19-7-2019
Hoàn toàn là một case study có thể đưa vào giáo trình báo chí!
Có KOLs, có các nhà báo nổi tiếng tham gia trên mạng xã hội. Ai nói gì trước khi sự việc ngã ngũ tôi… kệ moẹ! Cái đáng quan tâm là trung tâm sự kiện bãi Tư Chính có xảy ra xung đột Việt – Trung hay không. Cho tới bản tin tối 19/7/2019, khi Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam thì mọi thứ mới ngả ngũ.
Ai quan sát chính trị đối ngoại Việt – Trung lâu nay sẽ hiểu thông điệp ấy mạnh mẽ hơn hẳn vô số lần “iem phản đối” trước đó!
Thậm chí có những KOLs, những người đang làm báo hoặc làm báo lão thành cho rằng không sao đâu. Đừng trách họ! Vì nhiệm vụ (ngu xuẩn) hay niềm tin (ngây thơ) rằng với những nguồn tin thân quen là có thể trấn an dư luận hay trấn áp ý kiến trái chiều. Đó là một đại sai lầm trong thời đại thế giới đã phẳng đi nhờ công nghệ.
Có một lần, nhớ mãi, một nhà báo đàn anh lẫy lừng nói với thằng phóng viên cóc ké là tôi: “Tài sản của nhà báo là nguồn tin!” Câu nói ấy là tim óc, là máu đấy! Nếu như có ai từng làm báo đủ “sâu”!
Cho tới bây giờ, ông già tía của tôi còn không biết nguồn tin của tôi là ai theo đúng nguyên tắc “giữ bí mật nguồn tin đến chết”; là một ví dụ về “tài sản” nguồn tin.
Nên một số đại nhà báo hay một số KOLs thạo tin khi lật bài tẩy nguồn tin của mình, tôi coi là một đại sai lầm. Nguồn tin phải ít nhất ba lần phối kiểm trở lên mới có thể an tâm. Bạn biết gì về nghe lén điện thoại và những phần mềm có thể đọc thứ bạn đang… chat sex với người yêu? Không biết hay chưa biết hay chưa biết đủ, thì bạn không hề biết mình bị giám sát ra sao trong thời đại số.
Quay trở lại chuyện bãi Tư Chính, khi Bộ Ngoại giao đã lên tiếng. Tôi nói thẳng, rất nhiều thông tin được mớm (cả tôi cũng bị), vấn đề là phối kiểm thông tin chứ không phải tỏ ra nguy hiểm kiểu “tao chắc chắn abc”!
Bạn chỉ nói được mình chắc chắn khi sự việc đã diễn ra. Và ngay cả chuyện đã diễn ra, kiểu Tuổi Trẻ và Asanzo bây giờ (tôi nói rất cụ thể là bây giờ), cũng chưa là gì chắc chắn! Tin hay không thì tuỳ…
Đây là một status hoàn toàn thuần tuý nghề báo và các vấn đề liên quan. Có thể nó phật lòng ai đó. (Thì vẫn kệ moẹ chớ sao!) Nhưng người đọc kiểu đám đông thường bị quán tính tư duy đánh lừa. Kể cả nhà báo cũng vậy.
Vậy thì hãy xem lại khâu phối kiểm thông tin bản thân! Dù là nhà báo hay người đọc…
Ai nói gì cũng tin và bị lừa tới lần thứ 2, thứ ba, thứ n cùng một vấn đề thì tốt nhất bạn nên để người ta vắt sữa thay vì chửi thiên hạ ngu như bò!
Say rồi! Chắc sáng mai lại xoá stt này, cũng có thể là không. Nhưng chỉ muốn nhắc lại một chuyện rất cơ bản: Không phối kiểm nguồn tin một cách kỹ lưỡng thì nhà báo không hơn con bò là mấy. Và đám đông, không có kỹ năng phối kiểm nguồn tin, mà tỏ vẻ xạo quần thì…
Còn ngu hơn cả bò!
Đồng ý với tác giả bài viết. Chúng ta cần phải có tư duy để đánh giá thông tin mà trong bài này tác giả gọi là phối kiểm.
Bọn vẹm thường trộn lẫn các thông tin thật giả vào nhau để đánh lừa dư luận. Các thông tin thật vẹm đưa ra là các thứ vớ vẫn chẳng có giá trị gì, hoặc là những thứ ai cũng biết. Để đùng một cái, vẹm sẽ đưa ra một cục bịp to đùng.
Có vấn đề tác giả cần biết là số người đọc “không có khả năng phối kiểm….. xạo quần….” này thường là bọn dư luận viên. Chúng xạo quần để gây ra dư luận là bài viết abc nào đó có số đông hưởng ứng.
Bởi vì những người không có khả năng phối kiểm thông tin trên báo chí thì thường im lặng chứ họ không xạo quần.