21-4-2023
Hôm nay, ông Tuấn đã bị tòa kết án 3 năm tù giam. Vậy ông đã phạm tội gì? Tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Đọc cáo trạng và cả bản án của Tòa qua lược thuật của báo chí thì có thể nói nôm na rằng ông Tuấn đã phạm tội mua bán không đúng thủ tục: đáng ra là phải tổ chức đấu thầu để mua được hàng với giá rẻ nhất thì ông lại đi mua…chịu của khách quen.
Với hình thức này, ông và đồng phạm đã gây ra thiệt hại hơn 53 tỉ đồng trong tổng số 600 tỉ của tất cả các gói thầu – hay có thể diễn đạt cách khác là mua đắt lên gần 9% (tức là đáng ra nếu chỉ mất 100 đồng thì nhà nước lại phải bỏ ra 109 đồng).
Ông Tuấn sai lè rồi, nhưng mua chịu mà mua đắt lên chỉ gần 9% thì có phải là cái giá quá cao? Chưa kể trong khi nếu không mua thì bệnh viện có nguy cơ đóng cửa, vì thủ tục đấu thầu rắc rối và mất rất nhiều thời gian giữa lúc bệnh nhân đang nằm chờ…
Một điều nữa là trong 53 tỉ đồng tiền chênh lệch này, ông Tuấn không ăn chia gì cả. Liên quan đến tiền bạc thì chỉ có duy nhất 1 lần ông nhận 10.000 USD (khoảng 240 triệu đồng) được đối tác biếu trong dịp tết cùng với 1 chai rượu và hộp xì-gà, gọi là quà tết. “Thổi” lên hơn 53 tỉ đồng mà chỉ để nhận về hơn 200 triệu đồng thì có lẽ không một kẻ nhằm mục đích vụ lợi nào lại ngớ ngẩn đến thế (?).
Như vậy có thể nói, ông Tuấn vi phạm quy định về mua bán nhưng không phải nhằm mục đích trục lợi hay chia chác; đây là một trong những lý do mà một tội có khung hình phạt từ 10 – 20 năm tù nhưng ông Tuấn chỉ phải lãnh 3 năm. Trong phiên tòa, ông cũng không chối tội, không đổ lỗi, mà luôn nhận trách nhiệm cao nhất và xin tòa án giảm nhẹ hình phạt cho những thuộc cấp đã vì phải làm theo lệnh mình mà vướng lao lý.
Tôi không bình luận gì về mức án cũng như “đạo đức” của ông Tuấn, các bạn tự có đánh giá của mình.
Đây cũng là stt đầu tiên và sẽ là duy nhất mà tôi chính thức viết về ông Tuấn. Tất cả những bài trước đều chỉ là nhân vụ án này mà bàn về cơ chế/thiết chế/hệ thống/thể chế, chứ không có lời nào bênh vực ông Tuấn như một số người đã vô tình hay cố ý gán ghép cho tôi.
Trở lại, ông Tuấn sai, nhưng vì sao sai thì lại là cả một câu chuyện dài phía sau về thủ tục, chính sách, cơ chế… Chỉ có điều chúng ta cần nhớ, ông Tuấn không phạm tội tham nhũng, cũng không cấu kết để nâng khống giá vật tư nhằm chia phần trên xương máu người bệnh.
Phán xét đạo đức người khác là việc rất dễ, nhưng cũng bởi vì ta ít khi đặt mình vào hoàn cảnh của họ và bối cảnh chung của cả một xã hội.
Nếu cần thiết phải nói lại một lần nữa thì tôi vẫn khẳng định: muốn chống tham nhũng hiệu quả cũng như muốn xây dựng được nền tảng cho một xã hội tốt đẹp thì dứt khoát phải sửa đổi cơ chế/thể chế. Chỉ có như thế, người tốt mới khó bị tha hóa và người xấu mới hiếm có cơ hội làm ác. Và hơn hết, việc sửa đổi đó không chỉ ngăn ngừa sai phạm của quan chức, mà chính là mang lại cuộc sống xứng đáng hơn cho tất cả chúng ta – những người đang bàn cãi về vụ án này.
nt: NĐK
Hãy khóc cho chúng ta, cho con cháu chúng ta với những cơ hội đã, đang và sẽ bị tước đoạt mất.
Chính chúng ta, chính con cháu chúng ta, những thường dân, mới là những nạn nhân khốn khổ nhất của “cơ chế này”, chứ không phải những “bác sĩ Tuấn” hay “Trần Quí Thanh” đâu.
Đừng lầm.
Bác sĩ giỏi ư? Quý hiếm thật đấy, nhưng mất một “bác sĩ Tuấn” có phải là mất hết đâu, còn bao nhiêu người khác nữa ngoài kia. Kẻ nào tham ô, tham nhũng của công dù chỉ một đồng cũng đáng bị b.ắn bỏ.
Doanh nhân giỏi ư? Quý hiếm thật đấy, nhưng còn bao nhiêu người khác ngoài kia. Chưa kể, rất nhiều khả năng, trong số họ, có những người thực tài thực lực mà không thể nào ngóc đầu lên được bởi những chính sách (thậm chí cả luật pháp) bị bóp méo, bị lũng đoạn bởi những kẻ gọi là “doanh nhân giỏi” tiền bạc, quan hệ đầy mình kia.
Vậy nên, nếu có khóc, đừng khóc cho họ, hãy khóc cho chính chúng ta.
Nhưng có lẽ cũng không nên khóc nữa, mà hãy suy tư đi. “Hãy can đảm sử dụng lý trí của mình”* đi. Một xã hội vẫn để cho cảm xúc dẫn dắt là một xã hội chưa trưởng thành vậy.
——–
(*) Câu này mượn của I.Kant và thành ngữ la tinh “Sapere aude”/”Có can đảm dám biết, dám tri thức”.
Nguồn Mạng
Str8 outta horse’s mouth “Tôi cảm thấy rất sốc và buồn khi nghe phát biểu của đại biểu Quốc, vì tư tưởng Hồ Chí Minh, cách dùng người của Hồ Chí Minh đến nay vẫn còn nguyên giá trị dù nhiều chục năm đã trôi qua… Cho dù thời cuộc có thay đổi, cơ chế thị trường, đồng tiền len lỏi vào từng người, từng nhà, từng cơ quan, nhưng chúng tôi, những nhân sĩ trí thức, nhà khoa học, cán bộ viên chức đang làm việc trong nhà nước không phải vì tiền mà vì lòng tự tôn dân tộc, vì lòng yêu nước giống hệt các nhân sĩ cách đây 70 năm”
Chính ô Nguyễn Quang Tuấn đã nhận biết rõ nguyên nhân chính đã tạo ra những con người như mình hiện nay, 1 tội nhân . Biết rõ mà vẫn phạm tội … Chúa Hê Sus mong muốn Thượng Đế tha tội cho lính La Mã vì họ đang giết ông 1 cách tàn nhẫn “fo them know not WTF them do”. Ô Tuấn biết rõ chuyện mình đang làm .
Dù gì thì gì, đây mới là thủ phạm chính, trích lại lời ô Tuấn ” cơ chế thị trường, đồng tiền len lỏi vào từng người, từng nhà, từng cơ quan”. Muốn thay đổi thể chế để hổng còn những trường hợp như ông, thats the ONE need changin.
Một cách biện minh thoáng nghe có vẻ vô tư-nhưng thực chất đầy bao biện và vô cùng phiến diện.Đơn giản là:nếu thực sự công tâm,trách nhiệm,với vai trò là người chịu trách nhiệm cao nhất ở đây,ông Tuấn sẽ họp lãnh đạo,đưa ra đề xuất với tập thể và quyết định thực hiện với quyền hạn của giám đốc thì chắc chắn ông ta không phải là phạm tội.Thử hỏi ông Tuấn:nếu công tâm thì ông nhận tiền,rượu,quà vì lý do gì ???;người đưa tiền cho ông là người ông “mua chịu” thiết bị thì sự không biết là điều phi lý-tức ông hiểu rõ đó là tiền gì mà ông vẫn nhận thì pháp luật qui tội ông không sai và không nặng chứ không phải theo lối bao biện của tác giả bài báo này.Ở đây,nhân tiện bao biện cho ông Tuấn theo lối phiến diện,tác giả bài báo nêu quan điểm:thay đổi cơ chế,thể chế-nhìn sâu,mọi người sẽ rõ đó là quan điểm của bọn phản động kêu gọi thay đổi thể chế.Liệu có nên ,cần xem xét thái độ chính trị và quan điểm thực sự của tác giả bài báo này ???-tôi cho rằng cần phải nghiêm túc xem xét tác giả bài báo này chứ không thể cho là bình thường ở đây.
Tác giả nào, fan ấy.
Tác giả viết để khai dân trí và tác giả viết dể trút hận là rất khác nhau. Tất nhiên fan của họ cũng khác nhau.
Vấn đề là tầm nhìn của người viết. Tầm nhìn xa thì thái độ viết sẽ bình tĩnh, chững chạc, thấu đáo.
Không một xã hội nào mà thầy giáo, thầy thuốc giàu sụ bằng nghề. Nhưng không xã hội nào dám để họ sống khổ, tới mức phải bán lương tâm vì nghèo đói. Họ có sứ mệnh bồi đắp sức khỏe và trí óc (là thứ quý nhất cho con người). Họ được xã hội tôn là “thầy”.
Chỉ có xã hội cộng sản là làm ngược lại.
Ô nhiễm lan tới giới này là nơi cuối cùng, tới mức nghề thầy cũng không kháng nổi.
Xin những các vị tác giả hãy nhìn rộng thêm chút nữa. Được không?