Henry Kissinger đã bỏ rơi miền Nam Việt Nam như thế nào

Washington Examiner

Tác giả: Stephen Young

TQ Hưng chuyển ngữ

Vũ Ngọc Chi, hiệu đính

25-1-2023

Thứ Sáu này là ngày kỷ niệm 50 năm Hiệp định Hòa bình Paris của Henry Kissinger. Hiệp định đó được cho là đã chấm dứt Chiến tranh Việt Nam bằng cách khẳng định quyền của những người Việt Quốc gia được có một đất nước tự do và độc lập ở miền Nam.

Đáng tiếc, thỏa thuận của Kissinger không phải vì hòa bình mà chỉ là một hiệp định đình chiến, trong thời gian đó Cộng sản Bắc Việt đồng ý rằng họ sẽ tạm dừng chiến tranh xâm lược. Chỉ đến tháng 12 năm 1972, Tổng thống Richard Nixon cuối cùng mới nhận ra điều mà Kissinger đã thất bại trong các cuộc đàm phán bí mật với Hà Nội. Vào ngày 14 tháng 12, một Kissinger đau lòng đã để lộ sự thật khi nói với Nixon, rằng các điều khoản của thỏa thuận được đề xuất tính đến ngày đó “gần như là một cuộc bán đứng”.

Vài phút sau, Nixon nhận xét rằng, Hà Nội “chỉ sử dụng các cuộc đàm phán này cho mục đích… không phải để chấm dứt chiến tranh, mà là tiếp tục cuộc chiến dưới một hình thức khác…”

Kissinger trả lời: “Vì vậy, chúng tôi đã miễn cưỡng đi đến kết luận rằng – ngài đã trình bày điều đó rất rõ ngay bây giờ, thưa ngài Tổng thống – rằng đây không phải là một văn kiện hòa bình. Đây là một văn kiện cho chiến tranh tiếp tục, mà họ tạo ra …”

Nixon: “Chiến tranh không ngừng ở Nam Việt Nam…”

Kissinger khẳng định: “Đúng thế”.

Nixon nói tiếp: “Và hòa bình ở Bắc Việt Nam. Nói cho đúng là vậy.”

Kissinger: “Đúng vậy…”

Nixon sau đó chú tâm vào việc Kissinger bỏ rơi Nam Việt Nam: “Hòa bình ở Bắc Việt Nam và chiến tranh tiếp tục ở Nam Việt Nam, với Hoa Kỳ — và Hoa Kỳ hợp tác với họ trong … trong việc áp đặt một chính phủ Cộng sản lên người dân miền Nam Việt Nam trái với ý muốn của họ”.

Nixon sau đó suy nghĩ về những gì ông thực sự mong muốn: “Chúng ta là đảng mong muốn hòa bình ở Việt Nam, cho cả hai bên. Và hãy để tương lai của đất nước nghèo khổ, đau khổ này được quyết định bởi người dân miền Nam Việt Nam chứ không phải trên chiến trường. Đó là đề xuất của chúng ta. Chúng ta kêu gọi miền Nam và chúng ta kêu gọi miền Bắc đồng ý với điều này. Kêu gọi cả hai cùng đồng ý”.

Điều gì đã sai?

Không có sự cho phép của Tổng thống và không báo cáo sau đó với Nixon, vào ngày 9 tháng 1 năm 1971, Kissinger đề nghị với Đại sứ Liên Xô Anatoly Dobrynin một kế hoạch cho Hà Nội để quân lại miền Nam Việt Nam sau khi ký hiệp định hòa bình và sau đó tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược mà không có sự phản đối của Hoa Kỳ.

Kể lại cuộc nói chuyện với Kissinger, Dobrynin cũng báo cáo với Bộ Ngoại Giao của ông ở Moscow rằng “Kissinger đã đưa ra một nhận xét khá kỳ lạ rằng cuối cùng sẽ không còn là mối quan tâm của họ, của người Mỹ, mà là của chính người Việt Nam nếu một lúc nào đó sau khi Hoa Kỳ rút quân, chiến tranh trở lại”.

Bản báo cáo đồng thời của Kissinger gửi cho Tổng thống Nixon về cuộc gặp ngày 9 tháng 1 năm 1971 với Dobrynin đã không đề cập những gì ông đã đề xuất về tương lai của Nam Việt Nam. Quan điểm công khai của Nixon vào năm 1971 là sự rút lui của các lực lượng Hoa Kỳ và Bắc Việt ra khỏi miền Nam Việt Nam, để lại hòa bình cho miền Nam Việt Nam.

Vào cuối tháng Giêng, đại sứ Liên Xô tại Hà Nội đã chuyển cho Thủ tướng Bắc Việt nội dung báo cáo của Dobrynin gửi cho Moscow. Cộng sản Việt Nam được cho biết: “Nếu Hoa Kỳ cam kết rút toàn bộ lực lượng của mình trong một thời hạn nhất định và có thể không yêu cầu phải rút đồng thời các lực lượng VNDCCH khỏi miền Nam… thì Bắc Việt phải cam kết tôn trọng lệnh ngừng bắn trong thời gian Hoa Kỳ rút quân, cộng với một một thời gian nhất định, không quá lâu, sau khi Hoa Kỳ rút quân… Nếu sau đó lại nổ ra chiến tranh giữa hai miền Nam – Bắc Việt Nam, cuộc xung đột đó sẽ không còn là chuyện của Hoa Kỳ nữa”.

Như vậy cam kết của Kissinger rằng Washington sẽ phủi tay không quan tâm tới những người Việt quốc gia đã được thông báo sau lưng họ cho kẻ thù của họ.

Hà Nội sử dụng một cựu quan chức thuộc địa Pháp, Jean Sainteny, để thông báo cho Kissinger trong bữa ăn trưa ngày 25 tháng 5 năm 1971, rằng họ đã chấp nhận đề nghị của Kissinger. Kissinger nói với Nixon rằng ông đã gặp Sainteny nhưng không nói chi tiết về cuộc trò chuyện trên. Ngày 31 tháng 5 năm 1971, trong cuộc gặp bí mật với các nhà ngoại giao Bắc Việt tại Paris, Kissinger đưa ra đề xuất rằng Hà Nội không cần rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Kissinger kết luận bằng câu nói: “Khi các lực lượng Hoa Kỳ cuối cùng rút đi, tương lai chính trị của Nam Việt Nam sẽ phải được giao phó cho người Việt Nam”. Nhận xét này đã không được báo cáo với Nixon.

Ngày 9 và 10 tháng 7 năm 1971, Kissinger ở Bắc Kinh gặp Thủ tướng Trung Cộng Chu Ân Lai để sắp xếp cho chuyến đi lịch sử của Tổng thống Nixon tới Bắc Kinh để gặp Mao Trạch Đông. Nhân tiện, Kissinger nói với Thủ tướng Chu Ân Lai về đề xuất lần đầu tiên được đưa ra với Đại sứ Liên Xô Dobrynin.

Trang năm trong tài liệu tóm tắt của Kissinger chuẩn bị cho cuộc gặp của ông với Chu có đoạn: “Thay mặt Tổng thống Nixon, tôi muốn trịnh trọng bảo đảm với Thủ tướng rằng, Hoa Kỳ sẵn sàng thực hiện một cuộc dàn xếp mà sẽ thực sự để lại diễn biến chính trị của Việt Nam chỉ riêng cho người Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng rút toàn bộ lực lượng của mình vào một ngày ấn định và để thực tế khách quan định hình tương lai chính trị”.

Kissinger đã không nói với Tổng thống của mình rằng ông đã có cam kết này với những người Cộng sản Trung Quốc. Ở lề trái của trang đó, Kissinger viết, “Chúng tôi muốn có một khoảng thời gian hợp lý”.

Miền Nam Việt Nam và Nixon đã không biết đầy đủ về dự định kết cuộc của Kissinger đối với Nam Việt Nam cho đến tháng 10 năm 1972, khi hắn đạt được thỏa thuận với Hà Nội về văn bản của một thỏa thuận hòa bình và trình bày thỏa thuận được đề xuất cho Tổng thống Thiệu và Nixon. Vào thời điểm đó, Nixon không thể rút lại sự nhượng bộ của Kissinger rằng Hà Nội có thể để lại quân đội của mình bên trong miền Nam Việt Nam, trước sự phản đối quyết liệt đối với cuộc chiến từ đảng Dân chủ tại Quốc hội.

Sau đó, vào tháng 11 và tháng 12 năm 1972, với sự hỗ trợ của Alexander Haig, Nixon đã cố gắng một cách tuyệt vọng để sửa đổi dự thảo hiệp định hòa bình của Kissinger theo cách có thể để làm tăng khả năng sống còn của Nam Việt Nam, cho phép một hiệp định hòa bình được ký kết và khiến các đảng viên Đảng Dân chủ trong Quốc hội sẵn sàng phê duyệt các khoản phân bổ mới để hỗ trợ quân sự cho miền Nam Việt Nam.

Những nỗ lực của ông ta đã quá muộn. Nước Mỹ đang dần dần thua lần đầu một cuộc chiến.

Tác giả: Stephen B. Young, cựu Viện trưởng Đại học Luật Hamline, là tác giả của cuốn Kissinger’s Betrayal: How America Lost the Vietnam War, sẽ được xuất bản vào tháng Tư bởi Nhà xuất bản Real Clear.

______

Xem thêm: Kissinger nhận sai lầm – quá muộn và không đủ

Bình Luận từ Facebook

9 BÌNH LUẬN

  1. “chẳng được ai bảo đảm rằng chính từ miệng các nhân vật thật đã nói thế, đúng y nguyên văn từ các tài liệu mật trong thư khố Mỹ trích ra …hay chỉ do ai đó tưởng tượng?”
    Bài viết trên đây của Stephen B. Young là một trích đoạn trong tác phẩm “Kissinger’s Betrayal: How America Lost the Vietnam War” sẽ được Nhà xuất bản Real Clear cho ra mắt vào tháng Tư 2023.
    Do đó, phải đọc toàn bộ cuốn sách mới có thể nhận xét được một phần nào. Bây giờ kết luận Stephen B. Young là “dựng nên đoạn văn hài hước” hay “ai đó tưởng tượng?” là còn quá sớm Lịch sử đất nước không đơn giản, không ai có thể bảo đảm điều gì, nhưng cũng nên tìm hiểu Stephen B. Young hay vì bài bác và quên đi.

    • The US president only has “the ultimate classification and declassification authority,” says Pfeiffer, Senior Advisor to the President of the United States, Barack Obama.
      The president is the only person with access to all levels of classified documents, and who can unilaterally decide if a document should be labeled “Top Secret” or made public.
      Stephen B. Young or anybody else has never been allowed to be involved in or to get knowledges of these historical ultimate-secret files so as to blabber about what you are so naively believing in now!

  2. Toàn bộ bài viết chỉ là nổ lực lau mặt cho Nixon và đổ riệt hết tội lỗi lên đầu một mình Kissinger, qua một pha đối đáp vớ vẩn buồn cười…trong đoạn văn kéo dài từ
    “Vài phút sau, Nixon nhận xét rằng, Hà Nội “chỉ sử dụng các cuộc đàm phán này cho mục đích…”
    cho đến
    “…Chúng ta kêu gọi miền Nam và chúng ta kêu gọi miền Bắc đồng ý với điều này. Kêu gọi cả hai cùng đồng ý “.

    Những gì thực sự xảy ra trong hậu trường chính trị Mỹ giữa họ với nhau nửa thế kỷ trước…thì ai mà biết được để dựng nên đoạn văn hài hước như trên ;
    ai đủ thẩm quyền khẳng định rằng Kissinger đã tự mình quyết tất cả trong nổ lực chạy làng khỏi ván cờ hỏng tại VN 4.75;
    và cố tô vẽ “một Nixon chẳng hề hay biết gì ráo ngoài chỉ ngơ ngác nhìn (và ok) khi mọi sự đã xảy ra rồi!”
    Ngay cả đoạn thoại “diễn hài” trên cũng chẳng được ai bảo đảm rằng chính từ miệng các nhân vật thật đã nói thế, đúng y nguyên văn từ các tài liệu mật trong thư khố Mỹ trích ra …
    hay chỉ do ai đó tưởng tượng?
    Vì rằng nổ lực sắp xếp ngôn từ để gây hiệu ứng tâm lý nhằm thuyết phục dư luận tin vào điều gì đó như “ai đó” mong muốn, vẫn là chuyện khả thi,
    và không có nghĩa sự thật lịch sử đơn giản là như thế,
    rằng thì là Kissinger tự tung tự tác sắp xếp mọi việc, còn Nixon thì ngu ngơ chẳng biết gì hết,
    không gật đầu, không tham gia, không trách nhiệm!

    Cái chết của J. F Kennedy sau 60 năm chẵn rồi, vậy mà nay vẫn còn mờ mờ ảo ảo, thì dựng ra cái hài kịch kia phỏng đạt được gì?
    Kissinger là chính khách giảo quyệt, lưu manh với rất nhiều xú tích có thể kể ra;
    chuyện nầy biết nhiều, rồi khổ lắm…
    Nhưng Nixon cũng có vừa đâu?
    (In October 1972, Kissinger reached a draft agreement that Nixon at first rejected, leading to the Christmas bombings of December 1972. The agreement that Kissinger signed in January 1973, which led to the American withdrawal from Vietnam in March of that year, was very similar to the draft agreement rejected the previous year. [from www]).

    Và tội lỗi, nếu muốn “tiên trách nhân hậu trách kỷ” để gọi vụ sụp đổ 1975 là “tội lỗi Mỹ”, thì đừng quên kêu tên Congress on the Capitol Hill luôn một thể,
    cho cô hồn được giải oan!
    Tóm lại,
    Làm gì có chút “lịch sử chân chính” nào ở đây để cho “giới trẻ Việt Nam sinh sau năm 1975” tìm hiểu với ý thức?!
    Có chăng, những bài nhai đi nhai lại tố Mỹ hàng chục năm sau VN War thế nầy chỉ “giúp” họ hình thành một nhận thức mang tính định kiến lệch lạc, rằng thì là chính trị Mỹ cũng một phường chauvinists lưu manh, cùng một giuộc với bọn gian ác quốc tế!
    Phải 100% thế không?
    Giới trẻ VN, gồm phần lớn xuất thân từ đoàn đội hội hè, đọc những bài thế nầy liệu có mất hết chút hy vọng vừa nhen nhúm từ kỷ nguyên iphone ipad, sẽ quay qua đắn đo lựa chọn “siêu cường” mới chăng?

    Ai vào đấy nếu không là đồng chấy tung-của vĩ đại !!!

    Thứ “lịch sử” đó liệu có “chân chính” không,
    hay đây cũng chỉ là thêm một mặt trận nữa nhằm tranh thủ định hướng, thay đổi nhận thức giới trẻ (đã bị ipad iphone đầu độc, lỡ… thích Mỹ rồi.

    Một cách toạc móng nợn, đây cũng chỉ là phát huy sức mạnh mềm của ¥ thôi !

  3. “Sao cứ mỗi năm tới hẹn lại lôi ra nhai lại đống giẻ rách lịch sử nầy.”
    Vì Việt Nam không có các sử gia chân chính và có tầm vóc quốc gia và quốc tế, còn các bộ Sử học của Đảng chỉ làm việc tuyên truyền. Lịch sử Việt Nam cận đại bị Cộng Sản ngụy tạo quá nhiều, nên cần phải làm sáng tỏ cho hậu thế học tập. Nhưng biết bao nhiêu là đủ, vì nguồn tin mỗi lúc mỗi khác nhau và không ai có thẩm quyền để kiểm chứng. Stephen Young có một đóng góp giá trị khi tìm hiểu về sự phản bội của Henry Kissinger; do đó, chúng ta cần tôn trọng các công trình của ông khi nêu thêm một bằng chứng là Henry Kissiger gây tội ác tại Việt Nam và sự phản bội ghê tởm đáng bị nguyền rủa.
    Hãy nhìn giới trẻ Việt Nam sinh sau năm 1975, nay đã trưởng thành, dù là có học, nhưng không có ý thức gì về lịch sử, đa số không biết nội dung Hiệp định Geneve hay Paris, biến cố Mậu Thân. Còn ngày 30 tháng 4 ai cũng mừng và không tìm hiểu tại sao vì thực tế cũng chỉ là một dịp nghĩ lễ dài hạn cùng với ngày 1 tháng 5. Đó là kết quả của chính sách giáo dục ngu dân của Cộng Sản. Không thích Kissinger là chuyên cá nhân, nhưng tìm hiểu lịch sử chân chính là một nhu cầu khẩn thiết cho tất cả người Việt, những người còn quan tâm đến lịch sử của nước nhà và tiền đồ của dân tộc.

  4. Nói cho công bình và chính xác thì đề bài lẽ ra phải là Mỹ đã bỏ rơi miền Nam VN.
    như thế nào, chứ không phải chỉ một mình Kissinger làm “dê tế thần” !

  5. Hãy nhìn hiện tại, trò lá mặt lá trái của Mẽo với Đài Loan và Trung cộng.
    Henry Kissinger lại quyết mọi chuyện, nực cười.
    Trò hề đổ tội cho Tần Cối vẫn được diễn lại.

  6. Không ai còn muốn khui lại đống tro tàn bốc mùi bội phản, gồm những trò mua bán giữa những tay điếm quốc tế với bọn xâm lược phùng thời; mùi hèn nhát của bọn chỉ lo chạy làng khỏi cuộc cờ thua…
    Rồi bây giờ còn toan giải mật giải oan đổ vấy…ai mà tin được!

    Sao cứ mỗi năm tới hẹn lại lôi ra nhai lại đống giẻ rách lịch sử nầy, làm như thế giới không còn gì để lo toan nữa.
    Chẳng còn bao lâu kít cũng thành bùn. Quên kít đi thôi!

Comments are closed.