Tác giả: Eckhard Jesse (1)
Dịch giả: Lê Quang Ngọ và Lê Quí Trọng
Luận đề: Những biến cố trong mùa Thu năm 1989 xuất phát từ bản tính cách mạng. Chúng đã tìm thấy nguyên nhân của chúng trong sự phá sản kinh tế, chính trị và đạo đức của thể chế SED toàn trị. Khi cuộc bầu cử chính quyền địa phương trong tháng 5 năm 1989 bị cáo buộc gian lận, lần đầu tiên cuộc khủng khoảng có hiệu quả cộng đồng đã có thể nhận biết được. Đó đã là một cuộc cách mạng ôn hòa, dựa vào lời kêu gọi “Không sử dụng bạo lực” và vào sức mạnh của lời nói và của những ngọn nến. Những kẻ uy quyền trở nên bất lực, những người bị trấn áp trở nên có ảnh hưởng. Cuộc cách mạng thống nhất năm 1990 nối tiếp cuộc cách mạng tự do trong mùa Thu năm 1989 – Cuộc cách mạng ôn hòa đầu tiên thành công.
***
Lịch sử nước Đức của thế kỷ 20 đầy những nứt nẻ: Năm 1919 vương quốc quyền uy sụp đổ và nền dân chủ Đức đầu tiên, cộng hòa Weimar, ra đời; năm 1933 chủ nghĩa quốc xã nắm quyền (nhiều “chuyển giao quyền lực” hơn là “chiếm lĩnh quyền lực”); Vương quốc nghìn năm biến mất vào năm 1945 – sau 12 năm của chế độ độc tài đẫm máu – khỏi bình diện chính trị. Một thập niên trước năm 1989, cái năm đồng thời mở đầu trong mối liên quan đa dạng một thời gian chuyển tiếp giống như một mốc tính thời gian, là đấu hiệu tốt như chưa từng có cho những biến cố lịch sử, những biến cố này trong tác động của nó phù hợp phần nào với những biến cố của năm cách mạng 1789.
Hai tiền đồn chính trị to lớn dường như được củng cố và trên cơ sở nước cờ vũ khí nguyên tử ít người nào nhìn thấy một khả năng thực tế nghi ngờ sự đối đầu của hai khối. Thật ra cuộc chiến tranh lạnh đã mất đi sức nổ, tuy nhiên cuộc xung đột Đông-Tây vẫn tiếp tục là một hằng số của “Chính sách vĩ đại”. Giới trí thức cánh tả đã lo sợ trong nửa sau của thập niên 70 một “Sự thay đổi chiều hướng “ bảo thủ. Ngược với sự sợ hãi Liên xô được coi là rất yêu chuộng hòa bình đã phai nhạt, thì sự lo sợ cùng bị hủy diệt như nhau trước các “Siêu cường” đã được loan truyền. Cuối năm 1979 tình hình chính trị thế giới căng thẳng hơn một cách đáng sợ bởi quyết định kép của khối NATO và sự can thiệp của Liên xô ở Afghanistan. Các nhà quan sát đã nhìn thấy một “Cuộc chiến tranh lạnh” mới đang kéo đến ở chân trời chính trị thế giới. Chính phủ của thủ tướng Kohl triển khai quyết định lắp đặt hệ thống tên lửa tầm trung và phô trương sự vững chắc như vậy của phương Tây trước chủ nghĩa cộng sản.
Trong mùa Thu năm 1989 thể chế SED bị sụp đổ, thể chế đã dựng nên trong một phần của nước Đức sự thống trị của nó. Sự sụp đổ ở DDR đã xảy ra thật lạ thường như một cách đột nhiên: Trong những năm thập niên 80 một mặt vài “Nhà nước anh em” – với Balan dẫn đầu – bắt đầu chống lại Liên xô. Và mặt khác những nước này chấp hành Michail Gorbatschow trong nửa thứ hai của thập niên, trước đó do một sự đổ nát kinh tế đã hiện rõ ra cũng như do những lý lẽ an ninh chính trị họ đã thỏa hiệp từ từ một sự thay đổi đường lối dẫn đến sự nới lỏng chính trị. Việc tự do hóa này trong nội bộ có tác dụng làm lơi lỏng kỷ luật của các nhà nước vệ tinh.
Điều đó đã không có giá trị cho nhà nước Đức khác. “Chủ nghĩa xã hội trong màu sắc của DDR”, mà Erich Honecker đã nói như vậy cuối năm 1988, tuy nhiên đã không khuếch trương được sức lôi cuốn. Trái ngược lại: Hệ thống kinh tế vĩ mô rã rời đứng trước sự phá sản. Nhưng điều đó đã không ngăn ngừa Honecker trong tháng 1 năm 1989 hiếu thắng bênh vực sự duy trì bức tường Berlin: “Nó còn tồn tại 50 năm thậm chí 100 năm nữa, nếu các lý do cho nó không được giải quyết.” Những người phê phán Honecker đã ưng thuận với ông ta trong sự chuẩn đoán này. Một sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản hình như sẽ không xảy ra.
Sự khủng khoảng của chế độ đã bị công chúng khắp nơi phát hiện nhanh chóng sau cuộc bầu cử chính quyền địa phương. Ngày 7 tháng 5 năm 1989 là một trong những kiểu đường đi cho cuộc cách mạng mùa Thu ôn hòa – do hậu quả nhiều hơn là do tự diễn biến. Trong ngày này đã diễn ra cuộc bầu cử chính quyền địa phương tại DDR. Sự diễn giải chính thức: 98,85% cử tri bỏ phiếu cho ứng cử viên của “Mặt trận dân tộc”. Sự công bố của “Kết quả bầu cử” đã gây ra những phản đối mạnh mẽ. Những gì đã không làm được ở cuộc bầu cử quốc hội năm 1986 thì những người đai diện của các nhóm quyền công dân ở Đông Berlin và ở một vài thành phố khác cũng như những người nộp đơn xuất ngoại giờ đây đã thành công: Họ đã tập hợp, đã có mặt kiểm kê tại các địa điểm bỏ phiếu, khẳng đjnh 10 đến 15% phiếu chống và đã công bố điều đó.
Cũng ngay bên hòm phiếu do tình hình căng thẳng nhiều mặt nên sự công phẫn đã thể hiện mạnh mẽ hơn trước. Tại Balan, Hungary và ngay cả ở Liên xô sự cải cách nhằm kiểm tra thực tế bầu cử cho đến lúc đó đã được thông qua. Tất nhiên, việc bầu cử không có sự lựa chọn ở DDR (dân chúng gọi là “đi gập phiếu”) dù thế nào đi nữa cũng trình diễn một vở kịch vui. Nhưng bây giờ cho phép đưa ra bằng chứng: Việc bầu cử giả tạo trở thành gian lận để đạt được kết quả 99% đáng kinh sợ. Điều đó bị cấm theo bộ luật hình sự của DDR.
Trong khi các hoạt động của phong trào kiểm tra kết quả bầu cử và sau đó đả phá sự gian lận bầu cử đã gây ra cho lãnh đạo SED một vấn đề khó xử, vấn đề mà lĩnh vực phản biện từ lâu đã khinh thường, thì các hoạt động này đã gặp được sự hưởng ứng to lớn trong toàn thể dân chúng. Điều đó trước tiên không phải luôn luôn là trường hợp khi những khao khát của những lực lượng lựa chọn thay thế, lực lượng này dưới sự bảo trợ của nhà thờ đã dự tính một phương sách “Con đường thứ ba” (2) cho DDR. Từ giờ trở đi những người đấu tranh dân quyền đã vượt qua sự chỉ trích trong phạm vi chế độ lên án sự gian lận bầu cử. Mạng lưới lực lượng phê phán chế độ gia tăng nhanh chóng do việc bầu cử chính quyền địa phương và sau đó. Sự kiên quyết của những đòi hỏi tăng lên. Ban lãnh đạo nhà thờ Tin lành ủng hộ sự phản kháng trong hình thức nhã nhặn. Vấn đề bầu cử đã trở thành vấn đề chính quyền.
Chống lại sự gian lận bầu cử những người đấu tranh dân quyền đã sọan thảo những dữ liệu, đã khởi tố, đã thành lập một “Nhóm phối hợp bầu cử” và một tháng sau khi bầu cử chính quyền địa phương đã công bố một tập tài liệu với nhan đề “Trường hợp bầu cử năm 1989”. Vào ngày mùng 7 mỗi tháng diễn ra trên quảng trường Alexander bên Cột đồng hồ thế giới những cuộc biểu tình phản đối của “Những thế lực tiêu cực thù địch”(như cách gọi tiếng lóng của SED) được kết thúc nhanh chóng với số lượng người tham gia khi ít khi nhiều chống lại sự gian lận bầu cử, cũng như tại Leipzig và tại một vài thành phố khác. Egon Krenz, là chủ tịch ửy ban bầu cử trung ương chịu trách nhiệm về sự gian lận bầu cử, đã đổ thêm dầu vào lửa, khi ông ta trong tháng 7 năm 1989 công khai bào chữa việc những người cộng sản Trung quốc đàn áp đẫm máu cuộc bạo động của sinh viên.
Qua việc xóa bỏ những việc bố phòng biên giới Hungary với Áo trong tháng 5 năm 1989 đã xuất hiện giữa hai nước một “biên giới xanh”, mặc dù Hungary trước đó cản trở công dân DDR vượt biên sang Áo. Rốt cuộc ngày 11 tháng 9, ngày then chốt, Hungary đã cho phép những người bỏ trốn xuất hành qua Áo vào BRD. Những người bỏ trốn, mà họ đã lưu lại trong đại sứ quán BRD tại Ba-lan, Hungary và tại Tiệp-khắc, cũng đã đạt được tự do qua sự thỏa thuận đằng sau cánh gà sân khấu. Làn sóng chạy trốn này đã kéo theo sau nó một làn sóng biểu tình ôn hòa của những người đã ở lại. “Chúng tôi muốn đi khỏi đây” chẳng bao lâu đã bị những tiếng hô “Chúng tôi ở lại đây” lấn át. Cả hai sự triển khai – phong trào chạy trốn và phong trào biểu tình – đã làm tê liệt cái thể chế điều hành yếu ớt, mà người đứng đầu nó là Erich Honecker một người già nua và bệnh tật, và đã đưa nó đến sự sụp đổ. Horst Sindermann, khi đó là chủ tịch quốc hội, sau đó đã xác nhận: “Chúng tôi đã trù liệu hết tất cả. Chúng tôi cũng đã chuẩn bị tất cả, chỉ không tính đến những ngọn nến và những lời cầu nguyện mà thôi.”
Lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập DDR vào ngày 7 tháng 10 trong mô hình chắc chắn với sự duyệt binh rầm rộ hiện rõ một tâm trạng bí ẩn. “Bên trong” tiệc tùng sang trọng, “bên ngoài” phản đối ôn hòa. Sự bất bình công khai liên tục tăng nhanh một cách rõ rệt. Sau những tình trạng hỗn độn ngày 8 tháng 10 tại Dresden đã bắt đầu một “Cuộc đối thoại” giữa chính quyền nhà nước và những người dân (“ Nhóm 20”). Ngày 9 tháng 10 tại “Thành phố anh hùng” Leipzig khoảng 70.000 người biểu tình vì một “Cuộc đối thoại ôn hòa”. Lực lượng an ninh đã tự kiềm chế. Với điều đó đã rõ: Quân đội không được điều động đàn áp phong trào phản kháng không có hành động bạo lực. Sau sự hạ bệ Honecker ngày 18 tháng 10 – vì “lý do sức khỏe” ông ta đã từ chức – Egon Krenz đã muốn đặt mình vào vị trí cao nhất của chiến dịch cải tổ để nắm vai trò lãnh đạo chiến dịch. Tuy nhiên Krenz đã không chiếm được tín nhiệm trong quần chúng ( “Cực dốt toán, nhưng lại điều hành cả đất nước”). Ngày 4 tháng 11 diễn ra trên quảng trường Alexander cuộc tuần hành vĩ đại nhất không do nhà nước khởi xướng với gần một triệu người tham gia. Những người mới đây yếu thế đang thâu tóm uy thế, những kẻ uy quyền cho đến lúc này biết rằng chẳng bao lâu nữa sẽ thành thất thế.
Rốt cuộc bức tường đã bị mở ra vào ngày 9 tháng 11 vì chính lý do, mà vì nó bức tường đã được dựng lên vào ngày 13 tháng 8 năm 1961: nhằm bảo vệ quyền lực của những kẻ thống trị. Những gì năm 1961 thành công đến chừng mực nào đó (DDR ổn định một chút trong thời gian tiếp theo), thì năm 1989 đã thất bại: DDR đã mất đi những phần dư cuối cùng sự ổn định của nó. “Chứng điên rồ”- đó là “cái” từ dành cho sự đánh giá là không thể hiểu nổi. Ngày 1 tháng 12 năm 1989 quốc hội được thực hiện phi dân chủ đã tẩy “vai trò lãnh đạo của SED” ra khỏi hiến pháp; ngày 7 tháng 12 tại Đông Berlin đã họp “Bàn tròn trung tâm” lần đầu tiên. Lực lượng “Cũ” và “Mới” hội tụ cùng số lượng bằng nhau. DDR bắt đầu dân chủ hóa trong một tốc độ nghẹt thở.
Những nguyên nhân làm cho sự sụp đổ bắt nguồn từ bản chất đa dạng. DDR đã không hợp pháp hóa về dân chủ mà cũng không bền vững về kinh tế. Việc Liên xô hiển nhiên rút quân – Vấn đề của học thuyết Breschnew- chỉ để lại sự phản kháng mạnh lên. Ban lãnh đạo nhà nước khi đó đã không còn chỗ dựa và đã từ bỏ việc tham chiến. Những gì Leonid Breschnew đã nói với Honecker năm 1970 đã phù hợp với thực tế: “Không có chúng tôi, không có Liên xô, DDR không thể tồn tại quyền lực và sức mạnh của họ. Không có chúng tôi không có DDR”.
Khái niệm mơ hồ “Sự biến đổi “ dành cho sự thay đổi căn nguyên mạnh mẽ (không: bạo lực) đã nhanh chóng bám rễ tại DDR, mặc dù chủ nghĩa cơ hội bám vào nó, như cái này gợi nhớ trong khái niệm “kẻ tự diễn biến”, từ này đã tận hưởng sự nổi tiếng cao quí trong thời gian của mình. Ví dụ người ta “xoay người” vì gió thổi đến từ một hướng khác. Tương tự phản bội là cách lý luận theo quan điểm chung “từ nhãn quan hiện đại”, cách lý luận này đã kinh qua một sự truyền bá rộng rãi vào đầu thập niên 1990. Egon Krenz, người kế nhiệm Erich Honecker, đã nói trong diễn văn nhận chức ngày 18 tháng 10 năm 1989 về một “Sự biến đổi ‘cần thiết qua SED’. Đó là việc: Chúng ta trong những tháng vừa qua đánh giá không đủ thực tế sự phát triển xã hội trong đất nước chúng ta trong bản chất của nó và không kịp thời rút ra những kết luận đúng đắn. Với phiên họp hôm nay của ban chấp hành trung ương chúng ta sẽ thi hành một sự biến đổi, trước tiên chúng ta sẽ giành được lại sự công phá tư tưởng và chính trị”. Chắc là khái niệm “Perestroika” (kiến thiết lại) đã che mắt Krenz. Từ ngữ dễ xài “Sự biến đổi” được quần chúng công nhận nhanh chóng, kể cả những người qua điều đó hiểu không thấu đáo những sự sửa chữa có tính trang điểm như Krenz mà hiểu một sự thay đổi chế độ một cách cơ bản. Đương nhiên đó là những người phê phán của ông ta, những người cảnh báo một “Sự biến đổi” có thực. Nhiều người đã giễu cợt chủ nghĩa cơ hội rồi đây là kẻ trung thành nhà nước. Cho đến hôm nay “Sự biến đổi” là cái khái niệm, mà nó săn bắt tốt nhất sự thay đổi căn bản của mùa Thu năm 1989.cho đông đảo những người dân Đông Đức
