Vũ Ngọc Chi, tổng hợp
4-7-2024
Sau những chỉ trích từ Berlin về màn chào sói gây tranh cãi của Merih Demiral, tuyển thủ Thổ Nhĩ Kỳ ở vòng 16 đội, giải Vô địch bóng đá châu Âu 2024, Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu tập đại sứ Đức. Hãng tin AFP biết được điều này từ giới ngoại giao hôm thứ Tư. Demiral đã thực hiện hành động mang tinh thần dân tộc cực đoan sau bàn thắng thứ hai của anh ta trong chiến thắng 2-1 của đội mình trước Áo vào tối thứ Ba.
Cái gọi là kiểu chào sói được coi là biểu tượng của tổ chức Sói Xám, một cực hữu Thổ Nhĩ Kỳ. Cơ quan Bảo vệ Hiến pháp Liên bang Đức phân loại tổ chức này, còn được gọi là phong trào Ülkücü, là một nhóm cực đoan cánh hữu nhằm chống lại sự thông hiểu và sự chung sống hòa bình của các dân tộc, cũng như chống lại các giá trị của Luật Cơ bản (Hiến pháp Đức). Hệ tư tưởng của họ được đặc trưng bởi sự phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bài Do Thái và sự thù địch đối với những người theo đạo Cơ đốc. Với hơn 12.000 người hâm mộ, “Sói Xám” là một trong những nhóm cực đoan cánh hữu lớn nhất ở Đức. Một số người ủng hộ họ không hề né tránh những lời đe dọa giết chết các chính trị gia Đức.
Bộ trưởng Nội vụ Đức, bà Nancy Faeser (SPD – Đảng Dân chủ Xã hội Đức) kêu gọi UEFA xem xét các biện pháp trừng phạt vì vụ việc. “Biểu tượng của những kẻ cực đoan cánh hữu Thổ Nhĩ Kỳ không có chỗ trong các sân vận động của chúng ta. Việc sử dụng Giải vô địch bóng đá châu Âu làm vũ đài cho phân biệt chủng tộc là hoàn toàn không thể chấp nhận được”, bà Faeser viết trên mạng xã hội X, tức Twitter. Bộ trưởng Nội vụ cũng chỉ ra rằng, Sói Xám đang bị Cơ quan Bảo vệ Hiến pháp theo dõi.
Sói Xám được coi là cánh tay chiến đấu của đảng cực đoan cánh hữu MHP của Thổ Nhĩ Kỳ. Nhóm này tán thành những ý tưởng quá khích và sử dụng bạo lực chống lại các nhà hoạt động cánh tả và người dân tộc thiểu số vào thập niên 1980. Cả Sói Xám lẫn cách chào đó của họ đều không bị cấm ở Đức, nhưng nhóm này bị cấm ở Pháp, còn ở Áo thì cấm kiểu chào này. UEFA đã mở một cuộc điều tra về “hành vi không phù hợp” về vụ việc.
Đảng MHP, cánh tay chính trị của phong trào, không chỉ có ghế trong quốc hội mà còn là đối tác liên minh với AKP của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.
Ankara bênh vực Merih Demiral, trung vệ của câu lạc bộ Ả Rập Saudi Al-Ahli. Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết: “Phản ứng của chính quyền Đức đối với ông Demiral là bài ngoại”. Họ cũng đề cập đến đánh giá của Cơ quan Bảo vệ Hiến pháp Đức, theo đó “không phải mọi người thể hiện kiểu chào sói đều có thể được mô tả là những kẻ cực đoan cánh hữu”. Bộ này nói về một “biểu tượng lịch sử và văn hóa” không có mục đích chống lại ai cả.
Cầu thủ Demiral đã nói sau trận đấu ở Leipzig rằng, “không có thông điệp ẩn giấu nào” đằng sau màn ăn mừng bàn thắng của anh ta. Anh ta nói: “Cách tôi ăn mừng có liên quan gì đó đến bản sắc Thổ Nhĩ Kỳ của tôi”. Tối hôm đó, chàng trai 26 tuổi đã đăng một bức ảnh ăn mừng của mình lên mạng xã hội X. Anh hy vọng rằng sẽ “có nhiều cơ hội hơn nữa để thể hiện cử chỉ này”. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gặp Hà Lan ở tứ kết vào thứ Bảy tuần này.
Bộ trưởng Nông nghiệp Liên bang Đức, Cem Özdemir (Đảng Xanh và cũng là người gốc Thổ) đã viết trên X , rằng thật ra không có gì ẩn giấu về kiểu chào sói: “Thông điệp của nó là cực đoan cánh hữu, tượng trưng cho khủng bố và chủ nghĩa phát xít”. Ông yêu cầu bất kỳ ai kêu gọi xây dựng “bức tường lửa” chống lại AfD “cũng phải dựng nó lên để chống lại chủ nghĩa phát xít Thổ Nhĩ Kỳ”.
Hiệp hội những dân tộc bị đe dọa (GfbV) cũng kêu gọi UEFA không dung thứ cho việc chào sói. Kamal Sido, cố vấn Trung Đông của GfbV, cho biết: “Việc thể hiện kiểu chào sói nổi bật như vậy trong ngày kỷ niệm vụ thảm sát Sivas là một vụ bê bối tuyệt đối. Đội tuyển quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ phải công khai không tán thành việc thể hiện biểu tượng cực đoan cánh hữu”. Sido cũng kêu gọi Demiral xin lỗi “hàng triệu người Alevis vì họ coi kiểu chào của sói là biểu tượng của sự áp bức và đàn áp”. Tại thành phố Sivas ở miền trung Anatolian, những người tham gia lễ hội Alevi đã bị tấn công bởi một đám đông kích động tôn giáo hồi tháng 7 năm 1993, làm 35 người chế, chủ yếu là những theo đạo Alevi.
Bất chấp kiểu chào sói của Demiral, tiền đạo người Áo Michael Gregoritsch kêu gọi những người hâm mộ không tán thành “những ý tưởng cánh hữu”. Trước trận đấu với Thổ Nhĩ Kỳ ở Leipzig, người hâm mộ Áo đã hát câu phỉ báng “Người nước ngoài đi ra” theo giai điệu bài hát “L’amour toujours” của Gigi D’Augustino. Bài hát này, từ năm 1999 đã liên tục được sử dụng làm mật khẩu cho thái độ cánh hữu và điều này đã được công chúng biết đến rộng rãi qua cái gọi là video Sylt trên mạng trực tuyến.
Vũ Ngọc Chi, tổng hợp từ dpa/AFP/BLZ/ARD
__________
Tham khảo:
Nach Kritik an Wolfsgruß bei EM 2024: Türkei bestellt deutschen Botschafter ein (msn.com)
Nach Eklat um Wolfsgruß bei EM: Türkei bestellt Botschafter ein | tagesschau.de
Nền “dân chủ văn minh” mà cũng chụp mũ, quy kết. Hay nhỉ.
Người Thổ Nhĩ Kỳ và Mông Cổ coi Chó Sói là Tổ, như xứ Chiều Nay khoe là Con Rồng. Kiểu chào này có từ thuở ban sơ của Thổ, trước cả khi Chúa ra đời, bây giờ hay được dùng bởi những người “tự hào mình là người Thổ”. Nghe đâu, ISIS và những người theo Hồi giáo phản đối kịch liệt cách thể hiện cảm xúc bằng biểu tượng này. Và nay ….
Có nhiều nơi, chốn, dùng “thế tay” này với tên gọi khác.
Xứ Đức có ký hiệu Leisefuchs, giáo viên ra dấu để cho học trò “ngậm miệng lại”.
Xứ Cờ Hoa, New World Order đã dùng nó trong giải đấu vật chuyên nghiệp.
Xứ Tàu, trong Đạo Giáo, có Bạch Hạc Ấn, các đạo sỹ hay dùng để cầm đồ vật, pháp khí, thắp hương …
Tội phạm đang ứng cử làm tổng thống Cờ Hoa, chả thấy “lương tri của loài người” ma nào lên tiếng, lại làm trò với cầu thủ đá bóng tép riu.
Chờ xem màn hài kịch tiếp.
“xứ Chiều Nay khoe là Con Rồng”
Cho tớ được phép phản biện, bi giờ là Cụ Hồ . Con rồng đất xưa quá gòi