14-4-2018
Sự việc
Sự kiện Đồng Tâm xảy ra một năm trước đây đã đánh dấu bước ngoặt mới trong phong trào phản kháng của người dân đối với chính sách đất đai của nhà nước. Nếu trước đó nhiều dân oan mất đất chỉ biết kéo nhau đi khiếu kiện đông người một cách ôn hòa, thì ở Đồng Tâm lần đầu tiên dân chúng trong một xã đã tổ chức quy củ dùng thế hợp pháp kết hợp dân vận, binh vận, lập làng chiến đấu, kiên quyết đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình buộc chính quyền phải nhượng bộ.
Một năm sau sự kiện Đồng Tâm, tuy sự đối đầu giữa người dân và chính quyền tạm thời lắng dịu, nhưng ngòi nổ của sự phản kháng và bất ổn xã hội vẫn chưa được tháo gỡ. Người dân không chỉ riêng ở Đồng Tâm, mà ở khắp mọi nơi trong cả nước, đều thấy rõ các giải pháp của chính quyền từ trung ương đến địa phương hầu như chỉ nhằm đối phó sự phản kháng một cách tạm thời để răn đe hoặc xoa dịu. Gốc rễ của vấn đề vẫn chưa được giải quyết, đó chính là chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai.
Vấn nạn
Đất đai luôn được xem là loại tài sản đặc biệt, nên quốc gia nào cũng xem trọng và đặt chính sách đất đai vào vị trí ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Tại Việt Nam, theo mô hình xã hội chủ nghĩa từ năm 1955 ở miền Bắc và từ năm 1975 ở miền Nam, chế độ sở hữu tư nhân đối với đất đai chấm dứt, và thay vào đó quyền sở hữu loại tài sản đặc biệt này thuộc về “toàn dân”, thông qua vai trò quản lý tập trung của Nhà nước. Đây là một chính sách đất đai hoàn toàn dựa trên nền tảng của học thuyết kinh tế-chính trị Marx-Lenin.
Sau hàng chục năm hiện hữu ở nước ta, chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai được cưỡng ép áp dụng vào đời sống xã hội và kinh tế nhằm thực hiện một kế hoạch chính trị hoang tưởng gọi là “xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Kết quả là khủng hoảng kinh tế-xã hội xảy ra nghiêm trọng, khiến Đảng Cộng sản phải tiến hành đổi mới kinh tế theo theo hướng thị trường. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai tiếp tục gây ra nhiều trở ngại hơn cho sự phát triển tiếp theo của nền kinh tế và đe dọa sự ổn định của cả xã hội.
Gắn liền và xuất phát từ quan niệm “sở hữu toàn dân” là định chế “quyền sử dụng đất”, một khái niệm đặc biệt về quyền tài sản chỉ có ở các quốc gia thuộc khối Liên Xô cũ và nay còn tồn tại ở Trung Quốc và Việt Nam. Tuy được luật pháp công nhận đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt (tức là chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, v.v…) tương tự với quyền sở hữu các tài sản thông thường khác, người có quyền sử dụng đất lại không thể định đoạt trọn vẹn mảnh đất của mình, mà trái lại tùy thuộc vào quyết định tối hậu của Nhà nước trong vai trò đại diện toàn dân quản lý toàn bộ đất đai trên lãnh thổ quốc gia.
Người nông dân luôn đối diện nguy cơ bị tước đoạt đất đai bất cứ lúc nào, và giấc mơ người cày có ruộng của họ không bao giờ trở thành sự thật.
Việc quy hoạch sử dụng đất dù trên lý thuyết thuộc về nhà nước, nhưng trên thực tế là do các chủ đầu tư khởi ra và vận động để có sự quyết định của quan chức các cấp, trước nhất là quan chức các địa phương. Điều này khiến quan chức trở thành loại cường hào, ác bá còn đáng sợ hơn cả trong chế độ phong kiến. Họ biến mình thành công cụ của giới đầu tư bất lương khi hỗ trợ các dự án xây dựng địa ốc hoặc công trình hạ tầng bằng cách tước đoạt đất đai của người dân và đền bù với giá rẻ mạt.
Tình trạng lạm dụng quyền hành biến đất công thành đất tư, bồi thường di dời không thỏa đáng để trục lợi, nhận hối lộ để phê duyệt và chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong những dự án kinh doanh bất động sản đã và sẽ tiếp tục xảy ra trầm trọng, tạo nên bất mãn xã hội ngày càng sâu rộng. Điều này là nguyên nhân chính của nạn khiếu kiện đông người khắp cả nước, hay còn gọi là nạn dân oan.
Nguyên nhân
Cốt lõi của tất cả những trở ngại nêu trên bắt nguồn từ sự kết hợp khiên cưỡng hai khái niệm vốn dĩ khác biệt nhau để tạo nên định chế quyền sử dụng đất, đó là khái niệm “quyền sở hữu tài sản” theo tư duy pháp lý và khái niệm “sở hữu toàn dân” theo tư duy chính trị-ý thức hệ.
Về phương diện pháp lý, chủ thể của quyền sở hữu tài sản lẽ ra chỉ là thể nhân hoặc pháp nhân, mà danh tính và lý lịch pháp lý được xác định cụ thể, trong khi “toàn dân” chỉ đơn thuần là một ý tưởng không có khuôn mặt rõ ràng và chưa bao giờ được công nhận là chủ thể pháp lý riêng biệt trong bất kỳ hệ thống pháp luật nào trên thế giới.
Trong nền kinh tế kế hoạch tập trung được xây dựng trên nền tảng lý luận Marx-Lenin, tư duy chính trị thắng thế, nên sự tác hại của sở hữu toàn dân đối với đất đai bị bưng bít khiến người ta có cảm giác nó không tạo ra nhiều vấn đề nan giải cho xã hội. Hơn nữa, do nền kinh tế được hoạch định theo kế hoạch tập trung, nên mọi bất đồng và bất cập đều có thể giải tỏa bằng mệnh lệnh hành chính từ nhà nước.
Tuy nhiên, từ khi chính sách cải cách kinh tế theo hướng thị trường được áp dụng, yếu tố thị trường sẽ ngày càng chi phối sự phát triển, tư duy pháp lý tất yếu trở nên thắng thế và đòi hỏi phải xem xét lại tính phù hợp của quan niệm sở hữu toàn dân đối với đất đai. Thực tế đã chứng minh rằng việc cưỡng lại yêu cầu này là nguyên nhân khiến động lực phát triển kinh tế bị triệt tiêu và ổn định xã hội bị đe dọa.
Yêu cầu
Trước tình hình nghiêm trọng nêu trên, chúng tôi – các tổ chức xã hội dân sự và người Việt trong và ngoài nước – đồng lòng đưa ra tuyên bố như sau:
Thứ nhất, quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai cần được sớm công nhận. Do đó, cần quy tụ ngay các chuyên gia kinh tế và pháp lý để nghiên cứu một cách khoa học khả năng chấp nhận tư hữu hóa các loại đất được sử dụng vào mục đích kinh doanh để phát triển kinh tế, hơn là tiếp tục duy trì quan niệm sở hữu toàn dân chung chung mơ hồ đối với đất đai như hiện nay.
Thứ hai, cần chuẩn bị sửa đổi Hiến pháp để công nhận chế độ đa sở hữu đối với đất đai, trong đó có sở hữu nhà nước, sở hữu của các tổ chức và sở hữu tư nhân.
Thứ ba, trong khi chờ đợi thay đổi luật lệ và chính sách, cần sớm công nhận quyền sử dụng đất như một loại quyền tài sản mà nhà đầu tư và người sử dụng đất phải thỏa thuận theo nguyên tắc thuận mua vừa bán, dựa trên giá cả thị trường, nếu nhà đầu tư muốn sử dụng cho các dự án nhằm mục đích phát triển kinh tế. Cần chấm dứt ngay nạn cưỡng bức thu hồi đất mà chính quyền ở các địa phương đang thực hiện. Việc giải quyết các tranh chấp đất giữa người dân và giới đầu tư phải dựa trên nguyên tắc công bằng, bảo đảm lợi ích của người dân, của nhà đầu tư và lợi ích công cộng.
Lập ngày 15 tháng 4 năm 2018
Tổ chức và cá nhân ký tên:
Tổ chức:
- Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, do ông Lê Thân đại diện
- Diễn đàn Xã hội Dân sự, do TS Nguyễn Quang A đại diện
- Nhóm Vì Môi Trường, do Nguyễn Thị Bích Ngà đại diện
…
Cá nhân:
- Nguyễn Khắc Mai, nhà nghiên cứu văn hoá, nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương, Hà Nội
- Nguyễn Quang A, TS khoa học, Hà Nội
- Nguyễn Đăng Quang, Cựu Đại tá CAND, Hà Nội.
- Dương Sanh, Cựu giáo chức, Vạn Ninh, Khánh Hòa.
- Nguyễn Nguyên Bình, Nhà văn, ở Hà Nội.
- Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng TK Hội trí thức yêu nước TpHCM, Chủ nhiệm danh dự CLB LHĐ
- Hạ Đình Nguyên, cựu tù Côn Đảo, nhà báo, Thành viên CLB LHĐ
- Bùi Tiến An, hưu trí, T.V. CLB LHĐ
- Vũ Trọng Khải, PGS.TS, nhà nghiên cứu kinh tế nông nghiệp, Sài Gòn
- Lê Thân, cựu tù nhân Côn Đảo, cư trú tại Nha Trang
- Lê Công Định, luật gia, cựu Tù nhân lương tâm, Sài Gòn
- Hoàng Hưng, nhà thơ-dịch giả, Sài Gòn
- Hoàng Dũng, PGS.TS, nhà nghiên cứu ngôn ngữ, TPHCM
- Đào Tiến Thi, Thạc sĩ Ngữ văn, Hà Nội
- Phan Quốc Tuyên, Kỹ sư tin học, Genève, Thụy Sĩ
- Bùi Minh Quốc, Nhà báo, Đà Lạt
- Trần Ngọc Sơn, Kỹ sư, Pháp
- Nguyễn Thị Thanh Hằng, Dược sĩ, Pháp
- Tống Văn Công, Nhà báo, nguyên TBT Báo Lao Động, hiện ở Hoa Kỳ
- Mai Hiền, Nhà báo, hiện ở Hoa Kỳ
- Hà Văn Thùy, Nhà văn, Sài Gòn
- Nguyễn Đào Trường, 65 phố Đinh Văn Tả, phường Bình Hàn, TP Hải Dương.
- Nguyễn Thị Thanh Bình, Nhà văn
- Nguyễn Xuân Diện, Tiến sĩ Hán Nôm, Hà Nội.
- Hà Quang Vinh, hưu trí, ngụ tại phường 15, Quận 11, Tp HCM
- Trần Minh Thảo, viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng (CLB Phan Tây Hồ)
- Trần Rạng, Nhà giáo, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn
- Nguyễn Văn Lịch, Kỹ sư cơ khí, Đống Đa, Hà Nội.
- Ngô Thị Kim Cúc, Nhà văn-Nhà báo, Sài Gòn
- Lê Khánh Luận, TS, nguyên giảng viên ĐH Kinh tế, Tp.HCM
- Nguyễn Văn Tạc, Giáo học hưu trí, Hà Nội
- Trần Kế Dũng, sống tại Úc Châu (Australia)
- Nguyễn Thị Khánh Trâm, hưu trí, TP HCM
- Đào Minh Châu, Hà Nội
- Nguyễn Hải Sơn, Công nhân, CHLB Đức
- Nguyễn Trọng Bách, Kỹ sư, Nam Định
- Mã Lam, Nhà thơ, Sài Gòn
- Nguyễn Đình Cống, Giáo chức hưu trí, Hà Nội.
- Hồ Quang Huy, Kỹ sư đường sắt, Nha Trang, Khánh Hòa
- Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TpHCM
- Trần Bang, kỹ sư, cựu chiến binh, Sài Gòn
- Phạm Duy Hiển, Dịch giả, bút danh Phạm Nguyên Trường, Vũng Tàu
- Phạm Toàn, Nhà nghiên cứu Giáo dục, Hà Nội
- Hà Sỹ Phu, TS Sinh học, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt.
- Phan Thị Hoàng Oanh, TS Hoá học, Sài Gòn.
- Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha Trang
- Mai Thái Lĩnh, Nhà nghiên cứu, CLB Phan Tây Hồ – Đà Lạt.
- Phạm Đình Trọng, Nhà văn, Sài Gòn
- Vũ Thế Khôi, Nhà giáo Ưu tú, Ba Đình – Hà Nội
- Trần Tiến Đức, Nhà báo độc lập, Đạo diễn phim tài liệu và truyền hình, Hà Nội
- Tiêu Dao Bảo Cự, Nhà văn tự do, Đà Lạt
- Huỳnh Sơn Phước, Nhà báo, Sài Gòn
- Nguyễn Văn Tạc, Giáo học hưu trí – Hà Nội
- Nguyên Ngọc, Nhà văn, Hội An
- Ngô Kim Hoa, Nhà báo, TV CLB LHĐ, Sài Gòn
- Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ sĩ – hưu trí, TV CLB LHĐ
- Ngụy Hữu Tâm, dịch giả ở Hà Nội
- Phan Văn Hiến, cựu Giáo chức, Hà Nội
- Nguyễn Văn Vỵ, PGS, TS, Giáo viên, Hà nội
- Lê Xuân Thiêm, Kỹ sư Xây dựng, SG
- Đào Tấn Phần, trường THPT Trần Quốc Tuấn, xã Hòa Định Đông, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên.
- Lê Đoàn Thê, số 32, ngõ 252 Minh Khai, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nôi.
- Lại Nguyên Ân, Nhà nghiên cứu Văn học, Hà Nội
- Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư Danh Dự Đại học Liège, Bỉ, sống ở Sài Gòn
- Nguyễn Hữu Tuyến, Kỹ sư hưu trí, P12, Q10, Sài Gòn
- Lưu Hồng Thắng, Công nhân, Hoa Kì
- Nguyễn Thị Bích Ngà, Nhà báo, Q3, Sài Gòn.
- Nguyễn Đan Quế, Bác sĩ, Sai Gòn.
- Tô Oanh, Giáo viên THPT- hưu trí, TP Bắc Giang
- Phùng Hoài Ngọc, cựu Giảng viên Đại học, tỉnh An Giang
- Nguyễn Ngọc Xuân, Nông dân đã nghỉ hưu, Xuyên Mộc, Bà Rịa vũng Tàu.
- Lê Hải, Nhà nhiếp ảnh, Đà Nẵng
- Lý Đăng Thạnh, người chép Sử, Sài Gòn.
- Hoàng Văn Lạc, Nhà giáo, Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Nguyễn Hồng Khoái, Chuyên viên tư vấn tài chính. Quận Tây Hồ, Hà Nội
- J.B Nguyễn Hữu Vinh, Nhà báo tự do, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội.
- Lê Mai Đậu, Cán bộ hưu trí, Trung Hoà, Từ Liêm, Hà Nội.
- Nguyễn Thuý Hạnh, Nhà báo tự do, sống tại Hà Nội.
- Huỳnh Ngọc Chênh, Nhà báo độc lập, sống tại Hà Nội.
- Trần Minh Quốc, Nhà giáo – hưu trí, Sài Gòn
- Nguyễn Quang Nhàn, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt.
- Nguyễn Kim Chi, Nghệ sĩ ưu tú, TV CLB LHĐ, Sài Gòn
- Nguyễn Huy Hoàng, hưu trí, Sài Gòn
- Huỳnh Nhật Hải, hưu trí, Đà Lạt
- Huỳnh Nhật Tấn, hưu trí, Đà Lạt
- Trần Thế Việt, nguyên Bí thư Thành ủy TP Đà Lạt, Lâm Đồng
- Lê Phú Khải, Nhà báo, TV CLB LHĐ, Sài Gòn
- Vũ Công Minh, Cử nhân Tài chính, Tp Hải Dương
- Trần Thanh Vân, Kiến trúc sư, Hà Nội
- Đào Đình Bình, Kỹ sư- hưu trí, Hà Nội
- Nguyễn Mê Linh, TS, An Phú, Q2, TpHCM
- Đồng Quang Vinh, hưu trí, Khánh Hòa
- Cấn Thị Thêu, Dương Nội, Hà Nội
- Trịnh Bá Phương, Dương Nội, Hà Nội
- Trần Ngọc Anh, Dân oan, Xuyên Mộc, Bà Rịa-Vũng Tàu
Mời quí vị quan tâm tiếp tục ký tên. Xin ghi rõ họ tên, nghề nghiệp/ chức danh (nếu có), địa chỉ cư trú (tỉnh/thành phố Việt Nam, hoặc tên quốc gia ngoài Việt Nam). Xin gửi về địa chỉ: tuyenbodongtam@gmail.com
CƯỚP
Học Giả Nguyễn Duy
con ơi mẹ dặn câu này
cướp đêm là giặc cướp ngày là quan – (ca dao xưa)
Cướp xưa băng nhóm làng nhàng
cướp nay có đảng có đoàn hẳn hoi
có con dấu đóng đỏ tươi
có còng có súng dùi cui nhà tù
cướp xưa lén lút tù mù
cướp nay gióng trống phất cờ phóng loa
con trời bay lả bay la
cướp trên bàn giấy cướp ra cánh đồng
dân oan tuôn lệ ròng ròng
mất nhà mất đất nát lòng miền quê
tiếng than vang động bốn bề
cướp từ thôn xóm tiến về thành đô
ai qua thành phố Bác Hồ
mà coi cướp đất bên bờ Thủ Thiêm
bây giờ mẹ phải dặn thêm
quan tham là cướp cả đêm lẫn ngày.
Nguồn Mạng.
Học Giả: Thái Bá Tân
Mục đích của cách mạng
Vô sản và công nông
Là thông qua bạo lực
Biến của tư thành công.
Khi cách mạng thắng lợi,
Nhanh chóng hoặc từ từ,
Các quan chức cộng sản
Biến của công thành tư.
Cộng sản gây đau khổ
Cho hàng triệu, triệu người
Rốt cục để mang lợi
Cho một số ít người.
Một sự thật chua xót –
Các vấn đề của ta,
Cách này hay cách nọ,
Từ cộng sản mà ra.
Nguồn Mạng.
Học giả: Bùi Chí Vinh
Tru di ta viết một bài hành
Chuyện truyền đời trang sử máu tanh
Ngày xưa có quân sư Nguyễn Trãi
Giúp nhà Lê mã đáo công thành
Dè đâu lúc lên ngôi cửu ngũ
Diệt trừ ngay cả trẻ sơ sanh
Mượn Lệ Chi Viên làm án ảo
Giết đời cha, con, cháu cho đành
Hỏa mù Thị Lộ thành con rắn
Công thần thua một lũ hư danh
Ải Nam Quan giờ còn chảy máu
Bình Ngô mà khóc Nguyễn Phi Khanh
Tru di ta viết một bài hành
Chuyện xưa giờ tái hiện sử xanh
Đồng Tâm có cụ Kình giữ đất
Chẳng ai ngờ bụng rạch, thây phanh
Hai con án chết đầy oan khốc
Một cháu chung thân xử rành rành
Tam tộc một đời đi theo Đảng
Tưởng thời phong kiến mới lưu manh
Không ngờ thế kỷ 21
Còn cảnh vua quan “chém treo ngành”
Còn cảnh nhổ cỏ nhổ tận gốc
Ba đời máu chảy vẫn còn tanh
Tru di ta viết một bài hành
Quả báo ngày nay đến rất nhanh…
Nguồn Mạng.
HỌC GIẢ NGUYỄN DUY.
Phúc chu thủy tín dân do thủy (*)
Thượng sách muôn đời lấy dân làm gốc
nhân dân đây
cái gốc quốc gia này.
Bán mặt cho đất
bán lưng cho trời
nhân dân mẹ cha
nhân dân ông bà
nhân dân tổ tiên
nhân dân nguồn cội
hột gạo củ khoai nuôi nấng cả giống nòi.
Mảnh đất truyền đời
chát mồ hôi
đắng máu
lớp lớp anh hùng áo vải
lớp lớp xác người giữ đất
vẫn nhân dân.
Sao nên nỗi người cày không có ruộng
luật hoang vu hoang hóa nhân tình?
Sao có kẻ sống mọt đời vắt vểu
ăn quả trên cành tè axit gốc cây?
Ai ủ cái ung mủ tanh khoang mũi
ngửi hoa hồng sặc một mùi hôi?
Ai nuôi cái mù lòa đáy mắt
nhìn nhân dân ngấp ngoáng bóng thù?
Ai lăm lăm đẩy dân sang phía địch
tự biến thành thù địch trước nhân dân?
Lai tỉnh
hỡi lương tri
lai tỉnh!
(*) Lật thuyền mới biết dân là nước
(Quan hải, Nguyễn Trãi)
Nguồn Mạng