Cù Huy Hà Vũ
23-10-2018
Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời vào năm 1969, những người thừa kế di sản của ông trong Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) dường như thỏa thuận với nhau rằng, không ai sẽ đồng thời là người đứng đầu Đảng và Chủ tịch nước để thay thế ông. Theo thỏa thuận đó, công việc quốc gia trong gần nửa thế kỷ đã được quyết định bởi các thành viên cao cấp của Đảng nắm giữ bốn vị trí lãnh đạo Đảng – Nhà nước hàng đầu, được gọi là “tứ trụ” – Tổng bí thư Đảng, Chủ tịch nước, Thủ tướng, và Chủ tịch Quốc Hội – mặc dù người đứng đầu Đảng có tiếng nói quan trọng nhất.
Nhưng điều này đã thay đổi sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời vào cuối tháng 9. Vào ngày 2 tháng 10 năm 2018, Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng đã nhất trí đề cử Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào chức Chủ tịch nước. Trong một chế độ độc đảng với Quốc Hội gồm hơn 90% thành viên là Đảng viên ĐCSVN, việc bầu ông Trọng làm Chủ tịch nước – diễn ra vào ngày 23 tháng 10 – đơn thuần chỉ là thủ tục.
Khi lựa chọn ông Trọng để giữ hai chức vụ lãnh đạo, ban lãnh đạo ĐCSVN đã gián tiếp bị ảnh hưởng bởi sự tập quyền của Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Với việc ông Nguyễn Phú Trọng nắm hai chức vụ lãnh đạo chủ chốt, liệu có hệ quả và kết quả nào cho Việt Nam?
Theo gương Trung Quốc
Vào cuối Chiến Tranh Lạnh, trừ Việt Nam, Lào và Trung Quốc, các nước cộng sản khác đã kết hợp làm một chức vụ Tổng bí thư Đảng và Chủ tịch nước. Sau khi một loạt các nước cộng sản tan rã vào cuối những năm 1980, Lào và Trung Quốc đã nhất thể hóa hai vị trí này, lần lượt vào năm 1991 và 1993, nhằm hội nhập quốc tế sâu hơn, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế. Như vậy, Trung Quốc chỉ là một trong nhiều nước đã sáp nhập vai trò nguyên thủ quốc gia và vai trò người đứng đầu Đảng. Về phương diện này, Việt Nam là một ngoại lệ.
Rõ ràng, Việt Nam đã không hoàn toàn theo đồ án chính trị của Trung Quốc. Mặc dầu vậy, khi so sánh những thay đổi xã hội – kinh tế và chính trị diễn ra ở cả hai nước sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, không thể phủ nhận được rằng Việt Nam đã theo mô hình Trung Quốc, với độ trễ vài năm, trong một số lĩnh vực chính sách chủ chốt khác.
Trước tiên, Việt Nam theo gương Trung Quốc trong chính sách kinh tế vào những năm 1980. Tháng 12 năm 1978, Ban chấp hành trung ương ĐCSTQ quyết định xóa bỏ tập thể hóa nông nghiệp để phát triển canh tác tư nhân qui mô nhỏ. Tương tự, tháng 1 năm 1981, Ban bí thư ĐCSVN ban hành Chỉ thị 100 về khoán sản phẩm nông nghiệp đến nhóm lao động và người lao động. Năm 1980, Trung Quốc thành lập đặc khu kinh tế đầu tiên tại Sán Đầu nhằm thử nghiệm một chương trình kinh tế chủ chốt, điều mà nhiều người chỉ rõ là những bước đầu tiên nhằm mở rộng qui mô thị trường hóa nền kinh tế Trung Quốc lẫn qui mô đầu tư nước ngoài. Sáu năm sau, năm 1986, Đại hội lần thứ 6 ĐCSVN phát động một chương trình cải cách kinh tế, gọi là “Đổi Mới”, bằng cách chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường.
Ban lãnh đạo Việt Nam cũng theo mô hình Trung Quốc về chống tham nhũng. Từ năm 2012, ngay sau khi trở thành lãnh tụ tối cao, Tập Cận Bình đã tiến hành chiến dịch chống tham nhũng lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc đương đại. Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương ĐCSTQ đã được Bắc Kinh sử dụng như công cụ triển khai chính. Tương tự, ngay sau khi được bầu làm Tổng bí thư ĐCSVN nhiệm kỳ 2, ông Nguyễn Phú Trọng đã phát động một cuộc tổng tấn công vào tham nhũng với lực lượng chủ công là Ủy ban kiểm tra trung ương của Đảng.
Khi xem xét những điểm tương đồng kể trên giữa hai nước đồng thời là láng giềng, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu hình ảnh một nhà lãnh đạo mạnh mẽ và hiệu quả do Tập Cận Bình tạo ra đã quyến rũ một ban lãnh đạo Việt Nam quyết tâm chống tham nhũng để duy trì chế độ cộng sản ở Việt Nam. Suy cho cùng, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã từ lâu ngưỡng mộ quyền lực của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Khôi phục một Nhà nước mạnh
Trước Đại hội ĐCSVN lần thứ 12, hay nói chính xác hơn, dưới hai nhiệm kỳ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, từ 2006 đến 2016, Nhà nước Việt Nam rất yếu. Do đường lối tham nhũng và cậy mình nắm quyền lực vô biên với tư cách là người nắm các nguồn lực của Nhà nước, Nguyễn Tấn Dũng không chỉ lờ đi ba “trụ” còn lại trong việc hoạch định quản lý quốc gia mà còn lũng đoạn các thể chế nhằm tư lợi. Tham nhũng dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm Nhà nước Việt Nam không chỉ mất khả năng bảo vệ các công dân của mình chống lại cướp đoạt tài sản và nhũng nhiễu từ giới quan chức chính quyền, mà còn làm Nhà nước này bất lực một cách tiềm tàng trước Trung Quốc liên tục đe dọa chủ quyền lãnh thổ và kinh tế của Việt Nam.
Nhằm khôi phục một Nhà nước mạnh cũng như uy tín của ĐCSVN, Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng đã lập ra một liên minh chống Dũng với ông Trọng là hạt nhân. Kết quả là Nguyễn Tấn Dũng đã bị loại khỏi Ban chấp hành trung ương mới được bầu tại Đại hội Đảng lần thứ 12. Trong bối cảnh của một chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt, Tổng bí thư Trọng, người đồng thời là Trưởng Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng của Đảng, làm Chủ tịch nước là một diễn biến chính trị logic.
Cách đây hai năm, tôi đã chỉ rõ điều này trong bài báo tiếng Việt của tôi có nhan đề “Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước, chống tham nhũng mới thành công”. Những người ủng hộ ông Trọng sẽ lập luận rằng chức vụ Nhà nước mới này của ông sẽ giúp ông và Đảng thực hiện các chính sách của mình mà không gặp trở ngại. Quan trọng hơn, việc ông Trọng làm Chủ tịch nước sẽ trách nhiệm hóa Đảng bằng cách không còn cho phép Đảng nói rằng chính sách của Đảng là đúng đắn nhưng Nhà nước đã làm sai.
Có được lãnh đạo Nhà nước mạnh do Nguyễn Phú Trọng đóng hai vai cũng sẽ tạo cho Việt Nam một vị thế tốt hơn trong việc bảo vệ lợi ích dân tộc trước Trung Quốc. Những nỗ lực từ lâu của Trung Quốc nhằm gây ảnh hưởng với các nhà lãnh đạo Việt Nam có thể đã bắt đầu thành công dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì tham nhũng đã lên đến cấp cao nhất. Dưới thời Thủ tướng Dũng, doanh nghiệp Trung Quốc đã kiểm soát một số lĩnh vực chiến lược và nhiều địa bàn chiến lược ở Tây Nguyên và các vùng ven biển của Việt Nam. Tuy nhiên, từ Đại hội ĐCSVN lần thứ 12 họp vào tháng 1 năm 2016, khi ông Trọng thành công trong việc loại Dũng ra khỏi Ban chấp hành trung ương mới, đã không có doanh nghiệp Trung Quốc nào được phép vào Việt Nam để thiết lập cơ sở đầu tư. Trong khi ông Trọng vẫn bảo thủ trong mong muốn duy trì chế độ độc đảng, việc ông nổi tiếng là nhà lãnh đạo liêm khiết và là người theo chủ nghĩa dân tộc nhiệt thành có thể cho phép ông theo đuổi lợi ích quốc gia từ một vị thế vững chãi.
Về phía Mỹ, chính quyền Trump chắc chắn phải hoan nghênh một Nhà nước Việt Nam mạnh mẽ cho dù bất đồng sâu sắc với chính phủ Việt Nam về các vấn đề dân chủ và nhân quyền. Thực vậy, Việt Nam với một Nhà nước yếu chắc chắn sẽ trở thành mồi ngon cho Trung Quốc bá quyền và bành trướng, điều này sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng, thậm chí không thể sửa chữa được, cho lợi ích của Mỹ.
Cù Huy Hà Vũ là Tiến sĩ Luật. Ông là nhà bất đồng chính kiến và cựu tù nhân chính trị Việt Nam.
Bài trên được dịch từ: Meet Vietnam’s New President: The Communist Party Chief
Anh Cù có nét gì đó giống cụ Trọng, nói trước quên sau, thương đó rồi lại ghét đó. Lú này không phải là lẫn mà là lú ăn người.
Đừng nói “Dũng tử tế” hạm ăn, tất cả guồng máy này đều ăn, ăn tạp và ăn hại, chỉ có điều là ai được phép ăn và ngược lại.
Chống tham nhũng trong CPV chỉ là trò khỉ.
Ông “bao cao su” muốn giữ lại căn nhà ở Hà Nội nên kiss ass lão già 80 thấy mà nôn mửa .càng nói càng thấy lòi ra cái đuôi cộng sản nằm vùng. Ông ta “liêm khiết ” ai chứng minh .sao ông ta không dám công khai tài chính của mình.”ông ta chống trung khựa” nhưng 33 văn kiện ký với tàu chệt là văn kiện gì sao không công khai cho dân biết. Nếu nó không nguy hại đến đất nước. Ông bao cao su cho rằng đưa tàu chệt vào tây nguyên là do ý của 3 X nhưng , ai làm chủ tịch cuôc’ hội .nếu không phải là ông trọng .ông ta không đồng ý thì 3 x có dám làm .hãy công tâm mà nhìn việc (kiên guyêt’ với trung khựa) đàn áp người biểu tình chống trung .bắt giam những nhà đầu tranh ôn hòa bằng hàng chục năm tù. Cho xài đồng Nhân dân tệ, mở cữa biên giới cho tàu chệt vào .làm ra luật ANM .cho thuê 3 đặc khu .đàn áp những ai phản đối formosa làm hủy hoại môi trường 4 tỉnh miền trung,và ông trọng là kẻ đi thăm formosa ngay sau khi sự cố môi trường xảy ra và còn động viên khen ngợi. Ông có đui và điếc không bao cao su.ngày nào còn cộng sản ngày đó dân VN sẽ còn lâm’ than.cơ cực. Bần cùng. Chỉ có xóa bỏ không tên nào làm giàu cho đất nước mà chỉ độc tài tham nhũng thôi’ nát
CHHV: “… từ Đại hội ĐCSVN lần thứ 12 họp vào tháng 1 năm 2016, khi ông Trọng thành công trong việc loại Dũng ra khỏi Ban chấp hành trung ương mới, đã không có doanh nghiệp Trung Quốc nào được phép vào Việt Nam để thiết lập cơ sở đầu tư”.
– Vâng. Mới chỉ chuẩn bị, “dọn chỗ, để thu hút phượng hoàng đến làm tổ”.
Nếu nhân dân VN không biểu tình, đấu tranh mạnh, tổng Trọng đã không co vòi, VN ta đã có “Luật bán nước” lâu rồi.
CHHV: “Quan trọng hơn, việc ông Trọng làm Chủ tịch nước sẽ trách nhiệm hóa Đảng bằng cách không còn cho phép Đảng nói rằng chính sách của Đảng là đúng đắn nhưng Nhà nước đã làm sai”.
– Từ trước đến nay, người ta chỉ bảo “các chính sách của Đảng và Nhà nước ta” luôn đúng, nếu có sai là do người thực hiện. Tôi tin sau này cũng vậy. Người lãnh đạo “Đảng và Nhà nuớc ta” không bao giờ sai, vì con “virus hiếm và độc hại” sẽ làm cho không còn khả năng … biết sai là cái gì.
– Một “Nhà nước VN mạnh mẽ” , nhưng bao giờ thì mạnh hơn TQ?
Mạnh mẽ về kinh tế, quân sự, nhưng nhờ Trọng, “dân trí” ngu hơn, “dân khí” hèn hơn, thì vẫn bị TQ dễ dàng bắt làm nô lệ, làm tay sai cho chúng.
Xin được nói thẳng thừng là dù trí thức nhưng không thể thoát ra khỏi
ngu dân (do nhồi sọ và tẩy não) thì đúng là loại lưu manh chỉ muốn làm
kẻ hầu hạ người có quyền lực để mình đuơc hưởng lợi !
Biết đâu,Trọng lú sẽ mời Cù luật về nước và khi đó CsVN.lại trúng mánh
lừa bịp vì thế giới lại tin họ muốn thay đổi mà…thoát Trung chăng ? Nói
thế thôi,chứ Trọng lú với quyền lực tôt đỉnh thể này thì chỉ lừa dân VN.ta
cũng đủ vinh thần phì gia phần đời còn lại để làm tay sai cho Bắc triều !