Mạc văn Trang
14-6-2022
Xem trang FB Lưu Trọng Văn mới biết tin PGS TSKH Phan Dũng vừa mất. Sao Anh sớm ra đi, mới ở tuổi 73! Khát vọng về một nền giáo dục phát triển Tư duy sáng tạo, đem lại Hạnh phúc cho người học, cho xã hội, cháy bỏng trong anh suốt mấy chục năm qua…
Hồi tôi ở Hà Nội, có vài lần anh gởi email trao đổi về vấn đề phát triển Tư duy sáng tạo; lần nào tôi cũng hết lòng ủng hộ, động viên anh.
Anh chia sẻ, Tư duy sáng tạo là vấn đề mới cả về lý luận và thực tiễn với nước ta và cần gấp lắm rồi, nhưng tổ chức nghiên cứu để đưa thành một môn học, một triết lý, một quan điểm làm chuyển biến giáo dục đào tạo thì khó quá. Mặc dù thực tế, mấy chục năm qua anh đã tổ chức đào tạo về Tư duy sáng tạo cho gần 20.000 người thuộc mọi tầng lớp xã hội, họ theo học một cách hào hứng và có kết quả thiết thực. Nhưng làm sao để đưa vào trong hệ thống giáo dục – đào tạo? Làm sao bây giờ? Anh lo lắng mình nghỉ rồi, sức tàn lực cạn mà vẫn chưa làm sao đạt được ước nguyện.
Tôi có chia sẻ, anh dấn thân vào một lĩnh vực mới lạ, đầy khó khăn, mà đạt được kết quả như vậy là tuyệt rồi, cứ yên tâm vững bước mà đi! Đừng mong ngành giáo dục nó áp dụng ngay đâu. Nền giáo dục không Nhân bản, Khai phóng, không có Tự do suy nghĩ, Tự do biểu đạt thì làm sao phát triển Tư duy sáng tạo!? Để giữ đúng hướng đi của mình và phát triển bền vững, anh cần xây dựng lực lượng thành một trung tâm nghiên cứu và đào tạo Tư duy sáng tạo đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Khi cuộc sống thấy cần thiết, hấp dẫn thì cái Trung tâm ấy sẽ phát triển bền vững và Tư duy sáng tạo sẽ lan toả. Anh nên tham khảo cách phát triển bền vững của Nhóm Cánh Buồm do Nhà giáo Phạm Toàn xây dựng; đừng quá hy vọng vào một cái quyết định hành chính nào đó mà một vấn đề mới và khó như vậy biến thành hiện thực.
Dường như anh không kiên nhẫn được nữa, anh có khát vọng, hoài bão lớn, là muốn đưa công trình của mình vào đổi mới giáo dục – đào tạo ngay, không thể chậm trễ. Anh nói, giáo dục hiện nay toàn sao chép cái cũ, học thuộc những điều lỗi thời, làm lại những bài tập cũ kỹ, tư duy bắt chước, sáo mòn, ù lì, không có chút sinh khí, say mê, tìm tòi, sáng tạo… Học tập, nghiên cứu có tìm tòi, phát hiện, sáng tạo giải quyết những vấn đề xuất phát từ nhu cầu, mong muốn của chính người học thì mới có Niềm vui, Hạnh phúc. Phải thay đổi! Nhưng Anh cảm thấy thấy bất lực!
Tháng 5/2020 tôi vừa vào Sài Gòn, anh cùng PGS Hoàng Dũng và mấy người bạn đến thăm vợ chồng tôi. Anh tặng tôi cuốn sách “ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO: XÂY DỰNG NHỮNG NGƯỜI HẠNH PHÚC NHỜ SÁNG TẠO” (Một số kết quả thu được trong hơn 40 năm qua). Cuốn sách đồ sộ dày hơn 800 trang khổ giấy A4, (NXB Trẻ, 2018); cuốn sách tổng kết quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn Tư duy sáng tạo suốt mấy chục năm, mà anh đã in hàng chục cuốn sách, nay đã khiến anh đủ chín, đủ tầm để nâng lên thành Triết lý giáo dục không chỉ cho thế hệ trẻ mà cho toàn xã hội. Đây là cuốn sách gửi gắm tất cả Tâm, Sức một đời của anh cho xã hội. Nội dung cuốn sách là tâm nguyện thiết tha.
Chương 1: Luận về Hạnh phúc
Chương 2: Hạnh phúc nhìn theo cách tiếp cận Nhu cầu và Hành động thoả mãn nhu cầu cá nhân
Chương 3: Hạnh phúc nhìn theo cách tiếp cận Tư duy sáng tạo
Chương 4: Hạnh phúc tiếp cận theo cả Nhu cầu và Tư duy sáng tạo
Chương 5: Bàn về hệ thống GD- ĐT xây dựng những Người hạnh phúc
Chương 6: Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới góp phần xây dựng những Người hạnh phúc
Chương 7: Những kết quả liên quan đến xây dựng những Người hạnh phúc .
Những Phụ lục về các kết quả hoạt động…
Tất cả những gì anh viết là nỗi khát vọng cháy bỏng, mong sao có một nền giáo dục mới, đem lại Hạnh phúc cho người học, chấm dứt việc bắt người học làm nô lệ cho những điều cũ kỹ, lỗi thời, bị nhồi nhét và học thuộc rồi sao chép lại, đầu óc mụ mị, không biết tự do suy nghĩ sáng tạo và do đó không được hưởng niệm sung sướng cao thượng của những Người hạnh phúc nhờ sáng tạo.
Có lần tâm sự, anh rất thất vọng và bế tắc. Tôi động viên, tư tưởng của anh cũng trùng với Triết lý cụ thể của GS TSKH Hồ Ngọc Đại: Phải thực hiện được “Đi học là hạnh phúc”! “Mỗi ngày đến trường náo nức một niềm vui”!
Và Nhà giáo Phạm Toàn đã thực hiện được điều mong ước đó trong nội dung và phương pháp học sách Cánh Buồm của học sinh từ lớp đến lớp 9, hơn 10 năm rồi mà ngành giáo dục nó có chấp nhận đâu! Mình cứ làm, cứ kiên nhẫn …
Nhưng Phan Dũng đã không còn đủ kiên nhẫn! Anh ra đi mất rồi!
Lý luận và thực tiễn rõ như vậy, những tấm lòng tha thiết như vậy, nhưng ngành giáo dục vẫn trơ như đá, lì lợm, ngày càng xa rời bản chất của một nền giáo dục đem lại Hạnh phúc cho người học; ngược lại, ngày càng gieo biết bao khổ ải, tai ương cho con trẻ!
Nhưng Phan Dũng ơi, anh có thể phần nào yên lòng, tôi đã đọc được trên báo Thanh Niên bài của giảng viên Trần Thế Hưởng, học trò anh: “PGS-TSKH Phan Dũng, người suốt đời theo đuổi khoa học sáng tạo”.
Trong đó anh Hưởng viết: “Sau 20 năm, niềm tin ấy vẫn không hề thay đổi, và càng ngày càng được củng cố một cách mạnh mẽ hơn trong tôi, càng được minh chứng trong những cuộc đời mà tôi có cơ hội mang giá trị đến cho họ. Thầy Phan Dũng ra đi mãi mãi, nhưng những giá trị tinh thần mà thầy để lại sẽ luôn được tiếp nối trong tôi, trong những người xung quanh tôi mà tôi có cơ hội chạm đến”.
Vậy Phan Dũng hãy cứ an tâm yên nghỉ với niềm Hạnh phúc trong Thế giới Người Hiền!
Tư duy sáng tạo đòi hỏi phải hiểu kiến thức và cách sử dụng nó. Cái tư duy đó phần lớn được hiểu là tư duy về nền sản xuất công nghiệp và phát triển công nghệ. Với thế giới đây chỉ là chuyện bình thường, nhưng với Vn thì nó được coi là mới mẻ vì cái tư duy từ “uống rượu bình thơ”và những kinh nghiệm từ trồng trọt chăn nuôi… không cho phép người ta đi quá xa…..
Sory, cái môn đc gọi là ” tư duy sáng tạo” con đẻ của mấy ông thầy Nga cỡ Bờ lô Khin, một thời bọn tự coi mình là trí thức đua nhau học, học phí cắt cổ. Nó cũng giống như bọn ” nghèo kiết xác” suốt ngày la làng ” dậy làm giàu” nhan nhản trên mạng, đầy ắp hội trường…. LỪA ĐẢO BỌN U MÊ TĂM TỐI MUỐN KIẾM TIỀN MÀ KHÔNG PHẢI NHỌC CÔNG.
Thui thì cũng nên vỗ tay, xiển dương các đồng chí lão thành trí thức đã có tý suy tư vận nước đen hôn nước cống Hà nội và thành Hồ. Các đồng chí toàn làm cái việc của bà con nông dân: nhổ cỏ, tỉa cành lá…nhưng chẳng bao giờ đc như bà con nông dân, sẵn sàng chặt tân gốc bứng tân ngọn nhưng cây To suy dfooif ăn hết chất đất
“Vậy Phan Dũng hãy cứ an tâm yên nghỉ với niềm Hạnh phúc trong Thế giới Người Hiền”
Mong cho ông này vừa nằm xuống, thấy bóng Bác Hồ cầm roi mây cuối trời xa
Công nhận Giáo sư Mạc Văn Trang … Chết thì chúc người ta về chỗ Mác-Lê-Hồ-Mao-Xít . Hy vọng khi tới lượt bác Mạc Văn Trang -i know, its a long shot, hồng phúc của nước nhà- mọi người cũng chúc cho bác í về chỗ Bác Hồ , để cho Bác nọc ông ra quất vài chục hèo .