Putin thăm Việt Nam: Giai đoạn kế tiếp về cuộc cạnh tranh quyền lực của các nước lớn

Diplomat

Tác giả: Khang Vu

Trúc Lam chuyển ngữ

20-6-2024

Tóm tắt: Putin là nhà lãnh đạo đầy quyền lực đến thăm Hà Nội mới nhất, mang theo quà tặng và lời hứa.

Ảnh: Tổng thống Nga Vladimir Putin, thứ hai bên trái, bắt tay các quan chức Việt Nam khi đến sân bay Quốc tế Nội Bài ở Hà Nội hôm thứ Năm, ngày 20/6/2024. Nguồn: Nikita Orlov/ Sputnik/ Kremlin Pool/ AP

Tổng thống Nga Vladimir Putin hiện đang kết thúc chuyến thăm Việt Nam kéo dài hai ngày, trong đó hai nước kỷ niệm 30 năm ký kết Hiệp ước về các nguyên tắc cơ bản của quan hệ Việt-Nga.

Hà Nội và Moscow ký Hiệp ước này năm 1994 thay thế Hiệp ước Hữu nghị năm 1978 sau khi Liên Xô sụp đổ và cùng với [hiệp ước] đó là sự bảo đảm an ninh của Liên Xô cho Việt Nam. Hiệp ước năm 1994 đóng vai trò là một hiệp ước không xâm lược, trong đó cả Hà Nội và Moscow đều cam kết không ký kết bất kỳ thỏa thuận nào với các nước khác, mà có thể làm tổn hại đến lợi ích của nước kia. Quan hệ Việt – Nga hiện nay được tiến hành trong khuôn khổ Hiệp ước 1994. Trước chuyến thăm, Putin có bài bình luận đăng trên báo Nhân Dân của Việt Nam, trong đó ông lưu ý rằng, Việt Nam và Nga có cách tiếp cận tương tự đối với các vấn đề quốc tế.

Tuy nhiên, điều khiến chuyến thăm của Putin trở nên quan trọng không phải là việc kỷ niệm hiệp ước nói trên. Chuyến thăm của ông ta diễn ra sau khi Việt Nam tiếp đón Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tháng 9 và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 12 [năm 2023]. Điều này cũng đã đủ nói lên chuyến thăm của Putin phù hợp như thế nào với chính sách đối ngoại đa phương và trung lập của Việt Nam, cũng như việc Nga có thể giúp Việt Nam hiện đại hóa và tân trang lại kho vũ khí quân sự của mình, kế thừa từ thời Liên Xô như thế nào.

Nhưng còn một khía cạnh khác đáng để tìm hiểu. Việc lãnh đạo ba cường quốc đến thăm Việt Nam trong thời gian ngắn không hoàn toàn do sự khéo léo trong chính sách đối ngoại của Hà Nội. Dù cũng thực hiện chính sách ngoại giao đa phương, nhưng không có nhiều cường quốc nhỏ nhận được sự quan tâm như Việt Nam. Điều đáng chú ý trong trường hợp Việt Nam là, các cường quốc lớn đang cạnh tranh để chứng tỏ cho Việt Nam thấy rằng họ có thể cung cấp an ninh cho Việt Nam vào thời điểm đất nước này cần nhất.

Việc một quốc gia có cảm thấy an toàn hay không phụ thuộc vào mức độ an ninh mà quốc gia đó yêu cầu và mức độ mà các đối tác của nước đó có thể cung cấp cho họ. Hiện tại, Hà Nội đang tìm cách (1) bảo vệ an ninh chế độ; (2) bảo vệ chủ quyền lãnh thổ; và (3) duy trì môi trường hòa bình và sự ổn định bên ngoài, có lợi cho tăng trưởng kinh tế.

Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga đang tìm cách đáp ứng nhu cầu của Việt Nam bằng nguồn cung cấp an ninh của riêng họ nhằm cải thiện quan hệ với một đất nước có vị trí địa lý quan trọng. Hoa Kỳ có thể hỗ trợ Việt Nam đáp ứng các yêu cầu an ninh thứ hai và thứ ba, nhưng không thể làm như vậy đối với an ninh chế độ. Trung Quốc có thể giúp Việt Nam bảo đảm an ninh chế độ và duy trì môi trường bên ngoài ổn định cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam; tuy nhiên, Trung Quốc không thể hoàn toàn thuyết phục Hà Nội về ý định hòa bình. Nga có thể cung cấp cho Hà Nội cả an ninh chế độ lẫn an ninh lãnh thổ, nhưng việc Nga tập trung vào khu vực châu Âu và khả năng quân sự bị hạn chế ở châu Á-Thái Bình Dương có nghĩa là tác động của Nga vào các vấn đề khu vực sẽ bị hạn chế.

Do đó, mỗi cường quốc đều cố gắng thuyết phục Việt Nam rằng họ có thể cải thiện những điều mà họ còn bị hạn chế. Đối với Hoa Kỳ, chuyến thăm của ông Biden là một nỗ lực có ý thức nhằm bảo đảm với Hà Nội về ý định tốt đẹp của họ đối với đảng Cộng sản Việt Nam. Mặt khác, chuyến thăm của ông Tập Cận Bình và việc Việt Nam gia nhập “cộng đồng chung vận mệnh” của Trung Quốc là nỗ lực của Trung Quốc nhằm bảo đảm rằng các tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông không gây tổn hại đến các khía cạnh khác của mối quan hệ song phương. Điều này giải thích rằng, vì sao Trung Quốc chấp nhận các hoạt động cải tạo đảo của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa trong khi họ có phản ứng vũ lực trước các nỗ lực của Philippines nhằm tiếp tế cho tiền đồn của nước này ở Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), một bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa.

Do đó, chuyến thăm của Putin nhằm bảo đảm với Hà Nội rằng, bất chấp cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine và sự phụ thuộc ngày càng gia tăng của Nga vào Trung Quốc, Nga sẽ không từ bỏ vai trò của mình ở châu Á-Thái Bình Dương và rằng Việt Nam vẫn là đối tác quan trọng của Nga trong khu vực. Putin lưu ý với Việt Nam rằng, cả Moscow và Hà Nội đều có những đánh giá tương tự nhau về tình hình chính trị ở châu Á – Thái Bình Dương và hai nước ủng hộ một trật tự an ninh Á-Âu mới “bình đẳng, không chia tách, bao trùm và không phân biệt đối xử”. Việt Nam quan trọng đối với chính sách châu Á – Thái Bình Dương của Nga đến mức ông Putin cảm ơn Việt Nam vì “thể hiện lập trường cân bằng” trước “cuộc khủng hoảng Ukraine” thay vì chỉ trích tính trung lập của Hà Nội. Hợp tác Việt-Nga về thăm dò dầu khí ở Biển Đông cũng cần được tiếp tục, bất chấp sự quyết đoán ngày càng gia tăng trên biển của Trung Quốc. Chính phủ Nga mong muốn hợp tác với Việt Nam để phát triển việc sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình.

Việc Việt Nam sẵn sàng tiếp đón Putin bất chấp Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội tỏ ra khó chịu và bị cho là có liên kết với trục phản kháng Bắc Triều Tiên, Nga và Trung Quốc do Tổng thống Nga dừng chân ở Bắc Triều Tiên trước khi tới Việt Nam không nên chỉ quy cho tình cảm thân thiện của Hà Nội đối với Putin hay tình đồng chí cũ giữa hai nước. Nếu đúng như vậy, Việt Nam đã không giữ thái độ trung lập trong cuộc chiến Nga-Ukraine. Việt Nam vẫn là một đất nước thực dụng với khả năng phân tích chi phí – lợi ích một cách có ý thức. Hà Nội muốn quốc tế hóa các tranh chấp ở Biển Đông và lôi kéo càng nhiều cường quốc vào việc bảo đảm an ninh cho mình vì không một cường quốc nào có thể cung cấp cho họ tất cả các vấn đề an ninh mà họ cần.

Với việc tiếp đón Putin, Hà Nội được nhiều hơn là mất. Đầu tiên, Việt Nam gửi tín hiệu tới Nga rằng Việt Nam hoan nghênh vai trò của Nga ở châu Á – Thái Bình Dương. Chuyện lôi kéo Nga theo mục đích của Hiệp ước 1994 sẽ bảo đảm rằng sự hợp tác ngày càng gia tăng của Nga với Trung Quốc sẽ không làm tổn hại đến lợi ích của Việt Nam do cam kết không xâm lược. Thứ hai, hợp tác chặt chẽ hơn với Nga sẽ không khiến Trung Quốc tức giận bằng việc hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ trong khi làm như vậy vẫn cho phép Hà Nội khẳng định chủ quyền lãnh hải của mình với sự giúp đỡ của Nga. Và cuối cùng, nếu Hoa Kỳ coi Việt Nam là một đối tác đủ quan trọng thì chuyến thăm của Putin sẽ không ảnh hưởng đến quỹ đạo đi lên trong quan hệ Mỹ-Việt, cũng giống như việc Việt Nam bỏ phiếu trắng trong các cuộc bỏ phiếu của Liên Hiệp Quốc tố cáo Nga xâm lược Ukraine đã không ngăn cản Biden đến thăm Hà Nội. Việt Nam sẵn sàng chấp nhận những rủi ro nhỏ trong mối quan hệ với Hoa Kỳ để duy trì lựa chọn Nga của họ.

Dù Việt Nam có cố gắng khẳng định vai trò trung gian của mình thông qua chính sách đối ngoại đa phương đến đâu đi nữa, thì đất nước này vẫn là một nước nhỏ, phụ thuộc vào sự cân bằng quyền lực và lợi ích giữa các cường quốc về an ninh. Kịch bản rủi ro nhất đối với Việt Nam là không thể tìm được bất kỳ nước nào sẵn sàng cung cấp an ninh, thay vì kịch bản tiếp đón một lãnh đạo gây tranh cãi như Putin. Thử thách tiếp theo của Hà Nội là làm thế nào để giải quyết các mối quan hệ với các “nhà cung cấp an ninh” Mỹ, Trung Quốc và Nga để sự cạnh tranh của họ trong việc cung cấp an ninh bổ sung cho quyền tự do hành động của Hà Nội thay vì buộc Việt Nam phải chọn phe.

______

Tác giả: Khang Vũ là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại khoa Khoa học Chính trị, Đại học Boston.

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. Với cộng sản Việt Nam, an ninh chế độ độc tài toàn trị là trước hết và trên hết. Chỉ có Nga và Tầu tận tâm đáp ứng được nhu cầu này của Hà Nội. Vì thế, mối quan hệ giữa cộng sản Việt Nam và các thế lực đang cầm quyền ở Nga, Tầu được tuyệt đối coi trọng.
    Không thể sắp hàng ngang các các cuộc viếng thăm VN của các nguyên thủ Nga, Tầu với Mỹ. Vì với Mỹ, cộng sản VN chỉ tính chuyện lợi dụng được càng nhiều càng ít.
    Và nước Mỹ cũng đã bắt đầu cảnh giác với cái tính cách thò lò sáu mặt của Hà Nội.

  2. Hề… hề… Tuyên bố chung là văn kiện thể hiện quan điểm của hai bên (hoặc nhiều bên) về những điều, những sự việc hoặc cách giải quyết sự việc trong mọi vấn đề đã được nêu (trong Tuyên bố chung) đều được cả hai bên (hoặc nhiều bên) quan tâm và đồng thuận với nhau (duy ở nhiều bên thì Tuyên bố chung được áp chế bở đa số).
    1. Chiều qua (20.06.2024), các Lãnh tụ Việt, đại diện cho phía Việt Nam, và Putin, đại diện cho phía Nga, đã ký tuyên bố chung VIỆT-NGA, trong tuyên bố này có đoạn: “….kiên quyết lên án các hành động tôn vinh, nỗ lực hồi sinh chủ nghĩa phát xít và quân phiệt… ”
    2. Bạn có bình luận gì không!!?

  3. Nói cho cùng thì khi lũ khỉ đít đỏ du dây với cường quốc thì đảng có lợi là sự tồn vong, chỉ có dân đen là thua trắng tay, cáo già nằm thoi thóp trong 108 nhưng nghe đồng chí anh em xhcn đến thì y bật dậy như cái lò xo nạp đủ 12 thành công lực phi thân ra ôm cứng Putin. Gừng cà già già càng cay, cáo càng già càng hiểm, càng đểu.

  4. Đây là 1 bài viết rất khách quan & trung thực, chứng tỏ tác giả là người hội đủ lương tri, lương tâm & có kiến thức sâu rộng

    – Chuyến viếng thăm này đã put to rest mọi wan ngại Putin hổng phải là truyền nhân xứng đáng của cái Liên Sô là đồng minh của Việt Nam thời chống Mỹ .

    – Đồng ý với tác giả 1 ý implicit, hoặc có thỉa tớ read too much into văn bản, là giữa Nga & Trung Quốc, Nga seem a better alternative. Nếu đúng, người Việt trong nước, những người chọn lầm lịch sử bằng siding w U Cà, nên sửa chữa sai lầm của mình . May quá, ở VN chả có ai chịu trách nhiệm cái gì cả, các người lại càng hổng phải là quân tử, thay đổi chính kiến hổng phải là chiện khó khăn gì với mí người

    – Cho phép tớ hổng đồng ý với tác giả chong chiện Mỹ . (2) & (3) Mỹ hổng thỉa làm gì được cho Việt Nam . Hiện nay, nếu có xung đột giữa Phi & Trung Quốc, chắc chắn Mỹ sẽ chọn đứng ngoài . Đúng, lâu lâu sẽ dẫn Phi ra nghĩa địa quân cụ (*) của mình và nói “Go nuts!”, nhưng đừng hòng Mỹ tham chiến . Phi đã vậy, Việt Nam càng khó hơn . Nên nhớ, bút nô RFA có thỉa xem 3 đời có công với Cách Mạng như 1 authority trong mọi vấn đề . Dont think Mỹ share the same idea, hay đúng hơn, ngược lại . Có nghĩa luôn có 1 khoảng cách giữa Mỹ & Việt Nam, bất kể RF Phúc Kđinh A hay VOA mún xóa sạch lằn ranh quality control. Quan hệ Việt Mỹ lun giữ nguyên mức viển vông như những stable genius trong nước

    Với những điều nêu ra, chiện Mỹ có thể đáp ứng được (2) & (3) … Well, Việt Nam sẽ tiến lên chủ nghĩa Xã hội b4 điều đó xảy ra

    Với chiến thăm Việt Nam của đồng chí Putin, Việt Nam có thỉa ăn ngon ngủ kỹ, quẳng mối lo đi mà vui sống . Heck, bi giờ Đảng Cộng Sản Việt Nam có thỉa học Thích Minh Tuệ, thật sự đại diện cho khối vô sản chân -hổng phải “chuyên”- chính như ngày xưa, nothin wouldve happened.

    Chứng tỏ Việt Nam vẫn chọn Công Lý, Chính Nghĩa & Sự Thật, xứng đáng với niềm tin của đại đa số dân -1 đảng viên = 5000 dân phi-đảng viên-, xứng đáng với tiền thuế của dân để nuôi Đảng

    Khang Vu là 1 trong những trí thức mà người dân có thể tin & kính trọng, vừa có uy lại vừa có tín, đã chứng minh mình là 1 trong những người hiểu Đạo lẫn hiểu Đời, và vì đang làm nghiên cứu sinh ở Boston, học phí chắc chắn hổng rẻ, gia đình chắc cũng thuộc loại có công với Cách Mạng . Holy Xít, can it be more perfect than this!

  5. Từ thời Lê Ngọa Triều đến nay mới có màn “tọa” gần như “ngọa” khi “ngự chính”. Nguyễn Phú Trọng ngồi như nằm khi nói chuyện với Putin. Mà kể ra về việc làm, Nguyễn Phú Trọng chả kém gì Lê Long Đĩnh, như bảo “nhà Phật cũng ăn hối lộ”, mổ bụng moi gan Lê Đình Kình ….
    Giới “tinh hoa” xứ Chiều Nay thể hiện “lương tri của nhân loại”, xỉ vả Putin và việc tiếp đón Putin của nhà đương cục Hà Nội không tiếc lời. Nhưng không thấy xỉ vả Nhà Trắng khi Nhà Trắng bênh vực Benjamin Netanyahu trong màn ICC kết tội. Như thế là thế nào.
    Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố ngày 20/5:
    “Việc công tố viên trưởng ICC xin lệnh bắt giữ đối với các lãnh đạo Israel là xúc phạm. Hãy để tôi nói rõ: Bất kể công tố viên này có ám chỉ gì đi nữa, không có sự tương đương giữa Israel với Hamas. Chúng tôi sẽ luôn sát cánh cùng Israel trước các mối đe dọa đối với an ninh của họ”.
    Putin hẳn nhiên không “hiền lành dễ bảo”, và dù rằng không còn Putin thì đám Nga Ngố cũng vẫn không “hiền lành dễ bảo” như bọn ăn theo nói leo.
    Và một diễn biến từ Hoa Thịnh Đốn, VOA loan tin:
    -Đáp lại việc TT Nga thăm VN, Phát ngôn viên John Kirby (Nhà Trắng): Washington tiếp tục tập trung làm sâu đậm thêm quan hệ với HN. Bộ trưởng Tài chính Mỹ: VN là đối tác về đa dạng hóa chuỗi cung, giảm phụ thuộc vào TQ, Mỹ không đòi VN cắt quan hệ với Nga hay TQ.

    • Hề… hề…, Mai Cuốc Xẻng này, không có chuyện Lê Long Đĩnh Ngọa triều (thiết triều nhưng do bị bệnh mà phải nằm) nhé. Ông ấy rất cường tráng, 4 tháng trước khi bị đột tử thì vẫn còn dẫn quân đi diệt Bồn Man (tây Nghệ An hiện nay) đấy. Vậy thì, cái thuyết Ngọa triều có phải do một đám Thâm Nho thời nhà Lý bịa ra để bôi nhọ Lê Long Đĩnh hay không thì phải do các nhà Lịch Sử đời sau nghiên cứu (chứ không phải là những giống Sử nô kéo dài từ thời Lý tới bây giờ!)!!.

  6. Đây phải chăng là cái tát vào mặt các chiên lược gia hay quân sư quạt
    mo loại “tháp ngà” (lý thuyết) Âu Mỹ toan tính liên minh với VC. ?
    Khỉ vẫn hoàn cốt khỉ ! Ngưu tầm ngưu mã tầm mã !

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây