Cụm từ “đổi mới” bị lạm dụng quá mức

Nguyễn Đình Cống

6-11-2021

Ngạn ngữ có câu: Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ. Trong câu này “chữ” dùng để chỉ các âm chữ Hán chưa được Việt hóa, chèn vào câu nói hàng ngày. Đó là thời trước, khi mà dân ta đa số mù chữ, trong mỗi làng chỉ có vài người học chữ Nho. Hiện nay người dốt lại thích “nói chữ” bằng cách chèn vài tiếng Anh vào câu tiếng Việt.

Nói chữ chứng tỏ người ta biết nhiều, tại sao lại bảo họ dốt. Đó là dốt tiếng mẹ đẻ. Phải chăng vì không tìm được một từ tiếng Việt thích hợp để dùng mà phải mượn chữ Hán (trước đây) hoặc chữ Anh, chữ Pháp, chữ Nga (ngày nay). Nhưng mắc phải tật “nói chữ” có lẽ chủ yếu không phải vì dốt mà vì thói sĩ diện, thích phô trương, thể hiện ta đây. (Truyện Kiều: Ta đây nào phải ai đâu mà rằng).

Trong thời gian gần đây, cụm từ “Đổi mới” được dùng rất nhiều trong các văn kiện của Đảng. Nhiều đến độ lạm dụng quá mức, một số chỗ dùng sai. Mà không thể tùy tiện nhận xét những người lạm dụng từ đổi mới là dốt hoặc thích phô trương vì họ có bằng cấp, học hàm học vị và chức vụ rất cao, họ vẫn tự nhận là thông minh, sáng suốt. Thế thì vì lẽ gì? Đoán là họ sợ. Họ sợ gì? Sợ mang tiếng là không có “tính đảng”, không theo kịp xu thế của thời đại.

Những người sính dùng cụm từ “đổi mới” biết rằng, lãnh đạo Đảng CSVN rất tự hào về sự đổi mới. Trong một bài viết, bài nói có dính đến chính trị, kinh tế, xã hội và các hoạt động liên quan đến Đảng mà chưa dùng được từ “đổi mới” là còn thiếu “tính đảng”, là còn coi thường sự lãnh đạo của Đảng.

Từ điển Bách khoa Việt Nam không có mục từ ‘đổi mới’ trong khi có từ Đổi đất (trong rối nước), Đổi mới công nghệ, Đổi tiền (trang 857, tập 1). Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên cho định nghĩa: Đổi mới đg (hoặc d.): Thay đổi cho khác hẳn với trước, tiến bộ hơn, khắc phục tình trạng lạc hậu, trì trệ và đáp ứng yêu cầu của sự phát triển.

Đổi mới là động từ (hoặc danh từ) có nghĩa chủ yếu là “Khác hẳn với trước”. Nếu chỉ khác cục bộ, chút ít thì chỉ là cải tiến, thay đổi, bổ sung chứ chưa phải là đổi mới.

Từ đổi mới được Đảng dùng nhiều từ ĐH VI (1986) với ngụy biện đánh tráo khái niệm. Việc xóa bỏ ngăn đường cấm chợ, xóa bỏ phần lớn hợp tác xã nông nghiệp, cho phát triển kinh tế tư nhân thực chất là sửa sai, quay lại cách làm cũ chứ đổi mới cái gì. Việc mở cửa cho các tập đoàn nước ngoài vào đầu tư là bình thường chứ đổi mới ở đâu. Nhưng nhờ những việc đúng đắn đó mà phát triển được phần nào nền kinh tế kiệt quệ, cứu được dân tộc khỏi suy sụp vì đói kém. Người ta ngụy biện, cho đó là đổi mới, thế rồi người ta say sưa với đổi mới, thần thánh hóa hai từ đổi mới.

Một ngôi nhà cũ, gọi là đổi mới sau khi phá đi, xây lại bề thế hơn, hoặc ít nhất cũng được đại tu và bổ sung. Còn nếu chỉ tiểu tu, sơn lại vài mặt tường hoặc thay vài cánh cửa mà vội gọi là đổi mới thì đó là láo khoét. Một dây chuyền sản xuất được bổ sung vài máy mới thì chưa thể nói là đổi mới công nghệ. Một đơn vị đang rệu rã, chỉ thay vài cán bộ, còn cơ bản vẫn giữ nguyên thì không thể nói đã đổi mới tổ chức, một phương pháp làm việc, nghiên cứu được sửa đổi hoặc bổ sung chút ít thì không thể nói là đổi mới phương pháp.

Cụm từ “đổi mới” được dùng trong “đổi mới sáng tạo” gây ra một cách hiểu tù mù. Phải chăng đây là cách suy nghĩ của một đầu óc bệnh hoạn. Họ nghĩ rằng đổi mới là tuyệt vời, sáng tạo là đỉnh cao của trí tuệ, thế thì ghép chúng lại chắc sẽ thành một thứ trên cả tuyệt vời, vượt xa sáng tạo. Có ngờ đâu đó là một cách ghép của kẻ “dốt hay nói chữ”.

Sáng tạo, theo Từ điển của Hoàng Phê, là động từ hoặc tính từ. Có thể ghép “đổi mới” với “sáng tạo” theo một số cách. Khi xem hai từ cùng là động từ thì ghép đồng cấp, thêm liên từ và: “Đổi mới và sáng tạo”.

Viết “đổi mới sáng tạo” thì “đổi mới” là động từ. Hỏi “đổi mới” cái gì? Trả lới: Sáng tạo. Như vậy, “sáng tạo” phải là một danh từ, làm bổ ngữ trực tiếp. Nhưng “sáng tạo” không phải là danh từ. Nhưng thôi, cứ tạm cho là bị nhầm. “Sáng tạo” có gì xấu, lạc hậu mà phải “đổi mới”.

Có thể dùng “sáng tạo” làm trạng ngữ cho “đổi mới”, lúc đó cần phải biểu đạt là: Đổi mới một cách sáng tạo. Như thế tuy đúng ngữ pháp nhưng thừa, vì trong bản chất của “đổi mới” đã có “sáng tạo”.

Cứ tưởng chỉ những người vì dốt, thích phô trương hoặc sợ bị mang tiếng thiếu tính đảng mới cần dùng nhiều cụm từ “đổi mới”. Không ngờ, một nơi như Hội đồng Lý luận trung ương mà cũng dùng cụm từ “đổi mới” một cách quá thoải mái, thí dụ: Hội đồng Lý luận Trung ương cần đổi mới hơn nữa nội dung và phương thức hoạt động để nâng cao chất lượng hiệu quả công tác. (Phát biểu của ông Võ Văn Thưởng tại Hội đồng ngày 12/9/2021).

Không những “đổi mới” mà còn “đổi mới hơn nữa”, thế mới ghê. Trời ơi! Hội đồng Lý luận mà “đổi mới” được nội dung thì không khéo nhân dân được nhờ. Vì sao vây? Vì nội dung từ trước đến nay là kiên trì Mác Lê. Đổi mới phải chăng là vứt bỏ nó. Còn nếu làm cho Mác Lê mạnh hơn lên thì đó không phải là “đổi mới” mà kéo lùi. Thế thì dân tộc này, nhân dân này còn chịu ngu tối dài dài. Và như vậy phải chăng người ta dùng cụm từ “đổi mới” để lừa bịp?

Bình Luận từ Facebook

10 BÌNH LUẬN

  1. “Phải chăng vì không tìm được một từ tiếng Việt thích hợp để dùng mà phải mượn chữ Hán (trước đây) hoặc chữ Anh, chữ Pháp, chữ Nga (ngày nay). Nhưng mắc phải tật “nói chữ” có lẽ chủ yếu không phải vì dốt mà vì thói sĩ diện, thích phô trương, thể hiện ta đây.”
    Không đâu Bác ơi. chắc Bác cũng thấy rồi trong BTD có đầy, pha trộn tiếng Anh hằng ngày hay thô tục. Không phải vì họ không thể tìm được hoặc quá khó khăn khi diễn đạt bằng Việt ngữ mà mắc phải tật “nói chữ.“ có ý thức không làm. Thế thôi. Đây là một lỗi tư duy và diễn dạt có thể được sừa đồi. Do đó, cho dù siêng năng bình luận, nhưng họ không có tác dụng là giúp được cho độc giả quan tâm và không được tôn trọng nhân cách và trình độ.

  2. Theo tôi, tác giả viết ” lạm dụng” 2 từ “đổi mới” không phải là không có lý.
    Lặp đi lặp lại QUÁ nhiều lần là lạm dụng, tức là xử dụng qúa mức cần thiết, chứ có
    gì mà bác bỏ hay phủ nhận được nhỉ ?
    Chính xác mà nói thì đảng “đổi mới” có nghĩa là trước 1975, chế độ Cộng Hoà từng
    có những tiến bô ngang hàng với nhiều nước phát triển ở Châu Á thì nay đảng mới
    “đổi mới” theo chế độ Cộng Hoà. Nói khác đi, chỉ đảng CS.mới ưu tiên được quyền
    “đổi mới”,còn các chế độ khác thì không được.. nhân dân theo CS. cho phép !

  3. Thôi đi ông nội!!!
    Đổi vợ thay chồng, đổi chiều, đổi phiên (gác) etc…
    Theo tui thì ngay cả chuyên bố dùng ở đây chữ “lạm dụng” cũng trật đường rầy be bét.
    Tui chẻ chữ nghĩa nó ra như tui tạm thời được biết là thế này đây nè:
    “Sử dụng quá giới hạn, quá mức độ quy định , thí dụ lạm dụng lòng tốt, lạm dụng quyền hành.”
    Chuyện gì nó chỉ có được 5, nó đẩy lên thành 10, nghĩa là nó có nhưng nó làm quá, thì là nó lạm dụng phải không bố?
    Đàng này ở đây chữ chúng nó dùng: “đổi mới”, sai đập vào mặt ngay từ gốc mà chính các bố là những ngừơi “sính chữ” cứ sài cho tới nay. Nói cho cùng cái từ “đổi mới” không có đất mà sống vì nó không có nghĩa gì cả (cho là động từ, danh từ, tĩnh từ etc…), nghe chưa các cha/mụ nội được “quen gọi” là “trí thức” trong và ngoài nước chỉ có chuyên môn làm “kiến nghi”. “Động não” một tí đi các cha/mụ nội!
    Merde alors! Cause toujours! Cái này thì phải nói là tui không dám dùng tiếng Việt (vì chuyện Kiều tui chỉ nghe lọt tai này ra tai bên kia khi còn học trung học trong thời VNCH) nên “sổ nho” vậy cho đỡ bực.

  4. Người thơ: Nguyễn Đắc Kiên

    em ơi sân ga,
    chiều mưa bay.
    anh ngao ngán
    trông đường ray eo hẹp,
    o bế con tàu “Đổi mới” mấy chục năm.

    mấy chục năm rồi,
    còn bao nhiêu mấy nữa.
    tàu sắt thâm sì,
    “Đổi mới” xám tro,
    tà vẹt gầy hao,
    dan díu những lối mòn.

    em ơi sân ga,
    chiều nay mưa.
    khách đợi tàu,
    vẫn những con người cũ,
    lam lũ, áo cơm,
    cuộc sống chẳng đổi thay.

    bao hao gầy,
    gặm mòn từng đôi mắt,
    ngó thăm thẳm vào đêm,
    thấy dằng dặc chỉ đêm.

    kẻ lên tàu,
    như anh,
    tìm nơi em.
    hay tìm tới áo cơm, danh lợi.
    hết thảy giống nhau,
    mòn mỏi kiếp người.

    mấy chục năm rồi,

    còn bao nhiêu mấy nữa.
    tàu quê mình,
    bao đêm nữa phải qua.
    bao mòn mỏi,
    bao nhiêu trông ngóng,
    mà nào thấy đâu,
    một chút sáng cuối đường.

    em ơi sân ga,
    chiều như vẫn chưa qua?

