Vũ Ngọc Yên
15-3-2020
Với diễn biến khó lường của dịch Covid-19, cùng với việc giá dầu thế giới giảm kỷ lục hơn 30% vì cuộc tranh chấp giá giữa Ả Rập Saudi và Nga, đã khiến thị trường chứng khoán nhiều nước trên toàn cầu trong phiên giao dịch đầu tuần (9/3 – 13/3) sụt giảm kỷ lục.
Trong ngày 9.3.2020, còn gọi là ngày thứ hai đen, chỉ số chứng khoán Mỹ Dow Jones đã mất trên 2.014 điểm (tương đương 7,8%). Con số tệ hại nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chánh 2008. Chỉ số DAX của Đức giảm 916 điểm (7,95%), số điểm giảm nhiều nhất trong một ngày giao dịch kể từ vụ khủng bố 11.9.2001. Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 431 điểm (8,40%). Anh với FTSE 100 giảm 496 điểm (7,69 %), chỉ số EURO STOXX 50 tiêu biểu của khối đồng tiền EURO giảm 273 điểm (8,45%). Tại Á châu, Thị trường chứng khoán Nhật với chỉ số NIKKEI 225 mất trên 5%, chỉ số chứng khoán của Nam Hàn mất trên 4%. Tại Trung Cộng, Shanghai Composite Index giảm 3% và chỉ số chứng khoán Thâm Quyến mất 4%.
Góp thêm vào những bất ổn của thị trường chứng khoán, ngày 7-3, Ả Rập Saudi công bố tăng lượng sản xuất dầu, cũng như giảm giá dầu như một hành động tuyên chiến giá dầu với Nga sau khi hội nghị đàm phán của các quốc gia sản xuất dầu (OPEC) không đạt được thỏa thuận. Giá dầu sụp xuống còn 31 USD, giảm hơn 30%. Đây là mức thiệt hại lớn nhất kể từ cuộc chiến vùng Vịnh 1991.
Chứng khoán toàn cầu còn mất điểm thêm trong ngày 12-3 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đình chỉ mọi chuyến bay đến từ châu Âu trong vòng 30 ngày. Trump biện minh đây là một trong những biện pháp kiểm soát dịch bệnh, đến từ virus “nước ngoài” corona.
Một tháng thê thảm cho thị trường chứng khoán thế giới và Việt Nam
Với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, thị trường chứng khoán khắp nơi đều lao dốc mạnh. Tính từ ngày 14.2 đến 13.3.2020, chỉ số chứng khoán Mỹ Dow Jones đã mất trên 21%. Chỉ số S&P TSX Composite của Canada mất gần 30% và chỉ số BOVESPA của Brazil mất 26%. Tại Âu châu, chỉ số DAX giảm 32%, CAC 40 giảm 32%, FTSE 100 giảm 27%, chỉ số EURO STOXX 50 giảm 32%, Chỉ số RTS Nga mất 32%. Tại Á châu, Thị trường chứng khoán Nhật với chỉ số NIKKEI 225 mất trên 26%, chỉ số Hang Seng (Hồng Kông) 13,5%, chỉ số Senxex (Ấn độ) mất 17, Tại Úc, chỉ số ASX –Úc mất 24%. Tại Kenia, Phi châu, chỉ số NSE 20 giảm14%.
Chỉ số thế giới MSCI giảm gần 30%. Chỉ số MSCI bao gồm cổ phiếu của 1650 doanh nghiệp lớn và trung của 23 quốc gia kỹ nghệ: Mỹ, Gia nã đại, Bỉ, Đan Mạch, Đức, Phần Lan, Pháp, Anh, Ái Nhĩ Lan, Ý, Hoà Lan, Na Uy, Áo, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Do Thái, Úc, Hồng Kông, Nhật, Tân Tây Lan, Tân Gia Ba.
Đại dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng tới thị trường tài chính thế giới và thị trường Việt Nam cũng không ngoại lệ. Chỉ số chứng khoán VN-Index lao dốc mạnh, giảm 18,7%, từ 935 điểm xuống 761 điểm, mốc thấp nhất từ tháng 11.2017. Cổ phiếu các nhóm ngành khai khoáng, bán lẻ, ngân hàng, tiện ích, vật liệu xây dựng, chứng khoán, công nghệ – thông tin, bất động sản bị giảm mạnh. Thêm vào đó, thông tin Việt Nam tạm dừng miễn thị thực với công dân 8 nước gồm Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha được công bố, đã khiến cổ phiếu hàng không lại càng mất giá.
Chỉ trong 5 phiên giao dịch của tuần (9.3 – 13.3.2020) vốn hoá thị trường chứng khoán Việt Nam “bốc hơi” mất 26,3 tỷ USD. Các nhà phân tích tài chính tiên liệu, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục bốc lửa và chỉ số VN-Index có nguy cơ xuống dưới mốc 550 điểm.
Triển vọng thị trường tài chính ổn định?
Đaị dịch Covid-19 lan rộng nhanh chóng. Tính đến 23h tối 15/3 (giờ VN), trên thế giới đã có 163.344 người nhiễm COVID-19 và có gần 6.086 người tử vong, trong đó: Trung Quốc: 3.199 người tử vong. 147 quốc gia và vùng lãnh thổ bên ngoài Trung quốc: 2.887 người tử vong.
Ngày 14/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gọi châu Âu là “tâm dịch” COVID-19 của thế giới, xác nhận 1.266 bệnh nhân tử vong trong số 17.660 người nhiễm bệnh, cao thứ hai thế giới, sau Trung Quốc.
Trong cuộc phỏng vấn của tạp chí Spiegel (Đức) vào ngày 27.2.2020, nhà kinh tế học người Mỹ Nouriel Roubini đã tiên đoán, cuộc khủng hoảng do dịch COVID-19 gây ra sẽ khiến thị trường chứng khoán thế giới sụt giảm từ 30-40%. Dịch COVID-19 sẽ làm suy thoái kinh tế toàn cầu, nhất là Trung Quốc.
Nhà kinh tế học nổi tiếng ở Trung Quốc, Trương Ngạn Nguyên, cảnh báo, nước ông sẽ khó đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6% trong năm 2020. Hầu hết các nhà phân tích và chuyên gia kinh tế đã hạ dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc xuống từ 4% đến 5%. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đã giảm hạ 0,4% triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc xuống còn 5,6%, nhưng cảnh báo con số này còn có thể thay đổi.
So với cùng kỳ năm trước, hoạt động xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã giảm 17,2% trong tháng Một và tháng Hai, xuống mức hơn 292 tỷ USD.
Xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ đã giảm 27,7% trong tháng Một và tháng Hai xuống còn 43 tỷ USD. Trong khi đó, mặc dù nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ đã tăng 2,5%, lên 17,6 tỷ USD, song Trung Quốc vẫn thặng dư thương mại hơn 25 tỷ USD với nền kinh tế lớn nhất thế giới. Cán cân thương mại toàn cầu của Trung Quốc đã thâm hụt hơn 7 tỷ USD trong hai tháng đầu năm 2020.
Một cuộc chiến về giá dầu theo giới quan sát sẽ gây ra những hậu quả lớn về địa chính trị, tiếp tục đẩy các thị trường chứng khoán lao dốc thêm trong khi đã chao đảo nghiêm trọng vì ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Jochen Stanyl, nhà phân tích thị trường của công ty chứng khoán CMC Markets cảnh báo, cuộc chiến giá dầu sẽ trở thành “con thiên nga đen” kế tiếp của thị trường chứng khoán. Khái niệm này ám chỉ một biến cố có tác động lớn không tiên đoán được.
Adam Crisafulli, nhà sáng lập công ty Vital Knowledge khẳng định: “Giá dầu thô đã trở thành vấn đề lớn hơn dịch bệnh đối với các thị trường. Giá dầu đã giảm gần 50% và một số chiến lược gia trong ngành còn ước tính giá dầu có thể giảm xuống mốc 20 USD/ thùng trong năm nay.
Nhằm đối phó các rủi ro kinh tế ngày càng tăng do dịch Covid, ngân hàng quốc gia của nhiều nước đã có biện pháp giảm lãi suất chỉ đạo, thu mua chứng khoán, trái phiếu trên thị trường. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã hạ 0,5% lãi suất đồng USD về mức 1% – 1,25% và trưng dụng 1.500 tỷ USD cho thị trường tài chính.
Nhiều chuyên gia kinh tế đã lên tiếng hoài nghi về tác dụng của những chương trình giảm lãi suất hay “bơm” tiền vào thị trường chứng khoán. Họ cho rằng các ngân hàng có thể hạ lãi suất để kích thích hoạt động vay mượn, nhưng điều đó sẽ không thể giúp thị trường về lâu dài.
“Thị trường chứng khoán sụp đổ trong cơn khủng hoảng virus corona và giá dầu”
Hình nhu đâu có.
Các nuoc phuong tây giàu có lam mà. Moi ho tro cho các nuoc, trong do có vn, hàng triêu đô.
Muon diet virus cs thì mac ke là tb đỏ hay tb trắng, phai hạ knock out. Chi can phuong tây hà hơi cho vài ti usd là virus cs se lai nhay nhót.
Doi den khi so nguoi chet o Châu Âu du nhieu, xem ho còn tiep tuc nuôi con virus cs này nua không.
Mà ho tiep tuc cố chấp cung chang sao. Chet cung là ho chet .
“Tính từ ngày 14.2 đến 13.3.2020, chỉ số chứng khoán Mỹ Dow Jones đã mất trên 21%. Chỉ số S&P TSX Composite của Canada mất gần 30% và chỉ số BOVESPA của Brazil mất 26%. Tại Âu châu, chỉ số DAX giảm 32%, CAC 40 giảm 32%, FTSE 100 giảm 27%, chỉ số EURO STOXX 50 giảm 32%, Chỉ số RTS Nga mất 32%. Tại Á châu, Thị trường chứng khoán Nhật với chỉ số NIKKEI 225 mất trên 26%, chỉ số Hang Seng (Hồng Kông) 13,5%, chỉ số Senxex (Ấn độ) mất 17, Tại Úc, chỉ số ASX –Úc mất 24%. Tại Kenia, Phi châu, chỉ số NSE 20 giảm14%. Chỉ số thế giới MSCI giảm gần 30%. Chỉ số MSCI bao gồm cổ phiếu của 1650 doanh nghiệp lớn và trung của 23 quốc gia kỹ nghệ: Mỹ, Gia nã đại, Bỉ, Đan Mạch, Đức, Phần Lan, Pháp, Anh, Ái Nhĩ Lan, Ý, Hoà Lan, Na Uy, Áo, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Do Thái, Úc, Hồng Kông, Nhật, Tân Tây Lan, Tân Gia Ba.”
-Rất cám ơn virus corona đã kéo Thị trường chứng khoán Thế giới đi xuống, đưa Thị trường chứng khoán Thế giới trở về giá trị thực của nó. Tạo điều kiện cho nhiều ng có tiền nhàn rỗi mua dc cổ phiếu ưa thích mà bao lâu nay họ mong muốn có dc, nhưng giá trị cố phiếu vượt quá khả năng hiện có của họ.
-Virus corona giúp những QG có nền Y tế yếu kém hay QG có nền Y tế mạnh nhưng khi xảy ra khủng hoảng Chính phủ quản trị quan liêu, thiếu & yếu trong năng lực điều hành đất nc, phải chống đỡ chật vật với dịch bệnh, chính nhờ nhờ đó Chính phủ thấy ra những thiếu sót của nền Y tế Quốc gia để rồi sửa chữa, nâng cao lên; nó cũng chỉ ra những lỗ hổng của nền Y tế Thế giới, yc WHO cần phải cải tổ, khắc phục triệt để khi đã để dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán trở nên thành “đại dịch toàn cầu” (từ khi Tập Hoàng đế vạch ra Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) vào năm 2013 đã làm các tổ chức trên Thế giới từ LHQ, WTO, IMF, WB đến cả WHO bước dần vào tha hóa do 01 số cá nhân lãnh đạo của các tổ chức này bị TQ thao túng).
-Virus corona giúp các nền KT trên Thế giới thấy rõ rằng, ko bỏ trứng vào cùng 01 giỏ luôn đúng (rớt giỏ, vỡ trứng là ăn trứng hốt; bỏ nhiều giỏ, rớt giỏ này còn trứng ăn ở giỏ khác). Nền KT QG nên phân làm 03 phần (thế chân vạc), 01 phần tại cố quốc, 02 phần còn lại đặt tại 02 nơi có nguồn cung, nguồn tiêu thụ thuận lợi & 02 nơi bổ trợ nhau dễ dàng khi thị trường có biến động .
-Virus corona giúp đẩy nhanh, mạnh hơn nữa công việc lãnh đạo online, Chính phủ online (lập pháp, hành pháp, tư pháp), doanh nghiệp làm việc online; nói chung từ học hành đến ăn uống, sinh hoạt, khám chữa bệnh,…xử án, giam giữ,…online tuốt.
Cám ơn virus corona.
Mong mọi người trả lại tên Wuhan Corona Virus cho em ấy với, kẻo sau này em nó không biết nơi xuất thân thì tội nghiệp lắm.