Coi chừng… tín nhiệm!

Blog VOA

Trân Văn

26-102-2023

Một phiên họp Quốc Hôi Việt Nam. Hình minh họa. Photo Quochoi.

Tuần trước, công an Việt Nam đề nghị truy tố ba người từng là cựu chủ tịch, cựu phó chủ tịch tỉnh Khánh Hòa. Đây là lần thứ ba những viên chức này bị đề nghị truy tố.

Quốc hội Cộng hòa XHCN Việt Nam vừa công bố kết quả bỏ phiếu tín nhiệm 44 cá nhân từng được các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa này (khóa 15) bầu hoặc phê chuẩn. Đây là những cá nhân đang đảm nhận vai trò lãnh đạo: Nhà nước (Chủ tịch, Phó Chủ tịch), quốc hội (Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ, Tổng Thư ký, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của quốc hội), chính phủ (Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng), Tòa án Tối cao, Viện Kiểm sát Tối cao, Tổng Kiểm toán. Theo “Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm” thì tất cả các cá nhân cần được các ĐBQH Cộng hòa XHCN Việt Nam xem xét – xác định về mức độ tín nhiệm của họ đều đạt yêu cầu (1).

Đây là lần thứ tư quốc hội Cộng hòa XHCN Việt Nam bỏ phiếu tín nhiệm đối với những cá nhân mà họ từng bầu hoặc phê chuẩn (ba lần trước diễn ra vào các năm 2018, 2014, 2013). So với ba lần trước, lần này, việc bỏ phiếu tín nhiệm được quảng bá là khác hơn, mới hơn. Dựa trên quy định mới nhất của Bộ Chính trị về việc tổ chức “lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị” (Quy định số 96-QĐ/TW) được ban hành hồi đầu tháng hai năm nay (2), tháng sáu vừa qua, quốc hội khóa này ban hành nghị quyết “về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn” (Nghị quyết số 96/2023/QH15) [3].

Nhìn một cách tổng quát thì Nghị quyết số 96/2023/QH15 là bản sao của Quy định số 96-QĐ/TW! Còn Quy định số 96-QĐ/TW thì chẳng khác gì mấy so với Quy định số 262-QĐ/TW cũng do Bộ Chính trị ban hành vào tháng 10/2014 và cũng về việc lấy phiếu tín nhiệm. Tương tự, lý do dẫn đến sự ra đời của của Nghị quyết số 96/2023/QH15 của quốc hội khóa này cũng chẳng khác gì lý do khai sinh Nghị quyết số 85/2014/QH13 của Quốc hội khóa 13 hồi tháng 11/2014 – vừa để minh họa, vừa phụ họa cho quy định của Bộ Chính trị về lấy phiếu tín nhiệm! Tất cả đều xác định việc bỏ phiếu tín nhiệm phải dựa trên “phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật” và “kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giaocủa đương sự.

Có nên tín nhiệm việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm và kết quả không?

***

Tuần trước, công an Việt Nam đề nghị truy tố ba người từng là cựu chủ tịch, cựu phó chủ tịch tỉnh Khánh Hòa. Đây là lần thứ ba những viên chức này bị đề nghị truy tố. Hai lần trước họ đã bị đưa ra xét xử, bị phạt tù vì hàng loạt bán công thự, công thổ trái phép và việc truy cứu trách nhiệm hình sự của họ chưa ngừng ở đây, bởi trong thời gian đảm trách vai trò Chủ tịch, Phó Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa họ bán rất nhiều công thự, công thổ trên địa bàn tỉnh này (4). Tuy nhiên hành vi phạm pháp của họ không phải là chuyện để bàn ở đây vào lúc này. Điểm cần chú ý là những ông như Nguyễn Chiến Thắng, Lê Đức Vinh, Đào Công Thiên đều đã từng được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm khi còn tại chức và tất cả đều vô sự, thậm chí năm 2014, ông Vinh không có phiếu “tín nhiệm thấp” nào (5)!

Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm làm gì khi điều đó chỉ giúp những người như các ông cựu chủ tịch, cựu phó chủ tịch tỉnh Khánh Hòa tiếp tục phát huy cơ hội làm giàu nhờ… phiếu tín nhiệm? Có đáng tín nhiệm những người bỏ phiếu tín nhiệm và các lá phiếu tín nhiệm khi những người có tư cách bỏ phiếu tín nhiệm vẫn xác định sự tín nhiệm đối với những “công bộc” mà giá trị tài sản phải tính bằng những trăm tỉ và những trăm ngàn Mỹ kim? Theo các qui định của Bộ Chính trị và nghị quyết của quốc hội, những cá nhân thuộc diện cần phải được đưa ra để lấy phiếu tín nhiệm phải báo cáo về thành quả công vụ, giải trình về tài sản, tại sao những người bỏ phiếu tín nhiệm các cựu chủ tịch, cựu phó chủ tịch tỉnh Khánh Hòa lại xem sự càn rỡ và sự giàu có của những ông này (6) là bình thường?

Ba cựu chủ tịch, cựu phó chủ tịch tỉnh Khánh Hòa chỉ là số lẻ trong vô số trường hợp được phiếu tín nhiệm tạo điều kiện để phá mạnh hơn, đục khoét nhiều hơn. Cũng tháng này, dư luận rúng động khi ông Lê Đức Thọ – Ủy viên BCH TƯ đảng khóa này kiêm Bí thư Bến Tre bị “tước bỏ tất cả các chức vụ trong đảng” vì “Vi phạm nghiêm trọng quy định của đảng, pháp luật của nhà nước, Quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương trong việc kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập’ giải trình nguồn gốc và biến động tài sản không trung thực, không đúng quy định. Vi phạm mang tính hệ thống, kéo dài trong nhiều năm, đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận xấu, bức xúc, ảnh hưởng đến uy tín của đảng, mất uy tín cá nhân(7).

Tuy BCH TƯ đảng chỉ đề cập chung chung như thế nhưng theo một số nguồn được xem là thạo tin thì tài sản của ông Thọ là rất lớn. Những nguồn này bảo rằng, trong đảng, giàu có tới mức đó vốn được xem là bình thường nên hoạn lộ của ông Thọ mới hanh thông như đã biết. Ông Thọ gặp nạn chỉ vì đang vận động để được quy hoạch vào vị trí cao hơn trong BCH TƯ đảng khóa tới (8). Dẫu không thể khẳng định những nguồn vừa đề cập chính xác đến mức nào nhưng rõ ràng, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam không thiếu những cá nhân xem vài trăm ngàn Mỹ kim như giấy lộn mà ví dụ gần nhất là ông Chu Ngọc Anh (9). Ở đợt bỏ phiếu tín nhiệm hồi cuối năm 2018, ông Anh chỉ có 7% phiếu tín nhiệm thấp (10) nên ông mới có điều kiện gây họa lớn hơn!

Chú thích

(1) https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/nghi-quyet-xac-nhan-ket-qua-lay-phieu-tin-nhiem-doi-voi-nguoi-giu-chuc-vu-do-quoc-hoi-bau-hoac-phe-chuan-119231025165316631.htm

(2) https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/van-ban-cua-dang/quy-dinh-so-96-qdtw-ngay-222023-cua-bo-chinh-tri-ve-viec-lay-phieu-tin-nhiem-doi-voi-chuc-danh-chuc-vu-lanh-dao-quan-9217

(3) https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/toan-van-nghi-quyet-96-2023-qh15-ve-lay-phieu-tin-nhiem-bo-phieu-tin-nhiem-119230702092731911.htm

(4) https://dantri.com.vn/phap-luat/hai-cuu-chu-tich-khanh-hoa-bi-de-nghi-truy-to-trong-vu-an-thu-3-20231018095822884.htm

(5) https://thanhnien.vn/chu-tich-tinh-khanh-hoa-co-phieu-tin-nhiem-thap-cao-nhat-185435223.htm

(6) https://cand.com.vn/Ban-tin-113/ke-bien-phong-toa-hang-loat-tai-san-lien-quan-den-cuu-chu-tich-ubnd-tinh-khanh-hoa-i710928/

(7) https://vnexpress.net/bo-chinh-tri-de-nghi-ky-luat-bi-thu-ben-tre-le-duc-tho-4644114.html

(8) https://baotiengdan.com/2023/08/19/chuyen-bi-thu-tinh-uy-ben-tre-co-ngan-ty-o-nha-bank/

(9) https://congan.com.vn/an-ninh-kinh-te/cuu-bo-truong-chu-ngoc-anh-bo-quen-tui-qua-dung-46-ty-dong_151489.html

(10) https://nld.com.vn/thoi-su/cong-bo-ket-qua-tin-nhiem-cua-48-nguoi-duoc-quoc-hoi-bau-va-phe-chuan-20181025110349491.htm

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Góc nhìn khác nhau sẽ có cách đánh giá về sự vật, sự việc và con người khác nhau, đấy là lẽ thường ở đời. Thế nhưng, đại biểu của dân có cách nhìn và cách đánh giá về công việc và về con người khác đa số người dân nhiều vấn đề tới 180 độ thì quả là buồn cho đất nước, xót cho dân. Hãy nhìn kết quả trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của 1 trong 44 thành viên cấp cao của thể chế vừa xảy ra sẽ cho ta cái nhìn rõ hơn.

    Bộ văn hóa thể thao và du lịch trong hơn hai năm qua đã làm được những gì? Đề án 350.000 tỷ nhằm chấn hưng nền văn hoá nước nhà làm cho người dân ngạc nhiên tới mức sửng sốt. Hình như bộ này coi tiền ngân sách như vỏ sò vỏ hến mà không nghĩ đấy là tiền mồ hôi, nước mắt và cả xương máu do người dân đóng góp. Tư duy cho rằng dùng tiền có thể tạo ra những tác phẩm về văn học, về hội họa hay về âm nhạc là tư duy của những kẻ không biết gì về văn hóa. Hàng năm cho phép tới 80 cuộc thi hoa hậu, một hình thức kinh doanh sắc đẹp là việc làm phi văn hóa thiếu tôn trọng phụ nữ.

    Cho chiếu quá nhiều phim dã sử Trung Quốc trên các kênh truyền hình làm cho giới trẻ hiểu sử Trung Quốc hơn sử Việt là có tội với dân tộc.

    Trong thể thao, say sưa với giải ao làng để thua bạn bè láng giềng ở giải châu lục là cách suy nghĩ tự sướng thiếu tầm nhìn.

    Ngành du lịch tưởng thăng hoa sau đại dịch Covid nhưng bây giờ thế nào, hãy nhìn Phú Quốc, Nha Trang và nhiều điểm du lịch khác trong cả nước sẽ rõ. Những lỗi lầm trên có thể thuộc về trách nhiệm của nhiều ngành và nhiều người nhưng người phải chịu trách nhiệm chính là bộ trưởng bộ văn hóa thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng. Một vị bộ trưởng được giao đi đón thượng khách lại đẩy khách ra khỏi thảm đỏ liệu có đủ văn hóa để lãnh đạo ngành hay không?

    Nếu hỏi ý kiến của dân, những người có quan tâm tới chính trị và vận mệnh nước nhà thì có thể 90% sẽ nói rằng bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng không có tín nhiệm để lãnh đạo ngành văn hóa.

    Vậy mà, ông Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong kỳ lấy phiếu tín nhiệm đợt này có kết quả sau:

    + Số phiếu tín nhiệm cao: 219 phiếu (chiếm 45,53% tổng số phiếu thu về).
    + Số phiếu tín nhiệm: 200 phiếu (chiếm 41,58% tổng số phiếu thu về).
    + Số phiếu tín nhiệm thấp: 62 phiếu (chiếm 12,89% tổng số phiếu thu về).

    Theo cách nghĩ của người dân, tín nhiệm cao được hiểu là tín nhiệm, tín nhiệm nghĩa là lưỡng lự, tín nhiệm thấp nghĩa là không tín nhiệm, đây là cách chơi chữ của những người đề xuất ra cách gọi tên cho việc lấy phiếu tín nhiệm. Cứ nhìn thống kê số phiếu nêu trên về bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, ta thấy cách nhìn của các đại biểu được dân bầu khác xa cách nhìn của dân. Hơn nữa có tới 200 người lưỡng lự cũng là con số cần suy nghĩ!

    Đại biểu của dân có cách nhìn khác xa dân lỗi đó do đâu? Do ghế ngồi thay đổi góc nhìn cũng thấy đổi? Do không gần dân nên không hiểu được tâm tư nguyện vọng của dân? Do thiếu thông tin hay do dễ dãi cả nể? Những lý do trên đều không sai nhưng có lẽ nguyên nhân chính là nhiều đại biểu không làm tròn trách nhiệm của một đại biểu cho dân. Ta đã có luật trưng cầu ý dân, giá mà tổ chức trưng cầu ý dân đồng thời với lấy phiếu tiến nhiệm các quan chức do quốc hội bầu rồi so sánh hai kết quả này thì hay

    NGUỒN MẠNG

  2. Còn bên Xứ VỆ, chẳng có thể tín nhiệm ‘thèng’ Tể tướng nào !!!

    2 Nhân vật chính NỔI TIẾNG của Thời đại Chiến tranh Kinh tế vừa theo nhau ra đi :

    1 – Cố Thủ tướng Nhật Shinzo Abe khởi xướng trường phái Kinh tế Abeconomics

    2 – Cố Tể tướng Tàu Lý Khắc Cường khởi động hệ phái Kinh tế Likonomics

    ******************

    Tể tướng Tàu LÝ-Kinh-tế vừa đi theo Thủ tướng Nhật Abê-Tế-kinh

    ******************


    LÝ-Kinh-tế vừa đi theo Abê-Tế-kinh
    Bác Nhật chú Tàu bỏ Nhân tình
    Về chầu Thiên Hoàng – Mao Xếnh Xáng
    Bỏ lại đàng sau cùng một Mô hình
    Địa ốc Nhật-Tàu cuối đường phá sản
    Đông Kinh đã qua nay đang Bắc Kinh
    Đang điền viên Thượng Hải sào huyệt cũ
    LÝ-Kinh-tế thượng mã f..ong nên trụy tim
    Abe đang đăng đàn hùng biện diễn thuyết
    Phát đạn gởi Hòm từ Đông Kinh về Tây Kinh !

    LÝ-Kinh-tế vừa đi theo Abê-Kinh-tế
    Bác Nhật chú Tàu từ bỏ Hiện tình
    Thế giới trên quỹ đạo bất ổn định
    Từng sát na nổ bạo loạn điêu linh
    Chiến tranh Lạnh lồng Chiến tranh Nóng
    Chiến tranh Kinh tế âm thầm huỷ diệt hết mình
    Hàng triệu tù binh cũng là hàng triệu thất nghiệp
    Chưa kể Chiến tranh Gián điệp Văn hóa Vi sinh

    Tuổi già ngẫm mà đứt ruột bên Xứ Vệ
    Kẻ Ếch + thèng Fuc*k + chú Trà bình
    Quả đấm thép + thơ cóc + mồ hôi hột
    Toàn làm kinh bang tế thế vãi sợ kinh !
    Đất hiếm nay nhiều – Người hiếm quá ít
    Nhóm lợi ích đang thanh toán nghĩ mà khinh !!!
    Paris lưu vong nhìn về phương Đông Hà Nội :
    Thương quá Quê Hương Trăm triệu Dân mình…

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TỶ LƯƠNG DÂN

    https://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poesie2&idfam=28

    Cố Thủ tướng Nhật Shinzo Abe khởi xướng trường phái Kinh tế Abeconomics
    Cố Tể tướng Tàu Lý Khắc Cường khởi động hệ phái Kinh tế Likonomics

  3. Tại sao lại không bỏ phiếu tín nhiệm Trọng Lú ?
    Kết quả lấy phiếu tín nhiệm Trọng Lú sẽ rất là vui đấy.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây