Thư ngỏ gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn

Hoàng Dũng

17-8-2021

Kính gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn,

Chúng tôi là những giáo chức, giảng viên, nhà khoa học hiện đang công tác hoặc đã nghỉ hưu nhưng luôn trăn trở với nền giáo dục nước nhà, nhất là trong bối cảnh công cuộc Đổi mới căn bản toàn diện của ngành lại đang diễn ra giữa cơn đại dịch, làm ảnh hưởng không nhỏ trên mọi mặt đối với những quyết sách và công tác triển khai ở mọi cấp học.

Thưa Bộ trưởng, giữa bối cảnh ấy, vừa qua, ngày 9/8/2021 nữ giảng viên Trần Thị Thơ (trưởng bộ môn, Khoa Tiếng Anh, Đại học Duy Tân, Đà Nẵng) đã bị nhà trường, ở một địa phương có truyền thống cởi mở, phóng khoáng về tư tưởng, sa thải vì một phát ngôn bày tỏ quan điểm và tình cảm đối với đồng bào khi hệ thống an sinh xã hội của đất nước chưa được hoàn thiện, khiến người dân phải chạy dịch hàng ngàn cây số trên những chiếc xe máy đầy hiểm nguy và bất trắc.

Quyết định sa thải này đã khiến chúng tôi vô cùng lo lắng và bất an bởi nó không những tác động trực tiếp vào cá nhân cô giáo Trần Thị Thơ, vi phạm quyền tự do biểu đạt của công dân, mà – do đó – còn hệ trọng hơn, gián tiếp đe dọa đến cả nền giáo dục và tự do học thuật của bậc đại học. Nó đặc biệt mỉa mai sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định “cần nhìn thẳng vào sự thật”, phải “nghĩ thật, nói thật, làm thật, hiệu quả thật”.

Khi chủ trương tự chủ đại học đang được khẩn trương tiến hành, khi việc chấn hưng nền học vấn của nước nhà đang được khẩn trương thực hiện thì một hành xử thiếu cân nhắc, thiếu tính toán như thế đối với tiếng nói và tình cảm của một nhà giáo – nhà khoa học chính là đang đi ngược lại với tinh thần và ý chí của toàn ngành giáo dục. Mặt khác, sa thải cô Trần Thị Thơ về mặt khách quan là dung dưỡng và thậm chí khuyến khích việc làm vô đạo: trò tố cáo thầy!

Chúng tôi cho rằng sau sự kiện này tinh thần tự chủ, tự quyết, tinh thần sáng tạo và nghiên cứu độc lập của giới trí thức đại học sẽ bị ảnh hưởng một cách sâu sắc, toàn diện; thậm chí có thể chặn đứng mọi khát vọng và động lực của tất cả các nhà giáo đang hăm hở trên con đường đóng góp cho nền Sư phạm và học thuật của Việt Nam ta.

Đại học chính là đền thiêng của tri thức, là não bộ của đất nước, là linh hồn của xã hội. Đại học chỉ có thể lành mạnh, tráng kiện và tỏa sáng khi mà nhà giáo, nhà khoa học được tôn trọng và được độc lập suy nghĩ; họ phải được bảo vệ khỏi những áp lực phi học thuật, khi đó một nền đại học hiện đại, tiên tiến mới có thể được đảm bảo.

Hơn nữa, trong thời điểm Cũ – Mới chuyển giao rất nhạy cảm của công cuộc Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục để bắt tay vào thực hiện Chương trình 2018, một chương trình chủ trương giao quyền tự chủ và tự quyết chuyên môn cho nhà giáo một cách mạnh mẽ, có tính cách mạng thì sự kiện thô bạo ở trường Đại học Duy Tân một lần nữa đã gây nên những hoang mang và có nguy cơ chặn đứng nỗ lực cũng như lòng tự tin của hàng vạn giáo viên trong hệ thống giáo dục quốc dân của ta. Điều ấy là hết sức nguy hại đối với tương lai của cuộc Đổi mới.

Nhìn thấy trước tất cả những hậu quả trầm trọng và ghê gớm của quyết định sa thải nói trên đối với nền giáo dục và khoa học Việt Nam, bằng trách nhiệm của mình, chúng tôi quyết định gửi đến Bộ trưởng lá thư này với mong muốn sẽ nhận được tiếng nói của ông – một tiếng nói đại diện cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, để bảo vệ sự tự chủ và tự do cũng như quyền của nhà giáo – nhà khoa học Việt Nam.

Hơn bao giờ hết, ngay trong thời điểm này, một chỉ đạo của Bộ chủ quản sẽ ảnh hưởng có tính quyết định đến hướng đi của nền giáo dục nước nhà: vận động về phía của ánh sáng tri thức, nhân văn và phát triển con người hay sẽ phải tiếp tục loay hoay trong những vướng mắc trầm kha như suốt mấy thập kỷ qua.

Chúng tôi, những nhà giáo, nhà khoa học có tên dưới đây khẩn thiết đề nghị Bộ trưởng sớm có tiếng nói đối với sự kiện sa thải cô giáo Trần Thị Thơ để lập lại tôn nghiêm và sự lành mạnh trong Ngành, đặng kiến tạo một tương lai tốt đẹp cho nước Việt Nam ta, một tương lai sẽ chỉ được bắt đầu từ trong giáo dục.

Xin kính chúc ông nhiều sức khỏe để chèo lái con thuyền Giáo dục nước nhà tiến ra biển lớn tri thức và danh dự!

Ngày 17 tháng 8 năm 2021

Ký tên:

1. Nguyễn Quang A, TSKH, cựu Trưởng Khoa Công nghệ thông tin ĐHSP Hà Nội

2. Nguyễn Hồng Anh, Th.S, giảng viên, TP.HCM

3. Nguyễn Hoàng Ánh, PGS TS, cựu giảng viên Đại học Ngoại thương, Hà Nội

4. Vũ Thị Bích, hiệu trưởng trường Tiếng Việt Doanh nhân Tín Hà, TP.HCM

5. Nguyễn Quang Bình, nguyên nhà giáo, TP.HCM

6. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn Hà Nội

7. Hoàng Tuấn Công, nhà nghiên cứu, Thanh Hóa

8. Hoàng Dũng, PGS TS, TP.HCM

9. Nguyễn Văn Gia, giáo viên tiếng Anh đã nghỉ hưu, Đà Nẵng

10. Đỗ Đăng Giu, Cựu Giám đốc Nghiên Cứu, Đại học Paris XI

11. Lê Minh Hà, cựu giáo viên Văn trường PTTH Amsterdam Hà Nội

12. Phạm Hồng Hải, TS, Khoa Ngôn ngữ học, ĐH KHXH&NV TP.HCM

13. Nguyễn Đức Hiệp, Nhà khoa học khí quyển và môi trường, Australia

14. Nguyễn Trọng Hiền, Jet Propulsion Laboratory, California Institute of Technology, Pasadena, CA, Hoa Kỳ

15. La Khắc Hoà, PGS TS Văn học, nguyên giảng dạy tại ĐH Sư phạm Hà Nội

16. Nguyễn Thị Từ Huy, TS, giảng viên, Sài Gòn

17. Hoàng Hưng, nguyên giáo viên dạy giỏi văn toàn miền Bắc, biên tập viên báo Người Giáo viên Nhân dân, TP.HCM

18. Vũ Trọng Khải, nguyên Hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn 2 tại TP.HCM

19. Nguyễn Lương Hải Khôi, nghiên cứu viên Đại học Oregon, Hoa Kỳ

20. Đặng Ngọc Lệ, PGS TS, Hội Ngôn ngữ học TP.HCM

21. Phạm Thị Ly, TS, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển Nhân lực 2016-2021

22. Mai Xuân Lý, Viện Vật Lý, Viện Hàn lâm Khoa học, Ba Lan

23. Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An

24. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia

25. Phan Thị Hoàng Oanh, TS Hoá học, GVC ĐH Sư phạm TP.HCM (đã hưu trí)

26. Bùi Trân Phượng, TS, Thành viên Hội đồng Trường ĐH Thái Bình Dương

27. Trần Hữu Quang, PGS TS Xã hội học, Sài Gòn

28. Hoàng Văn Quang, TS, Hà Nội

29. Đặng Văn Sinh, cựu giáo viên Văn THPT, Hải Dương

30. Lê Văn Sinh, nguyên giảng viên Khoa Sử, Trường KHXH & NV, ĐHQGHN

31. Trần Đức Anh Sơn, TS (Fulbrighter AY 2015 – 2016), Đà Nẵng

32. Trần Đình Sử, GS TS Văn học, nguyên giảng dạy tại ĐHSP Hà Nội

33. Ngô Thị Xuân Thảo, giáo viên tiếng Anh, Đà Lạt

34. Ngô Đức Thế, nhà nghiên cứu vật liệu, Manchester, Anh Quốc

35. Đào Tiến Thi, nhà nghiên cứu văn học, ngôn ngữ, Hà Nội

36. Đỗ Ngọc Thống, PGS TS, nhà giáo, Hà Nội

37. Nguyễn Lê Tiến, Dr Ing, Hoa Kỳ

38. Đào Quốc Toàn, nguyên giảng viên khoa Ngữ văn ĐH Quy Nhơn

39. Nguyễn Đức Toản, Kỹ sư, TP.HCM

40. Mạc Văn Trang, PGS TS Tâm lý, nguyên chuyên viên Viện Tâm lý Giáo dục, Sài Gòn

41. Dương Tú, nhà nghiên cứu, Đại học Purdue, Hoa Kỳ

42. Hà Dương Tuấn, Chuyên gia Công nghệ Thông tin, sống tại Pháp, đã về hưu

43. Hoàng Phong Tuấn, TS, ĐHSP TP.HCM

44. Lường Tú Tuấn, nguyên giáo viên Ngữ văn, Thanh Hóa

45. Hà Dương Tường, nhà giáo về hưu, Pháp

46. Nguyễn Thanh Văn, nhà giáo, TP.HCM

47. Phạm Xuân Yêm, GS Vật lý, Paris

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. Tiên Sinh, Thái Bá Tân.

    Trên cổng một trường nọ
    Ở Nam Phi, người ta
    Khắc câu nói nổi tiếng
    Của Nelson Mandela.

    “Muốn hủy diệt một nước,
    Không cần bom hạt nhân.
    Tên lửa và đại bác,
    Tàu chiến cũng không cần.

    Chỉ cần ngành giáo dục
    Của nước ấy suy đồi.
    Chuẩn thấp, chất lượng thấp
    Gian lận điểm và rồi

    Các bác sĩ nước ấy
    Sẽ giết chết bệnh nhân,
    Và các nhà chính trị
    Hoang phí tiền của dân.

    Mua bằng, gian lận điểm,
    Kỹ sư, nhà mới xây
    Nứt lún hoặc sụp đổ,
    Hoặc thẩm thấu suốt ngày.

    Cũng vì lý do ấy,
    Trong tay các quan tòa
    Công lý bị bóp méo,
    Gây hậu quả xót xa.

    Khi giáo dục xuống cấp,
    Trí thức thành lưu manh.
    Tôn giáo sẽ xung đột.
    Đất nước sẽ chiến tranh.

    Vì vậy, để sụp đổ
    Ngành giáo dục nước nhà,
    Tức là tự cho phép
    Sụp đổ một quốc gia.

    Nguồn Mạng.

  2. Thương cái thằng trí thức,
    Mặc dù chúng khá đông,
    Không được thành giai cấp
    Như hai bác công, nông.

    Mà thằng này lạ lắm.
    Phải nói cực kỳ hiền.
    Lại nhũn nhặn, lễ độ,
    Đến mức tưởng hắn hèn.

    Thế mà hắn bị ghét,
    Bị coi là cục phân,
    Dù hắn ăn mặc đẹp
    Và sạch hơn nông dân.

    Trước tưởng chỉ Trung Cộng,
    Giờ mới biết Nga Xô,
    Tức ông Lênin hói,
    Gọi hắn cục cứt bò.

    Còn chúng ta, Việt Cộng,
    Ta lịch sự hơn người,
    Chỉ nói “đào tận gốc”,
    Xóa hắn khỏi cõi đời.

    Người ta còn bắt hắn
    Phải phục vụ công nông,
    Tức nhân dân, quần chúng,
    Tận tụy và thực lòng.

    Nhân dân là tối thượng,
    Vì đã nuôi hắn ăn.
    Cứ như thằng trí thức
    Không phải là nhân dân.

    Vậy là khổ thân hắn,
    Mà hắn thì hiền khô.
    Chỉ lặng lẽ làm việc,
    Thật thà đến ngây ngô.

    May nhờ hắn, cục cứt,
    Mà ta có trong nhà
    Cái ti-vi, tủ lạnh,
    Cái vi tính, bếp ga,

    Rồi cả cái Ipad,
    Cái Iphone, Vertu,
    Rồi sách báo, tranh ảnh,
    Ừ, cả bao cao su…

    Nôm na là những cái
    Mà thiếu cục cứt này
    Thì “nhân dân đích thực”
    Đếch có dùng hàng ngày.

    Hóa ra hắn cũng quí
    Như giai cấp công nông.
    Hắn cày trên trang giấy,
    Các bác cày ngoài đồng.

    Vậy thì tôi không hiểu
    Sao người ta xưa nay,
    Có chủ trương, bài bản
    Cứ thù ghét thằng này.

    PS

    Thằng trí thức tôi nói
    Là hàm ý những ai
    Đúng nghĩa trí thức thật,
    Có tâm và có tài.

    Chứ mấy thằng xôi thịt,
    Mua danh để lòe người,
    Bọn ăn tục nói phét,
    Tôi là tôi đếch chơi.

    Nguồn mạng TBT

    • Trí thức hệ bác hồ
      Là những cục cứt bò
      Chúng ôn hòa lẻo mép
      Để có được đùi gà
      Cả một bầy chúng nó
      Đã có An toàn khu

    • Trí thức thật xã hội chủ nghĩa, có tâm & có tài là những người nhập iphone, ipad, vertu … và cả bao cao su cho dân mình xài thui . So với loại xôi thịt, mua danh lòe người, ăn tục nói phét, them sêm xít in my book

  3. Thi Sĩ Bùi Chí Vịnh

    Đất nước cần những cô giáo Thơ như vậy
    Những cô giáo không “rút ống thở” mọi người như “facebook bác sĩ Khoa”
    Cô giáo tên Thơ nhưng không ngủ vùi trong… thơ mộng
    Mà biết mở mắt xót xa trước nỗi nhục sơn hà

    Thực ra cô giáo có quyền “phớt tỉnh Ăng-lê” hoặc “kiếm chuyện làm quà”
    Giống vô số đồng nghiệp “gù lưng” vì miếng cơm manh áo
    Cô có quyền đứng trên đèo Hải Vân “vô cảm” hái hoa
    Ngắm dòng người chạy dịch như bầy cừu lơ láo

    Tại sao các quốc gia trên thế giới đều đề cao lòng nhân đạo
    Tại sao ở đất nước cô, súc vật sướng hơn người
    Tại sao Nguyễn Trãi nói: “Lấy chí nhân mà thay cường bạo”
    Nhưng cuối cùng ba họ bị… đầu rơi ?

    Trích nguồn mạng

  4. Mong được như ý, chỉ sợ ngành GD không được độc lập mà thôi, chỉ trích nhà cầm quyền là đã mang tội kkk, bố mẹ ơi sợ quá.

  5. Cho phép tớ phản biện cái kiến nghị này

    “Nó đặc biệt mỉa mai”

    Chả có gì mỉa mai cả . Như Đỗ Duy Ngọc đã chỉ ra, có những “sự thật hổng có lợi” thì ai cũng phải sẹ sẹ . Vả lại các trí thức nhà mềnh cũng đồng thuận với nhau rằng có những sự thật “có lợi” cần được truyền bá, và có những sự thật hổng có lợi thì đụng tới là cực đoan, vô học . Lòng trí thức ý Đảng . Đúng, hơi lệch pha . Nhưng ai “đúng hơn” ở đây tùy cách nhìn . Thay vì kéo tư duy của Đảng về phía mình, which is Mission Impossible vì ai trong số cái list đó cũng thuộc loại có tiền án tiền sự, nên chăng các trí thức nên chuyển tư duy của mình để phù hợp với Đảng dù sao cũng của các bác

    “có truyền thống cởi mở, phóng khoáng về tư tưởng”

    Đà Nẵng có “truyền thống cởi mở, phóng khoáng về tư tưởng”!!! Vụ Mậu Thân ở Huế, các cán bộ gốc Đà Nẵng đóng góp 1 phần rất lớn nhá .

    “sa thải cô Trần Thị Thơ về mặt khách quan là dung dưỡng và thậm chí khuyến khích việc làm vô đạo: trò tố cáo thầy”

    Đây là cách nhìn 1 chiều, thiếu khách quan, khoa học . Có người lại xem đây là 1 hành động làm sạch ngành giáo dục . Nếu học sinh có đủ can đảm để đứng lên tố cáo những Sầm Đức Xương … Giáo sư Sử Hà Văn Tấn or 1 of them ngày xưa cũng nổi tiếng sát học sinh, sinh viên sạch nước cản . Vì hổng ai có đủ can đảm tố cáo, ông í trở thành 1 trong tứ trụ của nền sử Mác-xít, được tất cả mọi người, trừ tớ ra, kính trọng .

    Hổng thể núp sau những bình phong “tinh thần tự chủ, tự quyết, tinh thần sáng tạo và nghiên cứu độc lập” để có những hành động lệch hoặc ngược chuẩn, tự thể hiện mình, theo thời thượng … Ở cô Trần Thị Thơ, hổng thấy “tinh thần tự chủ, tự quyết, tinh thần sáng tạo và nghiên cứu độc lập” đâu mà chỉ thấy những phát ngôn lệch chuẩn, đi ngược lại chủ trương, chính sách của Đảng các trí thức trong critical times like this.

    “công cuộc Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục”

    Cho hỏi cái này, WTF is wrong với nền giáo dục do những trí thức lớn như các gs Hoàng Tụy, Tạ Quang Bửu đặt nền móng ? Nhắc tới ngành sử xã hội chủ nghĩa, Lâm Lê Tấn Vượng, rồi các gs Đặng Thai Mai, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Phước Tương Lai … Mấy trự đó có cần “Đổi Mới” toàn diện hông nhưng vẫn là những cột trụ chống giời cho nền giáo dục xã hội chủ nghĩa ? Tại sao phải cần “Đổi mới toàn diện”? Như vậy có phải là 1 cuộc lật sử, 1 cuộc đốt đền tới tận gốc rễ tư duy & tư tưởng hông ?

    “Đại học chính là đền thiêng của tri thức, là não bộ của đất nước, là linh hồn của xã hội”

    Đúng . Nhưng vì điều kiện khách quan của Việt Nam, cần thêm 4 chữ “xã hội chủ nghĩa” vô cạnh tất cả

    “đã gây nên những hoang mang và có nguy cơ chặn đứng nỗ lực cũng như lòng tự tin của hàng vạn giáo viên trong hệ thống giáo dục quốc dân của ta”

    Vài điều . Đầu tiên, nói khống “hàng vạn giáo viên”. Dóc tổ . Ai hoang mang hay chỉ có 1 thiểu số . Vả lại như Thủ tướng Sáu Dân Võ Văn Kiệt đã từng nói “có người hoang mang thì cũng có nhiều người khác vững tin”. Hổng dám nói khống như trí thức nhà mềnh, nhưng riêng tớ thì hành động sa thải TTT có làm tớ vững tin hơn là hoang mang, rằng cái nền tảng của gs Hoàng Tụy & Tạ Quang Bửu sẽ trường tồn cùng đất nước & dân tộc .

    “bằng trách nhiệm của mình”

    Lại nói khống . Các bác có trách nhiệm hồi nào ? Nhìn lại từng người trong cái list đó đi . Đúng, những người thoái hóa, phản bội tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ kính trọng mấy người vì nhiều lý do, nhưng “trách nhiệm” aint one of them. Lấy ví dụ “Nguyễn Quang A, TSKH, cựu Trưởng Khoa Công nghệ thông tin ĐHSP Hà Nội”, đây là ông chưởng môn của phái xuyên quyền thế, hổng cần phân biệt đúng sai . Nếu phải cho ổng làm trùm 1 thứ gì, thì buôn lậu, chủ nghĩa tư bản thân hữu, tư bản hoang dại, mafia … pick one. any of them ổng có thể làm trùm được . Nhưng “trách nhiệm”, “khoa học”, “ánh sáng tri thức, nhân văn và phát triển con người” hay những thứ trời ơi đất hỡi như vậy, ổng đụng vô thứ gì, bastardize thứ đó . Hay như Lường Tú Tuấn, có những ngôn ngữ khinh bỉ giới vô sản, gọi họ là bần nông mắt toét . Loại bần nông mắt toét đó vừa mới di tản khỏi thành phố mang tên Bác lần II, just letting ya know.

    Nếu “Bộ trưởng sớm có tiếng nói đối với sự kiện sa thải cô giáo Trần Thị Thơ” thì riêng tớ, mong Đảng “Ta” ủng hộ quyết định chính trực của ban giám hiệu trường Duy Tân (giải thưởng Phan Chu Trinh). Vì đây là quyết định khó khăn nhưng rất cần thiết . Để làm trong sạch Đảng, Cụ Hồ Chí Minh đã ký quyết định xử tử Trần Dụ Châu . Để làm trong sạch nền giáo dục xã hội chủ nghĩa nước nhà, ta cần loại ngay những tư tưởng vọng ngoại, những tư tưởng ăn phải bả tư bản .

Comments are closed.