Đạo Phật và Đạo Chùa

Thục Quyên

23-5-2024

Một luật sư trẻ hiện đang sống ở Việt Nam, có lần nói với tôi rằng, khi khai giấy tờ anh luôn khai mình không theo tôn giáo nào, mặc dù anh và cả gia đình anh đều theo Đạo Phật, tại nhà anh có ban thờ Phật và anh cũng cố gắng giữ năm giới trong cuộc sống hàng ngày.

Anh giải thích cho tôi hiểu rằng, ở Việt Nam hiện nay, cái gọi là đạo Phật thì không có liên quan gì đến con đường giải thoát khỏi tham sân si, như anh vẫn hiểu là cốt lõi của Đạo Phật. Đạo Phật được nhà cầm quyền cho phép hoạt động và khuyếch trương được anh gọi là Đạo Chùa, vì nó có đặc điểm chỉ xoay quanh chuyện buôn thần bán thánh và xây chùa. Do đó anh nói không thể đặt bút xuống ghi là mình theo Đạo Phật đó được.

Cách hành xử của anh luật sư trẻ này, hay cách tu tập của hành giả Thích Minh Tuệ cho thấy, họ là những người đang học và hành theo giáo lý nhà Phật: Chú tâm vào cốt lõi những lời Phật dạy, không bị hình thức ràng buộc.

Không bị hình thức ràng buộc chính là sức mạnh và sự tự do của Đạo Phật

Tu là sửa chính bản thân để tự giải thoát khỏi những thói hư tật xấu đang vây hãm mình, là không mất thời gian ngồi tìm kiếm những sai lầm yếu kém của người khác, mà đầu tư tâm trí và sức lực để tìm hiểu cốt lõi những lời Phật dạy, rồi áp dụng vào đời sống thực tế để kiểm chứng xem những lời dạy này có giúp ta xử lý được sợ hãi, khổ đau, chế tác được niềm vui thanh thản trong đời sống hàng ngày, vượt thoát được những hệ lụy của danh vọng, tiền tài, quyền hành và sắc dục, tiếp xúc được tới tự tính vô sinh bất diệt của mọi pháp, hay không?

Những người tu theo con đường Phật chỉ dạy, có thể tự nhận là con Phật (Phật tử) nếu muốn, mà không cần phải trải qua nghi lễ phiền phức gì cả. Theo truyền thống của Phật giáo Việt Nam thì một người muốn đánh dấu ngày mình công bố tu tập theo giáo pháp của Phật dưới sự hướng dẫn của một vị tăng thì có thể xin dự một buổi lễ quy y tam bảo (Phật-pháp-tăng), nhận sẽ hành trì năm giới (Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu).

Thầy tôi, một vị Hòa thượng, lúc cử hành lễ luôn luôn nghiêm túc dặn Phật tử đã xin quy y tam bảo phải luôn cố gắng sống theo Năm Giới và ôn tụng thường xuyên giới tướng mỗi tháng ít nhất một lần, để sự học hỏi và hành trì Năm Giới càng ngày càng sâu sắc và lớn rộng. Ngoài ra, nếu không ôn tụng và không cố gắng sống theo Năm Giới thì coi như việc quy y không còn hiệu lực.

Như vậy, tu sĩ hay cư sĩ đều là Phật tử đã hứa trước Phật là sẽ giữ những giới luật. Nếu không còn giữ giới luật thì dù có mang chức sắc Hòa thượng, Thượng tọa gì chăng nữa, thì cũng không còn ý nghĩa.

Thân giáo

Thân giáo là một phương thức giáo dục quan trọng trong ba phương thức giáo dục Phật giáo: Thân giáo, khẩu giáo và ý giáo, trong đó thân giáo là quan trọng nhất.

Ý tưởng và lời nói là những khả năng có thể dùng sự thông minh để học hỏi rồi truyền tiếp. Nhưng thân hành thì cần phải thực nghiệm, sống được những gì mà người khác có thể nhìn vào và noi theo.

Dù người dạy có ý tưởng cao hay, lời nói hoa mỹ, cuốn hút, mà thân hành không trang nghiêm, lời nói không đi đôi với việc làm, thì về lâu về dài không thể tạo ra sức thuyết phục và chuyển hóa người khác.

Người luật sư trẻ tôi quen, dù trên giấy tờ không phải là Phật tử, nhưng theo học đạo với những người tu sĩ Phật giáo có và không có chùa, và anh cũng học cả từ những Phật tử cư sĩ mà anh đánh giá là có một cuộc sống đậm dấu ấn của Phật giáo.

Hiện tượng hành giả Thích Minh Tuệ đang “gây bão” trên mạng xã hội và báo chí từ nhiều tuần nay có vẻ cũng do cách hành trì giới luật của ông làm người khác nhận ra là giới luật của Phật giáo không chỉ để tụng niệm mà để áp dụng vào cuộc sống thật.

