Tác giả: Sebastian Strangio
Trúc Lam chuyển ngữ
16-8-2024
Ông Nguyễn Chí Tuyến, tức Anh Chí, là nhà bất đồng chính kiến mới nhất bị đàn áp vì chỉ trích Đảng Cộng sản trên mạng.
Tòa án Việt Nam hôm qua đã kết án nhà hoạt động chính trị Nguyễn Chí Tuyến 5 năm tù về tội “tuyên truyền chống nhà nước”. Ông Tuyến – được bạn bè và những người theo dõi trên mạng xã hội biết đến với biệt danh Anh Chí – bị bắt vào ngày 29 tháng 2 vì chỉ trích chính phủ trên mạng xã hội. Ông bị truy tố theo Điều 117 Bộ luật Hình sự, trong đó hình sự hóa việc “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước”.
Theo tin từ Đài Á Châu Tự do (RFA), phiên tòa xét xử ông Tuyến chỉ kéo dài hơn năm tiếng đồng hồ và chỉ có vợ ông Tuyến là bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết và ba luật sư của ông tham dự. Trong khi ông Tuyến không nhận mức án tối đa là 12 năm, một thành viên trong nhóm bào chữa của ông nói với RFA, rằng họ đã “đưa ra bằng chứng chứng minh rằng Nguyễn Chí Tuyến hoàn toàn vô tội và mức án dành cho ông là không phù hợp”.
Ông Tuyến là người sử dụng mạng xã hội thành thạo và có lượng người theo dõi lớn trên Facebook. Project88, tổ chức ủng hộ tự do ngôn luận ở Việt Nam, mô tả ông “được cho là một trong những blogger Việt Nam nổi tiếng nhất từ đầu và giữa thập niên 2010”, thời kỳ mà mạng xã hội nổi lên như một yếu tố quan trọng của không gian công cộng. Kênh YouTube chính của ông là Anh Chí Rau Den (rau den có nghĩa là “râu đen” trong tiếng Việt) có gần 100.000 người theo dõi, trong khi tài khoản Facebook Nguyễn Chí Tuyến (Anh Chí) có hơn 53.000 người theo dõi.
Trong một cuộc phỏng vấn ở Hà Nội năm 2018, ông Tuyến nói với tôi rằng Facebook là “công cụ chính để bày tỏ quan điểm của chúng tôi hoặc thảo luận về một số vấn đề xã hội, chính trị hoặc vấn đề nhân quyền”. Ông nói thêm rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) “phải coi trọng tiếng nói của nhân dân, phải trao quyền cho nhân dân để dân chọn được những người xứng đáng làm lãnh đạo đất nước”.
Điều này khiến ông Tuyến tham gia vào các hoạt động tự do ngôn luận, ủng hộ dân chủ và bảo vệ môi trường, đồng thời lên tiếng bảo vệ nhiều nhà bất đồng chính kiến và những người ủng hộ chính trị khác, những người đi trước ông và ở trong lòng nhà nước công an trị Việt Nam. Ông thường cùng gia đình các tù nhân chính trị đi thăm họ.
“Anh Tuyến là một người bộc trực, một con người ngay thẳng. Tình yêu đất nước của anh ấy rất sâu sắc và mãnh liệt”, một người bạn và là nhà hoạt động lâu năm nói với Project88.
Giống như nhiều nhà hoạt động dân chủ Việt Nam, ông Tuyến cũng đã tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và kỷ niệm các cuộc xung đột trong quá khứ giữa Bắc Kinh và Hà Nội. Ông là một trong những người thành lập Câu lạc bộ bóng đá No-U, một đội bóng đá có các thành viên cương trực, phản đối yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông cũng tham gia các hoạt động không được [chính quyền] cho phép, như tưởng niệm các cuộc xung đột trong quá khứ ở Biển Đông, gồm trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974 và vụ chạm trán bạo lực ở quần đảo Trường Sa năm 1988, cũng như các sự kiện tưởng nhớ các binh sĩ Việt Nam thiệt mạng trong cuộc chiến tranh biên giới khốc liệt giữa Trung Quốc và Việt Nam hồi đầu năm 1979. Tất cả những sự kiện này đều là những vấn đề hết sức nhạy cảm đối với Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) cầm quyền, vốn giám sát chặt chẽ ý kiến của công chúng về mối quan hệ của nước này với Trung Quốc.
Bennett Murray, cựu chánh văn phòng Hà Nội của cơ quan báo chí Đức DPA, là người đã làm việc với ông Tuyến về nhiều vấn đề từ năm 2016 đến năm 2019, mô tả ông Tuyến là một “anh hùng” trong một bài đăng trên Facebook hôm qua.
Murray viết: “Anh ấy yêu đất nước của mình và luôn làm việc không mệt mỏi hướng tới mục tiêu một đất nước Việt Nam tự do, nơi Đảng Cộng sản cạnh tranh trong các cuộc bầu cử công bằng. Anh ấy sẽ không bao giờ làm hại một con ruồi, nhưng chính phủ lại quyết định tống anh ấy vào tù vì những kẻ hèn nhát đã đánh giá rất thấp khả năng của người dân trong việc tạo ra một chính phủ Việt Nam dân chủ”.
Việc kết án ông Tuyến được đưa ra ngay sau khi Chủ tịch nước Tô Lâm đảm nhận vai trò lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam hồi tháng trước, sau cái chết của Tổng Bí thư lâu năm Nguyễn Phú Trọng vào ngày 19/7. Hồi tháng 5, ông Lâm được bổ nhiệm làm chủ tịch nước sau 8 năm giữ chức bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam, trong thời gian đó Đảng CSVN phát động một cuộc đàn áp nhắm vào những người chống đối và những người bất đồng chính kiến. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền ước tính rằng, trong thời gian ông Lâm làm Bộ trưởng, công an Việt Nam đã bắt giữ “ít nhất 269 người thực hiện các quyền dân sự và chính trị cơ bản của họ một cách ôn hòa”.
Do không gian phát biểu chính trị bị thu hẹp, việc ông Tuyến vẫn được tự do trong thời gian đó, chỉ là một điều kỳ diệu nho nhỏ. Trong suốt thập niên 2010, ông đã phải đối mặt với nhiều hình thức đe dọa, gồm cả vụ ông bị tấn công thể xác từ năm người đàn ông không rõ danh tính ở Hà Nội hồi năm 2015, nhưng ông chưa bao giờ đưa ra sự lựa chọn có thể hiểu được là giữ im lặng. Chắc chắn là việc ông phải trả giá đắt cho chuyện tiếp tục hoạt động của mình, khiến điều đó càng trở nên đáng chú ý hơn.
Ông Tuyến nói với tôi hồi năm 2018: “Họ có thể bắt tôi bất cứ lúc nào mà họ muốn. Nếu họ bắt tôi, tôi nói với họ rằng, được rồi, quý vị có thể bắt tôi, chắc chắn rồi – quý vị có mọi thứ, còn tôi chẳng có gì, nhưng tôi có một thứ tốt hơn quý vị nhiều. Tôi được sự ủng hộ của mọi người. Tôi có một trái tim và khối óc mạnh mẽ. Tôi sẵn sàng hy sinh thể xác hay mạng sống của mình”.
cho sự dũng cảm anh dành trọn cho tình yêu con người và đất nước. Kính chúc anh sức khỏe, bình an.
Nhà báo Tây, viết khá chuẩn mực, về mặt thông tin là đúng, tiếc rằng chưa đủ.
“Anh Tuyến là một người bộc trực, một con người ngay thẳng. Tình yêu đất nước của anh ấy rất sâu sắc và mãnh liệt”
Nguyễn Chí Tuyến nóng nảy, tự nhận là “máu hổ lửa”, người như thế tốt bụng, thẳng thắn, không điêu ngoa lươn lẹo. Nhưng do nóng nảy, dễ bộp chộp, Nguyễn Chí Tuyến không biết trong số những người thân thiết mà Nguyễn Chí Tuyến tin cậy, có kẻ 2 mặt, lươn lẹo.
Nguyễn Chí Tuyến ban đầu là một MAGA, ủng hộ D.J.Trump vô điều kiện, thường dẫn tin vịt, không có kiểm chứng về gian lận bầu cử để bênh vực Trump, mặc dù Nguyễn Chí Tuyến là người biết tiếng Anh. Sau, việc vỡ lở, Nguyễn Chí Tuyến biết sai, nhưng lại nói “không chịu được việc người khác nói mình”, ý là người khác chỉ ra những cái sai của Nguyễn Chí Tuyến.
Sau, dẫn tin chiến tranh Nga-Ukraina, Nguyễn Chí Tuyến thường xuyên đưa tin không kiểm chứng, và Nguyễn Chí Tuyến nói rằng, đưa tin theo ý thích của bản thân, ai không thích nghe thì lượn chỗ khác. Đến mức bất chấp khách quan, sự thật, đầu óc Nguyễn Chí Tuyến có cái cần phải xem xét.
Nguyễn Chí Tuyến chuyên chỉ trích cái sai của nhà đương cục Chiều Nay, nhưng lại không thích người khác chỉ trích cái sai của bản thân.
Nguyễn Chí Tuyến kêu gọi tự do ngôn luận, nhưng lại chặn những ai có ý kiến trái chiều trên trang cá nhân, với lý do, “nhà tôi” tôi muốn làm gì là quyền cá nhân, ở đây loại trừ đám dư luận viên vào chửi bậy.
Đời đôi khi rất dở, nhưng vẫn cứ phải niềm nở.
tôi chưa thấy một đêm nào dài thế,
bốn ngàn năm, giờ lại ngót trăm năm.
hết phong kiến độc tài, đến lũ bạch tuộc thực dân,
hết quân, hết vương, đến lũ tượng thần chủ nghĩa.
bao thế hệ siết rên trong gọng kềm nô lệ.
chuyên chế dã man đục rỗng chí con người.
cha tôi, ông tôi, bao thế hệ ngủ vùi.
tôi chưa thấy một đêm nào dài thế.
không ánh mặt trời, bóng tối chí tôn,
lũ quỷ ám thừa cơ toàn trị,
khủng bố dã man, reo rắc những kinh hoàng,
biến lẽ sống thành châm ngôn “mày phải sợ”
mày phải sợ mày ơi mày phải sợ,
sợ nữa đi có sợ mãi được không,
cốt tủy mục rỗng rồi trí óc cũng tối đen,
mày lại đẻ ra lũ cháu con “biết sợ”
bao thế hệ đã ngậm ngùi mắc nợ,
lũ chúng ta lẽ nào lại mắc nợ mai sau,
còn chần chừ gì mà không tỉnh dậy mau,
sống cho xứng danh xưng con người trên mặt đất
tôi chưa thấy một đêm nào dài thế,
cũng chưa thấy có ngày mai nào không thể,
vì người ta cần ánh mặt trời,
tỉnh dậy đi lũ chúng ta ơi!
trích: tập thơ chính luận “Hãy Ngẩng Mặt”, người thơ Nguyễn Đắc Kiên.