Việt Nam quản lý xung đột với Trung Quốc trên Biển Đông tốt hơn Philippines?

Trương Nhân Tuấn

25-2-2024

Vấn đề Biển Đông, năm 2023, Việt Nam “quản lý xung đột tốt hơn” Philippines? Đây là một câu hỏi trong bài phỏng vấn học giả Biển Đông của Việt Nam trên RFA.

So sánh, năm 2023, một bên là Philippines dồn mọi nỗ lực để giành lại đá Scarborough, tọa lạc trong vùng kinh tế độc quyền (200 hải lý) của Philippines mà Trung Quốc đã chiếm năm 2012 (bằng thủ đoạn bội ước). Philippines cũng đang tìm cách củng cố “tiền đồn” của mình trên bãi Cỏ Mây, thực chất là một tàu chiến mắc cạn, bất chấp những cản trở của tàu hải giám Trung Quốc.

Thành công hay không chưa biết, nhưng ít ra Philippines đã nỗ lực làm những chuyện mà họ có thể làm.

Còn Việt Nam, Việt Nam đã làm gì đối với các đảo Hoàng sa (Trung Quốc chiếm năm 1974), hay các đảo đá ở Trường Sa bị Trung Quốc cướp năm 1988? Việt Nam không làm bất cứ chuyện gì.

Việt Nam đã có động thái nào để đấu tranh với Trung Quốc để giành quyền khai thác các mỏ dầu khí tại bờ rìa bồn trũng Nam Côn Sơn hay tại bãi Tư Chính? Các lô dầu khí 5.0, 5.2, 6.1, 6.2, 131, 132, 134… Việt Nam khai thác được cái gì? Việt Nam phải đền Repsol hàng tỉ đô la, vì bị Trung Quốc áp lực. BP, ExxonMobil, thậm chí Rosneft… vì bị Trung Quốc hù dọa phải “bỏ của chạy lấy người”. Các mỏ Cá Rồng Đỏ, Lan Tây, Lan Đỏ, Phong Lan Dại… phải lấp lại chờ thời…

Tức là Việt Nam đã không làm được gì với Trung Quốc để giành lại quyền khai thác trên thềm lục địa chính đáng của mình.

Vì vậy, ai đó nói rằng Việt Nam quản lý tranh chấp với Trung Quốc “tốt” hơn Philippines là chuyện không hề có, là chuyện “nói lấy được”.

Thực tế cho thấy, từ tháng 12 năm 2020, Việt Nam đã ban hành luật về “bí mật nhà nước của đảng”. Trong đó, luật qui định các vấn đề liên quan đến “chủ quyền lãnh thổ, biển đảo” từ nay thuộc “bí mật nhà nước” của đảng.

Thực tế cũng cho thấy, từ tháng 12 năm 2020 đến nay, báo chí trong nước im lặng tuyệt đối trên các vấn đề lãnh thổ, hải phận Biển Đông. Viết về các đề tài này, tác giả có thể bị chụp mũ “tiết lộ bí mật nhà nước của đảng”.

Người dân không ai biết việc khai thác các mỏ dầu khí trên thềm lục địa của Việt Nam đã phát triển ra sao?

Mỏ Kèn Bầu (lô 114) được cho là “khủng”, lớn nhứt lịch sử dầu khí Việt Nam, hợp tác với Ý năm 2020, đến nay phát triển tới đâu?

Mỏ Cá Voi Xanh, cũng được cho là “khủng”, hợp tác khai thác với ExxonMobil đến nay thế nào? Hai mỏ khí đốt này không bị đường chữ U của Trung Quốc vắt qua, tức là “không có tranh chấp”.

Năm qua miền Bắc bị “thiếu điện”, người ta đổ thừa “ông trời”, vì hạn hán khiến các đập thủy điện ngưng hoạt động. Cá nhân tôi không hề biết từ khi nào Việt Nam là quốc gia “thủy điện”? Rốt cục Việt Nam mua điện của Trung Quốc và Lào về bù trừ. Tức là không hề có mét khối gaz nào được đưa về từ các mỏ ngoài khơi để “chạy” các nhà máy nhiệt điện.

Việt Nam, một nước lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, nhưng lại bị Trung Quốc đe dọa an ninh và chủ quyền lãnh thổ. Việt Nam khấu đầu với Trung Quốc để cùng Trung Quốc “xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai”. Không có vụ “ngoại giao cây tre” với “quốc phòng 4 không”. Việt Nam như con cá bị dính lưới, không vùng vẫy đi đâu được hết cả.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Cho phép tớ được phản biện đồng chí Trương Nhưn Tớn

    – Theo (riêng) tớ, nói đc TNT đúng cũng hổng đúng, mà sai cũng hổng sai . Ở đây, nhà nghiên cứu Hoàng Việt có phần có lý hơn, nhưng có lẽ cũng có vài điều cần bổ túc (vô) văn hóa

    – Nhận định này của nnc HV, “Xét lâu dài hơn thì rõ ràng Philipines đã bộc lộ một số thiếu sót” níu hổng nói chính những động thái của Phi, do (mún) kéo Mỹ vào, đã làm tình hình căng thẳng hơn bình thường . Phần lớn là do sự mất ổn định, không thống nhứt zìa chính chị, vốn là bản chất của tư bửn “cựu Tổng thống Benigno “Noynoy” Aquino là người đã khởi kiện Trung Quốc năm 2016 thì ông Duterte sau đó đảo ngược chính sách. Sau đó ông Marcus lên tổng thống, ban đầu định vẫn tiếp tục chính sách xoay trục sang Trung Quốc nhưng thấy không ổn nên lại xoay trục sang Mỹ”. Đây là điều VN cần ra sức tránh bằng mọi giá . Phải thiết lập được tính liên tục của chủ trương, chính sách, bất kể ai lên làm lãnh đạo . Về khoản này, tớ nghĩ VN đã làm tốt hơn Phi rất nhiều lém lém lun . Nhưng hổng có nghĩa trở thành chủ wan, ngủ quên trên chiến thắng . Đảng cần lúc nào cũng phải đề cao cảnh giác để tiếp tục giữ vững vị thế của mình

    – Chiện “hổng thành công cũng thành giả nhơn”, rất mừng là Đảng Cộng Sản đã thay đổi cái tư di chời ơi này trong các mục tiu chiến lược. Đúng, chỉ nên đem tư di đó vô quá trình lập chính sách quản lý xã hội thui . Nhưng chiến lược cant use that tư di đó, chỉ cho ra những đường lối hú họa, hit or miss … Để rùi những cố gắng sửa chữa đôi khi trở thành hoàn toàn vô dụng . Đổi Mới đó, bi giờ chỉ có thỉa cố gắng làm giảm những thiệt hại & tốc độ của that runaway train thui . Chớ stop dead nó hiện giờ hoàn toàn vô khả thi .

    – Cũng có nghĩa Đảng Cộng Sản cũng đã dựa vào tình hình thực tía . Well, in a sense. Đảng biết rõ thực lực của quân đội mình . Chỉ mong thía lày, cần đi sâu đi sát hơn nữa . Nguyễn Thành Trung 2.0 vừa tốt nghiệp, i mean WTF! Ai đã quyết định gửi bộ đội Cụ Hồ wa cho Đế quốc Mỹ đào tạo vậy ? i bet theres a meetin where people pat each other’s back chúc mừng . r u nuts? Để bi giờ access to máy bay chiến đấu, nên chăng, cũng phải xét lý lịch & quá trình đào tạo ?

    Chính nhờ tư tưởng Phan Chu Trinh kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh, thay vì chống, nhứt là với tình trạng quân lụi, quân lọi như hiện nay mà Việt Nam đã có thỉa nói mình quản lý biển Đông tốt hơn, và cần tiếp tục . Nhưng Mỹ aint the way 2go. Đưa quân lụi cho Mỹ, what ya got is một lũ chiêu hồi, phản bội or worst, downrite Ngụy . Đám này mà đem bảo vệ chế độ, mite as well giải tán Đảng Cộng Sản . Nhìn đỡ thúi hơn

    – Chiện “nói lấy được” thì ở đây đc Trương Nhưn Tớn có vẻ nhỉnh hơn Hoàng Việt . Granted, đây là 1 trong những lý luận khá lý lắc của TNT, nên hoàn toàn hổng có cơ sở khi gán nó cho Hoàng Việt . Chỉ mỗi 1 lần đc Trương Nhưn Tớn có lô dít là lý luận của đc Trương Nhưn Tớn zìa tư cách quốc gia của Ngụy, ngoài ra toàn “nói lấy được” hít chơn hít chọi lun . Kể cả bài này

  2. Việt Nam bị cột chặt vào ống quần Trung Quốc từ khi Hồ Chí Minh mặc bộ quân phục Bát lộ quân.
    Rồi đảng cộng sản được sinh ra, được vỗ về bú mớm bên Tàu. Nòng cốt cán bộ được dạy dỗ huấn luyện theo giáo án Tàu.
    Ba mươi năm chiến tranh huynh đệ tương tàn, cộng sản VN ngửa tay nhận của Tàu từ khẩu súng, viên đạn đến cái kim, sợi chỉ.
    Chỉ trong khoảng chục năm khi Nga – Tàu hục hặc, Hà Nội cúi đầu thần phục Mạc tư khoa, Lê Duẩn mới dám cứng đầu chống lại Bắc Kinh.
    Sau khi Nga xô tan rã, vương triều cộng sản Hà Nội, đủ cả Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng… lục tục kéo nhau sang Thành Đô khom lưng quỳ gối trước giặc Tàu xin chịu phận chư hầu.
    Và mới nhất là cái hiệp ước Lú vương ký với Tập đế cam kết cùng chung vận mệnh với giặc.
    Vậy nên giặc Tàu có nuốt trọn Hoàng Sa, Trường Sa, độc chiếm biển Đông thì cộng sản Ba Đình cũng cúi đầu chịu trận, đâu dám ngo ngoe.
    Dân Việt chỉ có noi gương vua Quang Trung phất cờ đại nghĩa quét sạch giặc cướp nước và lũ bán nước đi thì mới giành được trọn vẹn non sông.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây