Hiếu Bá Linh, tổng hợp
18-9-2018
Giấy phép bay qua không phận Belarus và Nga do Bộ trưởng Tô Lâm thực hiện đã được chấp thuận, trong khi giấy phép bay qua không phận Ba Lan do Slovakia thực hiện đã bị từ chối. Các đảng đối lập trong Quốc hội Slovakia đòi bắt giam cựu Bộ trưởng Nội vụ Kaliňák. Thứ Hai tuần sau, ngày 24/09/2018 bà Denisa Saková, Bộ trưởng Nội vụ Slovakia sẽ sang Đức gặp ông Horst Seehofer, Bộ trưởng Nội vụ CHLB Đức.
Bộ Ngoại giao Slovakia đã công bố thêm thông tin về chuyến chuyên cơ của chính phủ Sovakia chở phái đoàn Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm từ Bratislava đến Moscow hồi mùa hè năm ngoái ngày 26/07/2018. Theo tường thuật báo chí, trên máy bay có mặt Trịnh Xuân Thanh, người bị mật vụ Việt Nam bắt cóc 3 ngày trước đó tại Berlin.
Theo yêu cầu của Vụ Hàng không bộ Nội vụ Slovakia, Bộ Ngoại giao Slovakia đã làm thủ tục xin giấy phép cho chuyến chuyên cơ Slovakia bay qua không phận Ba Lan. Thật ra, Bộ Ngoại giao Slovakia chỉ làm nhiệm vụ trung gian tức là tiếp nhận hồ sơ xin giấy phép từ bộ Nội vụ Slovakia và chuyển cho phía Ba Lan.
Chuyến chuyên cơ Slovakia chở phái đoàn Bộ trưởng Tô Lâm từ Bratislava (thủ đô Slovakia) đến Moscow bay qua các nước Ba Lan, Belarus và Nga, do đó phải làm thủ tục xin giấy phép bay ngang qua không phận của 3 nước này.
Bộ Nội vụ Slovakia thông qua Bộ Ngoại giao Slovakia đã đệ đơn 2 lần xin giấy phép cho chuyên cơ của chính phủ Slovakia bay qua không phận Ba Lan. Trong đơn đầu tiên của Vụ Hàng không Bộ Nội vụ Slovakia với số hồ sơ LU-4–130–2017, mà bộ Ngoại giao Slovakia tiếp nhận thông qua Đại sứ quán ở Warsawa để chuyển cho phía Ba Lan vào ngày 25/07/2017, mục đích được nêu ra là chở phái đoàn Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm.
Chỉ một ngày sau đó, đúng vào ngày bay (26/97/2017) đơn thứ hai được nộp, trong đó ghi rõ mục đích chuyến bay là “chở Bộ trưởng Nội vụ CH Slovakia cùng phái đoàn đến Nga công tác“. Nhưng thật sự Bộ trưởng Nội vụ lúc đó là ông Robert Kaliňák không hề có mặt trên máy bay.
Mới đây, Bộ Ngoại giao Slovakia cũng đã giải thích lý do tại sao đã đệ đơn lần thứ hai. „Vì Ba Lan đã bác đơn thứ nhất [chở phái đoàn Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm]“, ông Boris Gandel -Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Slovakia- xác nhận. Như thế Slovakia đã đưa cho phía Ba Lan dữ liệu không đúng sự thật trong đơn xin lần thứ hai.
Còn việc xin giấy phép bay qua không phận Belarus và Nga thì đã được tiến hành như thế nào? “Trong trường hợp của Belarus và Nga, giấp phép bay qua không phận 2 nước này đã được thực hiện bởi Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm. Do đó chúng tôi không cần phải gửi một đơn xin nữa của Vụ Hàng không Bộ Nội vụ Slovakia“, ông Boris Gandel giải thích. Như vậy giấy phép bay qua không phận Belarus và Nga không gặp vấn đề khó khăn.
Các đảng đối lập trong Quốc hội Slovakia đòi bắt giam cựu Bộ trưởng Nội vụ Kaliňák
“Slovakia đã lừa Ba Lan mà chuyên cơ đã bay qua không phận nước này. Chúng tôi nghi ngờ rằng lý do có thể là cố gắng để cho phái đoàn Việt Nam có thể bay ra khỏi Slovakia cùng với Trịnh Xuân Thanh một cách chắc chắn tuyệt đối và không bị chậm trễ”, Nghị sĩ Quốc hội Martin Klus (thuộc đảng SaS) nói.
Trong một thông cáo báo chí, đảng đối lập SaS trong Quốc hội Slovakia viết rằng đơn xin bay qua không phận Ba Lan đã cố tình được sửa vào giờ chót. Đơn xin ban đầu với tên của Bộ trưởng Tô Lâm chắc chắn không được Ba Lan chấp nhận cấp tốc, cho nên phải sửa lại đề nghị ngay trong ngày bay với tên của Bộ trưởng Robert Kaliňák, mà trên thực tế ông ta không hề có mặt trên chuyến bay.
Dĩ nhiên đó chưa phải là bằng chứng về khả năng ông Robert Kaliňák cố tình tham gia trực tiếp vào bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, nhưng là dấu hiệu rất mạnh. Đảng SaS nói rằng đáng hổ thẹn vì cựu bộ trưởng Nội vụ Robert Kaliňák cho đến nay chưa bị bắt giam, trong khi càng ngày có càng nhiều dấu hiệu cho thấy ông ta dính líu sâu đậm vào vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Đảng SaS cho rằng, nếu ông Robert Kaliňák vẫn được tự do, thì ông ta có thời gian và cơ hội để tác động đến các nhân chứng, xóa dấu vết và lừa dối công luận.
Bà Veronika Remišová (thuộc đảng OľaNO), nghị sĩ Quốc hội Slovakia, cho rằng nếu cựu Bộ trưởng Nội vụ Robert Kaliňák biết rõ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, nghĩa là cố ý tham gia vào vụ tội phạm này, “trong trường hợp này, đáng lẽ cơ quan điều tra Slovakia đã phải tống ông Robert Kaliňák vào tù từ lâu“, bà Remišová nói. Còn nếu trong trường không phải là cố ý tham gia, thì có nghĩa là các cơ quan nhà nước Slovakia bất lực, không có khả năng.
Tuần sau Bộ trưởng Nội vụ Slovakia sẽ sang Đức
Báo Pravda của Slovakia ra ngày 17/09/2018 đưa tin, thứ Hai tuần sau ngày 24/09/2018 bà Denisa Saková, Bộ trưởng Nội vụ Slovakia sẽ sang Đức gặp ông Horst Seehofer, Bộ trưởng Nội vụ CHLB Đức. Trong chương trình làm việc, Bộ trưởng 2 nước cũng sẽ thảo luận về vụ việc Trịnh Xuân Thanh có lẽ đã bị vận chuyển ra khỏi khu vực Schengen bằng chuyên cơ của chính phủ Slovakia.
“Cho tới nay tôi đã cho 44 nhân viên được miễn trách nhiệm bảo mật thông tin, để phục vụ cuộc điều tra về vụ việc này, nghĩa là họ được phép cung khai tất cả cho cơ quan điều tra“, bà Denisa Saková cho biết. 44 nhân viên này thuộc các bộ, ngành và cảnh sát hộ tống cùng những người phục vụ cho chuyến đến thăm và làm việc của Bộ trưởng Tô Lâm với Bộ trưởng Nội vụ Robert Kaliňák hồi 26/07/2017.
Trong cuộc hội đàm vào tuần tới với người đồng nhiệm Đức, nữ bộ trưởng Nội vụ Slovakia sẽ tiếp tục cam kết với ông Horst Seehofer rằng trong phạm vi thẩm quyền của mình, bà sẽ làm tất cả để vụ việc được sáng tỏ. Đồng thời bà Denisa Saková lưu ý rằng bà không muốn và cũng không có thẩm quyền can thiệp vào các cuộc điều tra mà các cơ quan chức năng Slovakia và Đức đang tiến hành.
Bà Veronika Remišová (thuộc đảng OľaNO), nghị sĩ Quốc hội Slovakia, cho rằng nếu cựu Bộ trưởng Nội vụ Robert Kaliňák biết rõ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, nghĩa là cố ý tham gia vào vụ tội phạm này, “trong trường hợp này, đáng lẽ cơ quan điều tra Slovakia đã phải tống giam ông Robert Kaliňák vào tù từ lâu“.
Nếu tòng phạm Robert Kaliňák bị tống gian, chẳng lẽ Liên Âu để yên cho hai tên chánh phạm côn đồ Tô Lâm, Nguyễn Phú Trọng được ‘vô sự’, ngang nhiên dùng luật rừng đưa vụ ‘Trịnh Xuân Thanh đầu thú’ ra thách đố công lý và công luận thế giới ?
“Làm phúc phải tội”.
Mong Thế giới văn minh không ai phải dây với lũ lưu manh CSVN, nếu không đều phải chịu bất hạnh.
Thật nhục nhã cho ĐCSVN.