Nhìn sâu vào hiện tượng này còn có thể thấy thuyết duyên sinh trong Phật giáo: duyên sinh là nương vào nhau mà phát sinh, mà biểu hiện. Điều này diễn tả trong kinh điển bằng câu: Cái này có vì cái kia có, cái này không vì cái kia không.

Không có ngoài thì sao có trong, cái trái có vì cái phải có, có cái dưới thì mới có cái trên…

Nếu Việt Nam ngày nay không có nhiều người mang hình dáng nhà tu, béo mũm mĩm, mắt liếc ngang dọc, phát ngôn lố lăng, thì ai để ý tới một ông cũng mang hình dáng nhà tu lại gầy gò, mắt trong sáng, nói ít và khi nói thì nhỏ nhẹ?

Nếu không có nhan nhản các ông mang hình dáng nhà tu đeo đồng hồ Rolex, đi xe hơi sang trọng, lặn hụp trong tiền bạc, chùa chiền,  thì ai thèm để ý tới cái ông mang hình dáng nhà tu mặc áo vá đắp, đi chân đất, ngủ ngoài nghĩa địa?

Hành giả Thích Minh Tuệ nghe nói đã đi bộ vài lần Nam-Bắc và ngược lại, cũng như, tối thiểu là tại miền Nam Việt Nam ông đâu phải là người duy nhất tu tập “theo hạnh đầu đà” (như ông chia sẻ), tại sao bây giờ mới có hiện tượng “bão” trên truyền thông?

Có lẽ trong sự bát nháo, lố lăng những năm qua, đây là cách khẳng định không nhiều lời nhưng dứt khóat của đám đông: Chúng tôi tu theo Đạo Phật, không theo Đạo Chùa.

Bình Luận từ Facebook

12 BÌNH LUẬN

  1. BÙI CHÍ VINH

    Chỉ cần một hạnh đầu đà
    Tăng đoàn quý tộc lòi ra chín người
    Thêm vài Minh Tuệ nữa thôi
    Chùa to chùa lớn đi đời nhà ma

    Chỉ cần một hạnh đầu đà
    Trần gian của cải bỗng là sắc không
    Thích tiền, thích gái, thích lông
    Làm sao sánh được bềnh bồng Thích Ca

    Chỉ cần một hạnh đầu đà
    Lòi ra chín gã yêu ma trọc đầu…

    Nguồn mạng.

  2. Học giả: BÙI CHÍ VINH

    Hai bên thiện ác chánh tà
    Bên đạo hạnh, bên quỷ ma rành rành
    Một bên bán Phật mua danh
    Một bên nhân ái thiện lành từ tâm

    Tham sân si lẫn tà dâm
    Lộ ra ánh mắt, đố lầm được ai
    Hạnh đầu đà chỉ chắp tay
    Mà sao y bát bỗng đầy hào quang

    Có câu “Chùa rách Phật vàng”
    Hết thời bịp bợm : Bọn – quan – thầy – chùa !

    Nguồn mạng

  3. Gửi tà tăng, gian tăng, tặc tăng, bệnh tăng
    Học giả BCV.

    Người ta tu hạnh đầu đà
    Sư dởm tu hạnh quỷ ma lộng hành
    Người ta tu để vô danh
    Sư dởm tu để lưu manh truyền đời

    Người ta đi bộ khắp nơi
    Sư dởm quanh quẩn chỗ ngồi kiếm “đô”
    Người ta cái miệng “nam mô”
    Sư dởm cái miệng “một bồ dao găm”

    Nguồn mạng.

  4. Gs VL
    Tham tu chèn ép chân tu.
    Là tối hại sáng là mù lấn tinh.
    Những mong non nước an bình.
    Tăng ni, phật tử giữ mình tu thân.

    Nguồn mạng

  5. Gs VL

    Cùng là họ Thích đi tu
    Chân tu thời ít tham tu quá nhiều.
    Người xưa thương xót nàng Kiều
    Dân nay khinh đám tu điêu hại đời.

    Chân tu tô đẹp cho đời
    Tham tu vấy bẩn đất trời thời nay.
    Thích Ca ngài hãy xuống tay.
    Loại đám tu bẩn chỉ say kim tiền.

    Nguồn Mạng

  6. GS VL

    Chân trần, áo rách, tâm trong
    Một đốm lửa sáng sưởi lòng lương dân.
    Giúp đời gạt bỏ bụi trần
    Nước nhà thêm đẹp người dân an lành.

    Đức tin nay quá mong manh
    Giờ tìm được đấng chân thành tu thân.
    Không là thánh, chẳng phải thần
    Ngài đang quét đám bất nhân tu tiền.

    Nguồn mạng

  7. Không có đạo chùa. Nhưng tác giả muốn gọi tên cái loại đạo xây chùa to, dựng tượng lớn, sư vãi chỉ cao giọng thúc các đệ tử cúng dường, là cúng cho chùa chứ không phải cúng Phật.
    Cái đạo chùa ấy, đang lấn át đạo Phật.

  8. 50 năm tuổi Đảng thì rất đáng cho người ta kính trọng . Có thể bác hổng phải là người có lương tri, kiến thức thì một mẩu lai hổng phải là người Việt thì théc méc . Chớ 50 tuổi Đảng thì ai có lương tri, chút ít kiến thức & còn coi mình là người Việt thì phải kính trọng ổng, đừng đùa mí chiện đó, phiền lém

  9. Bổ sung: Hề… hề…, xin nhắc lại là chỉ có khái niệm TU Ở CHÙA mà thôi, chứ không có khái niệm ĐẠO CHÙA đâu nhé. Ở những CHÙA BỊ BỌN MA TĂNG chiếm giữ thì không nói làm gì, nhưng hiện nay, CÓ MỘT SỐ CHÙA mà các nhà sư tuy là CHÂN TU nhưng lại bị bọn đểu là BAN QUẢN LÝ DI TÍCH (thuộc quản lý nhà nước) đớp hết mọi thứ CÚNG DƯỜNG của NHÀ CHÙA, vì thế chỉ mong CÁC CHÚNG SINH THÍCH CÚNG DƯỜNG (với mong muốn là KÍNH PHẬT) của các CHÙA NÓI TRÊN thì hãy đi thẳng vào TAM BẢO để đặt tiền lên bàn thờ hoặc trực tiếp hành lễ với SƯ TRỤ TRÌ nhé (Bạn có nghe đến vụ kiện cáo CÚNG DƯỜNG ở chùa Côn Sơn khi xưa không!!?)

  10. Đạo Phật, có lẽ -tuy vậy hổng chắc- có 1, Nam Tông ăn thịt (theo Võ Xuân Sơn, từ Trung Quốc), Bắc Tông kiêng thịt thì chắc từ Việt Nam, rùi Tây Tạng, Ấn Độ …

    Zìa tới Việt Nam thì … có vẻ mỗi người 1 cách hiểu, Mạc Văn Trang, Chu Mộng Long, Thích Trí Quang, Thích Chân Quang, Thích Nhất Hạnh, Thích Trúc Thái Minh, Phạm Lưu Vũ, Thái Hạo … mỗi người hiểu 1 cách . Vui nhứt là hổng cách hiểu nào giống nhau, và thứ gì hổng thích thì đổ cho Trung Quốc như Võ Xuân Sơn . Miệng Nam Mô 1 bồ NaZi. Phó Giáo Sư-Tiến Sĩ còn kiến tạo ra “Chánh Dâm”, chắc như phái Nam Tông của Tiến Sĩ Nguyễn Quang A ăn thịt lu bù

    “Thầy tôi, một vị Hòa thượng, lúc cử hành lễ luôn luôn nghiêm túc dặn Phật tử đã xin quy y tam bảo phải luôn cố gắng sống theo Năm Giới và ôn tụng thường xuyên giới tướng mỗi tháng ít nhất một lần, để sự học hỏi và hành trì Năm Giới càng ngày càng sâu sắc và lớn rộng”

    Tiếng u, do what i say, not what i do . Chỉ lói thía lày, chế độ này chưa đuổi ông sư nào ra khỏi nước, nhưng Ngụy thì làm gòi đó . i know, thats why họ phải đấu tranh, để chống độc tài đó muh.

    “Nếu không có nhan nhản các ông mang hình dáng nhà tu đeo đồng hồ Rolex …”

    Tubiz 2.0 sẽ mang dáng nhà tu, nhưng trai phòng có cái tủ chứa toàn Rolex.

    “về lâu về dài không thể tạo ra sức thuyết phục và chuyển hóa người khác”

    Wrong-o. Cái họ cần là 1 đội quân chích đùi dữ còn hơn chó ngao, và lý luận chính là MC & những biến thể của lý luận MC, bắt đầu vang danh thế giới. Thì lúc nào họ cũng đáng kính hết . Nói ngược lại hoặc trích thẳng họ để chứng minh ngược lại sẽ được cái đội quân chích đùi chích cho sạch đùi . Lập cả cty & son tay làm hàm nhai đàng goàng lun

  11. Hề… hề…, Thục Quyên này: Trong bài viết của tác giả có nói đến ĐẠO CHÙA, khái niệm này QUÁ Ư LÀ MỚI MẺ đối với chúng tôi. Vậy hãy xin Thục Quyên giải thích thêm để TƯ DUY U TỐI của chúng tôi ĐƯỢC THÔNG nhé!!?

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây