Nguyễn Đình Cống
30-12-2023
Năm 1945, khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chủ tịch Hồ Chí Minh đã gắn cho nó ba cụm từ: Độc lập, Tự do, Hạnh phúc. Các cụm từ này lấy từ khẩu hiệu “Dân tộc độc lập, Dân qyền tự do, Dân sinh hạnh phúc”, do nhà cách mạng Tôn Trung Sơn đề xướng. Trong lời kêu gọi chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ, Hồ Chí Minh lại đưa ra mệnh đề “Không gì quý hơn độc lập tự do” và mệnh đề đã trở thành danh ngôn, được hàng chục triệu người Việt nhắc lại nhiều lần, xem như “quốc bảo”.
Thật ra, độc lập và tự do là hai lĩnh vực phân biệt, mặc dầu có liên quan với nhau, nhưng vẫn khác nhau. Cơ bản nhất là, độc lập gắn với dân tộc, đất nước; tự do gắn với nhân quyền. Không phải hễ cứ có độc lập là tất yếu có nhân quyền. Trong rất nhiều nước có chế độ độc tài theo quân chủ chuyên chế, phát xít hoặc cộng sản, mặc dầu nước độc lập, nhưng dân quyền, nhân quyền, đặc biệt quyền tự do rất bị hạn chế. Chính Hồ Chí Minh cũng từng nói, đại ý rằng, “Nước được độc lập mà dân không có tự do hạnh phúc, thì độc lập đó chẳng để làm gì”.
Triết học, văn hóa cổ phương Đông rất ít đề cập đến tự do (Chủ yếu bàn về đạo đức, nhân nghĩa, lễ …). Ở phương Tây, người ta bàn nhiều đến tự do từ thời phục hưng (thế kỷ 14-15 trở về sau). Cách mạng tư sản Pháp đề cao Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Tuyên ngôn nhân quyền của Hoa kỳ nhắc đến quyền của con người, gồm quyền bình đẳng, quyền được sống, được tự do và mưu cầu hạnh phúc.
Việc ghép độc lập với tự do trong một cụm từ là thành công của một nhà chính trị lão luyện, nhằm mục đích dùng độc lập để kích thích lòng yêu nước, mà muốn kích thích được mạnh thì đem gắn nó với tự do.
Ngoài điều cơ bản vừa viết ở trên, rằng độc lập gắn với dân tộc, tự do gắn với nhân quyền thì quan trọng nhất là chỉ ra được mức độ khác nhau về đòi hỏi, mong muốn, nhu cầu bức thiết của những người, những tầng lớp khác nhau trong dân chúng đối với tự do và độc lập.
Người dân trong một đất nước, đầu tiên được chia thành A là tầng lớp cầm quyền, và B là dân thường. Cả A và B lại được chia nhỏ ra, trong đó A chia thành các cấp trên, dưới, B chia thành các tập hợp theo một số đặc điểm. Ở đây tôi chọn cách chia B thành B1 là nhân dân lao động và B2 là tầng lớp trung lưu. Người thuộc A, B1, B2 có nhu cầu về tự do và độc lập khá khác nhau, nhưng hầu như ít người quan tâm đến sự khác biệt này, mà thường thể hiện theo kiểu “vơ đũa cả nắm”.
Tự do thì tất cả đều cần, và người cần nhất, mong muốn nhất là nhóm B2. Đối với họ, tự do quan trọng như không khí, mà quan trọng nhất là tự do tư tưởng, tự do ngôn luận. Họ rất cần tự do để lao động sáng tạo. Trong khi cộng sản cho rằng, cần dựa vào liên minh công nông để xây dựng xã hội thì tất cả các nước tiên tiến, giàu có, đều cho rằng đất nước phát triển được phần lớn là nhờ vào những người trung lưu cùng với giới cầm quyền có tài năng và liêm khiết.
Với tầng lớp A thì càng lên cao họ càng có nhiều quyền hành nên tự do đối với họ không trở thành nhu cầu cấp thiết, hơn nữa, một phần để củng cố quyền lực, họ cũng muốn hạn chế bớt tự do của những người trung lưu (B2).
Những người thuộc nhóm B1 cũng có mong muốn tự do nhưng không lớn, đặc biệt họ ít đòi hỏi tự do tư tưởng và ngôn luận. Điều cần nhất đối với họ là được yên ổn để làm ăn và duy trì cuộc sống bình thường.
Về độc lập, tầng lớp A rất cần, mà lên càng cao thì mức độ cần càng tăng. Cần nhất, tha thiết nhất với độc lập chính là những người đứng đầu nhà nước. Tại sao? Tuy tôi không viết ra nhưng chắc mọi người đều có thể suy đoán được.
Người thuộc nhóm B2 thường giữ thái độ trung gian và cần một chính quyền minh bạch, liêm khiết, Họ không được cộng sản tin cậy, họ bị cho là tầng lớp tiểu tư sản, không có tinh thần làm cách mạng như công nông.
Những người B1 (công nông) cần có chính quyền minh bạch, liêm khiết, có năng lực. Nếu nước độc lập mà chính quyền độc đoán, tham nhũng, kém hiệu quả thì, đối với họ, không thể bằng một chính quyền, tuy bị áp đặt, nhưng minh bạch, liêm chính, có năng lực. Ban đầu cuộc cách mạng, họ tích cực theo cộng sản để cướp chính quyền về cho đảng vì họ quá tin vào tuyên truyền, nghe rất hay, nhưng thực chất là dối trá. Đến khi nắm chắc được chính quyền, những cán bộ cộng sản thể hiện rõ bản chất là một “Giai cấp thống trị mới”, giới công nông biết ra thì đã quá muộn.
Nếu ngay từ đầu, công nông thoát được vô minh, đoán được sẽ xuất hiện “giai cấp mới” thống trị còn độc ác hơn bọn thực dân và phong kiến thì chưa chắc họ đã theo cộng sản.
Như vậy độc lập không phải là mục đích tối cao của dân chúng mà chỉ là mục tiêu ngắn hạn của cộng sản để thiết lập chính quyền cho họ. Những thương binh, gia đình liệt sĩ tự hào vì đã đóng góp xương máu cho đất nước giành độc lập, thực hiện thống nhất, thật ra là để cho đảng cộng sản đặt sự “lãnh đạo” lên toàn quốc, đưa người dân trên đất nước này đến chủ nghĩa xã hội, hiện còn là vô định, chỉ thấy rất rõ rằng, chính quyền do họ lập nên đang thối rữa từng mảng, đang đẩy nhân dân vào con đường không lối thoát, có nhiều nguy cơ bị mắc vào “bẫy Bắc thuộc” thêm một lần nữa.
Đã từng có nước Scotland, thuộc địa của Anh, được trưng cầu dân ý năm 2014, xem có muốn độc lập hay không. Đa số dân Scotland không muốn, vì sợ tầng lớp thống trị mới không thể lãnh đạo đất nước bằng những người đương chức.
Phân tích trên có thể giúp mọi người nhận ra mặt trái của tấm huân chương “Không gì quý hơn độc lập tự do”.
Trong “Hoa Địa Ngụ”c Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã phải ĐAU ĐỚN nói lên THỰC CHẤT XÃO QUYỆT của Hồ Chí Minh trong việc làm GIAN MANH này bầng những vần thơ CHUA XÓT’
” Không có gì quý hơn độc lập tự do
Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó
Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao.
Nó đầu tiên đem râu nó bện vào
Hình xác lão Mao lông lá
Bàn tay Nga đầy băng tuyết giá
Cũng nhoài qua lục địa Trung Hoa
Không phải xoa đầu mà túm tóc nó từ xa
Nó đứng không yên, tất bật, điên đầu
Lúc rụi vào Tầu, lúc rúc vào Nga
………..”
( NCT )
Dân tộc Việt CÓ THỂ NHẬN THẤY Đất nước Việt ngày nay vẫn như vậy.
Thật là TỦI NHỤC…
Tác giả Nguyễn Đình Cồng viết (nguyên văn)
Trong lời kêu gọi chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ, Hồ Chí Minh lại đưa ra mệnh đề “Không gì quý hơn độc lập tự do” và mệnh đề đã trở thành danh ngôn, được hàng chục triệu người Việt nhắc lại nhiều lần, xem như “quốc bảo”
Câu trích HCM, tác giả cố ý viết thiếu một dấu phảy, để cố ý bàn luận theo ý mình.
Câu của Hồ Chí Minh:
“Không gì quý hơn độc lập, tự do”
Câu của GS Cống:
“Không gì quý hơn độc lập tự do”
Đề nghị bác tôn trọng Giáo Sư Nguyễn Đình Cống . Những lỗi của thằng đánh máy có thể đổ cho tiên thiên đã bị tai biến . Nhưng có dấu hiệu phe phẩy từ phía thằng đánh máy hay không, vẫn không thay đổi hàm lượng tri thức của câu đó . Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong mắt tất cả những ai có lương tri, là một nhà chính trị lão luyện & more, much more.
Tớ mong những trí thức trong nước cần núp bóng Bác Hồ thường xuyên hơn nữa, nhưng phải núp trúng bóng . Trích lộn, bậy bạ, out of context rùi nhét xít vào mồm Bác, đừng trách tớ chỉ ra những ngụy biện kiểu đó .
Tác giả NĐC. ở trong nước nên “núp bóng” HCM cũng dễ hiểu, xem như “lá bùa” hộ
mệnh cho mình đỡ bị tấn công bởi dám Hồng Vệ Binh VC.nhưng thưa giáo sư, HCM
nói gì hay viết gì cũng có động cơ tuyên truyền & trấn an nhân dân hay nói thẳng ra
là lừa bịp nhân dân là chính, chứ không phải ông ta phủ nhận công lao của mình đã
đem chủ nghĩa Cs. áp đặt lên cả nước VN., dưới chiêu bài thống nhất mà độc tài kềm
kẹp nhân dân VN. ta VN. đến bây giờ !
“đoán được sẽ xuất hiện “giai cấp mới” thống trị còn độc ác hơn bọn thực dân và phong kiến thì chưa chắc họ đã theo cộng sản”
Một ví dụ nữa là chết gia Hạ Đình Nguyên, 1 trí thức được giải văn học của Văn Việt . Thời Ngụy, cuốn sách của Milovan Djilas được dịch & xuất bản . May quá, Dương Tường cũng biết khôn nên không luộc nó . Có người hỏi chết gia Hạ Đình Nguyên là tại sao đọc rùi mà vẫn đi theo chủ nghĩa Cộng “Đồng” (2 Tiến Sĩ Mạc Văn Trang & Tô Văn Trường), ổng trả lời thẳng thắn là vì Ngụy tuyên truyền 1 chiều, và Cộng “Đồng” có làm gì cũng hổng ác bằng Mỹ-Ngụy . Nhà văn Nguyễn Thanh Việt đoạt giải phú lít cũng nói cần có cách nhìn khách quan nhiều chiều khi bày đặt trò tố Cộng xưa như trái đất .
“Tại sao? Tuy tôi không viết ra nhưng chắc mọi người đều có thể suy đoán được”
Aint me. Có thể tại vì tớ hổng có tiên thiên, hổng hấp thụ được khí thiêng sông núi, lại khá là “mất dạy” khi đụng vô sách giáo khoa của nhà giáo nhân dân Phạm Toàn . Tại sao lãnh đạo lại cần “độc lập” hơn, i got no Phúc Kđinh clue. Nếu đây -quá quan trọng hóa “độc lập”- là 1 điều xấu, tại sao trí thức các bác hổng phản biện là bơn bớt chiện “độc lập” cho dân nhờ ? Tớ tin trí thức VK PAP, Canada, và 1 số người bên Mỹ lun ủng hộ các bác muh. Và nếu có được 1 bản kiến nghị Đảng nên bơn bớt coi trọng “độc lập”, i mite join ya.
“Như vậy độc lập không phải là mục đích tối cao của dân chúng mà chỉ là mục tiêu ngắn hạn của cộng sản để thiết lập chính quyền cho họ”
we can only wish, rite? Đáng lẽ ra TA nên thống nhứt ngay sau Giải phóng miền Nam, thì đã tránh được bao nhiêu là phiền toái, kể cả nội chiến 1979. Thành Duẩn nên đổ cho Đảng & quốc hội lúc đó đã bắt đầu những nọc độc chống Cộng -biện chứng, phủ định của phủ định- nên kèn cựa với các nước XHCN anh em . Hoặc đúng nhứt là đổ cho Mỹ, đã manh tâm xé nát phe XHCN lúc đó . Tội thằng Do Thái Kissinger.
Một điều tuyệt vời nữa “Việc ghép độc lập với tự do trong một cụm từ là thành công của một nhà chính trị lão luyện”. Chứng tỏ trí tuệ vĩ đại của 1 con người vĩ đại . Phản bội NGƯỜI, thậm chí xúc phạm tới, theo BBC cũng là 1 tội nặng cần nghiêm khắc
“có thể giúp mọi người nhận ra mặt trái của tấm huân chương “Không gì quý hơn độc lập tự do”
Cho tớ được phép hổng đồng ý với nhận định này của Giáo Sư Nguyễn Đình Cống . Đúng, tớ chỉ là muỗi, nên hổng dám bàn tới, nhưng cho phép tớ được nhắc tới sự vĩ đại của NGƯỜI, aka Chủ tịch Hồ Chí Minh kính mến . Thiển ý tớ nghĩ Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại thì có lẽ hiểu rõ về sự tương đối của Độc Lập hơn bất kỳ ai trong các bác, kể cả Giáo Sư Nguyễn Đình Cống . Chứng tỏ cái gì đầu tiên của Việt Nam, be it trường Quân Sự, tiền, súng ống, … anh cả của toàn quân … Chủ tịch Hồ Chí Minh đều dựa vào sự giúp đỡ vô tư của anh em XHCN, cụ thỉa là Trung Quốc . Anh công an Nguyễn Đình Bể mà trí thức PAP mến mộ cũng được Trung Quốc XHCN đào tạo . Rùi bao nhiêu “chiến thắng huy hoàng” của các bác … May mà các bác là 1 lũ vô ơn nên lờ lun, còn hơn Lơ Huyền Ái Mỹ nữa . Chỉ mún nói thế này, tiếc là Chủ tịch Hồ Chí Minh về với Mác-Lê trước khi Giải phóng miền Nam, dân các bác hổng tích cực lém trong chống Mỹ, methink. Chớ nếu Giải phóng miền Nam trước, biết đâu thống nhứt đã xảy ra rùi . Tình trong như đã, mặt ngoài còn e vì phải chống Mỹ . Thống nhứt đất nước lúc đó thì coi như bọn Ngụy có cớ .
Tiên sư anh Lê Duẩn, thats all i can say
Better late than ever. Tớ mong mọi người nên ủng hộ Giáo Sư Nguyễn Đình Cống ý tưởng nên bơn bớt cái “độc lập” đi . Và dân mềnh ghét cay ghét đắng “lai căng”. See, ai còn nghĩ mình là người Việt, be it hải ngoại hay trong nước, họ đều có cùng 1 consensus là ghét những kẻ dùng hơn 1 thứ tiếng, guilty as charged. Họ cho rằng khinh tiếng mẹ đẻ hoặc che dấu sự dốt nát của mình . Both. Và những kẻ đó hoàn toàn hổng ra gì, mẹ hoặc là đĩ bị Mỹ hiếp hoặc là me Mỹ . Đáng khinh, đáng nguyền rủa … Nói tóm lại, lai căng aka lai tây-mỹ, đơ đầm Trưng là xấu xa nhơ bửn
Nếu có bơn bớt độc lập với ai thì nên kiếm loại cùng máu đỏ da vàng . Và nếu các bác thống nhứt được, ill drop my inglit ngay tắp lự . Vứt tiếng Anh đi, giắt tiếng … Thời thì thế, thế thời thì thế . Thats the one i can live with
Bài này của Giáo Sư Nguyễn Đình Cống làm gợi nhớ tới lời bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thơ Huy Cận; xen lẫn những ý hay là những điều có thể phản biện được .
– Một trong những ý (rất) hay, nếu hổng mún nói là hay nhứt lun, đó là nếu bật sự không wan chọng của “độc lập”. Rất tán thành, hoan nghênh, thấu cảm, nhứt trí, đồng ý …! Tiến Sĩ Phạm Chí Dũng cũng đưa ra khái niệm “độc lập tương đối”, có nghĩa “độc lập” is way overrated. Cái người dân cần là 1 tổ chức chính quyền làm việc có khoa học, có nhân văn & những thứ lằng nhằng như vậy . Ngoài ra … nobody ke . Tây, Tàu, Ta … who ke, miễn làm được việc . Ví dụ của GS NĐC, “Scotland, thuộc địa của Anh, được trưng cầu dân ý năm 2014, xem có muốn độc lập hay không. Đa số dân Scotland không muốn, vì sợ tầng lớp thống trị mới không thể lãnh đạo đất nước bằng những người đương chức”. 1 ví dụ trên cả tuyệt vời, không thể kiếm được 1 ví dụ đắt hơn . Đọc bài này của Giáo Sư-Tiến Sĩ -Tưởng Năng Tiến cần (phải) biết- Nguyễn Đình Cống lại thấy đúng là Việt Nam các bác chúa bỏ lỡ cơ hội . Chút nữa bàn tiếp
– Tuy vậy, Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Đình Cống cũng đúng lun là các anti-vitamin B’s có những đòi hỏi khác nhau về tự do, “nhóm B1 cũng có mong muốn tự do nhưng không lớn”. Chính vì vậy mà trong các xã hội tư bửn, giới công nông, aka lao động thủ công, giới cầm chuông, bị mất tự do nhứt, Mác đã nhận xét như vậy . Và GS Nguyễn Đình Cống đã cho ta thêm 1 lý do để tước đoạt hoàn toàn tự do của họ như tư bửn đã & đang làm, họ không cần cả tự do . Quan điểm của Thái Hạo còn ngầu hơn, họ không cả xứng đáng được hưởng tự do . Họ sinh ra chỉ để làm việc đầu tắt mặt tối, chỉ biết hưởng thụ 1 cách thụ động, và ngay cả “thụ động hưởng thụ” chưa chắc được bảo đảm, vì giá trị thặng dư mà họ làm ra, theo các trí thức nhà ta, đều thuộc về những người xứng đáng hơn là các nhà tư bửn .
i mean Holy Xít! How low can this xít get?
Nếu để những người như Giáo Sư Nguyễn Đình Cống & Thái Hạo lập chính sách, họ sẽ tuyên bố Ngô Tất Tố là nhà văn phản động nhứt từ trước tới giờ . Và có thể Cụ Cố Sakim sẽ được tạc tượng như 1 dáng đứng Việt Nam .
– Nhưng có lẽ phần tệ hại nhứt là Giáo Sư Nguyễn Đình Cống cho rằng chỉ có công nông mới theo tiếng gọi của chủ nghĩa Mác, của lý tưởng Cộng Sản . Tớ trích cái xít list của Tiến Sĩ Mạc Văn Trang, đố ai tìm được 1 trự công nông trong này “Nguyễn trọng Vĩnh, Nguyễn Trung, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khắc Mai, Chu Hảo, Nguyễn Đình Cống, Nguyễn Đăng Quang, Hoàng Quốc Hải, Tương Lai, Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Chi Lan, Nguyên Bình, Nguyễn Đình Bin, Trần Nhương, Tư Thân, Phan Đắc Lữ, Võ Văn Thôn, Phạm Đình Trọng, Phạm Nguyên Trường, Kha Lương Ngãi, Nguyễn Kim Chi…”. Chưa thuyết phục ? Lý Chánh Trung học bên PAP về ““Lúc còn bên Pháp trong những năm 1950, tôi đã nghĩ rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ thắng trên toàn thế giới như nó đã thắng tại nước Nga, tại các nước Đông Âu và tại Trung Quốc, như nó đã thắng tại Việt Nam, không những vì đó là hướng đi của lịch sử mà còn vì đảng cộng sản là một tổ chức hữu hiệu nhất đã xuất hiện trong lịch sử từ trước đến nay. Riêng tại Việt Nam, hiệu năng ấy còn tăng lên gấp bội vì ở đây, Đảng cộng sản đã lãnh đạo từ đầu cuộc kháng chiến giành độc lập của dân tộc và đã thu hút được sự ủng hộ của mọi tầng lớp và mọi giới đồng bào.
Tuy không phải là người cộng sản, tôi thành thật mong muốn sự thắng lợi của chủ nghỉa cộng sản trên thế giới và tại Việt Nam, vì tôi chon rằng chỉ chủ nghĩa cộng sản mới tạo dựng được cái xã hội thật sự tự do, bình đẳng và huynh đệ mà tôi hằng mơ ước”. Đó, 1 tấm gương tiêu biểu của trí thức đấu tranh đã viết như vậy . Nguyễn Tường Tâm 1 sĩ wan Ngụy cũng chỉ rõ ngay cả hiện giờ cũng chưa có 1 lý thuyết nào có thể đánh đổ chủ nghĩa Mác, và chiến đấu chống lại 1 quân đội của chủ nghĩa Mác, với những người có trong mình những tiếng thét từ trái tim người Cộng Sản như Phạm Quế Dương là vô vọng, là cầm chắc cái thua . Thái Hạo cũng chỉ ra ngay cả Jean-Paul Sartre cũng theo chủ nghĩa Cộng Sản, tất cả các văn thi sĩ các bác từng mến mộ, Neruda, Mayakovsky, Garcia Marquez … đều là đảng viên đảng Cộng Sản . Thus, cái kết luận chỉ có công nông theo Cộng Sản … uh, sure, why the Phúc not.
Chiện 1 số đảng viên trung kiên tuyên bố bỏ Đảng, có lẽ Tiến Sĩ Mạc Văn Trang đã nói đúng . Đảng này chỉ còn mạo danh Cộng Sản . Triết gia Nguyễn Hữu Liêm nói đảng này chống Cộng tốt nhứt nhì thía giới . Những đảng viên có lòng tự trọng, có lương tâm đều cần phải thấy xấu hổ khi còn đi theo Đảng .
Còn tiếp
Độc lập : chính Hồ Chí Minh đã lặn lội sang Bắc Kinh, Mạc Tư Khoa để xin được chui vào cái vòng kim cô của Stalin, Mao Trạch Đông, xin được phê duyệt chương trình cải cách ruộng đất.
Tự do : Hồ Chí Minh đã cho đàn áp, khủng bố ông Nguyễn Hữu Đang và nhóm Nhân Văn Giai Phẩm vì những phát biểu của họ.
Đừng nghe những gì Hồ Chí Minh nói. Hãy nhìn kỹ những gì Hồ Chí Minh làm.