23-9-2019
Mấy hôm nay nói về “kiện tụng” TQ vấn đề Tư chính. Theo tôi, Tư chính không phải là vấn đề “khó”. Cái khó cho VN là vùng cửa vịnh Bắc Việt.
Tư chính không khó vì VN có đủ dụng cụ pháp lý để kiện TQ ra một Tòa Quốc tế, hoặc ITLOS (Tòa án Quốc tế về Luật biển) hoặc ICJ (Tòa Công lý quốc tế).
Tôi có ý kiến từ tuần rồi, khu vực Tư chính, VN có thể cùng lúc sử dụng hai biện pháp:
1/ xin “ý kiến tham vấn” của ITLOS (hoặc ICJ) về hiệu lực phán quyết của Tòa PCA 11-7-2016.
VN yêu cầu Tòa cho ý kiến về việc “giải thích và cách áp dụng Luật biển” của phán quyết 11-7-2016, ở các vấn đề “đường 9 đoạn”, “danh nghĩa lịch sử” và “tư cách pháp lý các đảo” có hiệu lực trên toàn vùng biển VN, đặc biệt vùng biển Hoàng Sa.
2/ Song song với việc xin “ý kiến tư vấn”, VN sử dụng điều 290 yêu cầu Tòa ITLOS ra một (hay những) “biện pháp phòng ngừa”, trong trường hợp tàu khảo cứu, tàu hải giám… của TQ tiếp tục quấy nhiễu trên vùng biển và thềm lục địa của VN.
“Biện pháp phòng ngừa” nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của VN không bị xâm hạp một các không thể phục hồi.
“Mô hình” pháp lý này dựa theo vụ Mã lai kiện Singapour năm 2003 trước Tòa Công lý quốc tế về tranh chấp các đảo thuộc eo biển Johor. Mã lai đồng thời xin Tòa ITLOS “biện pháp phòng ngừa” buộc Singapour chấm dứt việc bồi cát xây dựng đảo.
Theo tôi, Việc xin “ý kiến tư vấn”, VN nên sử dụng Tòa Công lý quốc tế vì cơ quan này trực thuộc LHQ mà Hội đông Bảo an là cơ quan cưỡng chế.
Ý kiến tư vấn của Tòa ITLOS (hoặc ICJ) rất quan trọng đối với VN. Nếu hiệu lực của phán quyết 11-7-2016 của PCA được “mở rộng” qua Hoàng Sa. Tranh chấp giữa VN và TQ “đông lạnh” khu vực này hàng nữa thế kỷ nay được “xả băng”. VN có thể phân định ranh giới biển với TQ khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Việt đúng theo tinh thần nội dung phán quyết 11-7-2016.
Việc “khai thác chung” với TQ luôn hàm chứa nhiều sự bất ngờ, nhứt là hai bên “khai thác chung nhưng chủ quyền thuộc TQ”.