Hai Chủ tịch nước bị phế truất trong một năm: Triển vọng chính trị nào cho Việt Nam?

Fulcrum

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Dương Lệ Chi, biên dịch

20-3-2024

Ảnh: Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương chụp ngày 16-11-2023. Nguồn: JOSH EDELSON/ AFP

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ bị thay thế Nhiệm vụ hàng đầu của các nhà lãnh đạo đất nước hiện nay là tìm người thay thế ông và ổn định chính trị.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) hôm nay ra thông báo, họ chấp nhận đơn từ chức của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, từ bỏ tất cả các chức vụ chính thức và các chức vụ trong đảng. Ngày mai, Quốc hội Việt Nam sẽ triệu tập phiên họp bất thường để chính thức bỏ phiếu về việc ông từ chức, chỉ sau một năm ông làm Chủ tịch nước. Ông Thưởng được cho là có dính líu đến vụ bê bối hối lộ, liên quan đến nhà phát triển bất động sản địa phương Phúc Sơn, hiện đang bị truy tố về các tội tham nhũng khác nhau. Các nguồn tin không chính thức nhưng đáng tin cậy cho biết, trong thời gian ông còn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi (2011-2014), một người thân của ông Thưởng đã nhận 60 tỷ đồng (2,4 triệu USD theo tỷ giá hiện hành) từ Phúc Sơn, được cho là [đã hối lộ] cho Thưởng để xây dựng nhà thờ tổ của mình.

Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.

Cũng giống như Phúc, sự ra đi của Thưởng sẽ không dẫn đến những thay đổi chính sách đáng kể, nhưng nó gây ra mối lo ngại cho các nhà đầu tư. Nhiều nhà đầu tư trong số này được thu hút đến Việt Nam chính vì môi trường chính trị tương đối ổn định của nước này so với các nước khác trong khu vực. Tuy nhiên, thông tin Thưởng sắp ra đi khiến họ càng thêm bất an. Tệ hơn nữa, sức khỏe kém của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và kế hoạch kế nhiệm ông không rõ ràng, có thể sẽ làm gia tăng đấu đá chính trị nội bộ trong Đại hội Đảng toàn quốc kế tiếp vào đầu năm 2026. Điều này càng làm trầm trọng thêm mối lo ngại của các nhà đầu tư.

Ý nghĩa về việc rơi đài của Thưởng đối với tương lai chính trị Việt Nam, đặc biệt là về chuyện tranh giành ghế Tổng Bí thư thay thế ông Nguyễn Phú Trọng, phụ thuộc vào việc ai sẽ đảm nhận vai trò của Thưởng. Theo quy định của Đảng, tân chủ tịch nước phải ngồi đủ nhiệm kỳ Ủy viên Bộ Chính trị, nghĩa là các ứng cử viên tiềm năng hiện nay bao gồm ông Trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Trương Thị Mai và Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm. Ông Trọng trước đây từng giữ chức chủ tịch nước từ năm 2018 đến năm 2021, có thể đòi lại chức vụ này, nhưng vấn đề sức khỏe của ông có thể là một trở ngại đáng kể. Ông Chính và Huệ dường như không quan tâm, vì với chức vụ hiện tại của họ, họ có nhiều quyền hành hơn là chức chủ tịch nước. Điều này khiến ông Tô Lâm và bà Trương Thị Mai trở thành những lựa chọn khả dĩ nhất.

Ở tuổi 66, Tô Lâm có thể rất quan tâm đến cái ghế Chủ tịch nước này vì nó có thể cho phép ông tìm kiếm một ngoại lệ đối với quy định giới hạn độ tuổi của Đảng và tranh chức vụ cao nhất vào năm 2026. Tuy nhiên, ông cũng có thể dè dặt về việc thay đổi vai trò mới này. Chức Bộ trưởng Bộ Công an hiện tại của ông có quyền lực rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh chiến dịch chống tham nhũng của đảng Cộng sản Việt Nam đang diễn ra. Ngược lại, vai trò của Chủ tịch nước chủ yếu liên quan đến các nhiệm vụ nghi lễ. Mặt khác, bà Mai cũng là một ứng cử viên sáng giá cho chức vụ này, đặc biệt trong mắt những người đang tranh chức vụ tổng bí thư. Điều này được mong đợi là do quyền lực tương đối yếu của bà, nghĩa là bà khó có thể tận dụng chức chủ tịch nước để làm phương tiện tranh cái ghế hàng đầu trong Đảng vào năm 2026.

Một lựa chọn khác là Đảng bẻ cong các quy tắc của chính mình và đề cử một chính trị gia khác chưa ngồi hết nhiệm kỳ ủy viên Bộ Chính trị nhưng có khả năng mang lại sự ổn định cho hệ thống. Trong kịch bản này, ứng cử viên tiềm năng có thể là Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, hay Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang. Tuy nhiên, các ứng cử viên tiềm năng hiện tại để thay thế ông Trọng và phe phái của họ có thể không ủng hộ quyết định này vì họ không muốn thấy sự xuất hiện của một tân ứng cử viên khả thi, có khả năng cản trở khát vọng của họ đối với chức vụ hàng đầu của Đảng vào năm 2026.

Do quá trình lựa chọn phức tạp và thời gian có hạn nên rất có thể Đảng vẫn chưa đi đến quyết định thống nhất về người kế nhiệm ông Thưởng. Trong trường hợp này, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân sẽ giữ vai trò quyền Chủ tịch nước cho đến khi Đảng có quyết định cuối cùng.

Trong bối cảnh đó, những bất ổn chính trị ở Việt Nam ​​sẽ tiếp tục xảy ra. Một số nhà đầu tư có thể quyết định đợi cho đến khi mọi chuyện lắng xuống trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư lớn nào. Quan hệ đối ngoại của đất nước cũng có thể bị ảnh hưởng, với khả năng bị trì hoãn hoặc hủy bỏ các cuộc trao đổi song phương cấp cao. Chẳng hạn, do ông Thưởng đang chờ bị truất phế, nên chuyến thăm Việt Nam của vua Willem-Alexander và hoàng hậu Máxima của Hà Lan, theo kế hoạch sẽ diễn ra ​​từ ngày 19 đến 22 tháng 3, nhưng đã bị hoãn theo yêu cầu của Việt Nam.

Ngay cả sau khi Chủ tịch nước mới được bầu, đấu đá chính trị nội bộ có thể sẽ tiếp tục kéo dài cho đến năm 2026, trừ khi kế hoạch rõ ràng về người kế nhiệm ông Trọng được công bố. Trong khi đó, các nhà đầu tư và đối tác của Việt Nam sẽ phải chấp nhận thực tế chính trị mới của đất nước.

Đảng CSVN và ban lãnh đạo cao nhất của đảng có thể mong muốn giảm thiểu các bất ổn này bằng cách đẩy nhanh quá trình chuyển giao quyền lực và bầu ra một tân chủ tịch, là người có thể đảm nhiệm chức vụ của mình một cách an toàn cho đến năm 2026. Đây sẽ là trọng tâm chính của họ lúc này. Đồng thời, cải thiện môi trường đầu tư thông qua hợp lý hóa các thủ tục quan liêu, nâng cao hiệu quả trong việc ra quyết định, xóa bỏ các rào cản pháp lý và quy định đối với các nhà đầu tư cần được ưu tiên để giải quyết những bất ổn chính trị và khôi phục niềm tin của nhà đầu tư vào triển vọng chính trị và kinh tế của đất nước.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Luật sư Đặng Đình Mạnh

    Đã xuất hiện những lời bào chữa, thông cảm dành cho Thưởng, nào là người miền Nam, nào trâu bò tranh ghế húc nhau, nên Thưởng “chết” oan, nào là Thưởng còn trẻ nên ngây thơ chính trị… Nói thế, chắc mọi người vẫn chưa biết Thưởng là một trong những người soạn thảo và cổ súy hàng đầu cho chủ trương đàn áp quyền tự do ngôn luận, là người từ chối ân xá cho tử tù oan dẫn đến việc tử hình em Lê Văn Mạnh, là người đã từng ngửa tay nhận số tiền hối lộ 60 tỷ đồng…
    Thưởng bất tài, điều đó không cần bàn cãi. Thưởng tự biết nên đã lập công với đảng bằng cách soạn thảo các chủ trương gia tăng đàn áp nhân dân một cách khốc liệt để thể hiện sự trung thành với đảng… Và cũng để bù vào sự bất tài.
    Cho nên, Thưởng là tội đồ chứ oan nỗi gì?
    Cái đau của Thưởng là đã hí hửng tưởng mình là một phần “xương thịt”, “giọt máu” của đảng, nên đã dẫn lại câu thơ “Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi/ Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu…” khi được bơm lên ghế chủ tịch nước. Hôm nay thì Thưởng đã trắng mắt về hắn và về đồng chí của hắn.
    Cái đau khác là vài triệu đồng chí của Thưởng. Trước ngày Thưởng bị lộ mặt, họ phải ngồi chăm chú lắng nghe từng lời giảng đạo đức kách mệnh của Thưởng.
    Cái đau kế là hệ thống báo chí kách mệnh. Cũng đã phải cúc cung tận tụy hầu hạ khi Thưởng ban lời phủ dụ cấm bài viết này, cho phép đăng tin kia khi hắn ngồi ghế trùm tuyên giáo.
    Giờ cả bọn, cả hệ thống trơ mắt ếch. Nghĩ cũng tội mà thôi cũng kệ.
    Vì thế, Thưởng không hề oan. Số mang thẻ đảng, leo cao đến trung ương, luồn sâu vào ban chấp hành, bộ chính trị thì có kẻ nào oan? Kẻ nào không nhúng chàm? Những Đinh La Thăng, Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng, Trần Tuấn Anh, Vũ Đức Đam, Phạm Bình Minh, Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh, Nguyễn Đức Chung, Đào Ngọc Dung, Trịnh Đình Dũng, Mai Tiến Dũng… oan phổng? Những kẻ còn lại, đang ngồi đó là chưa lộ mặt mà thôi.
    Nói về oan, thì 95 triệu đồng bào không mang thẻ đảng, bị tước đoạt các quyền tự do, phẩm giá bị chà đạp, tài sản, nhà cửa, ruộng vườn bị cướp đoạt, phải sống kiếp nô lệ… Chưa hết, phải chịu đựng những kẻ tội phạm đại diện cho mình ngồi ghế nguyên thủ quốc gia mới là đại oan.
    Phổng ạ!
    Nguồn Mạng.

  2. NHÀ THƠ NHÂN DÂN: TBT.
    “Chính nó, đảng cộng sản,
    Làm tha hóa con người,
    Không cho sống tử tế
    Với đúng nghĩa con người.

    Chính nó, đoàn cộng sản,
    Làm thui chột thanh niên.
    Không cho bọn trẻ sống
    Trung thực và hồn nhiên.

    Chính nó, mớ lý tưởng,
    Vớ vẩn và ẫm ương,
    Đã làm cả xã hội
    Thành rất không bình thường.

    Vì sao? Vì cộng sản
    Thứ chủ nghĩa dở hơi,
    Về mọi mặt, đi ngược
    Với bản chất con người
    …………………………”
    Nguồn Mạng

  3. “Lũ này chẳng phải thiện nhân
    Chẳng phường trốn thì quân lộn chồng
    Ra tuồng mèo mả gà đồng
    Ra tuồng lúng túng chẳng xong bề nào”
    ( truyện Kiều – Nguyễn Du )

  4. Trọng Lú cũng dính vào bất động sản Ciputra, nhưng y khôn khéo lấp liếm đi.
    Cả cái đảng này, từ tứ trụ trở xuống, đều nhem nhuốc, lấm lem như nhau.
    Cũng “ông ăn chả, bà ăn nem”, chẳng ai chịu kém ai.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây