3-12-2019
Khi viết đôi dòng về Hồ Duy Hải, tôi cứ bị ám ảnh, nếu như Hải bị bắn ngay sau khi án có hiệu lực thì sao. Chúng ta không biết chắc Hải có oan hay không. Nhưng chúng ta biết chắc, tố tụng bị vi phạm nghiêm trọng và những bằng chứng đưa ra ở các phiên tòa là không đủ để kết tội anh.
Khi ngồi với nhau, nhiều điều tra viên cao cấp thừa nhận với tôi, oan sai không chỉ nằm trong số các bị cáo được tuyên vô tội, các bị án được minh oan… oan sai còn rất nhiều trong các trại giam và có cả những oan sai đã bị bắn.
Đây là lần đầu tiên, sau hơn 20 năm, tôi mở những tấm hình này ra. Những tấm hình chưa từng công bố. Chiều qua, khi nói chuyện với một phóng viên pháp đình, cô ấy đề nghị tôi post và viết mấy dòng này lên. Xin lỗi gia đình các nạn nhân. Tôi đã rất shocked khi chứng kiến cuộc hành hình này, tôi biết là các bạn cũng sẽ rất đau lòng khi nhìn thấy những hình ảnh ấy. Nhưng, tôi rất muốn những người có trách nhiệm thấy để phải suy nghĩ rất kỹ khi tuyên án tử hình.
Khi đứng ở trường bắn Thủ Đức, chụp những tấm hình này, tôi nhớ lại gương mặt đăm chiêu của ông Lê Thúc Anh, Chánh án TAND TP HCM. Hôm đó (1997), khi tòa xử vụ Tamexco đang giải lao, thấy ông Chánh Án đứng một mình, tôi lại gần, ông nói, “Trong 4 bị cáo này (Phạm Huy Phước, Lê Đức Cảnh, Trần Quang Vinh, Lê Minh Hải) chỉ có một người là ‘tham nhũng chính hiệu’. Nhưng, ngay cả người đó, Trưởng phòng Công chứng Vũng Tàu Lê Đức Cảnh, cũng có nhiều tình tiết giảm nhẹ…” Vậy nhưng, các thẩm phán của ông Lê Thúc Anh vẫn phải tuyên 4 án tử hình.
Trần Quang Vinh làm cơ sở hạ tầng đổi đất, đoạn đường ven biển Bãi Trước, chạy qua dinh Bảo Đại, là do ông làm. Ông mang 37 hecta được “đổi” nhượng lại cho Tamexco. Một hội đồng định giá ở Bà Rịa – Vũng Tàu được lập, thừa nhận “giá thị trường” để Tamexco thế chấp. Ông Lê Đức Cảnh chỉ công chứng hành vi này của các bên.
Cũng như khi xét xử vụ Minh Phụng – Epco, Tòa không thừa nhận giá thị trường, Tòa lấy giá trên sổ sách tính giá một mét vuông không mua được một que kem. Ông Trần Quang Vinh bị bắn khi Tỉnh còn nợ ông 15 tỷ đồng. Ngay trước khi ông Minh Phụng bị bắn, nhiều tài sản của ông được bán với giá cao hơn rất nhiều giá được định tại tòa.
Những doanh nhân như Phạm Huy Phước, Tăng Minh Phụng và cả Lê Văn Kiểm… đã “đi trước thời đại” tích lũy rất nhiều đất đai. Trong thập niên 1990s, ông Kiểm, ông Phụng không sử dụng quyền lực nhà nước để lấy đất của dân như chúng ta chứng kiến ở Thủ Thiêm, ở Văn Giang… Họ cho người gặp dân thỏa thuận giá và sang nhượng. Chính sách đất đai nửa vời đã giết Trần Quang Vinh, Phạm Huy Phước, Tăng Minh Phụng… nhưng lại cứu Lê Văn Kiểm. Một người về đỉnh cao, nhiều người về vực sâu tùy thuộc ai nắm chính trường khi các doanh nhân thất thế.
Không ai giải oan cho Tăng Minh Phụng, Phạm Huy Phước, Trần Quang Vinh… Mà ngay cả được giải oan họ cũng chỉ còn là nắm đất. Không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh liên quan tới đất đai, Minh Phụng, Tamexco… mà so với tham nhũng ngày nay thì chỉ là rất “muỗi”. Bắn không có giá trị răn đe khi chính sách quá màu mỡ cho quan tham đục khoét.
Thay vì tử hình, kể cả các ủy viên BCT hay bộ trưởng. Đừng điều tra như trò đùa trong các vụ như AVG hay PVN… Có người dân nào tin Bắc Son chỉ nhận 3 triệu USD và Minh Tuấn thì chỉ 200 nghìn bạc lẻ. Làm sao chỉ có Son, Tuấn mà tiêu được 8.900 tỷ đồng. Làm sao tiền hối lộ lại chỉ chi cho cấp cao nhất là hai vị ấy…
Thay vì tử hình, điều tra cho tới, thu hết tài sản cả phần hối lộ và cả phần phạt… rồi bắt họ ở tù như tù. Đừng “tù” mà hơn cả đi an dưỡng (với chim hoa cá cảnh) như Bình Vinashin, như nhiều đại gia… hoặc ở tù qua loa rồi giảm án.
Một nền kinh tế đầy những mảng tối chồng lấn giữa khu vực tư nhân và quốc doanh; một nhà nước tự trang bị cho mình quyền thọc tay vào mọi hoạt động của các nhà doanh nghiệp… thì có bắn bằng súng máy cũng không hết tội phạm. Không riêng lĩnh vực kinh tế.
Tôi đã từng phỏng vấn Phước Tám Ngón, một tên cướp giết người không ghê tay. Nhưng, ngay cả với các tội phạm cần phải cách ly khỏi xã hội như Phước, tử hình theo tôi cũng không phải cách để ngăn ngừa tội phạm. Nhất là chúng ta đang có một hệ thống tư pháp rất khó tránh oan sai. Bắn rồi, sao sửa.
Đây là sản phẩm bẩn của một hãng đa cấp group mang tên nước chxhcnvn.
Nếu bỏ án tử thì phải bỏ luôn án tù Tối đa vì ở VN chỉ tối đa 20 năm và còn được ân xá nên chỉ còn vài năm là ra.
Phải cho án tù lên hàng Trăm năm, Không ân xá, và phải Cộng gộp nhiều nạn nhân, nhiều tội (counts) vào một vụ. Đó là cách làm ở Mỹ nên có tội phạm lên đến mấy trăm năm tù, không ân xá.
Thú thật là nhìn những tấm hình các tử tù dựa cột chờ chết này, tôi không thấy dễ chịu tí nào. Nó đem lại cảm giác khó chịu, bất an, dù họ chẳng phải người thân của tôi.
Tôi nghĩ, bất cứ ai nhìn cái chết của đồng loại hay bất cứ sinh vật nào bị giết hại mà không thấy áy náy thì đó là kẻ không còn tính người. Chẳng hạn như khi đem nghi can ra xử, kêu án sau vài giờ nghe nhân chứng khống vu oan giá hoạ cho người ta là “địa chủ ác ghê”, rồi lôi họ ra bắn chết tươi trước sự chứng kiến của hàng trăm người, kể cả một đám trẻ thơ, chính là những kẻ mặt người, dạ thú không hơn không kém.
Trên phương diện nào, pháp lý hay nhân đạo, tử hình cũng không phải là cách duy nhất để cải tạo con người. Nó chỉ chấm dứt sự tự do của phạm nhân (hay nghi phạm) bằng cái chết, và xoa dịu sự căm giận của gia đình nạn nhân. Nó thiếu hẳn tình người và tước bỏ quyền được ăn năn hối cải của phạm nhân.
Chính vì thế, ở các nước dân chủ trên thế giới, chính quyền thường cho phép các vị tuyên uý các tôn giáo được vào trại giam để làm việc về mặt tâm linh cho phạm nhân. Đa số hối cải rõ rệt, trước khi chết biết mở miệng xin lỗi. Họ chết như một người công chính, thanh thản và được tha thứ. Rất ít người chết không thay đổi gì (thí dụ như Timothy McVeigh, kẻ cho nổ bom toà thị chính ở Tulsa, Oklahoma, giết 268 người vào năm 1995). Cũng có những người (như Ted Bundy, kẻ sát nhân hàng loạt giết chết khoảng 30 phụ nữ) đã biết mềm lòng, đồng ý cho các khoa học gia tìm hiểu nguyên do tại sao một người trí thức, xuất thân từ một gia đình đạo hạnh lại đi giết người. Đó không phải là những lối giải quyết tích cực đầy tình người của chính quyền văn minh tôn trọng nhân quyền và tôn giáo hay sao?
Cách nay đúng 2 tuần, tôi có dịp đi làm bồi thẩm trong một vụ án dân sự. Tôi thích nhất không phải là ngồi nghe những tình tiết chán phèo của vụ án đụng xe bình thường, mà chính là những lời “tâm tình” của vị chánh án, trước khi các luật sư hai bên tuyển chọn bồi thẩm đoàn (những công dân bình thường được phép tham gia vào việc luận bàn về việc chứng cớ của bên nào đáng tin hơn trong một vụ tố tụng). Chánh án Schilling đã nhắc nhở chúng tôi rằng “Quý vị luôn phải thấy được rằng chúng ta thật may mắn mới được sống trong một nền văn hoá pháp trị và bình đẳng, để được quyền tham dự vào một phiên xử cả dân sự lẫn hình sự trong vai trò của người quyết định như một chánh án để bảo đảm quyền được xét xử công bằng cho người bị cáo. Bằng không, chúng ta cũng có thể rơi vào hoàn cảnh như những nạn nhân bất hạnh ở Bắc hàn, Trung cộng, hay Việt nam, phải chịu tội trước khi được chứng minh vô tội bởi người của đảng, của chính phủ mà thường dân không có quyền tham gia luận tội…”
Không gì tuyệt vời hơn thế. Sau vụ xử, tôi đã gặp riêng ông để kể cho ông nghe về những phiên toà cải cách ruộng đất và bịt miệng của nhà nước Việt cộng (tôi không biết về vụ của Hồ Duy Hải). Cám ơn vị chánh án thông tuệ, dù ở xa vạn dặm mà vẫn thấu hiểu được nỗi khổ của người dân ở những nước mà bộ máy pháp quyền dù cồng kềnh, tốn kém, nhưng giá trị về đạo đức và công bằng chỉ xứng đáng được trình diễn trong những màn hài kịch kẻ tiền cho công chúng xì xầm nguyền rủa.
ÁN TỬ HÌNH CHỈ NÊN DÙNG VỚI BỌN QUAN CS, VÀ BỌN BUÔN THUỐC PHIỆN
Cứ thằng quan nào có 1 triệu usd là bòm
Thế thì lấy đất đâu mà chôn
không từ hình thì minimum 100 năm tù cho 1 tỷ đồng tham ô. Cộng gộp lên vài trăm ngàn năm, không ân xá hoặc ân xá sau ít nhất 50% hạn tù. Chết già trong tù