Quả thật “Sự biến đổi” không phải là thuật ngữ có sức thuyết phục cho sự sụp đổ có đầy ấn tượng trong mùa Thu 1989: không phải vì Krenz đã khai thác nó. Rốt cuộc điều này đã nằm trong cuốn sách của ông ta “Khi bức tường sụp đổ” (1990) cả khái niệm về “Cuộc cách mạng ôn hòa” (trong phần phụ đề). Còn nhiều nữa: Krenz làm ra vẻ quan trọng chịu trách nhiệm về diễn biến ôn hòa. Ai nghĩ đến sự thay đổi chính phủ trong quốc gia lập hiến dân chủ, có thể sử dụng khái niệm “Sự biến đổi” trên cơ sở luật pháp. Tại Cộng hòa liên bang đã có những “Sự biến đổi” như vậy vào năm 1969, 1982 (Helmut Kohl gọi là “Sự biến đổi đạo đức- tinh thần” và 1998. Trong năm đó xảy ra lần đầu tiên (và đến giờ lần cuối cùng) một sự thay đổi chính phủ không được chắt lọc tại BRĐ. Cả hai đảng đối lập SPD (đảng Dân chủ xã hội Đức) và Grün (đảng Xanh) đã thành lập chính phủ, cả hai đảng cầm quyền trở thành đảng đối lập. Kết quả bầu cử trong mùa Thu 2005 đạt được một nửa “Sự biến đổi”, cũng như vậy trong mùa Thu 2009. Một sự thay đổi chế độ chưa hẳn là một “Sự biến đổi” trần trụi, nhưng có thể là một sự thay đổi chính phủ bên trong một chế độ. Sự đồ sộ của những thay đổi không được che đậy qua một “Sự biến đổi” trần trụi.
Thật là trớ trêu cơ quan an ninh nhà nước, mà nó trong thập kỷ 80 đồng thời dò xét tất cả các lĩnh vực, đã chờ đợi trong giai đoạn sụp đổ và không tích cực nhúng tay vào quá trình (tiêu vong) chính trị, đương nhiên đã bố trí những kẻ nội gián của nó vào trong các nhóm tập hợp đối lập. Nó không còn là “nhà nước trong nhà nước”, mà phụ thuộc vào SED siêu quyền lực. Vì đảng này tư tưởng đã bị kiệt sức và tê liệt, cơ quan an ninh nhà nước cũng không hành động. Cơ quan này, mà nó đã từng làm vô hiệu hóa các nhóm tập hợp đối lập, giữ nguyên vai trò thụ động một cách lạ thường. Nền độc tài Đông Đức hiển nhiên không thể trông cậy nhiều vào lưỡi lê của Liên xô như ở cuộc trấn áp nhân dân nổi dậy ngày 17 tháng 6 năm 1953.
Khái niệm phân tích không đặc biệt bền bỉ của “Sự biến đổi” tuy nhiên có một ưu điểm: thuật ngữ không rõ ràng được để ngỏ, liệu các sự kiện hướng mạnh hơn vào sự thất bại của người nắm quyền cũ (“sự sụp đổ”) hay là hướng vào khả năng quyết định của đối thủ của họ (“sự lật đổ chế độ”). Cả hai đã được thực hiện như luôn luôn tìm tòi xác định trọng âm. Timothy Garton Ash, sử gia người Anh lỗi lạc về những sự kiện (đông) trung Âu cuối thập niên 1980, nói về “Refolutionen”, để nhấn mạnh tính cách pha trộn của những biến cố vào lúc đó.
Nếu “Sự biến đổi” đã được công nhận trong dân chúng (phía Đông nhiều hơn phía Tây), thì cái khái niệm kềnh càng trước đây của “Cuộc cách mạng ôn hòa” cũng được như vậy trong văn chương khoa học. Với “Cuộc cách mạng” có nghĩa cuộc thay đổi lớn của tất cả các mối liên hệ, cuộc thay đổi này là do vai trò đang gánh vác của đối thủ của chế độ và không do yếu điểm của những kẻ đang thống trị (“sự phá hủy bằng áp lực bên ngoài”); tính ngữ “ôn hòa” cần phải phát tín hiệu một sự đánh giá tích cực của những sự kiện cách mạng. Diễn biến ôn hòa, và đó là mặt trái, tuy nhiên đã cản trở sự tranh cãi muộn mằn với những kẻ chịu trách nhiệm của chế độ độc tài và làm vợi đi “Ostalgie” (nỗi hoài niệm về những mối liên hệ với DDR thủa xưa).
Sự đồ sộ của việc thay đổi chế độ được nhận định tích cực không còn phải nghi ngờ. Ai nói về một “Sự biến đổi trong sự biến đổi”, người đó sử dụng một cách diễn đạt bạc bẽo. “Cuộc cách mạng thống nhất” đã nối tiếp “Cuộc cách mạng tự do”. Ở mức độ như vậy điều đó không liên quan đến một “Sự biến đổi trong sự biến đổi”, mà được ám thị rằng, “Sự biến đổi” thứ hai đã bỏ đi “Sự biến đổi” thứ nhất. Thực sự sự phát triển thứ hai là hậu quả hợp lý của sự phát triển ban đầu. Tuy nhiên tại Tiệp khắc sự tự do đã tạo điều kiện cho sự phân chia đất nước.
Chẳng bao lâu sau khi mở cửa bức tường, các cuộc biểu tình quần chúng đã thay đổi bản tính của chúng: Khẩu hiệu “Chúng tôi là nhân dân” đã biến đổi thành khẩu hiệu “Chúng ta là một dân tộc”. Một “Cuộc thực nghiệm mới”, một loại “Con đường thứ ba”, đối với người dân DDR là không phù hợp. Lời kêu gọi có hiệu quả cộng đồng “Vì đất nước chúng ta” của một số đại biểu từ đời sống văn hóa, nhà thờ và phe đối lập đã muốn chặn lại con đường dẫn đến thống nhất nước Đức – uổng công: “Chúng ta còn có cơ hội, phát triển trong mối quan hệ láng giềng bình đẳng với tất cả các nhà nước châu Âu “một sự lựa chọn giải pháp xã hội chủ nghĩa với Cộng hòa liên bang”. Nhiều cán bộ cao cấp của SED ủng hộ lời kêu gọi này. “Nước Đức Tổ quốc thống nhất” – Cách diễn đạt này từ quốc ca DDR đã là khẩu lệnh điều hành trên các cuộc biểu tình cuối năm 1989 và đầu năm 1990.
Sau cuộc bầu cử quốc hội dân chủ đầu tiên và cuối cùng vào ngày 18 tháng 3 năm 1990, mà nó đã chấm dứt với chiến thắng rõ ràng của “Liên minh vì nước Đức” được CDU (đảng Liên minh thiên chúa giáo Đức) chiếm ưu thế, đường lối theo hướng thống nhất đã được thúc đẩy. Đó đã không phải là “phía” Tây mà là “phía” Đông, phía đưa ra tốc độ nhanh chóng. Hiệp định nhà nước, hiệp định bầu cử và hiệp định thống nhất đã được phê chuẩn trong thời gian nhanh nhất. Nước DDR trở nên dân chủ đã gia nhập Cộng hòa liên bang. Ngày 3 tháng 10 năm 1990, năm mà sau 40 năm không còn nền độc tài trên nền đất Đức, nước Đức được tái thống nhất, với điều đó cơ cấu nhân tạo DDR đã kết thúc. Chính sách của Helmut Kohl đã thắng trước đó nhờ vượt qua những trắc trở đường lối đối ngoại trên con đường thống nhất nước Đức. Sau thuyết hoài nghi ban đầu quyền tự chủ của người dân Đức đã được quốc tế công nhận.
Trong mùa Thu năm 1989 một chế độ độc tài cộng sản đã sụp đổ. Nó đã không hề có dân bên phía của mình, mặc dù các nhà khoa học thân cận của đảng Chủ nghĩa xã hội dân chủ (PDS) (cũ) tìm cách khêu gợi điều đó. Người đân đã tận dụng trong khoảng khắc đầu tiên, mà ở trong đó nhờ một cục diện chính sách đối ngoại thuận lợi đã hiện ra cơ may, lật đổ chính thể độc tài. Như người ta luôn gọi tên những sự kiện của mùa Thu năm 1989: Chúng không được “đảng của giai cấp công nhân” đề xướng, mà còn bị chống lại, cũng không phải sáng kiến của “Liên minh các đảng phái “. Thể chế, mà nó tồn tại không đúng luật, theo đuổi chính sách theo đuôi. Điều đó đã không có lợi gì cho nó. Tự thử nghiệm, ngăn ngừa con đường dẫn đến sự thống nhất nước Đức với sự giúp đỡ của khẩu lệnh chống phát xít, cũng không có kết quả.
Sự sụp đổ của SED đã đưa đến sự sụp đổ của các chế độ cộng sản khác. Sự sụp đổ của bức tường Berlin tượng trưng sự chấm dứt của bộ máy thống trị cộng sản cũng giống như (nổi lên huyền thoại) “Cơn bão trên ngục Bastille” tượng trưng cho sự chấm dứt của Ancien Régime (Sự chuyên quyền của chế độ cũ). Năm 1989 cũng là một năm cách mạng giống như năm 1789. Những gì đã diễn ra trong”mùa Thu Đức” năm 1989, đã là một sự thay đổi chế độ – từ một chế độ độc tài cộng sản, sau một giai đoạn quá độ ngắn ngủi, đến một nền dân chủ nghị trường. Một cuộc cách mạng ôn hòa đã ghé qua. Trong thời gian ngắn một Levée en mase (hình thức nghĩa vụ quân sự) đã quét sạch những kẻ đang thống trị mà không tốn một viên đạn. Và cũng nhanh như vậy cuộc cách mạng thống nhất tiếp ngay sau cuộc cách mạng tự do. Chúng ta đã kinh qua một sự thay đổi của thủy triều.
____
Nguồn: Eine Revolution stürzt das SED-Regime
(1) Eckhard Jesse (sinh năm1948) là nhà chính trị học người Đức, người nghiên cứu chủ nghĩa cực đoan hàng đầu ở Đức. Ông là chủ nhiệm bộ môn “Những hệ thống chính trị, Những thể chế chính trị” tại trường Đại học Kỹ thuật Chemnitz từ năm 1993 đến 2014.
(2) Con đường thứ ba là một hướng đi của các đảng cánh tả hiện đại nhằm trung hòa được những ưu điểm của cả hai hệ thống Tư bản và Xã hội chủ nghĩa.
Một số điều
Những nước Đông Âu không có “cách mạng vô sản” theo kiểu Marx, mà do Stalin, với hỗ trợ của Đồng minh, kéo quân vào tiêu diệt các nhóm kháng chiến khác & thiết lập chính quyền Cộng Sản . Theo “chân lý cụ thể”, Bác Hồ mến yêu của chúng ta cũng tái bản chuyện này ở Việt Nam . Có điều dân chúng Đông Âu thường xuyên nổi dậy chống lại chế độ Cộng Sản . 56, 62, 65, 68, 74 ở Tiệp, Hung … và dẫn tới thắng lợi cuối cùng ở Ba Lan năm 1989.
Để cứu Đảng, đáng lẽ những nước Đông Âu cần thay dân mình bằng dân Việt, tống cổ Lech Walesa đi & thay bằng bác Nguyễn Trung nhà mềnh . Chỉ có thế các đảng Cộng Sản ở Đông Âu mới có thể tồn tại cùng dân tộc cho tới bây giờ .