Đỗ Ngọc
5-10-2020
Ở Việt Nam thời nay có rất nhiều nghịch lý, có thể điểm ra đây một số điều.
Ở Việt Nam, “nhà cận nghèo” có thể hiểu là nhà giàu hoặc khá giàu.
Ở Việt Nam, để được công nhận là hộ nghèo, thì có nghĩa là bạn phải từ chối nhận hỗ trợ nghèo.
Ở Việt Nam, nếu một người chết thì không có nghĩa là họ đã chết, mà họ vẫn có thể đội mồ dậy để ký nhận trợ cấp, đền bù…
Ở Việt Nam, mọi quyền lợi, người dân đều phải xin: Xin trợ cấp, xin đền bù, xin hộ chiếu, xin là hộ nghèo v.v…
Ở Việt Nam, nơi quân đội làm kinh tế rất giỏi, còn ngư dân thì luôn luôn sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc, biển đảo.
Ở Việt Nam, khi nói tới một thế lực “Lạ” nào đấy thì phải hiểu là rất quen, rất gần.
Ở Việt Nam, khi người ta nói về một khoản đóng góp “tự nguyện” nào đó, thì có nghĩa khoản đóng góp đó là bắt buộc.
Ở Việt Nam, là nơi, khi thu tiền, thì không phải là người ta thu số tiền ấy, mà chỉ thu giá của số tiền ấy thôi.
Ở Việt Nam, khi nói đến “thông cảm” thì được hiểu là đề nghị một khoản hối lộ, còn khi nói đến “bồi dưỡng” thì được hiểu là gợi ý hối lộ.
Ở Việt Nam, khi người ta nói đến “đúng qui trình” thì có gì đó không đúng qui trình.
Ở Việt Nam, khi người dùng bất thường nhận hóa đơn điện bốn tháng liền giống nhau như đúc, thì được nhà điện giải thích là “bình thường”.
Ở Việt Nam, nơi thịt lợn đắt một cách phi lý, khi dân chất vấn nhà chức trách, thì được hỏi lại là: Sao không ăn thịt gà? Tương tự vậy, khi hỏi sao giá điện đắt thì sẽ được hỏi lại: Sao không dùng đèn dầu, dùng nến? Đường nhiều BOT thì sao không đi máy bay, đi tàu thủy. Xăng dầu đắt thì sao không đi xe đạp, đi xe điện v.v…
Ở Việt Nam, trong vụ án mạng, khi thấy cái thớt dính máu nằm bên cạnh nạn nhân bị đập đầu chết, thì cái thớt ấy không dính dáng gì đến vụ án và cần phải vứt đi.
Ở Việt Nam, nếu một đại biểu quốc hội không được dân tái cử, không có nghĩa là ông ấy không còn là dân biểu nữa mà ông ta sẽ là sếp của dân biểu (trường hợp của ông nghị “rau muống”).
Ở Việt Nam, nơi hố xí được thiết kế kèm theo cân, vì nơi này tính phí chất thải theo kg.
Ở Việt Nam, nơi chuồng bò có giá trị gấp hàng chục lần ngôi nhà của chủ nhân ngay cạnh đấy.
Ở Việt Nam, nơi có rất nhiều bộ phim được giải thưởng nhưng không bao giờ được chiếu hoặc chiếu không ai xem.
Ở Việt Nam, trẻ em trước khi đi học chữ thì phải biết chữ.
Ở Việt Nam, nơi sinh viên có quyền bán dâm hai lần.
Ở Việt Nam, nơi trí thức thường lui về nông thôn làm nông nghiệp, chăn nuôi, còn nông dân thì chế tạo ô tô, máy bay, tầu ngầm.
Ở Việt Nam, tỉnh càng nghèo thì càng có nhiều tượng đài và mỗi tượng đài càng to.
Ở Việt Nam, chỗ nào báo chí cũng nói tới “thế lực thù địch” nhưng không thấy nó ở đâu, mà cũng không biết nó như thế nào.
Ở Việt Nam… Ở Việt Nam… có rất nhiều và sẽ còn có rất nhiều nghịch lý.
Việt Nam nổi tiếng nhiều cái không giống ai nên nếu mỗi người cứ đưa ra vài ví dụ thì báo chí đăng không biết bao giơ mới hết!
Ở Việt Nam, khi nói đến băng đảng mafia, cướp của giết người thì người ta nghĩ ngay đến đảng csvn.
Ở Việt Nam, khi dân chúng chửi rủa bọn đầu đất, lũ dốt nát cùng cực thì người ta nghĩ nhay đến những quan chức từ trung ương tới địa phương.
Ôi còn nhiều nghịch lý lắm.
Ở vn, sức khỏe của mọi người đều “bình thường trong điều kiện mới”
Ở Việt Nam, xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng bóc lột . “do & vì dân” là “tại dân”. số không to tổ chảng thì bất tử, độc lập thì tương đối . Bác Hồ hổng dính dáng gì tới chủ nghĩa xã hội/Cộng Sản, lại càng hổng dính dáng gì tới Mác-Lê . “Việt Cộng” bị xem là từ nhục mạ, nhưng tự hào khi được khen là “người Cộng Sản chân chính”, có nghĩa phản bội lại Mác-Lê-Hồ . Trí thức chân chính thì phải lo cho Đảng, vì vậy được thần linh phù hộ, xúc phạm họ là tạo nghiệp .
Vài món ăn chơi . Việt Nam là xứ sở của nghịch lý, đụng vô cái gì cũng là nghịch lý . Tội phạm được tôn là anh hùng, phản quốc được xưng tụng là yêu nước, hại dân được xưng tụng là thương dân, hèn hạ được xem là can đảm, phẩm chất tốt đẹp . Đồ tể văn hóa thì được giải thưởng văn hóa, đồ tể giáo dục được giải thưởng giáo dục … Và tất nhiên, ở những nơi như thía lày, sự thật chỉ dám đứng bên kia bờ đại dương nhìn về . Kính nhi viễn chi .
Ở Việt Nam, đầy tớ của dân có quyền dạy dỗ dân.