50 năm Hải chiến Hoàng Sa 1974-2024 (Kỳ 2)

Cù Mai Công

18-1-2024

Tiếp theo kỳ 1

TRƯỚC 6G SÁNG 19-1-1974 

Quần đảo Hoàng Sa gồm 130 đảo san hô, mỏm đá ngầm và bãi cát nằm rải rác trên 5.800 dặm vuông trên Biển Đông, cách gần đều cảng Đà Nẵng của Việt Nam (200 hải lý) và đảo Hải Nam của Trung Quốc (162 hải lý). Diện tích của toàn quần đảo (chỉ tính mặt đất) khoảng ba dặm vuông. Hầu hết các đảo hợp thành nhóm đảo An Vĩnh (Amphitrite Group) về phía đông bắc và nhóm đảo Nguyệt Thiềm/Lưỡi Liềm (Crescent Group) về phía tây, cách nhau khoảng 39 hải lý. Đảo Phú Lâm (Woody island) thuộc nhóm An Vĩnh lớn nhất trong các đảo thuộc Hoàng Sa, có diện tích khoảng hơn 5 km2 (530 hecta).

Việt Nam Cộng hòa tiếp quản nhóm đảo Nguyệt Thiềm/Lưỡi Liềm từ năm 1954. Trung Quốc kiểm soát nhóm đảo An Vĩnh và đảo Phú Lâm vào năm 1956. Năm 1959, với hỗ trợ của chính quyền Trung Quốc, ngư dân Trung Quốc từng đổ bộ lên đảo Quang Hòa (Duncan) nhưng Hải quân Việt Nam Cộng hòa đã xua đuổi họ đi.

… Trong hồi ký của mình, đại tá Hà Văn Ngạc viết: “Soái hạm HQ-5 đến lòng chảo Hoàng Sa (lúc 15g chiều 18-1) đã thấy lực lượng biệt hải đổ bộ trên tàu HQ-4 và HQ-16 đang kiên cường trấn giữ các đảo Hữu Nhật (Robert), Quang Ảnh (Money), Duy Mộng (Drummond). Phía đảo Quang Hòa, tàu Trung Quốc đang lờn vờn bên ngoài (tất cả thuộc nhóm đảo Nguyệt Thiềm/Lưỡi Liềm)”. Thực tế ngay sau đó, lực lượng Trung Quốc đã đổ bộ phía Bắc đảo Quang Hòa.

Đêm 17 rạng 18-1, hai bên đã đấu khẩu nhau, cùng xác nhận chủ quyền ở Hoàng Sa. Sáng 18-1, HQ-4 dùng mũi tàu ủi thẳng tàu cá 407 khi trên tàu lố nhố “ngư dân” có đủ thượng liên, AK-47. 407 bỏ chạy. Bên kia, HQ-16 cũng quyết liệt đuổi tàu cá vũ trang 402.

Chiều 18-1, ba chiến hạm HQ-4, HQ-5, HQ-16 tiến về đảo Quang Hòa. Hai tàu 271, 274 cản đường. Các tàu tạm lui về nhóm đảo Hoàng Sa. Suốt đêm 18 rạng 19-1, các tàu Trung Quốc vẫn cứ lởn vởn quanh đảo Hoàng Sa.

Tính hạm trưởng San vốn quyết liệt, ông yêu cầu anh em HQ-4 phát còi hơi vang động và rọi đèn hồ quang chói rực vào các tàu Trung Quốc khiến họ buộc phải rút.

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chỉ thị: “Tìm đủ mọi cách ôn hòa mời các chiến hạm đối phương ra khỏi lãnh hải VN. Nếu họ không thi hành thì được nổ súng cảnh cáo trước mũi các chiến hạm này và nếu họ ngoan cố thì toàn quyền sử dụng vũ khí để bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ Việt Nam”.

23g30 đêm 18-1, đại tá Hà Văn Ngạc gửi điện thượng khẩn đến các hạm trưởng: “Quy luật khai hỏa được căn cứ trên hai trường hợp: Nếu địch khai hỏa trước sẽ phản ứng bằng hỏa lực cơ hữu tiêu diệt càng nhiều càng tốt, ưu tiên hỏa lực vào các chiến hạm quan trọng như Kronstadt hoặc các tàu lớn. Nếu địch tỏ vẻ ôn hòa, sẽ dè dặt và cảnh giác tối đa với phản ứng ôn hòa tương ứng, đồng thời tiến hành nhiệm vụ tái chiếm đảo Quang Hòa bằng thương lượng, sau đó cắm quốc kỳ lên đảo…”.

Chưa bên nào nổ súng. Nhưng tình hình hết sức căng thẳng suốt đêm 18-1. 3g sáng 19-1, Hạm trưởng San yêu cầu hạ sĩ quan giám lộ Lữ Công Bảy kéo chiến kỳ lên đỉnh cột cờ. Chiến kỳ ngang hai tấc, dài 15 thước tung bay – như một thái độ.

THÊM VÀI NÉT VỀ VỀ HẠM TRƯỞNG VŨ HỮU SAN

Hạm trưởng HQ-4 Vũ Hữu San, sinh năm 1940 ở Đái Nhân, Hoa Lư, Ninh Bình; hồi nhỏ học các thầy Tăng, Cao, Ngọc ở làng Cối, Nho Quan. Vào Nam, học Chu Văn An, rồi theo ban toán các trường đại học ở Sài Gòn, Đà Lạt, Huế; tốt nghiệp Trường Sĩ quan Hải quân Nha Trang (hai ngành chỉ huy, cơ khí) và Trường Chỉ huy Tham mưu Đà Lạt. Ông là hạm trưởng nhiều chiến hạm, chiếc cuối cùng là hạm chủ lực của Hải quân Việt Nam Cộng hòa: khu trục hạm HQ-4 Trần Khánh Dư.

Hạm trưởng HQ-04 Trần Khánh Dư, Vũ Hữu San. Ảnh tư liệu

Sau 1975, ở nước ngoài, khi đã gần 40 tuổi, ông vẫn tốt nghiệp cử nhân cơ khí, theo học Post Graduate School để thành chuyên gia tin học. Thỉnh thoảng, rất bất ngờ và thú vị khi ông cộng tác với giáo sư Nguyễn Khắc Kham về văn hoá. Và khi đã cao tuổi, ông vẫn viết hàng loạt sách có giá trị về hàng hải, ghe thuyền và văn hóa nước của người Việt:

– Lược sử tổ chức Hải quân Việt Nam Cộng hòa.

– Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa & Trường Sa (đã xuất bản ở Việt Nam).

– Vịnh Bắc Việt & chủ quyền hải phận.

– Tài liệu Hải chiến Hoàng Sa (đã xuất bản ở Việt Nam).

– Sơ lược hải sử và thủy quân nước ta.

– Văn hóa nước.

– Chiến hạm và chiến đĩnh Việt Nam Cộng hòa.

– Ghe thuyền Việt Nam…

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN


  1. Bao giờ về lại Quê Mẹ – Quê Hương – Quê Nhà – Quê Cha… ơi Hoàng Sa ?
    *******************************

    Bao giờ về Quê Mẹ ơi Hoàng Sa ?
    Hận vong đảo nhuộm cả chiều tà !
    Hoàng Sa ơi ! Bao giờ về Mẫu Quốc ?
    Trùng khơi Quần đảo buồn xót xa !
    Nửa Thế kỷ sao quên mãi nhớ
    Nam-Bắc đều thương yêu Hoàng Sa
    Toàn Dân Việt vọng về Đảo ta !

    Dù Mầu Thời gian có phôi pha
    Dầu bệnh già lãng quên quên lãng
    Ta vẫn nhớ Trăm năm Hoàng Sa
    Tử sĩ hiến dâng vì Tổ Quốc
    Cho Việt Nam trường tồn Quốc ca
    Trừ bác và đảng lũ vịt cộng
    Đều quên thật đổ cho bệnh già
    Ai nhớ ai quên đo Hồn Việt :
    Chỉ bọn vịt gian không xót xa !

    Lưu vong Paris mơ Đà Nẵng
    Thủ phủ từng quản trị Hoàng Sa
    Nhớ Đảo Nhà giờ đang rên xiết
    Dưới gông cùm Tàu cộng quỷ ma
    Hoàng hôn mầu huyết lệ đỏ tím
    Hướng về Việt lục lúc Chiều tà
    Lưu đày vẫn nhớ về Quê Mẹ
    Bến cũ trầm luân thương Dân ta
    Làm sao quên được ôi nhớ mãi
    Thời trai thăm bao nơi Quê Nhà
    Cùng bạn Phan Châu Trinh & Hồng Đức
    Du khảo Cù Lao Chàm khơi xa
    Năm sau ước nguyện thành Hiện thực
    Riêng ta may ra thăm Hoàng Sa
    Tận cuối Trăm năm ta vẫn nhớ
    Bao giờ về Quê Mẹ ơi Hoàng Sa ?
    Ngàn Năm thương hoài tận mộ huyệt
    Vẫn nhớ hoài Ngàn năm Hoàng Sa

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  2. NHÀ THƠ NHÂN DÂN, TBT.

