13-8-2023
Tôi là mẹ tử tù Nguyễn Văn Chưởng, tôi xin chào cộng đồng mạng và bà con cả nước.
Trong mấy ngày qua, mọi người đã giúp đỡ tôi rất nhiều, tôi cảm ơn tất cả bà con cả nước đã yêu thương và tin tưởng con tôi bị oan, con tôi bị cho là giết người trong một vụ án mà Công An Hải Phòng đã chụp lên đầu, con tôi Nguyễn Văn Chưởng không giết người bị xử oan mà không một cơ quan pháp luật nào điều tra để giải oan cho con tôi.
Tôi thấy mọi sự cứ nhắm vào Chưởng, không biết có một thế lực nào to lớn ghê gớm đang lộng hành làm mất lòng tin vào pháp luật của nhân dân.
Tôi đi kêu oan cho con trai Nguyễn Văn Chưởng đã gần 17 năm nay, chỉ mong các ông/bà và cơ quan pháp luật điều tra lại và trả tự do cho Nguyễn Văn Chưởng con tôi. Con tôi bị oan thấu trời như vậy, gia đình tôi đã bỏ thời gian – công sức – tiền của đi kêu oan cho Nguyễn Văn Chưởng. Gia đình tôi không sung sướng gì khi mưa gió, rét mướt, nóng gắt phải ngồi ôm biển kêu oan cho con như vậy.
Tôi làm những điều này chỉ mong các lãnh đạo cấp cao xem xét và điều tra lại vụ án mà con tôi không hề biết, đồng thời cũng để bà con cả nước thấu hiểu và biết đến vụ án từ trên trời này, để chia sẻ cứu giúp một tử tù mang trên người án oan khiên.
Tâm tư của tôi chỉ đơn giản đi kêu oan cho con Nguyễn Văn Chưởng, thế mà một thế lực nào đó đã âm mưu chia rẽ tình cảm của tôi với đất nước với bà con và nói tôi là chống phá nhà nước, phản động chính phủ, bán đứng tổ quốc. Vậy tôi hỏi chính phủ và bà con cả nước tôi chỉ là người dân đen không quyền thế, tiền bạc, tôi lấy gì để chống phá, phản động, bán đứng tổ quốc của tôi, tôi yêu đất nước tổ quốc tôi như yêu chính bản thân mình, như yêu con mắt mình vậy.
Vậy cớ gì cứ phải dồn tôi và con tôi Nguyễn Văn Chưởng phải chịu tiếng oan, án oan như vậy. Tôi mong mọi người nhìn thấu bằng trái tim, nhìn bằng hai mắt, nghe bằng hai tai, chỉ có một cái miệng đừng gây mâu thuẫn, chia rẽ tôi với các ông/bà cơ quan chính phủ và đồng bào cả nước.
Trong mấy ngày qua mà đã không ít các vị lãnh đạo Đảng và Nhà Nước, các đại biểu, các nhà báo, tiến sĩ luật sư và gia đình bà con cả nước đã bỏ thời gian công của giúp tôi và con tôi Nguyễn Văn Chưởng nói lên tiếng nói và nỗi oan này. Vậy tôi xin chân thành cảm ơn tất cả thành ý tốt đẹp của quý vị!
Mẹ tử tù Nguyễn Văn Chưởng
Nguyễn Thị Bích
Tung tin bịa đặt, ngậm máu phun người thì ngoài lũ dlv khốn nạn ra thì còn có ai ? Bọn này sẽ bị nguyền rủa từ đời này sang đời khác.
Có một câu chuyện được luật sư Triệu Quốc Mạnh – Chỉ huy lực lượng cảnh sát Sài Gòn – Gia Định, kể lại như vầy: Ngày 29/4/1975, sau khi nhậm chức Chỉ huy lực lượng cảnh sát Sài Gòn – Gia Định, ông Mạnh đến Tòa Sài Gòn – Gia Định thì thấy lực lượng cảnh sát tư pháp ở đây vẫn tề tựu đầy đủ, quân trang gọn gàng đứng chào ông nghiêm cẩn. Ông mới vội vã hỏi: “Các anh còn làm gì ở đây mà chưa đi di tản?” Chỉ huy trưởng cảnh sát tư pháp mới nói: “Tại sao chúng tôi phải di tản? Chúng tôi đâu có liên quan gì đến chính quyền?”
Chuyện này tôi được nghe chính một người cùng trong “lực lượng thứ ba” với ông Mạnh kể lại. (Vì sự riêng tư của ông, tôi sẽ không nói tên, nhưng tôi tin ông, và cũng không thấy ông có lý do để bịa đặt chuyện này).
Bây giờ nghe chuyện này chúng ta có thể thấy vô lý, nhưng đó chính là nhận thức của những người thời đó, cụ thể là của những người trong ngành tư pháp Sài Gòn bấy giờ: “TƯ PHÁP ĐỘC LẬP”.
Chính vì thế mới có chuyện, những “trùm sinh viên” của Tổng hội Sinh viên Sài Gòn như Huỳnh Tấn Mẫn, Dương Văn Đầy… được thả ngay tại tòa, trước sự tức tối của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, trong vụ “10 tháng 3” nổi tiếng.
Tư pháp độc lập không phải sự đảm bảo tuyệt đối cho công lý, nhưng nó là điều kiện tối cần thiết để có được công lý.
Công lý cần cho tất cả chúng ta. Công lý cần cho mọi người dân, và cần cho cả chính quyền.
Một chính quyền muốn thực sự vững mạnh, muốn giữ được xã hội thực sự ổn định bền vững thì phải đảm bảo công lý cho từng người dân và tất cả nhân dân.
Hôm qua, đọc bức thư của Nguyễn Văn Chưởng trên trang FB của luật sư Lê Văn Hòa tôi chợt nhớ lại câu chuyện của luật sư Triệu Quốc Mạnh ở trên.
Có lẽ cũng đã đến lúc nghiêm túc đặt ra vấn đề độc lập tư pháp và thành lập một lực lượng cảnh sát tư pháp độc lập, để hạn chế tối đa những oan sai do sự chồng chéo của hệ thống điều tra – xét xử hiện hành.
FB NĐK
Trong lịch sử tư pháp của Việt Nam mà tôi quan sát, hiếm khi có một vụ trọng án mà cơ quan điều tra chịu bó tay. Không ít vụ án được phá trong một thời gian kỷ lục. Nhưng, cũng hiếm khi tôi thấy những vụ án oan nghiêm trọng nhất được chủ động phát hiện bởi các cơ quan tố tụng.
Năm 1983, cho dù mang “trái tim trong trắng” [kịch Lưu Quang Vũ], ông Nguyễn Sỹ Lý vẫn bị giam cầm 2.000 ngày. Và, ông Lý chỉ được minh oan khi một người bạn tù được tha trước, âm thầm giúp ông tìm ra thủ phạm. Ông Huỳnh Văn Nén cũng chỉ nhìn thấy ánh sáng sau 17 năm nhờ hung thủ, bị giữ tình cờ trong một vụ vi phạm luật giao thông, tự thú. Ông Nguyễn Thanh Chấn ở tù 10 năm cho đến khi hung thủ tự đến đồn công an.
Chuyện không phải của thời mông muội. Chỉ mới cách đây 10 năm, 7 thanh niên ở Sóc Trăng cũng chỉ được minh oan sau 4 tháng tạm giam nhờ hai nữ hung thủ cướp của giết người ra đầu thú.
Những người chịu “án oan thế kỷ”, trong phòng tạm giam, đều khai nhận “hành vì giết người” hoàn hảo. Trừ 7 thanh niên ở Sóc Trăng, tất cả, khi đứng trước tòa, đều phản cung và đều bị tòa căn cứ “án tại hồ sơ”, bác bỏ. Và, chỉ khi hung thủ thật bị lương tâm cắn rứt khai ra, những gì họ tố cáo bị bức cung mới được xác nhận hóa ra là đúng.
Với hai tử tù Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải, nếu thực sự oan, không rõ, chúng ta có thể chờ đợi lương tâm của những người đã tiến hành tố tụng hay lại phải chờ lương tâm hung thủ.
Khi nhậm chức, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng yêu cầu công tác xét xử “không được để xảy ra oan sai”. Đây là điều mà những người tiền nhiệm ông cũng đều nhấn mạnh.
Không phải lúc nào thông điệp này cũng được diễn dịch giống nhau. Nó tùy thuộc vào một hệ thống tư pháp sợ OAN cho thường dân hay chỉ sợ cái SAI của mình bị phát hiện.
Tôi không biết hiện nay, ngành tòa án có còn giữ tiêu chí “án bị cải sửa” làm căn cứ bình xét thi đua và căn cứ để tái bổ nhiệm thẩm phán nữa không. Sợ sai, sợ án bị cải sửa là lý do mà các cơ quan tố tụng rất khó từ bỏ một tiền lệ rất sai là họp án [“ba bộ đồng tình…”] và thỉnh thị án.
Nếu một nền tư pháp vận hành theo hướng để dân không bị OAN, nền tư pháp đó phải luôn đặt ra khả năng tố tụng có thể SAI. Không phải tự nhiên mà ngay từ xa xưa loài người đã nghĩ đến việc tách bạch các cơ quan tố tụng và phân ra nhiều cấp xét xử.
Một nền tư pháp mà hướng tới mục tiêu hoàn hảo, các cơ quan tố tụng không bao giờ sai thì chỗ của những người thực sự bị oan là ở trong tù chứ chưa chắc đã phải là những người được tuyên vô tội.
Tôi đã từng phỏng vấn tử tù “Phước Tám Ngón” và có mặt tại pháp trường cái buổi sáng 3 bị án trong vụ Tamexco bị bắn. Trừ những loại giết người do bệnh lý, thích chơi trò cân não với cơ quan điều tra, phần lớn những hung thủ thật sự giết người rất ít khi kêu oan. Chúng chấp nhận đã vay [mạng người] thì trả.
Chúng ta đang nghe những lời kêu oan từ hai bị án Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải. Chúng ta có thể vĩnh viễn không biết sự thật nằm ở đâu. Nhưng, tôi nghĩ những người tiến hành tố tụng trong hai vụ án này biết rõ.
Chúng ta đã phải đợi cho đến khi hung thủ thật sự ra đầu thú mới biết là Nguyễn Sỹ Lý, Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Thanh Chấn bị oan. Nhưng, những người tiến hành tố tụng chắc chắn đã biết điều đó khi họ bắt đầu sử dụng nhục hình và mớm cung bị cáo.
Đã từng có khá nhiều hung thủ thật ra đầu thú để minh oan cho người gánh án thay mình; nhưng, trong nền tư pháp nước ta, ít khi có một cán bộ từng tiến hành tố tụng tự nhận là mình sai để minh oan cho nạn nhân của chính mình và cộng sự.
Trong các vụ án oan như Nguyễn Sỹ Lý, Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Thanh Chấn… đều có vi phạm tố tụng nghiêm trọng. Chúng ta chứng kiến, việc khăng khăng tuyên bố “sai phạm tố tụng” nhưng “không làm thay đổi bản chất vụ án” đáng sợ thế nào.
Một nền tư pháp mà chỉ sợ lộ ra cái SAI sẽ không bao giờ tránh được OAN [khiên – cho dân].
Cứ tống vào tù một dân oan là cấp phép tự do cho một tên tội phạm [hung thủ trong vụ án Huỳnh Văn Nén từng gây án đâm, chém trong thời gian ông Nén bị tù oan].
Không có mô hình tư pháp nào hoàn hảo. Mô hình ưu việt hơn không phải là có khả năng lập thành tích “phá án 100%”, là không phải không có “án bị cải sửa” mà là có khả năng tự phát hiện sai sót.
Mục tiêu của một nền tư pháp là công lý chứ không chỉ là phá án. Chính vì thế mà trong nhiều trường hợp, các cơ quan tố tụng phải chấp nhận thua; bởi, một khi các cơ quan tố tụng cứ khăng khăng thắng sẽ không có chỗ cho công lý.
FB H.Đ
Kính thăm VỢ CHỒNG ÔNG BÀ Nguyễn Thị Bích & Nguyễn Văn … khoẻ mạnh hạnh phúc và THẮNG CUỘC vì Sự Thật và Chân lý
Hai cháu Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải chắc sẽ TRẮNG ÁN đoàn tụ với Gia đình
https://www.youtube.com/watch?v=TUzp2XUhskY
12 Angry Men – It’s the Same Knife!
Tôi nhớ các bạn Pháp cùng khóa tốt nghiệp ra trường dựng vở kịch Douze Hommes en colère (12 Angry Men) phim bi kịch của Nhà đạo diễn Sidney Lumet trình chiếu năm 1957
Dân Việt tị nạn và có giọng Pháp chẳng phải Ba Lê mà là Hà Nội như nhân vật số 11 tay tị nạn gốc Đức nói tiếng Mỹ như tên đại bịp Kissinger …nên được phân công đóng vai Bồi thẩm đoàn số 11 BÁC THỢ SỬA ĐỒNG HỒ (vẫn còn nhớ THOẠI KỊCH kịch nói ĐỒNG HỒ CHUÔNG ĐIỆN CẨM LINH xem tại Sài Gòn sau 20-04-1975 với anh Nguyễn Sĩ Thuận đàn anh PCT sống lâu tại Bang Florida của bác TT Trump )
Để nhập hồn nhập vai tôi phải mua phim băng VHD xem kỹ nhân vật Bồi thẩm đoàn số 11
BÁC THỢ SỬA ĐỒNG HỒ = Bồi thẩm đoàn số 11: phải quán triệt như một người tị nạn từ Châu Âu, Bồi thẩm đoàn số 11 nói giọng có trọng âm và xấu hổ, khiêm tốn, gần như phục tùng những người xung quanh. Anh ấy sẽ thành thật tìm kiếm công lý vì anh ấy đã phải chịu đựng quá nhiều bất công.
Đến từ một quốc gia không có tự do chính trị, Bồi thẩm đoàn số 11 rất đánh giá cao hệ thống luật pháp Hoa Kỳ và cảm thấy có trách nhiệm duy trì nền dân chủ cũng như nghĩa vụ công dân của mình
https://www.youtube.com/watch?v=EqDd06GW76o
12 Angry Men ( – Who Changed Their Vote?
Trong chuyện phim Mười hai người đàn ông giận dữ (12 Angry Men) cả Bồi thẩm đoàn số 11 và Bồi thẩm đoàn số 4 đều có cách tiếp cận hợp lý đối với vụ việc, nhưng việc Bồi thẩm đoàn số 11 sẵn sàng xem xét các quan điểm khác nhau và thay đổi ý kiến của mình dựa trên thông tin mới có thể làm cho lập luận của anh ấy rõ ràng và hợp lý hơn về tổng thể
“Thà bỏ sót chứ không giết nhầm”, đó phải là nguyên tắc pháp lý tối cao cần được tuân thủ nếu muốn số phận con người không trở nên bèo bọt dưới cây búa của quan tòa.
Ông ngoại tôi phải bỏ trốn Quảng Nguyên, Vân Đình, Hà Đông dù tất cả con trai, gái, con rể dâu đều theo VIỆT MINH mới may thoát khỏi ĐẤU TỐ vì chỉ là bác LÝ TRƯỞNG ghèo rách mùng tơi vì hồ chí meo NGHE LỆNH tướng TÀU trần canh còn giết cả ÂN NHÂN là Mẹ NGUYỄN THỊ NĂM
Bồi thẩm đoàn 11 được trình bày thông qua đối thoại với tư cách là người tị nạn nhập cư duy nhất trong bồi thẩm đoàn và nói giọng có nặng ngữ âm tiếng ĐỨC
BÁC THỢ SỬA ĐỒNG HỒ watchmaker có vẻ ít nói và rụt rè nhưng cố gắng trò chuyện và hòa nhập khi các cuộc thảo luận bắt đầu.
Bồi thẩm viên 11 có thể được mô tả là một người khác với nền văn hóa chính thống theo một cách nào đó, chẳng hạn như là một người nhập cư châu Âu (dù rất gần Mỹ châu BÂY GIỜ THÌ KHÁC di dân ả rập đời hai sinh đẻ tại Pháp có thể ra Nhà thờ trước nhà mình CẮT CỔ Cha đạo đang giảng đạo như CẮT CỔ cừu con tại ngay thành phố sinh từ của cựu TT Pháp François Hollande
HAY KINH KHỦNG HƠN LÀ CẮT THIẾN HẠT LE ảnh hưởng đến hàng triệu phụ nữ trên toàn thế giới, hàng ngàn ở Pháp)
https://www.lemonde.fr/sante/article/2018/02/06/l-excision-touche-des-millions-de-femmes-dans-le-monde-des-milliers-en-france_5252381_1651302.html
Cắt bao quy đầu hay nôm na CẮT THIẾN HẠT LE ảnh hưởng đến hàng triệu phụ nữ trên toàn thế giới, hàng ngàn ở Pháp
Năm 2016, Liên Hợp Quốc thống kê có 200 triệu bé gái và phụ nữ đã trải qua một số hình thức cắt bỏ bộ phận sinh dục ở các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
ĐĂNG TRÊN NHẬT BÁO nổi tiếng chân thật của Pháp ở MỤC SỨC KHỎE
https://www.lemonde.fr/sante/article/2018/02/06/l-excision-touche-des-millions-de-femmes-dans-le-monde-des-milliers-en-france_5252381_1651302.html
Thế giới
Xuất bản vào ngày 06 tháng 2 năm 2018
Nhân Ngày Thế giới Chống Cắt bỏ, nghi lễ này bị cấm thực hành ở Pháp, ảnh hưởng đến hàng triệu phụ nữ và trẻ em gái trên thế giới.
Cắt bao quy đầu hay nôm na CẮT THIẾN HẠT LE ở nữ giới là gì?
Cắt bỏ là một hình thức cắt xẻo bộ phận sinh dục nhằm loại bỏ âm vật, hoặc ít nhất là một phần của nó, khỏi trẻ em hoặc bé gái vị thành niên. Việc cắt xẻo này được thực hiện theo nghi thức ở nhiều nước châu Phi (Ai Cập, Sudan, Somalia, Guinea, Mali, Mauritania, Senegal…), nhưng cũng có ở Indonesia và Malaysia. Nó cũng tồn tại ở Peru, Colombia, Ấn Độ…
Năm 2016, Liên Hợp Quốc đã thống kê được 200 triệu trẻ em gái và phụ nữ đã trải qua một hình thức cắt bỏ bộ phận sinh dục hay nôm na CẮT THIẾN HẠT LE ở các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất.
L’excision touche des millions de femmes dans le monde, des milliers en France
En 2016, les Nations unies dénombraient 200 millions de filles et de femmes ayant subi une forme de mutilation génitale dans les pays les plus concernés.
Le Monde
https://www.lemonde.fr/sante/article/2018/02/06/l-excision-touche-des-millions-de-femmes-dans-le-monde-des-milliers-en-france_5252381_1651302.html
Publié le 06 février 2018
CẮT HẠT LE có xảy ra trên Đất Pháp ??????
Đúng !!!!
Ở Pháp, số phụ nữ bị BỐ RUỘT cắt bao quy đầu hay nôm na CẮT THIẾN HẠT LE ước tính khoảng 53.000 người . Không ít hơn ba trong số mười cô gái vị thành niên có cha mẹ đến từ các quốc gia thực hành cắt bao quy đầu bị đe dọa cắt bao quy đầu, thường là trong thời gian ở nước ngoài. Trong số họ, một phần mười cuối cùng sẽ được cắt bao quy đầu.
https://www.lemonde.fr/sante/article/2018/02/06/l-excision-touche-des-millions-de-femmes-dans-le-monde-des-milliers-en-france_5252381_1651302.html
Cắt bỏ âm vật (đôi khi được gọi hay nôm na CẮT THIẾN HẠT LE hay “Sunna”): chuỗi phẫu thuật này liên quan đến việc cắt bỏ một hoặc nhiều bộ phận của cơ quan sinh dục ngoài. Phần mui của âm vật bị cắt và có sự cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ âm vật. Quá trình này ảnh hưởng đến khoảng 85% phụ nữ trải qua FGM.
“Tại sao tôi đã tự cắt bao quy đầu”
6 Tháng hai, 2019
Sylvia Yeko đã bất chấp pháp luật và cha mình để cắt bao quy đầu ở tuổi 26
https://www.bbc.com/afrique/region-47146098
ĐỌC TRỰC TIẾP TRÊN TRANG BBC !!!
Ngày 6 tháng 2 đánh dấu Ngày Quốc tế Không khoan nhượng đối với việc cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ (FGM). Một thực tế tập trung chủ yếu ở Châu Phi và Trung Đông. Ở Uganda, ngày càng có nhiều phụ nữ trưởng thành tự nguyện tìm đến FGM.
TRỞ LẠI vở kịch tôi đóng vai BÁC SỬA CHỮA ĐỒNG HỒ
BÁC SỬA CHỮA ĐỒNG HỒ = Bồi thẩm đoàn 11 nói rằng anh ta là một thợ sửa đồng hồ và nhiều lần chứng minh rằng anh ta là người tinh ý và ghi nhớ các chi tiết. Khi các bồi thẩm viên khác tranh luận với nhau, ngắt lời một cách thô lỗ, đưa ra những tuyên bố không chính xác và la hét, bồi thẩm viên số 11 lặng lẽ quan sát, lắng nghe và trình bày lại các sự kiện đã được trình bày trong phiên tòa.
Các bồi thẩm viên khác ban đầu phớt lờ hoặc hạ thấp BÁC SỬA CHỮA ĐỒNG HỒ, nhưng cuối cùng, BÁC SỬA CHỮA ĐỒNG HỒ có thể khẳng định bản thân và nhận được sự tôn trọng của họ. Khi Bồi thẩm đoàn 7 đối xử với Bồi thẩm đoàn 11 BÁC SỬA CHỮA ĐỒNG HỒ bằng thành kiến và chế nhạo, thì những phản ứng lịch sự và tôn trọng của Bồi thẩm đoàn 11 cho thấy anh ta là người như thế nào.
Tại một thời điểm, khi Bồi thẩm đoàn 10 nói với 11, ”Bạn lịch sự về cái quái gì vậy?”, Bồi thẩm đoàn 11 = BÁC SỬA CHỮA ĐỒNG HỒ bình tĩnh trả lời, ”Vì lý do tương tự mà bạn không lịch sự. Đó là cách tôi đã được nuôi dạy.” Sự trầm ngâm trầm lặng của anh ấy là một tài sản giúp ghi nhớ các chi tiết chính trong quá trình tố tụng.
Bồi thẩm đoàn 11 Tôn trọng Tòa án
BÁC SỬA CHỮA ĐỒNG HỒ đến từ một quốc gia không có TỰ DO CHÍNH TRỊ, Bồi thẩm đoàn số 11 rất đánh giá cao hệ thống luật pháp Hoa Kỳ và cảm thấy có trách nhiệm duy trì nền dân chủ cũng như nghĩa vụ công dân của mình.
BÁC SỬA CHỮA ĐỒNG HỒ là 1 trong ba người trong số những thành viên có ảnh hưởng nhất bao gồm bồi thẩm viên số 3, bồi thẩm viên số 10 và bồi thẩm viên số 11.
Kinh nghiệm trong quá khứ và thành kiến cá nhân của họ quyết định suy nghĩ và quan điểm của họ về vụ việc. Do đó, cách một người cảm thấy bên trong được phản ánh trong suy nghĩ, quan điểm và hành vi của họ.
Ở một số chỗ trong vở kịch, anh ấy lên tiếng để bảo vệ một quyền hoặc đặc quyền, chẳng hạn như quyền được riêng tư trong cuộc bỏ phiếu kín của họ, và quyền của một người không đồng ý và có ý kiến không phổ biến, một ý kiến khác với đa số. Anh ấy lên tiếng cho Bồi thẩm đoàn 5, người lớn lên trong một khu ổ chuột và nhạy cảm với quan điểm chung rằng tất cả những đứa trẻ lớn lên trong khu ổ chuột đều phải là tội phạm vô giá trị. Là một người di tản nhập cư, BÁC SỬA CHỮA ĐỒNG HỒ = Bồi thẩm viên số 11 đã quen với những định kiến chung chung.
BÁC SỬA CHỮA ĐỒNG HỒ đáp lại những cuộc cãi vã, buộc tội và than vãn về việc ra khỏi đó, Bồi thẩm đoàn 11 phát biểu quan điểm chính kiến của mình;
”Đây không phải là lý do tại sao chúng ta ở đây, để chiến đấu. Chúng tôi có một trách nhiệm. Tôi luôn nghĩ rằng đây là một điều đáng chú ý về nền dân chủ. Đó là chúng ta, uh, từ là gì? thông báo. Rằng chúng tôi được thông báo bằng thư để đến nơi này và quyết định xem có tội hay vô tội của một người mà chúng tôi chưa từng nghe tên trước đây. Chúng tôi không có gì để đạt được hoặc mất bởi phán quyết của chúng tôi. Đây là một trong những lý do chúng tôi mạnh mẽ. Chúng ta không nên biến nó thành chuyện cá nhân.”
BÁC SỬA CHỮA ĐỒNG HỒ = Bồi thẩm đoàn 11 Tôn trọng Tòa án
Đến từ một quốc gia không có tự do chính trị, Bồi thẩm đoàn số 11 rất đánh giá cao hệ thống luật pháp Hoa Kỳ và cảm thấy có trách nhiệm duy trì nền dân chủ cũng như nghĩa vụ công dân của mình.18 tháng 11. 2022
NÊN TÔI RẤT HIỂU RÕ CHUYỆN NÀY
Vụ George Flyod: Cựu cảnh sát Mỹ gốc Hmong Tou Thao ‘không hối hận’ nhận án gần 5 năm tù
8 tháng 8 năm 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/world-66444306
BẤM VÀO ĐỌC TẠI ĐÂY
Trong phần mở đầu của Màn III, Bồi thẩm đoàn 11 BÁC THỢ SỬA ĐỒNG HỒ ca ngợi việc mọi người có thể giữ quan điểm không phổ biến ở đất nước này. BÁC THỢ SỬA ĐỒNG HỒ tiếp tục nói về dân chủ. Tại sao Nhà biên kịch Reginald Rose lại cho BÁC THỢ SỬA ĐỒNG HỒ những dòng này? Điều đó cho thấy rằng họ không có gì để được hay mất, nhưng đó cũng là một đặc ân khi có thể làm điều đó ở đất nước này.
Bồi thẩm viên Số 11 từ Nước Đức, BÁC THỢ SỬA ĐỒNG HỒ đã trốn thoát qua Mỹ tị nạn Giờ đây anh ấy là một Bồi thẩm viên cảm thấy tự ti về giọng nước ngoài của mình. BÁC THỢ SỬA ĐỒNG HỒ rất coi trọng nền dân chủ và hệ thống luật pháp của nước Mỹ.
Bồi thẩm đoàn thứ 7 thay đổi phiếu bầu của anh ấy thành “không có tội” vì anh ấy chịu đủ rồi. Điều này khiến Bồi thẩm đoàn thứ 11 tức giận, nói rằng anh ta đang đùa giỡn với mạng sống của một người đàn ông và rằng anh ta không có can đảm để làm điều đúng đắn.
BÁC THỢ SỬA ĐỒNG HỒ nói BÁC luôn nghĩ gì?
“Tôi luôn nghĩ rằng một người đàn ông được quyền có những quan điểm không phổ biến ở đất nước này. Đây là lý do tôi đến đây. Tôi muốn có quyền không đồng ý. Ở đất nước của tôi, tôi xấu hổ khi nói điều đó.”
Cho nên khi màn kịch mở ra, Bồi thẩm viên số 11 dường như tận dụng nhiều cơ hội hơn để nhắc nhở các bồi thẩm viên khác về tầm quan trọng của việc đưa ra phán quyết công bằng và đạo đức đối với họ. Khi anh ấy nói với cả nhóm, “Chúng ta có trách nhiệm. Đây là một điều đáng chú ý về nền dân chủ.
Tại sao Bồi thẩm viên số 11 lại thay đổi phiếu bầu của mình?
Có vẻ như bồi thẩm viên số 11 muốn thấy công lý được thực thi và anh ta không bỏ phiếu “có tội” hay sau đó, “không có tội” vì những người khác đã bỏ phiếu theo cách này hay cách khác. Anh ấy đã lắng nghe tất cả các lý lẽ và thay đổi quyết định trong lần bỏ phiếu thứ ba.
Bồi thẩm viên cuối cùng chuyển phiếu bầu của họ thành vô tội tên anh ta là McCardle
Anh ấy là bồi thẩm viên cuối cùng bỏ phiếu vô tội. McCardle tức giận vì mất con trai.
McCardle là Bồi thẩm viên số 3 là người cuối cùng thay đổi phiếu bầu của mình. Sự bướng bỉnh thay đổi quyết định từ có tội thành không có tội của anh ta xuất hiện ngay từ đầu vở kịch. Anh ấy đưa ra nhận xét về việc họ nên ”tát những đứa trẻ cứng rắn này trước khi chúng bắt đầu gặp rắc rối”.
Bồi thẩm viên 11 (bác thợ đồng hồ) rất quan tâm vì anh ấy là một người nhập cư đã trải qua sự bất công ở chính đất nước của mình và cảm thấy khó chịu vì Bồi thẩm viên 7 chỉ đang đùa giỡn với SINH MỆNH mạng sống của một người đàn ông – anh ấy thậm chí không quan tâm.
Bồi thẩm đoàn số 11 (bác thợ đồng hồ) có cách tiếp cận hợp lý đối với vụ việc, nhưng việc Bồi thẩm đoàn số 11 sẵn sàng xem xét các quan điểm khác nhau và thay đổi ý kiến của mình dựa trên thông tin mới có thể làm cho lập luận của anh ấy rõ ràng và hợp lý hơn về tổng thể
Đến từ một quốc gia không có tự do chính trị, Bồi thẩm đoàn số 11 rất đánh giá cao hệ thống luật pháp Hoa Kỳ và cảm thấy có trách nhiệm duy trì nền dân chủ cũng như nghĩa vụ công dân của mình
Bồi thẩm đoàn 11 ca ngợi việc mọi người có thể giữ quan điểm không phổ biến ở đất nước này. Ông tiếp tục nói về dân chủ.
Trên tất cả, qua thoại kịch mà tôi đóng vai BÁC SỬA CHỮA ĐỒNG HỒ (ngày nay cũng hết thời hết đát !!!) trong Mười hai người đàn ông giận dữ (12 Angry Men) TOÁT LÊN một thế giới quan
Nhà biên kịch Reginald Rose nhắn gởi Thông điệp tổng thể lớn nhất coi xã hội Mỹ đang tự sụp đổ
(CHÚNG TA QUÁ TỐT hóa NGU DẠI trop bon trop CON
Nhân quyền cho bọn khủng bố, trợ cấp cho BỌN DI DÂN TỘI PHẠM ăn hại đái nát ĂN BÁM lường gạt cụ thể như NƯỚC PHÁP mỗi năm 53 tỉ ÂU KIM trợ cấp LỪA ĐẢO thất thoát
THỬ TƯỞNG TƯỢNG số tiền khổng lồ này BẰNG PHÍ TỔN chỉ 1 lần mà thôi THỦ ĐÔ Le Caire AI CẬP dời về THỦ ĐÔ MỚI tốn bằng số tiền trên 53 tỉ ÂU KIM = 58 tỉ MỸ KIM xem video dưới đây
https://www.youtube.com/watch?v=1qoA69qlm0Q
548.915 NGƯỜI XEM
ngày 17 tháng 9. 2020
Avec Charles Prats, thẩm phán NƯỚC PHÁP lật hồ sơ LỪA ĐẢO , tác giả điều tra hồ sơ “Cartel des Fraudes” THỎA THUẬN THƯƠNG LƯỢNG LỪA ĐẢO
https://www.youtube.com/watch?v=J-NHMVWxNMM Egypt’s New $58 Billion Dollar Administrative Capital City
https://www.youtube.com/watch?v=rmJuBKxPnYk
Egypt Built a Supertall Skyscraper in the Desert
https://www.youtube.com/watch?v=sa8PuZKo9mM
Egypt’s New $58 Billion Dollar Capital City
Kịch bản Mười hai người đàn ông giận dữ (12 Angry Men) TOÁT LÊN một thế giới quan
Reginald Rose cảnh báo xã hội Mỹ đang tự sụp đổ
Lời cảnh báo cho người Mỹ:
Hãy ghi nhớ trách nhiệm của mình, đoàn kết và thông cảm cho nhau, nếu không quốc gia sẽ sụp đổ.
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
Theo Wiki, lược qua quá trình công tác của Ông Trương Hòa Bình & Ông Nguyễn Hòa Bình như sau:
-Ông Trương Hòa Bình, Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam, Thạc sĩ luật. Chức vụ đã trải qua gồm: Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Phó Thủ tướng thường trực, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thứ trưởng Bộ Công an, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 10, 11 TP.HCM & khóa 12,13,14 Tỉnh Long An, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh kiêm nhiệm chức vụ Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra với quân hàm Thượng tá. Ngày 07/12/2011, Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao gồm 11 thành viên, do Chánh án Trương Hòa Bình làm chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm Vụ án tử tù Nguyễn Văn Chưởng, Hội đồng đã bác Kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Chủ tọa Trương Hòa Bình tuyên y án tử hình.
-Ông Nguyễn Hòa Bình, Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam, PGS-TS luật, hiện là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 15 tỉnh Bắc giang. Chức vụ đã trải qua gồm: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13,14 tỉnh Quảng Ngãi, Bí thư tỉnh Quảng Ngãi, Phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an. Từ ngày 6/8 đến ngày 8/5/2020, Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao gồm 17 thành viên do Chánh án Nguyễn Hòa Bình làm chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm Vụ án tử tù Hồ Duy Hải. Kết quả, 17/17 thẩm phán tham dự đã bác Kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Chủ tọa Nguyễn Hòa Bình tuyên y án tử hình.
-Như vậy, 02 ông trong quá trình công tác đều có làm việc trong liên ngành tư pháp là: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Đồng thời cũng làm việc ở cả 03 mảng: Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp. Bạn đọc ai biết trên quả đất này, nước nào có được môi trường & tạo điều kiện cho đảng viên phát triển năng lực văn võ song toàn như 02 ông đã có? Với năng lực bản thân luôn được tu dưỡng, bồi dưỡng, rèn luyện & được qui hoạch, 02 ông làm việc không thể sai sót được? Và đã không sai sót mà lại cứ cho rẳng tòa xử án có oan sai thì thật đúng là ‘chống phá nhà nước, phản động chính phủ, bán đứng tổ quốc’? He…he…
-Trường hợp xét tính ‘nhân dân’ lên trên tính ‘đảng’ thì việc kết luận Ông Nguyễn Văn Chưởng + Ông Hồ Duy Hải vô tội cũng gián tiếp cho rằng nguyên 01 UVBCT, 01 UVBCT cùng với 11 + 17 = 28 Thẩm phán trong phiên tòa giám đốc thẩm có vi phạm trong xử án gây oan sai? Và nếu đặt tính ‘độc tài’ lên trên tính ‘đảng’, chắc hẳn sẽ có giải pháp dung hòa giữa tính ‘đảng’ & tính ‘nhân dân’? (đã có 01 UVBCT vô tù, 01 UVBCT bị thôi chức cùng với việc toàn đảng làm trái điều lệ đảng trong bầu lãnh đạo đảng là thể hiện sự ưu việt tính ‘độc tài’ lên trên tính ‘đảng’?)