Công Lý
17-6-2019
Mai Bá Kiếm: Sau bài “Đế chế Mai Hồng Quỳ ở trường ĐH Luật TPHCM“, hàng chục facebooker là giảng viên và cựu giảng viên của trường đã cung cấp nhiều thông tin dưới nhiều giác độ khác nhau. Xin giới thiệu bài viết của Công Lý, một giảng viên của Trường:
Thời gian gần đây, Ulaw (Trường đại học Luật TPHCM) đã trở thành “điểm nóng thông tin” trên cả báo chí chính thống và trên Facebook với một số Facebookers nổi tiếng của Việt Nam. Báo chí chính thống ban đầu cho biết những sự tình “rối ren” trong nội bộ Ulaw, vốn âm ỉ từ thời bà Mai Hồng Quỳ còn làm Hiệu trưởng. Nhưng rồi, một số Facebookers đăng bài “lái” công chúng về hướng, rằng là gần đây Ulaw rối bời không phải vì nguyên do nào khác, mà là cuộc chiến “giành ghế” giữa hai ông đương kim Hiệu phó, trong khi ghế Hiệu trưởng Ulaw đang trống.
Thế rồi, để minh chứng cho trend thông tin đó, một số bài viết trên Facebook đã tung ra kết quả của việc lấy phiếu tín nhiệm trong Ulaw, theo đó, “đại ca” Trần Hoàng Hải – đương kim Hiệu phó phụ trách Ulaw có kết quả lấy phiếu tín nhiệm “cao ngất ngưởng”, còn “nhị ca” Bùi Xuân Hải – Đương kim Hiệu phó kiêm Phó bí thư Đảng ủy phụ trách, lại có số phiếu tín nhiệm “thấp lè tè”.
Để giải thích cho bà con hiểu thêm về nội tình, tôi xin cung cấp một vài thông tin về việc tại sao Ulaw lại khuyết chức Hiệu trưởng và Bí thư đảng ủy và liên quan đến cái gọi là “kết quả lấy phiếu tín nhiệm” ở Ulaw vừa rồi.
Thứ nhất, về chuyện sao Ulaw khuyết cái ghế hiệu trưởng.
Năm 2006, bà Mai Hồng Quỳ giành được Quyền hiệu trưởng Ulaw với 3 quyết định của Bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo Nguyễn Minh Hiển, trước khi ông ta nghỉ hưu 3 ngày. Mặc dù, trước đó, kết quả lấy phiếu tín nhiệm toàn trường, bà Mai Hồng Quỳ- lúc đó đang là Hiệu phó, chỉ được 28% số phiếu bầu. Còn ông Nguyễn Thái Phúc, dù được 70% số phiếu bầu, vẫn thất bại cay đắng trước bà Mai Hồng Quỳ (Nghe đâu tốn khối tiền ông Tơn để mua được 3 quyết định đó).
Sau đó hai năm, bà Mai Hồng Quỳ đã “cắt được cu”, tức là lên Hiệu trưởng chính thức, không còn là Quyền hiệu trưởng nữa.
Bà Quỳ làm Hiệu trưởng kiêm Bí thư đảng ủy trưởng sau hai nhiệm kỳ, kể cả thời gian có “cu” (thời gian làm Quyền hiệu trưởng) là 12 năm.
Năm 2018, toàn Ulaw nằm rạp dưới tay bả, bà ta vừa là Hiệu trưởng kiêm Bí thư đảng ủy, quyền thế nghiêng trời. Chính vì thế, bà ta tính chỉ định em rể bả, Lê Trường Sơn làm Hiệu trưởng, còn bà ta sẽ làm Chủ tịch Hội đồng trường, hòng tiếp tục cai trị và vắt sữa Ulaw thêm độ 10 năm nữa.
Bà Mai Hồng Quỳ là người tham lam vô độ, toàn bộ ngân quỹ của Ulaw đều phục vụ cho gia đình bà ta. Hai chị em bả đều đi xe Audi cỡ 3 tỉ một chiếc, thu nhập ở đâu thì chắc mọi người đều rõ. Tuy nhiên, bà làm tiền tất cả những ai bà có thể đe dọa. Các học viên cao học, Nghiên cứu sinh dưới thời bả mà không nộp tiền cho bả thì chỉ có die. Ngay cả các trợ lý khoa hay các giảng viên trẻ cũng được các tay chân của bả “gom hàng” mỗi độ sinh nhật, 8/3, 20/11, Tết nguyên đán. Như ở khoa Luật hành chính, có một giảng viên, đảng viên tên là Nguyễn Mạnh Hùng, sinh viên vốn gọi hắn là Hùng “công công”. Hắn rất đặc biệt, rất “yêu nam” cũng đôi khi “thích nữ”. Hắn rất đắc lực trong việc phát hiện những “con mồi” tiềm năng, để tìm ra những lỗi là của họ, khiến họ muốn yên thân, phải “nộp hàng” cho “Mama đại tổng quản Mai Hồng Quỳ” mới yên chuyện.