    Sắp đến Ngày Thống Nhất,
    Dâng thêm một bó hoa,
    Thắp thêm nén hương nữa
    Nhớ người lính Cộng Hòa.

    Họ cũng con dân Việt,
    Cùng máu mủ, đồng bào,
    Như người lính Miền Bắc,
    Đã ngã xuống năm nào.

    Không hận thù, giai cấp,
    Người Việt vốn hiền lành,
    Thế mà nhiều người chết
    Vì hận thù, chiến tranh.

    Mong các anh siêu thoát,
    Những người lính Cộng Hòa.
    Không ai chết vô ích.
    Chúng ta, con một nhà.
    PS
    Xin cúi đầu đứng lặng,
    Thêm một phút lặng im
    Nhớ các nhà dân chủ
    Đón Tết trong xà lim.

    Những người con ưu tú,
    Xã thân vì nước nhà,
    Họ đang bị tù tôi.
    Tù tội thay cho ta.

    Nguồn Mạng

  3. NHÀ THƠ NHÂN DÂN, TBT.

    Trong cuộc hải chiến ấy,
    Một chiến sĩ của ta
    Cùng sáu ba người khác
    Hy sinh ở Gạc Ma,

    Anh đã được truy tặng
    Là Liệt sĩ, Anh hùng.
    Chủ tịch nước ký tặng,
    Và Tổ Quốc ghi công.

    Nghĩa trang đẹp, mộ đẹp.
    Bia đá khắc màu son
    Chữ Anh Hùng nắn nót,
    Lưu mãi cùng nước non.

    Về sau, chiều ai đó.
    Hai chữ ấy, Anh Hùng,
    Đã có lệnh đục bỏ.
    Khốn nạn thế là cùng!

    Kẻ ra cái lệnh ấy,
    Đề nghị truy tố ngay.
    Dám khinh Chủ tịch nước.
    Coi thường đất nước này.

    Cha ông ta ngày trước
    Thắng giặc, vẫn chủ hòa.
    Đó là chiến lược lớn.
    Bây giờ nhà nước ta

    Thua, đã không biết nhục,
    Còn lén lút xóa tên
    Một Anh hùng Liệt sĩ,
    Thế là hèn, rất hèn!

    Nguồn Mạng.

  4. Ngụy không giữ được gì cả đâu, đừng có đi theo vết xe đổ của nó . Thấy Ngụy không ? Nope. EXACTLY!

    Ngụy không giữ được đất nước, checked. Ngụy không có được lòng dân, Nguyễn Hữu Liêm kể về dân (hồi đó còn mang cái tên ô nhục) Saigon chỉ đường cho các anh bộ đội trốn ngày Tết Mậu Thân . Ngụy không phải là sự chọn lựa của đại đa số -nói cho rõ- dân Việt, hầu như ai cũng đứng lên chống lại nền độc tài Mỹ-Ngụy, cả ông bà Nguyễn Thùy Dương cho tới Cao Huy Thuần . Ngụy không giữ được cả lính của mình, đọc về các cố gắng của lính Ngụy để không gây nợ máu với Cách Mạng trên Văn Việt . Ngụy không có chủ nghĩa Mác-Lê bách chiến bách thắng, Nguyễn Tường Tâm kể biết rõ kết cục của Ngụy ngay từ trong quân trường vì Cách mạng có chủ nghĩa Mác Lê, Lý Chánh Trung cũng mong chủ nghĩa Mác-Lê thắng ở Việt Nam như ở Liên Sô & Trung Quốc . Ngụy không giữ nổi cái văn hóa của chính mình ở hải ngoại, Khánh Trường kêu gọi & sáng lập Hợp Lưu, Tưởng Năng Tiến trích văn hải ngoại, điển hình là Nguyên Ngọc để dân hải ngoại thưởng thức & đồng cảm .

    Dân Ngụy trở thành những gương mặt tiêu biểu của nền báo chí cách mạng, Mai Bá Kiếm, Cù Mai Công & the whole sleuths of them. Có nghĩa bi giờ họ cũng đểu cáng hổng khác gì đồng nghiệp của họ .

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây