Làm sao để Hội đồng trường đại học không chứa “tội phạm tiềm ẩn”?

Mai Bá Kiếm

10-8-2023

Ảnh trên mạng

Nguyễn Cao Trí – Chủ tịch Hội đồng Thành viên Trường ĐH Văn Lang đã bị bắt tạm giam ngày 15/1/2023, nhưng tin không được công bố nên thủ tục miễn nhiệm “ông chủ tịch bị điều tra tội lừa đảo hơn 40 triệu USD” không thể tiến hành theo quy định! Chiều 10/8/2023, trên Website ĐH Văn Lang vẫn còn tên và hình Nguyễn Cao Trí trong 11 thành viên của Hội đồng Trường!

Quy trình bầu và thể thức công nhận Hội đồng Trường chặt chẽ và trọng đại đến đâu thì quy trình và thể thức miễn nhiệm Hội đồng Trường cũng phải chặt chẽ và trọng đại như vậy!

Nhớ lại, ngày 11/12/2017, Phó chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính VN (VAFI) Nguyễn Hoàng Hải gửi công văn 896 cho Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng, báo cáo Trịnh Văn Quyết đã “bất ngờ bán chui” 57 triệu cổ phần, bằng 9% vốn điều lệ của FLC. Nhưng bộ trưởng Dũng, Trung tâm Lưu ký Bộ Tài chính và UB Chứng khoán Nhà nước không thanh tra, để 4 năm 4 tháng sau (1/4/2022), Trịnh Văn Quyết bị bắt về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”!

Nhờ vậy, “tội phạm tiềm ẩn’ Quyết đã lọt vào Hội đồng Trường ĐH Luật Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025. Lệnh bắt Trịnh Văn Quyết ngày 1/4/2022 công khai, nên Hội đồng Trường bầu bãi miễn “chạy tang”, để ngày 12/4/2022, bà Đặng Hoàng Oanh – Thứ trưởng Bộ Tư pháp ký quyết định công nhận miễn nhiệm Trịnh Văn Quyết. Thể thức bãi miễn “tội phạm tiềm ẩn” vẫn trọng đại!

Ngày 31/12/2019, tính gộp giá trị cổ phần nắm giữ tại Bamboo Airways và FLCHomes, tổng tài sản vốn hóa của Quyết ước trên 20.500 tỷ đồng, đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng những người giàu nhất thị trường chứng khoán VN 2019. Nhưng Forbes không ghi nhận Quyết là tỷ phú USD và theo dõi việc đánh giá tài sản “ma” này. Chỉ có Forbes thấy Quyết là “tội phạm tiềm ẩn”!

Nhớ lại, hai năm 2018-2019, Trần Trọng Tuấn – GĐ Sở Xây dựng TP.HCM, bị Thanh tra TP moi ra 3 dự án chủ đầu tư thiếu năng lực tài chính (vốn thấp nhưng khai cao) vẫn được Sở thẩm định đạt, và 17/26 dự án Sở thẩm định mà không thực hiện điều tiết nhà ở xã hội.

Vì vậy, ngày 25/4/2019, Trần Trọng Tuấn được điều về làm bí thư Q.3 để Lê Hòa Bình thay GĐ sở XD. Ngày 13/6/2020, Trường ĐH Luật TP.HCM công bố quyết định công nhận Trần Trọng Tuấn là 1 trong 19 thành viên Hội đồng Trường nhiệm kỳ 2020-2025. Và, 28 ngày sau (11/7/2020), Trần Trọng Tuấn (lúc này là Phó chánh Văn phòng Thành ủy) và Trần Vĩnh Tuyến – PCT UBND TP.HCM bị khởi về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Ngày 23/7/2020, ông Trần Trọng Tuấn nộp đơn xin thôi tham gia Hội đồng trường ĐH Luật TP.HCM nhiệm kỳ 2020-2025, nên thủ tục miễn nhiệm gọn!

Riêng, “tội phạm tiềm ẩn” Nguyễn Cao Trí vẫn là thành viên, và vợ là Bùi Thị Vân Anh thay chồng làm Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Văn Lang vẫn đúng quy trình!

P/S: Khoản 4 Điều 16 Luật Giáo dục Đại học 2012 (sửa đổi 2018) Tiêu chuẩn, bầu chủ tịch hội đồng trường:

– Chủ tịch hội đồng trường là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín, có kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học, có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; độ tuổi đảm nhiệm chức vụ chủ tịch hội đồng trường theo quy định của pháp luật.

– Chủ tịch hội đồng trường do hội đồng trường bầu trong số các thành viên của hội đồng trường theo nguyên tắc đa số, bỏ phiếu kín và được cơ quan quản lý có thẩm quyền ra quyết định công nhận.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Hề… hề… các loại HỘI ĐỒNG TRƯỜNG này chỉ đẻ ra (đào tạo) ra được LŨ CON BUÔN (chính trị, kinh tế, giáo dục….. ) MÀ THÔI!!

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây