Chất đất sét của đá tảng Macxit – Bài 4: Giá trị thặng dư

Nguyễn Đình Cống

28-10-2017

Các Mác, tác giả của chủ nghĩa Mác-Lenin. Ảnh: internet

Tiếp theo: Bài 1: Bản chất con người  ––  Bài 2: Vật chất và Ý thức  —  Bài 3: Đấu tranh giai cấp.

Những người tôn sùng CNML cho rằng “Giá trị thặng dư” (GTTD) là một phát hiện vĩ đại của Mác, là hòn đá tảng vững chắc trong học thuyết Kinh tế chính trị của CNML. Theo đó tư bản (TB) đã bóc lột công nhân (CN) bằng GTTD. Tóm lược về GTTD bằng công thức sau: M = GT – (C + V) … (1) Trong đó M là giá trị thặng dư; GT là giá trị của hàng hóa; C là tư bản bất biến, gồm khấu hao công nghệ và chi phí cho nguyên vật liệu, năng lượng; V là tiền công trả cho CN để mua sức lao động. Mác cho rằng toàn bộ M là do lao động của CN tạo ra, bị TB chiếm.

Thời trẻ, được học như trên, tôi thấy là đúng, nhưng rồi nhờ tiếp xúc được với các quan điểm khác nhau, nhờ chiêm nghiệm thực tế và đặc biệt nhờ việc dám tự suy nghĩ để phản biện mà phát hiện ra vấn đề sau: Trong toàn bộ bài được học, trong tất cả những tài liệu gốc của CNML đã đọc, tôi không thấy chỗ nào đề cập đến lao động của TB trong quá trình sản xuất. Khi nói về TB chỉ thấy các hành động bóc lột, cách làm tăng GTTD bằng kéo dài thời gian lao động của CN, rút ngắn thời gian lao động cần thiết, giảm giá trị của tư bản bất biến C. Không thấy chỗ nào TB trả công cho mình. Mác đã quá đề cao lao động của CN mà xem nhẹ lao động quản lý và tổ chức của TB.

Khi công nhận công thức tính M ở trên là đúng thì toàn bộ M không phải chỉ do CN làm ra, nó gồm nhiều phần hợp lại. M = m1 + m2 + m3 +…+ mi.Trong đó m1 là công của nhà tư bản đóng góp vào quá trình sản xuất mà phần lớn là lao động trí óc, là lao động quản trị; m2 trả cho các công việc gián tiếp; m3 là phần do công nhân làm ra, bị tư bản chiếm đoạt, bị bóc lột . Như vậy không chỉ có công nhân làm ra M để bị bóc lột mà nhà tư bản, các nhà khoa học, nhà tổ chức và quản lý đều tham gia vào đó.

Gần đây tôi đọc được tài liệu của một vài tác giả đương đại về GTTD, với giải thich: M = m1 + m2 + …+ m10 + m11 +… (2). Trong đó các m như là: thuế, lạm phát, GTTD của lao động quá khứ, công và ý tưởng xây dựng công ty, chi phí mạo hiểm, công quản lý, công các lao động đặc biệt, trả tiền ăn học, trả công tạo việc làm, bóc lột CN. Kể ra lắm thứ như vậy, phải chăng tác giả tự nghĩ ra, để bù đắp sự thiếu sót của Mác (tôi không tán thành một số thứ trong đó).

Một cách hiểu khác, khi cho rằng M trong công thức (1) là GTTD mà TB bóc lột CN thì C và V cần được tăng lên bằng cách kể thêm một số mục trong công thức (2). Còn nếu khẳng định công thức (1) với mọi thuyết minh của Mác là hoàn toàn đúng thì rất khó để giải thích sự giàu có của những người kiểu như Bil Gate hoặc Nguyễn Thị Hòe.

Thực ra ở đây Mác đã có nhầm lẫn lớn. Mác nhầm vì bị hạn chế trong suy nghĩ, bị thiên lệch trong đánh giá. Mác quá yêu thương giai cấp CN và thành kiến với TB. Hình như Mác chưa từng làm kinh doanh, có thể chưa hiểu hết công việc của nhà TB. Mác chỉ quan sát hiện tượng rồi suy luận hiện tượng người lao động làm thuê bị bóc lột là tương đối rõ. Bản chất của bóc lột gắn với bị áp bức. Những người Macxit cho rằng Mác đã vạch trần bản chất của bóc lột là GTTD. Đó chỉ là lời phụ họa một chiều vì quá tôn sùng, không dám nghi ngờ Mác.

Những người Macxit cho rằng giàu có là nhờ bóc lột, họ ra sức chống bóc lột, rất sợ mang tiếng bóc lột người khác, đến nỗi có thời kỳ dài các đảng viên ĐCSVN bị cấm thuê mướn nhân công.

Trong bài 3 (Đấu tranh giai cấp) tôi cho rằng chống bóc lột là cần, nhưng chống áp bức cần hơn, quan trọng hơn. Mà áp bức gắn với quyền lực, với sức mạnh. Mác nhìn thấy bất công của xã hội (rất nhiều người thấy chứ riêng gì Mác), nhưng vì bị thiên lệch như đã nêu nên suy luận nhầm. Mác cho rằng nguyên nhân chủ yếu của bất công nằm ở việc chiếm hữu tư liệu sản xuất, nằm ở mâu thuẩn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Nhìn đúng sự thật của xã hội Việt Nam bây giờ mới thấy rõ không phải như thế.

Riêng khái niệm chiếm hữu tư liệu sản xuất. Tôi chưa có điều kiện để tìm xem gốc gác của khái niệm chiếm hữu ở đây như thế nào. Trong tiếng Việt, khái niệm “chiếm” một cái gì thì cái ấy đã có, Như vậy những thứ quan trọng thuộc tư liệu sản xuất như nhà máy, công nghệ thì TB không chiếm của ai cả mà phải tạo ra, phải trao đổi để có, họ không dùng sức mạnh để chiếm như kiểu chiếm thuộc địa.

Học thuyết GTTD do Mác tạo ra, được những người Macxit tôn sùng hàng trăm năm nay, tỏ ra đã bị nhầm. Xin đừng đem những thứ như thế để nhồi sọ những người nhẹ dạ cả tin / bị lệ thuộc vào thế lực cộng sản.

Bình Luận từ Facebook

8 BÌNH LUẬN

  1. Bác Nguyễn Đình Cống nói đúng rồi .
    Và đồng thời, nếu một học thuyết dựa trên tiền đề sai,
    thì “giá trị” của học thuyết đó, và những “phụ tùng phụ kiện” của nó, cần phải được xem xét lại !
    Theo như những bài học kinh tế chính trị mà tôi được nghe, từ vài chục năm trước,
    ngẫm nghĩ lại, tôi thấy 2 điều tôi cho rằng sai, rất cơ bản, trong học thuyết giá trị thăng dư của Mác:

    1) Sức lao động đơn thuần (‘sức lao động” theo như ý của Mác) không thể tạo ra sản phẩm /dịch vụ /hàng hoá. Nó phải kết hợp với
    kỹ năng lao động mới tạo ra sản phẩm / dịch vụ / hàng hoá, là thứ mà nhà tư bản muốn có .
    Như thế, cái mà nhà tư bản muốn mua từ công nhân là “lao động” của họ, không phải chỉ là “sức lao động”.
    Nếu chỉ cần mua “sức lao động”, thà mua con trâu tốt hơn !
    Thành ra, chỉ có lời và lỗ trong kinh doanh, thế thôi ! Bảo rằng nhà tư bản mua “sức lao động”
    của công nhân, là sai ! Nhà tư bản mua “lao động” của công nhân mới đúng . Và như thế,
    sự khác biệt/chênh lệch giữa giá “lao động” và giá “sức lao động” nói chung sẽ chỉ là ‘giá trị của kỹ năng lao động” .
    Biến nó thành cái gọi là “giá trị thặng dư ”
    để làm cơ sở cho những lập luận tiếp theo, là sai lạc (misleading).
    Còn chuyện phân tích giá thành và các yếu tố lời / lỗ trong sản xuất, cùng những thông số liên quan,
    và cả những thuật toán tài chính kinh tế (econometrics), tôi không dám lạm bàn ở đây .

    2) Đúng rằng, đã là nhà tư bản, thì mục đích chính là kiếm lời, và tối đa hoá tiền lời, theo những cách mà họ
    có thể làm đươc. Cho nên , hiện tượng bóc lột và ép giá là phổ biến, nhất là trong một xã hội thiếu
    luật pháp công minh . Tuy nhiên, bảo rằng nhà tư bản “lén lút” bóc lột trên lưng công nhân hoặc người
    làm thuê, nghĩa là bóc lột cái kiểu hợp pháp nhưng bất lương, không ai hay, không ai biết, trên lưng
    công nhân, theo kiểu “ăn cắp”, thì là sai . Nhà tư bản không cần che đậy cái kiểu đó . Họ ra giá tiền lương như thế,
    chịu thì làm, không chịu thì thôi , thuận mua vừa bán . Đó là cái giá mà, khi thoả thuận, anh sẽ cung cấp “lao động” của anh cho tôi,
    và tôi trả tiền lương lại cho anh .
    Cho nên, nếu có bóc lột, đó là bóc lột trước mặt, không phải “bóc lột lén lút”. Đó có thể chỉ là sự ép giá,
    dựa trên quy luật cung cầu, và có thể là thủ đoạn . Nhưng, không thể đánh đồng sự ép giá đó với hành vi
    “ăn cắp / ăn cướp” , theo như luận điểm của Mác, ghi trong giáo trình kinh tế chính trị !
    Tất nhiên, ở đây, ta không tính tới trường hợp những ông chủ, khi hợp đồng hoặc thoả thuận, giao kết việc A,
    nhưng sau đó lại giao việc B cho công nhân . Nhưng đó là những trường hơp khác ngoài phạm vi tranh luận ở đây .

  2. Chủ nghĩa Mác là 1 học thuyết. Đã là học thuyết thì dựa trên tiền đề được mặc định đúng. Học thuyết tương đối của Einstein dựa trên tiền đề tốc độ ánh sáng cao nhất và bất biến trong mọi hệ quy chiếu, dẫn tới kết luận không gian và thời gian co giãn theo tốc độ. Chỉ cần chứng minh được tiền đề sai thì học thuyết đổ. Chẳng hạn ánh sáng ban đầu có 2 trường phái vật lý học, 1 cho rằng có tính hạt, 1 bác bỏ cho rằng có tính sóng, cuối cùng chứng minh được nó có cả tính sóng lẫn hạt tồn tại tới ngày nay. Đó là khoa học tự nhiên. Còn học thuyết Mác thuộc khoa học xã hội vốn mang tính chất giống như tôn giáo, tập quán, thừa nhận nó hay không còn do lợi ích của người theo nó chứ không chỉ tiền đề sai hay đúng. Chẳng thực tế nào chứng minh được có thần thánh đo được bằng các đại lượng vật lý sờ nghe nhìn thấy cả, nhưng hàng trăm tôn giáo đều theo thánh của mình khác với tôn giáo khác. Tác hại cực đoan của nó có thể thấy rõ qua chủ nghĩa khủng bố hồi giáo. Tiền đề cho hành động khủng bố của nó là: “Thời đại ngày nay là thời đại tiến lên chủ nghĩa hồi giáo, bởi chủ nghĩa cộng sản đã tan rã, chủ nghĩa tư bản đang giãy chết”. Còn Hitler thì xuất phát từ học thuyết người Đức là người “thượng đẳng” nên phải thanh lọc, giết chết gần cả triệu người Đức đồng tính, thiểu năng, bệnh hoạn, trộm cướp, chống đối chính quyền (người cộng sản là nạn nhân chính)… thậm chí trước khi tự tử còn ra nhật lệnh cho quân đội: phá hủy tất cả các công trình công cộng cầu cống điện lực nhà thương với lý do người Đức thua cuộc thuộc giá trị thấp không được quyền hưởng (tài liệu này hiện được dùng dạy trong trường phổ thông Đức hiện nay). Trở lại học thuyết Mác, chính Mác cũng nói rõ học thuyết của ông cần bổ sung (vốn là một đặc tính của mọi học thuyết). Cũng vì vậy hiện các đảng cộng sản đều vận dụng Mác theo cách hiểu và động cơ của mình (dù trong các nước xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa). Tham chính (vào nghị viện) ngoài các nước XHCN, thì ngay Đức vẫn có cả Đảng cộng sản, thậm chí chấp chính (thành viên chính phủ) ở 2 tiểu bang, ở Ấn Độ có hẳn 1 tiểu bang XHCN, (hay như ở các nước XHCN Đông Âu cũ, các quan chức cao cấp hiện nay đa phần trước kia đều thuộc Đảng cộng sản), nhưng đường lối họ không nhằm xoá bỏ “bóc lột giá trị thặng dư”. Về mặt tiền đề của Mác, công thức giá trị thặng dư GT = C + V + m (vốn chỉ là một công thức hạch toán giá thành và giá cả trong bộ môn kế toán, thuế; ai kinh doanh dù mù chữ đều biết cả), có thể hiểu nhiều cách về mặt kinh tế chính trị học, muốn giải thích thấu đáo phải viết một khối lượng chữ bằng chính học thuyết Mác. Tuy nhiên nếu nhìn công thức đó dưới “giá trị sử dụng” (chứ không phải “giá trị” – phạm trù chính trong chủ nghĩa Mác) thì sẽ thấy ngay việc hiểu công thức trên như thế nào không thành vấn đề. Giả sử doanh nghiệp tư bản sản xuất được 100 con bò. Theo công thức tính giá trị thặng dư, thì 100 con bò sẽ được chia: giả sử 30 con đem bán để thanh toán C, 50 con để thanh toán cho người lao động V, vậy là họ giữ 20 con m cho họ dùng mà không bán được cho ai. Bởi lương người lao động V đã mua đủ 50 con. Giá trị tài sản bất biến C đã mua đủ 30 con. Còn nhà tư bản phải dùng 20 con. Nhưng thực tế không nhà tư bản nào mỗi bữa, ăn hết hàng chục con bò, ngủ hàng chục biệt thự, đi lại bằng hàng trăm máy bay, uống hàng téc rượu hảo hạng, mặc hàng tấn quần áo, bồi bổ hàng trăm loại dược liệu cao cấp… Vậy ai dùng? chắc chắn rốt cuộc vẫn là người lao động của các chu kỳ sản xuất tiếp đó nhờ đầu tư của nhà tư bản chuyển m vào C. Bằng cách nào? Đó chính là đối tượng nghiên cứu của ngành khoa học kinh tế thị trường. Quốc gia nào muốn phồn thịnh thì phải biết cách áp dụng, ngược lại sẽ bị đào thải, tụt hậu !

  3. Lý thuyết về kinh tế của Marx đã dựa vào sự tiên đoán – chủ quan và nhầm lẫn – về sự bần cùng hóa tuyệt đối của giai cấp CN.
    Theo Marx, sức lao động là một hàng hóa, TB bóc lột CB, chỉ trả cho CN mức lương tối thiểu chì đủ cho họ tồn tại. Mức lương thực tế của họ không được tăng, trong khi năng suất lao đông ngày càng tăng, tức là giai cấp CN càng ngày càng bị bóc lột, và tiền lương không đủ sống bần cùng hóa. Không những thời gian lao động ỡ xưởng, mà cả thời gian về nhà nghỉ ngơi, ăn uống, tắm giặt – cũng tính là thời gian bị bóc lột, vì đó chỉ là thời gian để họ kip… tái sản xuất sức lao động(!).
    Hoàn toàn ngược lại với tiên đoán của Marx, giai cấp CN trong các nước tư bản dân chủ có lương cao, giờ làm việc ngắn hơn, trẻ em không phải đi làm thuê, họ được sống trong những đất nước thịnh vượng, họ là ông chủ, vì họ có đại diện của mình trong Quốc hội. Ở đó, chẳng có “đấu tranh giai cấp”, chỉ có tranh luận tìm ra cách giải quyết các vấn đề mà người dân mong đợi.

    Những kẻ nào vẫn còn bám vào CN Marx-Lenin, chỉ là những kẻ bịp bợp để thống trị nhân dân.
    Ông Nguyễn Đình Cống có lý, tư bản phương Tây không hề „chiếm hữu tư liệu sản xuất“ như nhà máy, hầm mỏ…“, mà họ chỉ „sở hữu“, bằng tiền của chính họ.
    Còn những kẻ đang thống trị VN, những tên tư bản Đỏ, hô „đất đai là sở hữu toàn dân“, chúng mới chính là những tên „chiếm hữu tư liệu sản xuất“. Thứ CNTB của chúng là thứ tư bản man rợ. ĐỎ vì máu của dân, của thiên nhiên, môi trường.

    • “TB bóc lột CB, chỉ trả cho CN mức lương tối thiểu chì đủ cho họ tồn tại. Mức lương thực tế của họ không được tăng, trong khi năng suất lao đông ngày càng tăng, tức là giai cấp CN càng ngày càng bị bóc lột, và tiền lương không đủ sống bần cùng hóa. Không những thời gian lao động ỡ xưởng, mà cả thời gian về nhà nghỉ ngơi, ăn uống, tắm giặt – cũng tính là thời gian bị bóc lột, vì đó chỉ là thời gian để họ kip… tái sản xuất sức lao động”

      Điều này không còn đúng ở các nước tư bẩn, nhưng “chuyển qua” đúng ở những nước tuyên bố kiên định chủ nghĩa Mác . Chính nhờ bóc lột công nhân ở các nước xã hội chủ nghĩa, chủ tư bẩn ở các nước tư bẩn có khả năng trả lương cao hơn cho công nhân ở các nước tư bẩn => đời sống công nhân ở các nước tư bẩn tăng .

      Tụi tớ bên này phải cám ơn lại công nhân xã hội chủ nghĩa . Mấy ông trí thức biểu chủ nghĩa Mác cũng có lợi cho tư bẩn . Đúng . Nhưng cách đúng hổng phải như các trí thức Cộng Sản nói .

    • Tớ khoái cái nhận xét do “Muỗi” đã chỉ ra:

      “Thượng Đế play favoritism. Phân chia giai cấp là kết quả của sự phân chia không đồng đều về khả năng . Không phải là vấn nạn do con người gây ra ”

      Điều này có thể là một ‘chân lý phổ quát’, nhưng đúng chăng với điiểm ‘kỳ dị’ Việt: sự khốn cùng của giai cấp CN ‘đỏ’ Việt và sự thăng hoa tột cùng của ‘giai cấp tư bẩn’ đỏ cai trị Việt?

      Và dường như Lê đã trả lời thỏa đáng câu hỏi này.

      • Mọi thứ đúng với mọi người, vô ta sai bét nhè, ngoại trừ chủ nghĩa Mác . Như thời bé Phượng cho tiền làm trường, 1 người bênh bé Phượng nói rằng những người chỉ trích bé Phượng là có tư duy chủ nghĩa lý lịch & kỳ thị giới tính!

        Theo tớ, WTF!!! “Chủ nghĩa lý lịch” là khi vì lý lịch dẫn tới cá nhân của 1 tập thể gặp trở ngại trong tiến thân . Không có ngược lại khi con cháu quan dựa thế bố mình để làm giàu . Với tư duy trên, ta có thể cáo buộc báo chí là “chủ nghĩa lý lịch” khi đem ra vụ con cán bộ sở hữu biệt thự khủng . Có đầy đủ 2 yếu tố như bé Phượng, con quan & con gái .

