Lưu Trọng Văn
8-8-2024
Sáng nay vui đáo để, bạn bè tụ nhau cafe. Đà Lạt xuống có Bùi Minh Quốc, Hà Nội vô có Phạm Xuân Nguyên, Nhà Bè lên có cặp đôi hoàn hảo Mạc Văn Trang- Nguyễn Kim Chi, Gò Vấp lại có Phạm Văn Hạng, Thủ Đức ngược có Nguyễn Viện, quận 7 cũng ngược có Hoàng Hưng, Hoàng Dũng.
Gã và Hoàng Hưng tới sớm, bàn bên đại tá Nguyễn Sỹ Bình cựu phóng viên báo Quân đội Nhân dân đang trò chuyện với em Thắm từ Sơn La vào. Hoàng Hưng khoe năm 1960 dạy học ở Sơn La, làm bài thơ đầu tiên cũng tại đất rừng hoang dã này.
Khi Bùi Minh Quốc đến, Hoàng Hưng bảo: ông Quốc à, tôi tình nguyện lên Sơn La- miền Tây dạy học do ông xúi đấy. Đọc bài thơ Lên miền Tây của ông rạo rực cả đêm không ngủ. Vậy là nằng nặc lên đường.
Thế rồi Hoàng Hưng, Mạc Văn Trang, Phạm Xuân Nguyên, Bùi Minh Quốc giữa quán cafe Sài Gòn cùng oang oang đọc:
“Xe chạy nghiêng nghiêng trèo dốc núi
Lên miền Tây vời vợi nghìn trùng
Ôi , miền Tây, ở dưới xuôi sao nghe nói ngại ngùng
Mà lúc ra đi, lửa trong lòng vẫn cháy
Cái tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy
Thì xa xôi biết mấy cũng lên đường
Sống ở Thủ đô mà dạ để mười phương
Nghìn khát vọng chất chồng mơ ước lớn.”
Anh Nu của gã đang học lớp 7 cũng vì chính bài thơ Lên miền Tây này mà tình nguyện vô Thanh niên xung phong lên Chiềng Khương, Sơn La khỉ ho cò gáy khai phá.
Gã nhìn Bùi Minh Quốc tuổi 85 tóc trắng hơn mây, mắt vẫn rực cháy, mới thấy đã có một thời bao lớp trẻ Hà Nội sống lý tưởng hừng hực. Đất nước gọi là lên đường.
Nghệ sỹ Nguyễn Kim Chi nói với gã: chị cũng như anh Quốc như Đặng Thuỳ Trâm khi miền Nam gọi cũng lên đường. Cuộc về miền Nam khó khăn hơn cuộc lên miền Tây nhiều vì chết chóc, máu đổ. Bao người ra đi không trở về như Dương Thị Xuân Quý vợ của anh Quốc, như Đặng Thuỳ Trâm…
Bao giờ nhỉ, trở lại những chàng trai trẻ, những cô gái trẻ cùng cất tiếng ca:
“Cái tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy
Thì xa xôi biết mấy cũng lên đường
Sống ở Thủ đô mà dạ để mười phương
Nghìn khát vọng chất chồng mơ ước lớn.”
_______
Một số hình ảnh của tác giả Lưu Trọng Văn cùng các nhân vật trong bài:
Trí thức Việt Nam, họ hồn nhiên như những ông tiên
Toàn những người Tưởng Năng Tiến, 1 trong những tiếng nói chủ lực của cộng đồng người Việt chống cộng hải ngoại, mến mộ . Và ai cũng kính trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh hết
Quả là hồng phúc của nước nhà hàng xóm!
THÂN THĂM Bùi Minh Quốc + Lưu Trọng Văn + Phạm Xuân Nguyên = 3 Chàng ngự lâm pháo thủ NƯỚC VIỆT !!!
CHỚ ĐỪNG n..à Bộ ba HAY Tổ tam tam ‘nằm vùng’ HOẶC hay 3 đặc công xứ vệ
Dậy mà đi HỠI 100.000.000 DÂN VIỆT trước hai biến cố của hai quốc gia Bangadesh và Venezuala 2 địa chấn địa chính trị tại châu Á và châu Mỹ
Xin ngả mũ thân chào xứ Bangladesh lại vừa Độc lập lần thứ Hai !!!…
*******************
Gái rượu của ‘bố già d..an t..ọc » cao chạy xa bay:
Trực thăng lên thẳng trốn sang Ấn Độ rã tan bày !
Tổng thống tuyên bố giải tán C..uốc hội nghị gật
Nguyên khôi Nobel Hòa bình từ Thế vận Paris về ngay
Nhận lời về Nước điều hành chính phủ lâm thời mới
Bangladesh Độc lập lần thứ Hai lại dựng xây
Nước nghèo đang cố thoát khỏi bất ổn chính trị
Hồi giáo cực đoan lại thoát vòng xoáy bạo động cuồng say
Thoát bàn tay sắt độc tài nhờ Nền móng Pháp quyền Dân chủ
Hiến pháp chào đời từ Độc lập 1971 vững chắc vun xây
Thể chế thế tục bình đẳng tôn giáo làm trung hòa Hồi giáo !!!
Nhận vị trí chiến lược kháng Tàu dựa vào Mỹ-Ấn chung tay
Theo Kim chỉ nam Ấn Độ – Thái Bình Dương Chiến sách :
Bangladesh nhờ Nhà Nước Pháp quyền thuyền chèo vững tay !
Gái rượu của ‘bố già heo nọc » vừa cao chạy xa bay:
Trực thăng lên thẳng trốn sang Ấn Độ rã tan bày !
Bao giờ Nước Việt lại Độc lập lần thứ Hai như Bangladesh ???
Ngày ấy Mùa Xuân Việt Nam Vĩnh cửu Trăm triệu Người cùng xây !!!
HÀNG CHỤC TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT + TỶ LƯƠNG DÂN
Kính tặng các cụ mấy vần thơ cóc :
“Bởi ta sống những ngày quá ớn ( ớn là ngán ngẩm ấy mà ! )
Nên ba mươi sung sức bỗng hóa già
Lúc khát khao , ước nguyện thỏa lòng ta
Tám mươi xuân vẫn thấy mình tươi trẻ”
Cầu chúc các cụ chân cứng đá mềm .
Các anh chị đã gần đất, hồn thơ của các anh chị vút bay lên, bàng bạc trong nắng sớm, mưa chiều và sương khuya, còn con dân dải đất chữ S thì vật vờ trong hồn thơ của các anh các chị đến bao giờ !