Lại kể tiếp, hồi 2018 bà Quỳ tính là tính vậy, nhưng người tính không qua trời tính. và chính vậy nên Lê Trường Sơn đã không thể lên chức Hiệu trưởng, và đương nhiên, bả cũng bay luôn giấc mộng tiếp tục trị vì Ulaw.
Thế rồi, bả đã ngậm ngùi “chuyển giao” quyền lực cho ông Trần Hoàng Hải, mà dân Ulaw gọi tắt là Hải Trần, với điều kiện không được moi các sai phạm dưới thời bả ra. Nhưng do ông Hải Trần đã quá tuổi nên chỉ có thể giữ chức Hiệu phó phụ trách. Còn chức Bí thư đảng ủy, cũng chưa đươc tiếp quản, nên ông Bùi Xuân Hải, gọi tắt là Hải Bùi, trở thành Hiệu phó kiêm Phó bí thư phụ trách Đảng ủy.
Những cái chuyện đầu giây mối nhợ về nguồn gốc “loạn lạc” trong Ulaw, thì báo chí và bài viết trên Facebook trước của tôi đã nói hết rồi.
Thứ hai, về chuyện lấy phiếu tín nhiệm vừa rồi của Ulaw.
Trên wall của một số Facebookers đưa rõ hình chụp kết quả công bố của cuộc bỏ phiếu tín nhiệm. Theo quy định, việc bỏ phiếu này không công khai. Như vậy, chắc chắn đã có người cung cấp. Trên tờ báo Người tiêu dùng và trước đó trên trang Cungcau, có nêu rõ tên của người cung cấp cho bên ngoài thông tin này. Đó chính là giảng viên, Đảng viên Nguyễn Mạnh Hùng – cựu phó khoa Luật hành chính. Người mà tôi có kể tên khi nãy. Hùng “công công” yêu nam hơn là thích nữ và đang bị tố cáo đạo văn, lạm dụng tình dục… vốn là tay sai đắc lực cho Mai Hồng Quỳ trong việc trừng phạt, “tróc nã” tiền của giảng viên, nhân viên Ulaw. Với hành vi cung cấp thông tin này, chắc chắn đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng này đã vi phạm, và sẽ phải trả giá.
Chuyện tiếp theo là bà Mai Hồng Quỳ đã thao túng Ulaw như thế nào và nó có liên quan đến kết quả bỏ phiếu tín nhiệm gần đây ra sao.
Có thể chuyên môn không giỏi, nhưng bà Mai Hồng Quỳ hiểu rõ hệ thống chính trị Việt Nam như thế nào, và làm sao để thao túng và cai trị Ulaw một cách hợp pháp.
Năm 2006, khi nắm Quyền hiệu trưởng, bà Quỳ đã tìm cách để buộc các cán bộ cũ đầy năng lực, để dọn đường đưa đám tay chân của bà ta lên thay. Đầu tiên là những nhân vật trọng yếu nhưng không thuộc phe cánh của bà ta như Tiến sĩ Lê Tiến Châu (hiện là Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang), Thạc sĩ Trần Văn Bảy (Hiện là Chủ tịch UBND Q 9, TPHCM)….
Bà Quỳ hiểu rằng một nguyên tắc then chốt trong chính trường là tìm cách đưa người của bả vào tất cả các vị trí quan trọng, cho họ những mối lợi để dễ bề thao túng.
Một ví dụ cụ thể, Ulaw hiện chỉ có 8 khoa nhưng có đến 21 phòng ban, trung tâm. Tất cả các trưởng, phó phòng và trung tâm đều là những “đệ tử” do bà Quỳ đưa lên. Các khoa cũng tương tự. Và đương nhiên, tất cả các quyết định của Hiệu trưởng đưa ra, nhóm này luôn luôn ủng hộ bà một cách tuyệt đối.
Theo thống kê nhân sự của Ulaw, đến thời điểm tháng 5/2019 cả trường có khoảng 379 người. Trong đó:
– Tổng số nhân sự giảng viên của 8 khoa là 258/379 (chiếm tỷ lệ 68,07%)
– Tổng số nhân sự chuyên viên của 21 phòng ban, trung tâm là 116/379 (chiếm tỷ lệ 30,61%).
Như vậy có thể thấy rằng tổng số nhân sự giảng viên của 8 khoa nhiều hơn gấp 2 lần so với nhân sự của các phòng, ban, trung tâm.
Tuy nhiên, chỉ thống kê nhân sự là trưởng, phó các đơn vị thì phản ánh điều ngược lại. Tổng số nhân sự là trưởng phó các đơn vị và các thành viên BGH là 53 người. Trong đó:
– Số lượng thành viên BGH: 3/53 (chiếm tỷ lệ 5,66%)
– Số lượng trưởng phó các đơn vị của 8 khoa chỉ có 19/53 (chiếm tỷ lệ 35,85%)
– Số lượng trưởng phó các đơn vị của 21 phòng ban, trung tâm lên tới 31/53 (chiếm tỷ lệ 58,49%). Số lượng này gấp 1,5 lần so với số lượng trưởng phó của 8 khoa.
Các phòng ban này luôn là con cưng của lãnh đạo Ulaw. Họ có nhiệm vụ ủng hộ các quyết sách của lãnh đạo, cũng chẳng cần phải làm gì nhiều, miễn là làm lãnh đạo cảm thấy hài lòng. Còn lợi lộc thì vô số kể. Chỉ tính một khoản chênh lệch trong học phí học lại của sinh viên 3 năm đã lên khoảng gần 14 tỉ. Số tiền này không đưa vào hạch toán mà trực tiếp chia nhau. Cái này bài cũ trên FB của tôi đã nói hết rồi, nên tôi không nói nhiều nữa.
Qua những con số biết nói đó, ta có thể thấy rằng, bà Mai Hồng Quỳ đã lập nên một bộ máy quyền lực phục vụ cho chính bà ta, lợi dụng việc thành lập rất nhiều phòng ban trung tâm để củng cố quyền lực, giành ưu thế trong các cuộc bỏ phiếu theo kiểu “lấy thịt đè người”, một bộ máy thiếu tính đại diện khi số lượng nhân sự đại diện cho số đông (giảng viên của 8 khoa) lại ít hơn rất nhiều so với số ít là các phòng, ban, trung tâm. Điều này thể hiện sự thiếu khách quan trong các cuộc bỏ phiếu các vấn đề quan trọng của nhà trường từ tài chính, nhân sự… bởi bà Quỳ chỉ cần thao túng trưởng phó của 21 phòng ban, trung tâm (đại diện cho thiểu số) là đã có thể “TỰ QUYẾT” những vấn đề quan trọng của nhà trường mà không cần quan tâm đến trưởng phó của 8 khoa (đại diện cho đa số).
Khi bà Quỳ phải rời chức vụ Hiệu trưởng Ulaw trong tiếc nuối như đã trình bày ban đầu. Ông Hải Trần nắm quyền Hiệu phó phụ trách. Toàn bộ “bộ sậu” các phòng ban, trung tâm đều là người cũ từ thời bà Quỳ. Nhóm này hiểu rõ rằng nếu ông Hải Trần còn giữ quyền lực thì nhóm này “vũ như cẫn”. Nhưng nếu ai có tinh thần đấu tranh, quyết lôi sai phạm ra xử lý thì nhóm này tiêu. Nên ta biết là nhóm này ủng hộ ai rồi. Nên kết quả KHÔNG có gì bất ngờ khi ông Trần Hoàng Hải đạt tỷ lệ phiếu tín nhiệm cao nhất, thứ 2 là ông Lê Trường Sơn và thấp nhất là ông Bùi Xuân Hải bởi các những người được tham gia lấy phiếu tín nhiệm chỉ là trưởng khoa và trưởng các phòng, ban, trung tâm (là ekip quyền lực vững chắc của bà Quỳ). Kết quả này chỉ thể hiện lợi ích của thiểu số chứ không thể hiện tiếng nói, ý chí, đánh giá của số đông.
P/S: Xin xem Facebook của giảng viên Trần Quang Trung để “Thay lời muốn… ói”.
Nguồn: FB Mai Bá Kiếm
Trường Đại học Luật TPHCM là nơi đào tạo ra các luật sư tương lai của đất nc. Các thầy, cô của trường là những ng hiểu rõ luật. Nhưng khi lãnh đạo độc tài, ko dân chủ thì luật cũng bó tay. Đọc bài viết nói về bà Mai Hồng Quỳ, các sinh viên Trường Đại học Luật TPHCM là các luật sư tương lai, có tư liệu sống động về hệ thống tổ chức quyền lực trong cơ quan Nhà nc, để khi ra trường ko bị bỡ ngỡ cũng tốt thôi.