        Vì vậy “Thượng Đế play favoritism. Phân chia giai cấp là kết quả của sự phân chia không đồng đều về khả năng . Không phải là vấn nạn do con người gây ra ” đúng với thế giới . Bây giờ vẫn đúng . Nhưng vô Việt Nam với sự lãnh đạo của Đảng thì sai, chỉ có chủ nghĩa Mác là đúng, đúng hết . Đơn thuần vì Đảng lãnh đạo đất nước qua chủ nghĩa Mác . Vui nhất là tất cả những gì Marx tố cáo tư bẩn, Đảng phạm cho bằng hết . Còn cái nghịch lý cuối cùng, tớ wonder có đúng luôn cho nước mình hay không qua thuế, BOT & những cách làm tiền tàn nhẫn khác nhau . Có thể dân mình chịu đựng quen rồi nên dù có bị bóc lột đến tận xương tủy, dân mình vẫn nhe răng ra cười mà chịu đựng .

  4. Dành riêng cho (các) Đảng Cộng Sản

    Trong cặp đôi Marx-Engels, Engels là người có logic hơn . Điều này có nghĩa Marx là 1 người suy nghĩ rất lung tung & bậy bạ, vì vậy, có khuynh hướng bạo lực, chỉ có trực giác (intuition) là khá nhạy bén . Có ông trí thức -hình như là Lữ Phương- đòi tách/lọc Engels ra . Đề nghị của ông này chỉ làm hại chủ nghĩa Mác. Những gì còn lại sẽ là những lời lảm nhảm của 1 tay thày bói tồi, bản chất của Marx.

    Về giá trị thặng dư, Engels có đưa ra 1 khiếm khuyết chết người của tư bẩn, có thể làm tư bẩn xụp đổ . Đó là all things considered, để tạo ra lợi nhuận chỉ còn cách giảm lương của công nhân & tăng giá thành sản phẩm => nghịch lý là công nhân làm ra sản phẩm nhưng không đủ khả năng kinh tế để sở hữu sản phẩm mình làm ra . Cộng thêm với tham lam, sẽ làm cho xu hướng này tăng cho tới lúc sản phẩm làm ra chỉ có giới tư bản mới đủ tiền để mua nó -> không đủ lợi nhuận -> tăng giá, giảm lương -> không đủ lợi nhuận -> … cho tới 1 lúc nào đó hàng tồn kho nhiều hơn hàng in circulation -> sự xụp đổ của hệ thống tư bẩn .

    Các bạn có đoán được ai đã cứu tư bẩn không ? Yep, các quấc gia xã hội chủ nghĩa . Và ní gio ní giấu là đổi mới . Mở cửa 1 cái, tư bẩn tìm ra nguồn công nhân rẻ mạt từ các nước xã hội chủ nghĩa bây giờ chỉ còn định hướng thôi. Mở ngoặc ở đây, đ/v tư bẩn, tái bố trí công nhân/lực lượng sản xuất dễ hơn nhiều kiếm đáp số thỏa đáng cho cái nghịch lý chết người của Engels. Đóng ngoặc . Tư bẩn bước vào 1 phase mới, missed by a hair! Đứng quá gần vực thẳm, chỉ cần nửa bước, half a foot, là coi như xong!

    Bằng chứng ? Có 1 thằng lỏi công dân xứ tư bẩn táy máy tính nếu cái Iphone làm ở Mỹ thì giá bao nhiêu . Khoảng 17 000 USD giá thành phẩm, tức là chưa có lời! Thay vì 700-800 USD + payment plan, có nghĩa gần như = 0, và Apple báo lời cao nhất nước Mỹ, có thể cả thế giới . Trong khi công nhân Trung Quốc trong nhà máy làm Iphone nhảy lầu tự tử .

    Chỉ cần tất cả các nước xã hội chủ nghĩa dẹp đổi mới, trở lại như ngày xưa, bảo đảm tư bẩn sẽ rúng động trầm trọng ngay!

    Chắc chả ai biết how close tư bẩn really was to the cliff. Cơ hội ngàn năm 1 thưở đó qua lâu gòi . Bi chừ có làm lại, tư bẩn nó phòng ngừa trước . Đúng, sẽ rúng động, nhưng có lẽ sẽ mất 1 khoảng thời gian (rất dài) nữa tư bẩn mới lại mon men tới bờ vực thẳm .

    Đổi với chả mới!

  5. M = GT – (C + V)

    Haha, nhớ lại thời xưa .

    Neo-Marxism phức tạp hơn, xem GT là income từ việc bán sản phẩm . C là toàn bộ những giá trị m1, m2 …, với 1 số là bất biến constance (trong thời gian ngắn) & số khác là biến (variables). Ông Cống hỏi lương của tư bẩn ở đâu . Trí thức xã hội chủ nghĩa có khác, lương tư bẩn là giá trị thặng dư đấy ạ!

    Tất nhiên đây là tư bẩn thời Marx, hay nói đúng hơn, Marx đã chủ quan, duy ý chí ngay thời của mình, vì công thức Marx đưa ra lập tức biến thành thô lậu ngay chính thời điểm xuất hiện .

    Với các hình thức tư bẩn mới, cổ đông, cổ phần, hội đồng quản trị … mà chủ tư bẩn chỉ còn là cái bóng mờ qua số shares (cổ phần) giới hạn, tất nhiên chủ nghĩa Mác coi như văng . Chỉ còn khái niệm GTTD vẫn đứng vững . Vì nếu không có lời, họ làm business làm gì ?

    Khái niệm GTTD tồn tại có nghĩa bản chất “bóc lột” vẫn còn nguyên giá trị . Đảng viên ĐẢNG CỘNG SẢN mướn công nhân tức là tham gia “bóc lột”. No deny about it, chối chạy không được . Nam tông được quyền ăn thịt có nghĩa ăn thịt công nhân . Tới giờ thì toàn bộ hệ thống lò mổ, chế biến thực phẩm đều do phái Nam tông nắm giữ . Công (?) của Đảng!

    Giời ạ, bây giờ tớ phải giải thích những khái niệm cơ bản của chủ nghĩa Mác cho 1 ông giáo sư-tiến sĩ xã hội chủ nghĩa!

    “Riêng khái niệm chiếm hữu tư liệu sản xuất. Tôi chưa có điều kiện để tìm xem gốc gác của khái niệm chiếm hữu ở đây như thế nào”

    Chủ nghĩa Mác phân biệt 2 khái niệm; phương tiện & tư liệu sản xuất . Phương tiện sx là nhà máy, công sưởng . Tư liệu sản xuất là những thứ khác, nguyên liệu thô … Theo Marx, nó là thiên nhiên nên không tính vào các công thức giá trị, chỉ tính sở hữu (ownership). Và Marx nhận xét chúng thuộc sở hữu tư bẩn . Tuy Marx phân biệt như vậy, nhưng thực tế phức tạp hơn nhiều . Để tạo được nguyên liệu thô cũng cần qua 1 giai đoạn -theo Marx- “bóc lột” dưới nhiều hình thức khác nhau, thực dân là 1 cách chiếm hữu tư liệu sản xuất . Chắc vì Marx bị các truyền thuyết miền Viễn Tây Hoa Kỳ -đãi vàng, trúng phải mỏ dầu …- làm mê hoặc nên nghĩ tư liệu sản xuất giá trị = 0, chỉ xét về sở hữu . Đảng Cộng Sản học Marx, sở hữu nhân dân độc quyền khai thác đất, mỏ … thì đúng là giá trị = 0 thật . Tất cả những giá trị sau đó thuần ròng lợi nhuận . Đúng như Lenin nhận xét, tư bẩn không mất đi, chỉ tập trung vào tay Nhà nước, và Nhà nước trở thành tay tư bản lớn nhất & duy nhất . Tớ thêm, vì vậy, bóc lột thậm tệ & tinh vi nhất .

    Đáng lẽ tớ thêm phần nhận định về giá trị thặng dư, nhưng không dại . Cứ để cho trí thức xã hội chủ nghĩa ngứa đầu gãi, nhìn cũng vui đáo để!

Comments are closed.