    Tập thơ chính luận “Hãy Ngẩng Mặt”

    • Bố nên tự nghĩ mà còm còn không thì in thơ ra rải ngoài đường cho bà con đọc. Suốt ngày bố cóp và dán

  5. Bám víu vào chủ thuyết cộng sản cũ rích, lạc hậu, bị cả thế giới đào thải thì không ai mà không trông mong vào hai chữ “đổi mới”.

  6. “Đó là dốt tiếng mẹ đẻ. Phải chăng vì không tìm được một từ tiếng Việt thích hợp để dùng mà phải mượn chữ Hán (trước đây) hoặc chữ Anh, chữ Pháp, chữ Nga (ngày nay)”

    Yessiree. Tớ dốt thật chứ tưởng à . Cái này là tự dốt, có nghĩa muốn mình dốt . Vốn là sợ tiếng Việt của các bác quá nên sau khi ra tới ngoài này, cạch luôn 10 năm không (muốn) xài tới .

    “có lẽ chủ yếu không phải vì dốt mà vì thói sĩ diện, thích phô trương, thể hiện ta đây”

    Exactly. Học đòi các bác . Sau này mới chợt nhận ra trí thức xã hội chủ nghĩa nhà các bác nhất thiên hạ trò này .

    “Thế thì dân tộc này, nhân dân này còn chịu ngu tối dài dài”

    No Star Where. Có trí thức nhà mềnh tự gánh vác nhiệm vụ khai trí rùi . Phang cho vài giải Phan Chu Trinh về văn hóa vì bỏ cả đời nghiên cứu Mác-Lê, nguồn cảm hứng vô tận đấy .

    “Đổi mới phải chăng là vứt bỏ nó”

    You said it Sir. Nếu thế thì tớ kiến nghị Đảng nên đổi mới Đổi Mới . Phủ định của phủ định . Hay nói như Đặng Đình Mạnh, thay vì “Đổi Mới”, Đảng nên Đổi Đúng .

    • “Vốn là sợ tiếng Việt của các bác quá nên sau khi ra tới ngoài này, cạch luôn 10 năm không (muốn) xài tới ”

      Thù ghét chế độ Cộng Sản là một vấn đề, còn yêu thích ngôn ngữ Việt là một vấn đề khác. Chúng ta ra đi mang theo quê hương, một câu nói quen thuộc. Có lẽ không còn lại gì cho người Việt hãi ngoại ngoài tiếng Việt mến yêu. Bất hạnh cho những người sinh ra, lớn lên và học tập dười mái trường XHCH, họ bị chế độ giáo dục nhồi sọ tận xương tủy, nhất là chánh trị hoá toàn diện ngôn ngữ. Nếu được học tập tại miền Nam trước 1975, họ sẽ yêu ngôn ngữ Việt nhiều hơn và lại càng hãnh diện khi ra hải ngoại. Đó chính là thành tựu giáo dục cho hệ thống và cá nhân. Hãy hình dung nhà văn Dưông THu Hương chưa hề biết đến đóng góp của Tự Lực Văn Đoàn trong ngôn ngữ Việt là gì, đó là một thiệt thòi. 10 năm không trao dồi tiếng Việt vỉ thù ghét trí thức Công Sản là một sự phí phạm cho đời người có hiểu biết.

  7. Trước đây ở Miền Nam Cộng Hòa đã có những thứ mà Miền Bắc nằm mơ cũng không ngờ, sau này bọn đít đỏ vào phỏng dái biến thiên đường thành địa ngục. Thôi thì xin các thánh phá làm ơn đổi cũ cho dân ba miền được nhờ.

Comments are closed.