Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng 4-1975 (Kỳ 8)

Lê Nguyễn

17-4-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3kỳ 4kỳ 5kỳ 6kỳ 7

(Hồi ức này chỉ là sự nhắc nhở lại những kỷ niệm vui buồn của một phận người sau khi cuộc chiến kết thúc, nó không được sử dụng vào những mục tiêu chính trị và không nhằm nói lên những quan điểm cực đoan trước một quá khứ đã lùi sâu nửa thế kỷ. Tất nhiên, người viết cũng mong mỏi người đọc với một tâm thế như vậy, bình tâm và không cực đoan trong các bình luận của mình…)

Cầu mưa…

Thái Hạo

18-4-2024

Cầu mưa là một thực hành văn hóa – tâm linh phổ biến của nhân loại trong quá khứ. Ngày nay, nhiều vùng trên thế giới vẫn còn duy trì truyền thống này, ngay cả ở các nước hiện đại. Ở Việt Nam, nhiều sắc tộc thiểu số hiện vẫn còn lưu giữ.

Một “cuộc vật lộn” của Giám đốc Nhã Nam

Dạ Thảo Phương

18-4-2024

Ảnh: Ông Nhật Anh nhận huân chương Hiệp sĩ Văn học và Nghệ thuật của bộ Văn hóa Pháp. Nguồn: Báo Người Đưa Tin

Trong bài diễn văn nhận Huân chương, ông Nhật Anh đã gọi công việc làm nghề của mình là “vật lộn với con chữ”. Lời xin lỗi vừa đăng trên trang Facebook của Nhã Nam cho thấy kỹ năng vật lộn này của ông.

Áp lực từ các bài bóc trần VinFast của tôi liệu đã có hiệu ứng?

Sonnie Trần

17-4-2024

Hôm qua lúc tối, không biết trời xui đất khiến sao mà tôi lại đi đọc lại các báo cáo tài chính bán niên và kết niên năm 2023 của Vingroup, tôi lại phát hiện ra vài điều thú vị.

Việt Nam thực hiện cuộc giải cứu trị giá 24 tỷ USD ‘chưa từng có’ cho ngân hàng đang bị dính vào một vụ lừa đảo khổng lồ

Reuters

Tác giả: Francesco Guarascio

Cù Tuấn, biên dịch

17-4-2024

HÀ NỘI, ngày 17 tháng 4 (Reuters) – Việt Nam tiến hành một cuộc giải cứu “chưa từng có” đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), ngân hàng đang bị dính vào vụ lừa đảo tài chính lớn nhất cả nước, theo ba tài liệu ngân hàng và thông tin chính thức mới được cung cấp cho Reuters bởi một chuyên gia có quyền xem tài liệu này.

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nguyễn Huy Cường

16-4-2024

(Bài tiếp theo về nước ở Đồng bằng sông Cửu Long)

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực, vừa mơ hồ, như: Do biến đổi khí hậu. Do biến động ở thượng nguồn sông Mê Kông. Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước v.v…

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện, đó là chính sách “An ninh lương thực” (ANLT) được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Bài viết hôm nay sẽ làm sâu sắc vấn đề này.

Để dễ hình dung, ta hãy tưởng tượng đến một vùng nhỏ hơn, là một huyện. Huyện này mỗi năm tiêu dùng hết 100 tấn lương thực. (Tôi giả định nên làm tròn số cho dễ hình dung).

Để tạo được an ninh lương thực, huyện phải sản xuất ra 150 tấn. Nếu mất mùa, sẽ đủ ăn qua một vụ. Là đủ. Nếu để huyện này phải “bao” ANLT cho một… tỉnh, phải sản xuất ra 200 tấn. Tạm hiểu là gấp hai lần mức tiệu thụ cho dân huyện này.

Trở lại vấn đề sản xuất lương thực và tiêu dùng lương thực ở ĐBSCL. Sản xuất lương thực của vùng ĐBSCL chiếm 49,6% sản lượng cây lương thực có hạt của cả nước, bình quân lương thực có hạt theo đầu người ở đây là 1.360 kg/ năm.

Nên biết, về đại thể, mỗi người dân một năm chỉ tiêu thụ hết 150 kg gạo là cao, còn ở vùng đô thị chỉ 50 kg, đã dư. Bình quân theo tính toán của một nhà chuyên môn là khoảng 8 kg/ tháng. Như vậy, lượng lương thực ĐBSCL nếu để đáp ứng an ANLT cho họ rồi còn dư khoảng 1.250 kg mỗi đầu người!

Khi vươn rộng ra hai chữ “quốc gia” thì hơi khác. Thử xem xét, nếu vùng này khó khăn, chỉ sản xuất ra một nửa số thóc trên, tức khoảng 650 kg, ăn hết 150 kg, vẫn dư ra nửa tấn, thì sao? Thì mười bảy trịêu dân ĐBSCL vẫn “nuôi” được một dân số gấp hơn ba lần dân vùng này, là khoảng 50 triệu người. Số còn lại làm lấy mà ăn chứ!? Làm lấy mà giữ gìn ANLT chứ?

Số 45 tỉnh còn lại, trong đó nhiều tỉnh có diện tích nông nghiệp khá lớn như Thái Bình, Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Hưng Yên, Hải Dương v.v… họ cùng gánh vác với Đồng Bằng Nam bộ này chứ!?

Xin ngó sang một đại lượng khác để thấy câu chuyện này thực ra đã vượt ra khỏi mấy chữ cao quý “An ninh lương thực”. Đó là xuất khẩu gạo. Việt Nam mười năm nay thường “Nhất thế giới, nhì thế giới” về xuất khẩu gạo!

Nghe rất hào hứng. Nghe rất lạc quan. Nó vượt ra ngoài cái “ngưỡng” giữ gìn ANLT rồi. Nhưng…

Cần biết số tiền xuất khẩu 4-5 triệu tấn lương thực mỗi năm ít ý nghĩa về năng lực tài chính lắm. Nêu để so sánh cụ thể, nó chưa bằng số tiền ta nhập phân hóa học, nhập các chất tiền chế để sản xuất phân hoá học, thuốc trừ sâu và mua thức ăn gia súc mỗi năm của Thái Lan đâu!

Ấy là nói chuyện với kiểu “sông bằng nước phẳng” chứ nếu so với số tiền thất thoát từ vụ Trương Mỹ Lan thì số tiền bán 4-5 triệu tấn này “Không là cái đinh gì”, theo cách nói của các cháu tuổi teen.

Cần nói thêm là, như năm 2023, thu được 4,8 tỷ USD từ tiền bán gạo. Ta thường tưởng “tiền bán gạo” là lợi nhuận nhưng đó là nói đại thể. Nếu nhìn sâu số tiền xem như “lãi” thực của hai giới, giới Doanh nghiệp buôn bán gạo không hơn 500 triệu USD; giới nông dân trồng lúa, ít hơn nhiều.

Vậy thì số tiền còn lại trong 4,8 tỷ USD kia đi đâu? Đó là nội dung cốt lõi trong bài hôm nay. Đó là tiền công lao động thủ công, tiền “bao” cả những vụ mất mùa, sâu bệnh, tiền mua phân hóa học vân vân.

Và tiền bán… nước.

Tôi đã bám rất sâu đề tài này (cùng với Đỗ Hồng Cường, Voọc Hành và các nhà khoa học) từ nhiều năm nay và không khó để nhận thấy: Để đáp ứng chủ trương “tăng một triệu tấn lương thực” ở vùng ĐBSCL, ta đã bắt đầu bằng cái nhìn dễ dãi theo kiểu ngạn ngữ xứ bắc nói “Càng bở càng đào”.

Ai đó cảm thấy muốn thêm một triệu hay ba triệu tấn gạo ở vùng này dễ như bỡn. Việc đầu tiên là đắp đê ép dòng sông hẹp lại, đồng ruộng rộng ra để có đất theo … chủ trương.

Có rất nhiều hệ quả xã hội khác mà trong bài này tôi chỉ kể thêm một nét.

Trước chủ trương này hệ sinh thái nước vùng này phong phú vô cùng, sản lượng cũng rất lớn.

Một bác nông dân đi thả lưới ba giờ về, đổ ra sân một đống tôm cá, vợ con ngồi lựa vài giờ chưa hết. Số tôm cá ngon đem bán (Thu nhập cao hơn thóc lúa nhiều) số phụ phẩm còn lại làm mắm, chăn nuôi, thu nhập gia đình rất vững.

Từ ngày đắp đê, sông hẹp lại, tôm cá giảm xuống 20 lần so với trước, cuộc sống khó khăn hơn và con em họ lên thành phố ly hương để bán hương ngày càng nhiều.

Nước: Vấn đề lớn nhất hiện nay là nước. Khi chưa đắp đê, chưa đuổi mặt nước đi chơi chỗ khác, thì hai cánh đồng lớn nằm bên sông Tiền, sông Hậu có tư cách là hai hồ chứa nước ngọt khổng lồ. Nước ngọt từ sông Mê Kông đổ về chỉ hai ba trận mưa cuối mùa, mưa đầu mùa khô là lấp đầy hai cái siêu hồ này.

Lượng nước này tồn lại “gối đầu” đủ cho dân sinh sống đến mùa mưa năm sau. Lượng nước này cũng đủ cho nguồn thuỷ hải sản, bảo đảm cuộc sống người dân khá vững vàng. Nhưng, điều tuyệt vời nhất là lượng nước này đủ để tạo sức ngăn chặn nước mặn từ biển xâm thực vào đồng bằng này.

Đó là sứ mệnh lịch sử, là giá trị không thể tính bằng USD của hai túi nước, hai “siêu hồ chứa” nói trên. Khi ta từ chối nguồn lợi này thì một là liều, hai là chưa… tính đến.

Tôi nghĩ, những tác giả của cú “Tăng một triệu tấn lương thực” dù là cấp nào, dù có học hàm học vị nào nhưng không thể thấu được nội dung này, không thấy được hiện tình hôm nay chính là cái “Quả” của cái “Nhân” có tên “tăng 1 triệu tấn” khi xưa.

Hiện nay, song hành với hiện tượng này còn có vùng café vĩ đại trên Tây Nguyên. Mùa khô người ta hút hàng tỷ mét khối nước từ độ sâu vài chục mét để có lượng café hiện nay, có lúc vươn lên hàng hai thế giới!

Người đời nói “bể dâu” nhưng với cung cách làm ăn này từ nương cà phê Tây Nguyên có chung nguy cơ thiếu nước với vùng ĐBSCL là hiển hiện. Dâu sẽ thành bể, bể cạn.

Viết bài này, tôi thề là không phê phán ai, mà chỉ CHỈ RA cái các cụ nói là “thái quá bất cập” mà thôi.

Thấy, để hiểu ra, không đổ vấy cho trời cho đất. Thấy để sau này, muốn xây dựng chính sách, làm ơn đi ra ngoài phòng máy lạnh, đến nơi cần thấy.

Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng 4-1975 (Kỳ 7)

Lê Nguyễn

16-4-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3kỳ 4kỳ 5kỳ 6

Chuyện anh em nhà Chầy, Cối vẫn trong cơn mê sảng

Quốc Anh

15-4-2024

Trong bữa ăn, bố Chầy, Cối thường hay nói chuyện trên trời dưới đất, chuyện nhặt nhạnh đâu đâu cũng được lôi ra, rồi than ngắn thở dài, lắc đầu: Nát như tã rách.

Đạo đức và sự phá sản đạo đức

Thái Hạo

16-4-2024

Bên dưới bài viết thể hiện lòng tôn trọng của tôi đối với một vị tu sĩ, có một số bình luận nhận định về người tu hành như, “Không lao động đóng góp cho xã hội, cả đời cũng chưa từng làm việc gì tốt… Đạo đức xã hội bị lệch lạc cũng từ đây mà ra”, hay “Lao động tạo ra của cải để giúp người khác thì tốt hơn là lối khổ hạnh vô ích”, v.v… Vậy rốt cuộc tu hành có ích gì cho xã hội?

Hà Nội những ngày hậu chiến đầu tiên, ngày 1-5-1973

Vương Trí Nhàn

15-4-2024

Trích từ Nhật ký Chiến tranh Hà Nội – Quảng Trị – Hà Nội 1972 – 1975

Sự thụt lùi vĩ đại qua vụ sập hầm đường sắt

Nguyễn Thông

15-4-2024

Vụ sập hầm đường xe lửa (đường sắt, hỏa xa) chui qua đèo Cả khiến mạch giao thông này bị tê liệt, ách tắc đã mấy hôm nay, và chưa biết sẽ còn tắc tới khi nào, nói lên điều gì?

Thử đi tìm đường cứu … nước!

Nguyễn Huy Cường

15-4-2024

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang, có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Phải biết mình là ai

Võ Xuân Sơn

14-4-2024

Hiện tượng Lê Minh Hoàng được Trời chỉ cho cách cầu mưa, đang tới hồi cao trào. Nhiều người châm biếm, nhiều cách lý giải. Với trách nhiệm của một công dân đối với một công dân cùng đất nước, tôi thấy mình cần có đôi lời với anh ấy.

Chuyện đời còn nóng (Kỳ 3)

Nguyễn Thông

14-4-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2

Ở phần 2, nhà cháu nói về vàng, giá vàng, chưa xong, giờ biên nốt.

Chuyện đời còn nóng (Kỳ 2)

Nguyễn Thông

13-4-2024

Tiếp theo kỳ 1

Suốt mấy tháng nay, rồi suốt mấy tuần nay, lại suốt mấy ngày nay, thứ lôi kéo cả chính phủ lẫn dân chúng không phải tình hình biển Đông, chiến tranh ở Ukraine, Trung Đông, nhân sự đại hội 14, v.v… Vậy nó là cái gì? Là vàng, giá vàng, thị trường vàng. Nóng rẫy, giãy đành đạch.

Về ông Thích Minh Tuệ

Thái Hạo

14-4-2024

Thời gian vừa qua tôi vô tình thấy hình ảnh một vị tu sĩ được lan truyền trên mạng xã hội, tên là Thích Minh Tuệ. Tôi tò mò tìm xem thêm một số clip do nhiều người đưa lên; rồi lại thấy cả những bài bình luận của nhiều thành phần khác nhau: Khen – chê, tán dương – dè bỉu, thậm chí ác ý chụp mũ và vu khống, đủ cả. Xin có mấy suy nghĩ thế này.

Chuyện đời còn nóng (Kỳ 1)

Nguyễn Thông

12-4-2024

Ở tỉnh Đồng Nai, người ta vừa bắt được quả tang hai người đàn ông khỏe mạnh đang đổ thuốc trừ sâu cực độc xuống sông, làm cho cá chết, sau đó vớt cá đem đi bán. Họ khai thường xuyên “đánh cá” kiểu này.

Bà Lan sẽ không bị tử hình

Dương Quốc Chính

14-4-2024

Nhiều kẻ muốn bà Trương Mỹ Lan chết sớm. Bởi vì trong mấy chục năm kinh doanh bất động sản, chắc bà ấy phải quan hệ với tầm ủy viên Bộ Chính trị, đưa triệu đô “cám ơn” như cân đường, hộp sữa. Thế nên, khi chị nhập kho thì khối đồng chí vãi đái, kể cả các đồng chí về “làm người tử tế” chục năm rồi.

Đổi tên làng, tên xã là xóa ký ức, xóa lịch sử, hủy hoại văn hóa?

Chu Mộng Long

13-4-2024

Thú thực, tôi chẳng hưởng ứng những cải cách đèn cù, nhập rồi tách, tách rồi nhập từ tỉnh, thành đến làng, xã. Mỗi lần khắc nhập, khắc xuất như vậy vừa tốn ngân sách, vừa tốn công sức của nhiều người, từ xây dựng bộ máy nhân sự đến khuôn dấu và các loại tờ khai. Đời sống thay đổi, việc tái cấu trúc từ làng, xã đến huyện, tỉnh thành là cần thiết, nhưng trong bối cảnh hiện tại, nhiều khi lợi bất cập hại.

Bàn về hai chữ “chuẩn mực”

Nguyễn Huy Cường

13-4-2024

Thời nay hai chữ “quy trình” đã biến thể đến kinh ngạc. Giá trị của nó cũng đảo điên đến nỗi những gì dù nghiêm trọng đến mấy, nhà chức trách chỉ cần nói “Đúng quy trình” là xong! Coi như huề cả làng!

Lập đàn cầu mưa

Võ Xuân Sơn

13-4-2024

Từ trước giờ tôi vẫn nghĩ có gì đó không ổn trong giới trí thức ở Việt Nam, nhưng tôi không biết là gì. Hôm nay, đọc được một văn bản của ông Tiến sĩ Giám đốc trung tâm Dịch thuật và Khoa học Công nghệ, trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, tôi mới sáng tỏ được chút ít.

Làm mưa, cầu mưa được không?

Chu Mộng Long

13-4-2024

Thế giới tư bản với khoa học kỹ thuật tự cho là hiện đại nhưng không làm được công việc của Trời. Nhưng các nước xã hội chủ nghĩa thì làm được tất. Làm mưa làm gió là chuyện nhỏ.

Lê Nin và Thái Anh Văn

Tạ Duy Anh

10-4-2024

Xin nói ngay, việc dư luận trách móc lãnh đạo Nghệ An trong vụ dựng tượng Lê Nin là trách sai.

Việt Nam lên kế hoạch kết nối đường sắt cao tốc với Trung Quốc

Reuters/ CNN

Cù Tuấn, dịch

12-4-2024

Bộ Kế hoạch và Đầu tư [Việt Nam] cho biết, Việt Nam đặt mục tiêu bắt đầu xây dựng hai tuyến đường sắt cao tốc nối thủ đô Hà Nội với Trung Quốc trước năm 2030. Đây một dấu hiệu khác cho thấy mối quan hệ giữa hai nước láng giềng chung ý thức hệ cộng sản đã trở nên nồng ấm trong thời gian gần đây.

Ông chủ tịch Nguyễn Quang Vinh và UBND quận Cẩm Lệ (Đà Nẵng) đang làm gì?

Thái Hạo

12-4-2024

LGT: Mạng xã hội đang lan truyền một video clip, quay cảnh một cán bộ trường THCS Nguyễn Thiện Thuật, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng, túm cổ áo, vuốt tóc, áp sát mặt nữ sinh… Mạng xã hội càng xôn xao hơn nữa với cách giải quyết của ông chủ tịch Nguyễn Quang Vinh và UBND quận Cẩm Lệ, khi họ giao cho công an xác minh nội dung, động cơ đăng tải clip. Sau đây là quan điểm của nhà giáo Thái Hạo về vụ việc này:

Thách thức của nhà sản xuất xe điện Việt Nam VinFast làm gia tăng rủi ro cho công ty mẹ Vingroup

Reuters

Tác giả: Francesco Guarascio, Phuong Nguyen Miyoung Kim

Cù Tuấn, biên dịch

12-4-2024

HÀ NỘI, ngày 12 tháng 4 (Reuters) – Vingroup, tập đoàn lớn nhất Việt Nam, với các kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh xe điện trên toàn cầu đầy tham vọng, hiện phải đối mặt với rủi ro tài chính ngày càng gia tăng, do VinFast đang bị thua lỗ.

Nước ơi là nước

Võ Xuân Sơn

11-4-2024

Cả triệu con người nhốn nháo vì không có nước. Cả một vùng rộng lớn của đồng bằng sông Cửu Long vốn dĩ rất trù phú, bây giờ phải chờ từng ca nước ngọt, để nấu ăn.

Nghịch lý ở TP Vinh, Nghệ An: Hiếu học mà không đủ trường để học

Nguyễn Ngọc Chu

11-4-2024

Ảnh chụp màn hình

1. KỶ LỤC KHÔNG MONG ĐỢI

Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng 4-1975 (Kỳ 5)

Lê Nguyễn

11-4-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3 và kỳ 4

5.2 NHỮNG BỮA TIỆC “HÀM THỤ” Ở TRẠM XÁ LONG THÀNH

Vào tháng 9 năm 1975, số bệnh nhân nằm điều trị tại trạm xá Long Thành chỉ vào khoảng 9-10 người, trong đó có hai người cao tuổi. Người thứ nhất là cụ Nguyễn Văn Tho, Trưởng khối Dân tộc Thượng viện, được hai cán bộ y tế chỉ định làm người trưởng nhóm. Người thứ hai là bác K., sau khi tình cờ biết mình từng tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chánh (QGHC), bác cho biết bác là bố vợ anh Ngô ĐL, một khóa đàn anh của mình, lúc ấy đã qua đời.

Quan và dân (Phần 1)

Nguyễn Thông

11-4-2024

Ngày 9.4, thiếu tướng Nguyễn Sỹ Quang, giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai nói rằng, Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch bị lừa hơn 171 tỉ đồng do “nạn nhân” bị mắc lừa bọn tội phạm. Chúng dùng thủ đoạn quá cũ, xuất hiện từ cả chục năm trước nhưng nạn nhân thiếu cảnh giác…