2017
Kính thưa bà Thủ tướng Liên bang,
Thay mặt Liên hiệp người Việt toàn Liên bang Đức và các hội đoàn người Việt Nam tại châu Âu, chúng tôi xin gửi tới bà Thủ tướng và Chính phủ Liên bang Đức lời chào trân trọng.
Thủ tướng Việt Nam dự kiến sẽ hội đàm với Tổng thống Đức vào cuối tuần này, và nhiều khả năng, vấn đề nhân quyền qua vụ kết án blogger Mẹ Nấm sẽ nổi lên trong cuộc đối thoại.
Thông tin trên trang web của nguyên thủ Đức cho biết rằng ông Frank-Walter Steinmeier sẽ trao đổi với ông Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 6/7, khi người đứng đầu chính phủ Việt Nam tới thăm.
Đức là một trong số các quốc gia đã mạnh mẽ lên tiếng chỉ trích việc Hà Nội mới kết án 10 năm tù đối với bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm.
Sau khi bị bắt, Công an nhốt Mẹ Nấm tại trại giam huyện Cam Lâm để điều tra, quá trình điều tra Mẹ Nấm không nhận tội nên bị đối xử bằng cách: cho ăn cơm với 2 món cá Nục và rau Mồng Tơi suốt thời gian dài, không cho mặc quần áo lót và dùng băng vệ sinh trong những ngày đèn đỏ, nhốt Mẹ Nấm chung phòng với một can phạm ma túy. Mẹ Nấm phản đối bằng cách tuyệt thực nhịn đói suốt 15 ngày.
Khi bị bắt, Mẹ Nấm yêu cầu được gặp luật sư bào chữa nhưng phía cơ quan an ninh không cho, họ nói đợi khi nào kết thúc điều tra vụ án thì mới được gặp. Vụ án kéo dài gần 8 tháng nhưng gia đình và luật sư chưa nghe tin tức gì về Mẹ Nấm.
Tiếng Việt mình có chữ khốn nạn khá đặc biệt. Người miền Nam nói ai đó là thằng khốn nạn, ắt đó là kẻ xấu xa, đê tiện. Người miền Bắc lại hiểu khác: khốn nạn là khốn khổ, đau khổ, cay cực…
Một ông quan xây cái biệt phủ, nói rằng vay ngân hàng 20 tỉ (vay chừng ấy thì phải thế chấp tài sản 40 tỷ, trả lãi vay mỗi tháng 180 triệu) và giải thích, nguồn tiền khởi đầu từ mua bán chổi đót. Tôi hỏi bạn bè không ai biết, Đót là cái cây ma quỹ gì mà giúp ông làm giàu, phát đùng đùng kỳ diệu vậy, nào, các bạn Bộ Nông nghiệp đang ký cóp xây dựng chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm), hay GI (chỉ dẫn địa lý) sao còn chưa đến gặp ông Quý để tìm hiểu và đưa cây chổi đót vào “tài nguyên bản địa” làm giàu cứu dân Yên Bái khốn khổ, bớt đói, bớt nhận 460 tấn gạo, chỉ bằng 1/4 giá trị cái biệt phủ khốn nạn?
“Học thiên hạ, sau một số scandal, dân ta đã từng đòi Bộ trưởng Giáo dục, Bộ trưởng Y tế từ chức nhưng trước những scandal nghiêm trọng hơn (kiểu như sân golf Tân Sơn Nhất, hay chuyện hàng loạt nghi can, bị can thi nhau chết trong trại giam), chưa ai dám đòi Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Công an từ chức. Chuyện này không lạ và cũng chẳng khó hiểu vì cả hai bộ đã dư cả súng lẫn còng lại đông thuộc hạ”.
Các tổ chức chính trị đối lập tại Nhật đang đòi bà Tomomi Inanda, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật từ chức vì hôm 27 tháng 6, bà đã lấy tư cách Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ Nhật (Self Defense Forces, có thể xem như quân đội Nhật – SDF), kêu gọi dân chúng Nhật bỏ phiếu ủng hộ Đảng Dân chủ Tự do (Liberal Democratic Party – LDP) – đảng đang điều hành chính quyền Nhật, trong cuộc bầu cử vào tháng tới. Những tổ chức chính trị đối lập này lập luận, về nguyên tắc, SDF phải duy trì sự độc lập về chính trị, không thể chấp nhận việc bà Inanda lợi dụng SDF để hỗ trợ cho LDP.
Những ngày này có lẽ, người dân Đồng Tâm đang nín thở chờ đợi kết quả thanh tra của chính quyền Hà Nội theo như cam kết của ông Nguyễn Đức Chung. Không biết có phải mọi chuyện đã được sắp đặt sẵn rồi hay không khi mà mới đây, người đứng đầu Chính phủ cũng đã tuyên bố trong chuyện này sẽ “Xử quan trước, phạt dân sau”. Phải chăng với tuyên bố này thì sắp tới đây đằng nào thì người dân Đồng Tâm cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm? Không những vậy, sẽ là thảm hại hơn nữa nếu kết luận cuối cùng cho rằng đất mà bà con khiếu kiện, tranh chấp là đất Quốc phòng?
Mặc dù có những khoản đầu tư quốc phòng đáng kể nhưng một số bộ phận bị xao lãng của Quân đội Việt Nam lại dễ bị Trung Quốc tấn công.
Trong hai thập kỷ qua, Hà Nội đã tập trung nguồn lực hạn chế của mình để tăng cường một số khả năng không quân và hải quân, nhưng những thứ khác trong thiết bị quân sự của Việt Nam đang đi tới chỗ lỗi thời do thiếu đổi mới. Mặc dù không có một định nghĩa phổ quát, tính lỗi thời quân sự có thể được xem xét từ hai cách nhìn: tuyệt đối và tương đối. Cách nhìn đầu liên hệ tới sự sẵn sàng hoạt động, và cách sau là việc so sánh các khả năng giữa một nước và kẻ địch tiềm năng của nó. Trong trường hợp của Việt Nam, cách nhìn tương đối quan trọng hơn do việc Trung Quốc hiện đại hóa quân sự toàn diện. Trong khi các máy bay chiến đấu, tàu ngầm, và tàu khu trục mới của Hà Nội không kém hơn các loại tương ứng của Trung Quốc thì các khả năng khác của Việt Nam sẽ là những điểm yếu cho Bắc Kinh khai thác. Tàu quét mìn, xe thiết giáp và pháo binh là ba ví dụ chính.
17h chiều nay, 29/6/2017, Chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – blogger Mẹ Nấm – vừa bị TAND tỉnh Khánh Hòa tuyên phạt 10 năm tù vì tội tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo khoản 1, điều 88 Bộ Luật hình sự.
Không ai ngờ một phụ nữ mạnh mai, chỉ đấu tranh ôn hòa bằng nói và viết trên facebook, những điều bất bình về thực trạng xã hội, lại đang phải nuôi mẹ già và hai con nhỏ, mà Tòa nỡ kết án 10 năm tù!
Ngày hôm nay, một phiên tòa chính trị đã diễn ra ở Nha Trang, nơi người ta xử một phụ nữ trẻ, mẹ của hai đứa con nhỏ. Đó là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, 38 tuổi.
Người ta không cho chị mặc chiếc áo trắng mà mẹ của Quỳnh gửi vào trại giam cho con. Người ta bắt chị phải mặc một cái áo phông không cổ, với những hình vẽ của trẻ con trước ngực.
Người ta chặn phố xá, chặn mọi ngả đường đến tòa. Nha Trang bỗng như trong tình trạng thiết quân luật.
Vào đầu giờ chiều nay, vụ án tiếp tục với phần tranh luận. Ban đầu là luật sư Võ An Đôn và tiếp đến là luật sư Nguyễn Khả Thành. Tôi là người cuối cùng đối tụng với kiểm sát viên.
Sáu vấn đề chủ yếu tôi đặt ra:
Một. Kết luận điều tra và Cáo trạng viện kiệm sát buộc tội bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hoàn toàn dựa vào bốn bản kết luận giám định của 03 (ba) vị giám định viên khác nhau về lĩnh vực thông tin và văn hoá. Tuy nhiên, Luật Giám định tư pháp, Luật Công nghệ thông tin, Luật Viễn thông và Nghị định 132/2013 không quy định thẩm quyền về giám định tư pháp của Bộ Thông tin truyền thông và cấp địa phương là Sở TTTT. Nên nếu không có thẩm quyền giám định thì việc giám định có giá trị pháp lý hay không?
Ai lại không thấy sự ngược đời trên những tờ báo qua sự so sánh phiên toà Nga-Mỹ và phiên toà Mẹ Nấm. Một đằng là sự ngập tràn thông tin, tường thuật chi tiết và hấp dẫn bằng mọi hình thức thể hiện. Phía còn lại là sự im lìm đáng sợ dù vụ xử này hội đủ điều kiện để “câu” view thậm chí có thể cao hơn vụ kia.
Có nên trách báo chí và những người làm báo? Chỉ nên buồn cho nghề báo. Buồn vì chúng tôi có những người đủ khả năng và sự chuyên nghiệp để đưa tin nhưng mãi mãi bị kiềm hãm bởi óc quản lý của những cảnh sát tư tưởng còn rơi rớt lại từ thời Stalin. Bạn có thể yêu cầu chúng tôi đấu tranh cho nghề nghiệp của mình. Đành trả lời đó phải là câu chuyện dài của cả một xã hội, không thể trút hết lên vai nhà báo dù đúng là họ có vai trò quan trọng.
Các Vụ Bắt Giữ Và Xét Xử Nhà Hoạt Động Thể Hiện Quyết Tâm Dập Tắt Tiếng Nói Phê Bình Của Hà Nội
(New York) Hôm nay Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng chính quyền Việt Nam nên phóng thích ngay lập tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (bút danh “Mẹ Nấm”) và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với cô. Công an bắt cô từ tháng Mười năm 2016 và tống đạt cáo buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 bộ luật hình sự. Tòa án Nhân dân Tỉnh Khánh Hòa dự kiến sẽ mở phiên xử bà vào ngày 29 tháng Sáu năm 2017.
Nếu bây giờ bạn đặt dòng chữ “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” vào ô tìm kiếm của trang Google lừng danh, thì chưa đầy một giây sau, cái trang web ấy sẽ cho bạn khoảng hơn 15 vạn kết quả mà đa phần trong số đó đều cho rằng ông Hồ Chí Minh là tác giả.
Trong số ấy, có trang Xây Dựng Đảng khẳng định nguồn gốc hai câu ấy được ông Hồ Chí Minh dùng mở đầu bài nói tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc ngày 13-9-1958. Sau đó, được đăng trên báo Nhân Dân số 1645, ngày 14-9-1958 [1].
Tôi là Mạc Văn Trang, nghiên cứu Tâm lý học, tôi chưa từng quen biết anh, nhưng mấy hôm nay trên mạng xã hội, tên Đỗ Viết Công được nêu lên la liệt, khiến tôi phải chú ý. Nhiều người kết án anh là “lừa thầy, phản bạn”, tham gia vào vai diễn theo kịch bản của CA Yên Bái; họ lên án anh với những lời thóa mạ nặng nề kinh khủng…
Qua tìm hiểu sự việc, tôi nghĩ có uẩn khúc gì đó, chứ người ta sao có thể dễ dàng phản bạn như vậy, và ngắm tấm hình gia đình hạnh phúc của anh, tôi hiểu rằng anh đang ở vào tình thế vô cùng khó khăn. Anh cũng đã khóa số ĐT và Facebook lại… Nhưng anh không thể im lặng mãi. Bây giờ, chỉ có anh mới tự cứu được lương tâm, danh dự của anh và cứu bạn anh. Vậy xin có vài chia sẻ, coi như tư vấn tâm lý miễn phí cho anh.
Biểu tình ngày 25/6/2017 tại quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh. Ảnh: FB Nguyen Thanh Hung
Một cuộc biểu tình diễn ra tại T.P. Hồ Chí Minh vào sáng ngày 25/6, để phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 tới gần cửa vịnh Bắc Bộ.
Một người tham gia biểu tình, đề nghị không nêu tên, nói với VOA-Việt ngữ rằng có khoảng 30 người tham gia cuộc biểu tình vào lúc 8g sáng ngày 25/6 tại quận Bình Thạnh.
“Ai kiểm soát Biển Đông sẽ thống trị châu Á, và bất cứ ai thống trị châu Á sẽ thống trị thế giới.”(Alexander Vuving, “Trung Quốc sẽ làm gì ở Biển Đông”, Đại sử ký Biển Đông, 21/2/2016).
Trong báo cáo “Asia-Pacific Rebalance 2025: Capabilities, Presence, and Partnerships”, CSIS, January 19, 2016), các chuyên gia CSIS đã cảnh báo rằng Trung Quốc trỗi dậy là “thách thức chính” đối với Mỹ, và “đến năm 2030 thì Biển Đông hầu như sẽ trở thành cái ao của Trung Quốc” (“by 2030 the South China Sea will be virtually a Chinese lake”). Liệu Việt Nam và Mỹ có muốn điều đó không, và có thể làm gì để ngăn chặn điều đó?