“Đã nhận được thư”…

Chu Mộng Long

6-8-2023

Tôi có một thằng bạn học, nhỏ tuổi hơn, nhưng làm quan rất to. Không phải anh Thưởng Chủ tịch nước.

Năm ấy có cô giáo bị oan, rơi vào trầm cảm và không muốn sống nữa. Gia đình nhờ tôi giúp đỡ. Tôi thì giúp đỡ được gì khi tự giúp mình chưa xong. Bèn nhờ bạn thôi. Tôi cấp tốc viết thư gửi cho bạn, nhờ nó chỉ đạo giải oan cho cô giáo. Bức thư vừa gửi đi thì lập tức nhận được phản hồi: “Đã nhận được thư!”

Tôi vô cùng sung sướng loan báo cho mọi người. Cả tự hào, rằng mình có bạn, tuy làm quan to mà tốt. Dù bận bịu trăm công nghìn việc, nó cũng gắng đọc thư của mình và quan tâm đến số phận của người khác. Ai cũng nể tôi và hy vọng cô giáo được cứu.

Một ngày trôi qua. Tôi chờ đợi có chỉ đạo dứt khoát, quyết liệt từ nó. Nhưng không thấy gì. Cô giáo thì đang ở bờ vực thẳm của cái chết. Tôi sốt ruột gửi tiếp cho nó mấy dòng: “Đã đọc thư chưa? Giải quyết thế nào?” Ngay lập tức, tôi nhận được phản hồi: “Đã nhận được thư“. Tôi lại chuyển cho gia đình, rằng sự vụ sẽ được giải quyết, yên tâm.

Một ngày nữa lại trôi qua. Gia đình báo tin cô giáo đã bỏ nhà ra đi, chưa về. Tôi hốt hoảng, nhắn tin tiếp cho bạn, nói tình trạng cấp bách, có thể cô giáo đã tự sát. Lập tức tôi nhận được phản hồi: “Đã nhận được thư“.

Tôi nghĩ mấy giây rồi nhắn tiếp: “Tao hỏi đã đọc thư chưa và giải quyết thế nào!” Lại nhận ngay phản hồi: “Đã nhận được thư“. Bây giờ tôi mới giật mình, bắt đầu nghi ngờ về sự sốt sắng của nó. Nó đọc thư kiểu gì mà trả lời nhanh như điện vậy? Trước sau vẫn một điệp khúc “Đã nhận được thư” là sao?

Tôi không kiềm chế được, phải chửi một câu: “Đ. mẹ mày! Nhận cái con kẹc! Không còn câu trả lời nào khác à?” Tôi tưởng nó nổi khùng sẽ chửi lại. Nhưng nó vẫn điềm đạm: “Đã nhận được thư!

Đến hôm thứ ba thì cô giáo đã tự tử. Người ta tìm thấy xác cô ở một bãi đất trống hoang vắng với lá thư tuyệt mệnh.

Hôm gặp trực tiếp thằng bạn ấy, tôi ngậm ngùi nói: “Mày tệ lắm! Làm quan to mà không cứu nổi một thân phận bé nhỏ thì làm quan làm gì?” Nó buồn, không biết buồn thật hay chỉ mang cái mặt buồn. Nó nói: “Xin lỗi anh. Cho đến khi đọc báo em mới biết tin“.

Tôi trố mắt: “Ơ hay! Vậy sao khi tao gửi thư, mày bảo ‘đã nhận được thư’?” Nó chua chát nói: “Do em cài chế độ tự động. Hàng ngày có trăm ngàn thư gửi đến, mấy khi em đọc?

Ra thế, lượm ơi! Cái chế độ tự động đã làm tôi và mọi người bị mắc bệnh hoang tưởng hết. Vậy mà tôi tự hào với mọi người là có bạn làm quan tốt, nhiệt thành. Xấu hổ chết đi được!

Bình Luận từ Facebook

13 BÌNH LUẬN

  1. HỌC GIẢ BÙI CHÍ VỊNH

    Trong bộ đội khi tấn công một tên chỉ huy tham ô đàn áp lính
    Là đã bị chụp mũ “mưu sát cán bộ, cướp đoạt chính quyền”
    Năm 25 tuổi tôi đã từng nằm quân lao với tội danh như vậy
    Nên chuyện ngậm máu phun người vốn là chuyện tất nhiên

    Vì thế tôi không mơ hồ gì việc có người muốn Nguyễn Văn Chưởng quy tiên
    Với lý do duy nhất là phạm nhân nhận tội
    Xin lỗi, những thằng xử Nguyễn Văn Chưởng chỉ cần một ngày nằm ở nhà giam
    Hứng tra tấn là mẹ cha không nhìn nổi

    Quan tòa mà ở tù thì quan tòa cũng phải nói
    Không khai man cũng khai đại, miễn khỏi bị đòn
    Không giết người cũng sẵn sàng nhận dối
    Sẵn sàng nhận mình là hung thủ ác ôn

    Sẵn sàng nhận mình là hung thủ cho xong
    Bất chấp hệ thống tư pháp được lập đầu danh trạng
    Ở một xứ sở đầy ma quỷ cô hồn
    Ai đang sống cũng chờ ngày lãnh án

    Hỡi những kẻ nắm cán cân công lý mà tâm hồn chai sạn
    Làm ơn một lần trong năm thở hơi thở con người
    Làm ơn ngưng ngay việc tử hình Nguyễn Văn Chưởng
    Để bia miệng ngàn đời không nguyền rủa tanh hôi…

    NGUỒN MẠNG.

  2. Có một câu chuyện được luật sư Triệu Quốc Mạnh – Chỉ huy lực lượng cảnh sát Sài Gòn – Gia Định, kể lại như vầy: Ngày 29/4/1975, sau khi nhậm chức Chỉ huy lực lượng cảnh sát Sài Gòn – Gia Định, ông Mạnh đến Tòa Sài Gòn – Gia Định thì thấy lực lượng cảnh sát tư pháp ở đây vẫn tề tựu đầy đủ, quân trang gọn gàng đứng chào ông nghiêm cẩn. Ông mới vội vã hỏi: “Các anh còn làm gì ở đây mà chưa đi di tản?” Chỉ huy trưởng cảnh sát tư pháp mới nói: “Tại sao chúng tôi phải di tản? Chúng tôi đâu có liên quan gì đến chính quyền?”

    Chuyện này tôi được nghe chính một người cùng trong “lực lượng thứ ba” với ông Mạnh kể lại. (Vì sự riêng tư của ông, tôi sẽ không nói tên, nhưng tôi tin ông, và cũng không thấy ông có lý do để bịa đặt chuyện này).

    Bây giờ nghe chuyện này chúng ta có thể thấy vô lý, nhưng đó chính là nhận thức của những người thời đó, cụ thể là của những người trong ngành tư pháp Sài Gòn bấy giờ: “TƯ PHÁP ĐỘC LẬP”.

    Chính vì thế mới có chuyện, những “trùm sinh viên” của Tổng hội Sinh viên Sài Gòn như Huỳnh Tấn Mẫn, Dương Văn Đầy… được thả ngay tại tòa, trước sự tức tối của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, trong vụ “10 tháng 3” nổi tiếng.

    Tư pháp độc lập không phải sự đảm bảo tuyệt đối cho công lý, nhưng nó là điều kiện tối cần thiết để có được công lý.

    Công lý cần cho tất cả chúng ta. Công lý cần cho mọi người dân, và cần cho cả chính quyền.
    Một chính quyền muốn thực sự vững mạnh, muốn giữ được xã hội thực sự ổn định bền vững thì phải đảm bảo công lý cho từng người dân và tất cả nhân dân.

    Hôm qua, đọc bức thư của Nguyễn Văn Chưởng trên trang FB của luật sư Lê Văn Hòa tôi chợt nhớ lại câu chuyện của luật sư Triệu Quốc Mạnh ở trên.

    Có lẽ cũng đã đến lúc nghiêm túc đặt ra vấn đề độc lập tư pháp và thành lập một lực lượng cảnh sát tư pháp độc lập, để hạn chế tối đa những oan sai do sự chồng chéo của hệ thống điều tra – xét xử hiện hành.

    FB NĐK

  3. HỌC GIẢ BÙI CHÍ VỊNH

    Trong bộ đội khi tấn công một tên chỉ huy tham ô đàn áp lính
    Là đã bị chụp mũ “mưu sát cán bộ, cướp đoạt chính quyền”
    Năm 25 tuổi tôi đã từng nằm quân lao với tội danh như vậy
    Nên chuyện ngậm máu phun người vốn là chuyện tất nhiên

    Vì thế tôi không mơ hồ gì việc có người muốn Nguyễn Văn Chưởng quy tiên
    Với lý do duy nhất là phạm nhân nhận tội
    Xin lỗi, những thằng xử Nguyễn Văn Chưởng chỉ cần một ngày nằm ở nhà giam
    Hứng tra tấn là mẹ cha không nhìn nổi

    Quan tòa mà ở tù thì quan tòa cũng phải nói
    Không khai man cũng khai đại, miễn khỏi bị đòn
    Không giết người cũng sẵn sàng nhận dối
    Sẵn sàng nhận mình là hung thủ ác ôn

    Sẵn sàng nhận mình là hung thủ cho xong
    Bất chấp hệ thống tư pháp được lập đầu danh trạng
    Ở một xứ sở đầy ma quỷ cô hồn
    Ai đang sống cũng chờ ngày lãnh án

    Hỡi những kẻ nắm cán cân công lý mà tâm hồn chai sạn
    Làm ơn một lần trong năm thở hơi thở con người
    Làm ơn ngưng ngay việc tử hình Nguyễn Văn Chưởng
    Để bia miệng ngàn đời không nguyền rủa tanh hôi…

    NGUỒN MẠNG.

  4. https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/995b/live/be79b9f0-2df5-11ee-999b-b74dedc428d3.jpg

    AI BẢO nghe boác HÙ và đảng cướp giờ đây CON CHÁU của các bố hay cãi quảng nôm tha hồ MỒ HÔI NƯỚC MẮT NHỄ NHẠI đạp xe xích lô chở bọn chú chệt ả xẩm NHẾCH NHAC chẳng hơn gì phu xe xích lô của bác TRẦN ANH HÙNG ……. với nạn du lịch 0 đô n..a 0 MAO TỆ …âu cũng nên cảm ơn 2 ĐẠI KỊCH SĨ nguyễn sự cựu bí thơ tỉnh Quỷ HỘI AN + nguyên ngốc ….

    https://dantri.com.vn/du-lich/du-khach-thich-thu-ngam-pho-phuong-da-nang-tren-xe-xich-lo-1394836015.htm

    60 đối tác là các hãng lữ hành từ các nước ASEAN và Trung Quốc đến Đà Nẵng nhân một hội nghị về xúc tiến du lịch đã có chuyến dạo đường phố Đà Nẵng bằng xe xích lô

    https://icdn.dantri.com.vn/mZ4CmU0ghSWg7wdoD7ro/Image/2014/03/1-1f917.jpg

    AI BẢO nghe boác HÙ và đảng cướp giờ đây CON CHÁU của các bố hay cãi quảng nôm tha hồ MỒ HÔI NƯỚC MẮT NHỄ NHẠI đạp xe xích lô chở bọn chú chệt ả xẩm NHẾCH NHAC chẳng hơn gì phu xe xích lô của bác TRẦN ANH HÙNG ……. với nạn du lịch 0 đô n..a 0 MAO TỆ …âu cũng nên cảm ơn 2 ĐẠI KỊCH SĨ nguyễn sự cựu bí thơ tỉnh Quỷ HỘI AN + nguyên ngốc ….

    https://phapluat.tuoitrethudo.com.vn/stores/news_dataimages/hoangphuongduy/122019/09/07/in_article/5921__MG_9711.jpg

    AI BẢO nghe boác HÙ và đảng cướp giờ đây CON CHÁU của các bố hay cãi quảng nôm tha hồ MỒ HÔI NƯỚC MẮT NHỄ NHẠI đạp xe xích lô chở bọn chú chệt ả xẩm NHẾCH NHAC chẳng hơn gì phu xe xích lô của bác TRẦN ANH HÙNG ……. với nạn du lịch 0 đô n..a 0 MAO TỆ …âu cũng nên cảm ơn 2 ĐẠI KỊCH SĨ nguyễn sự cựu bí thơ tỉnh Quỷ HỘI AN + nguyên ngốc ….

    https://baodanang.vn/dataimages/201909/original/images1528477_DSC_3269.jpg

    AI BẢO nghe boác HÙ và đảng cướp giờ đây CON CHÁU của các bố hay cãi quảng nôm tha hồ MỒ HÔI NƯỚC MẮT NHỄ NHẠI đạp xe xích lô chở bọn chú chệt ả xẩm NHẾCH NHAC chẳng hơn gì phu xe xích lô của bác TRẦN ANH HÙNG ……. với nạn du lịch 0 đô n..a 0 MAO TỆ …âu cũng nên cảm ơn 2 ĐẠI KỊCH SĨ nguyễn sự cựu bí thơ tỉnh Quỷ HỘI AN + nguyên ngốc ….

    https://image.plo.vn/600×315/Uploaded/2023/drkxrdbkxq/2015_06_07/nguyen_su_va_nguyen_ngocplovn_HBPQ.jpg

    https://plo.vn/ong-nguyen-su-va-nhung-viec-lam-khong-giong-ai-post342374.html
    Chắc lại thèng LỌT SƯ đỗ pháp hay ngáo sư PCT nguyễn đình trọng đông trình bị trò LÊ PHÚ KỲ đảo chánh ..viết bài tán phét về 2 ĐẠI KỊCH SĨ nguyễn sự cựu bí thơ tỉnh Quỷ HỘI AN + nguyên ngốc ….

    Chuyện ông bí thư đạp xe, bị nghi giả nghèo
    https://vietnamnet.vn/chuyen-ong-bi-thu-dap-xe-bi-nghi-gia-ngheo-359938.html

    Chắc lại thèng LỌT SƯ đỗ pháp hay ngáo sư PCT nguyễn đình trọng đông trình bị trò LÊ PHÚ KỲ đảo chánh ..viết bài tán phét về 2 ĐẠI KỊCH SĨ nguyễn sự cựu bí thơ tỉnh Quỷ HỘI AN + nguyên ngốc ….

    https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/995b/live/be79b9f0-2df5-11ee-999b-b74dedc428d3.jpg

    AI BẢO nghe boác HÙ và đảng cướp giờ đây CON CHÁU của các bố hay cãi quảng nôm tha hồ MỒ HÔI NƯỚC MẮT NHỄ NHẠI đạp xe xích lô chở bọn chú chệt ả xẩm NHẾCH NHAC chẳng hơn gì phu xe xích lô của bác TRẦN ANH HÙNG ……. với nạn du lịch 0 đô n..a 0 MAO TỆ …âu cũng nên cảm ơn 2 ĐẠI KỊCH SĨ nguyễn sự cựu bí thơ tỉnh Quỷ HỘI AN + nguyên ngốc ….

    https://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poesie2&idfam=28

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  5. https://www.youtube.com/watch?v=wVlq9nPtndc

    座頭市 – 歌声が市を斬った Final fight from Shin Zatoichi

    Ước gì 95.000.000 Dân Việt còn lại lấy lại Bảo kiếm từ Hồ Gươm như HIỆP SĨ MÙ NHẬT BẢN trong VIDEO trên chém sạch bọn siêu vi trun..g c..uốc 5.000.000 thằng đảng viên vịt cộng do MAO XẾNH XÁNG nặn lên qua cái máy cái siêu vi trun..g c..uốc chí phèo hồ chí meo ….như thằng chủ tiệm bán NƯỚC võ văn thưởng CON RƠI thằng cố chủ tiệm bán NƯỚC võ chí công cả 2 cha con nhà thưởng lại là CON HOANG sắp về nhà trun..g c..uốc

    https://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poesie2&idfam=28
    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  6. “Mình là Thầy nó ,Nó chẳng thèm nghe
    “Mình” là Cha nó ,Nó cũng chả thèm nghe
    Nhưng Nó phải nghe ,vang dạ vói kẻ chức quyền mà Nó (như là) một cái đinh (lớn hay nhỏ) trong cố máy lớn nguỵ quyền đang “chạy” đó. Nếu không Nó sẻ bị cán dẹp lép ,bị văng ra bên đường …
    Trung với (VUA )tức vói ĐẢNG là vậy…
    “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” (ĐC)

  7. HÀ NỘI phải kính mời Bà Kim ĐẶNG về làm BỘ TRƯỞNG Y TẾ và chấn chỉnh lại ngành Y tế Xứ Việt

    CHÂN THÀNH CẢM ƠN BÁO Người Việt ĐỂ PHỔ BIẾN CHO 100.000.000 DÂN VIỆT trong và ngoài NƯỚC biết về Bà Kim Đặng SÁNG LẬP Trường Y từ bàn tay trắng … 1 TẤM GƯƠNG cho vụ đại án ngoáy mũi lừa bịp và giải cứu của bọn hại DÂN bán NƯỚC đứng đầu là vợ chồng tên cựu chủ tiệm bán NƯỚC xúc f ân xuân fuc*k


    Câu chuyện một thuyền nhân mở trường y, thành công trên đất Mỹ – Kỳ 1
    August 2, 2023

    https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/cau-chuyen-mot-thuyen-nhan-mo-truong-y-thanh-cong-tren-dat-my-ky-1/
    Lập nghiệp từ đôi bàn tay trắng

    Đoan Trang

    https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/TMDD-kim-dang-1.jpg
    Bà Kim Đặng (đứng, thứ hai, từ trái) cùng cha mẹ và ba người em. Hình chụp năm 1992. (Hình: Kim Đặng cung cấp)

    Trong làn sóng những người phải vượt biển đi tìm tự do vào đầu những năm 1980, có một gia đình người Quảng Ngãi, sinh sống ở Chợ Lớn, ra đi từ quê nhà, tái lập cuộc đời và thành đạt tại miền Nam California.

    Tuổi thơ

    Bà Kim Đặng, người con lớn trong gia đình ấy, sau hơn 40 năm, giờ ngồi kể lại, vẫn không giấu được cảm xúc và những ám ảnh trong chuyến vượt biển. “Lúc đó tôi chỉ là cô bé 11 tuổi, nghe mẹ kêu tôi và mấy đứa em, đứa nhỏ nhất mới hơn hai tuổi, sắp đồ lên xe đi Quảng Ngãi, cứ nghĩ được về quê thì thích lắm, nào ngờ đó lại là chuyến đi không biết ngày về,” bà Kim tâm sự. “Nhà tôi ở quê có chiếc tàu, nhỏ thôi, đủ để đưa bà con họ hàng cùng nhau vượt biển. Lúc ra tàu, cảnh sát rượt theo dữ lắm, may mà mấy mẹ con tôi chạy kịp, nhiều người trong họ hàng phải bị ở lại.”

    Trong lúc chạy thục mạng vì bị cảnh sát rượt, mẹ của Kim đánh rớt chiếc la bàn, khi tàu chạy thoát, bị mất phương hướng. Hôm ấy trời trở bão, gió đẩy tàu ra biển lớn. Sau tám ngày lênh đênh trên biển, gặp được tàu đánh cá lớn vớt lên, mọi người được đưa tới trại tị nạn Hong Kong. Đó là năm 1980.

    “Cho tới giờ, tôi vẫn không thể nào quên tám ngày đêm kinh hoàng ấy. Cả tàu ai cũng ói lên ói xuống vì bị say sóng, mọi người nằm bẹp dí, cứ húp được miếng cháo, lại ói ra hết. Mẹ và mấy chị em tôi bị ám ảnh suốt mấy chục năm qua, nên không bao giờ đi du lịch bằng tàu được,” bà Kim kể.

    Trước đó, vào năm 1978, người cha của bà vượt biên, qua tới Hawaii ở một thời gian thì chuyển sang thành phố Long Beach, quận hạt Los Angeles, nên mấy mẹ con Kim chỉ ở trại tị nạn Hồng Kông gần bảy tháng là được ông bảo lãnh sang Mỹ. Cả nhà đoàn tụ và sống tại thành phố biển Long Beach, cách Little Saigon chưa tới 20 dặm, cho đến bây giờ.

    https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/TMDD-kim-dang-2.jpg
    Bà Kim Đặng (áo trắng) và ba người em. (Hình: Kim Đặng cung cấp)

    Bà Kim nhớ lại, khi ấy, sáu người trong gia đình bà ở trong một căn chung cư hai phòng ngủ trên Long Beach Boulervard. Căn nhà được một hội Công Giáo giúp đỡ trong những ngày đầu lạ nước lạ cái, nơi xứ lạ quê người. Ngôi nhà nhỏ xíu, nhưng giống như “trạm trung chuyển”, là nơi ở cho các gia đình bà con nhà Kim sang nhập cư ở tạm, trước khi chuyển sang các tiểu bang khác, hoặc dời xuống Little Saigon. Cứ thế, hết người này tới rồi đi, người khác lại tới.

    Nhưng gia đình nhà Kim cũng đâu khá giả gì, họ ra đi với đôi bàn tay trắng, bỏ lại tất cả, phải làm lại cuộc đời bằng cách kiếm từng đồng xu trên đất Mỹ. Lúc đầu, ba của bà Kim làm ở trạm xăng, được trả $3.35/giờ, nuôi vợ và bốn đứa con, vừa đi học về ngành điện, và làm nghề này từ đó đến nay. Mẹ của bà Kim ở nhà làm may, cắt chỉ, nhưng thu nhập chẳng là bao, bà cố gắng học nhanh để lấy được bằng tóc và nail. Trải qua bao tháng ngày cực khổ như vậy, bà mới cùng chồng nuôi được con cái ăn học thành tài.

    Kim là chị lớn nhất trong nhà, nên ba mẹ muốn con gái làm gương cho các em. Mới sang không biết tiếng, Kim không thể giao tiếp, nên mẹ của Kim bắt con gái phải chú tâm học Anh ngữ, bà nói với con: “Qua Mỹ được là có cơ hội rồi, con phải học cho thiệt giỏi nghe chưa!” Kim vâng vâng dạ dạ, nhưng cô học sinh lớp Bốn vẫn bị sốc vì trong trường chẳng có bạn nào nói tiếng Việt với mình. Mãi hơn một năm sau Kim mới quen được cuộc sống mới, nói tiếng Anh lưu loát, và học giỏi nhất là môn Toán.

    https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/TMDD-kim-dang-3.jpg
    Gia đình bà Kim Đặng Johnson trong ngày lễ tốt nghiệp Master of Nursing của con gái bà Kim Đặng (thứ ba, từ trái). (Hình: Kim Đặng cung cấp)

    Duyên nợ với nghề y

    Tốt nghiệp trung học xong, Kim được UC Irvine và Cal Sate Long Beach (California State University Long Beach) nhận, nhưng vì UC Irvine xa nhà, nên Kim chọn Calstate Long Beach.

    Vào những năm 1980, ở Việt Nam hay nói “Nhất y, nhì Dược, tạm được Bách khoa.” Như nhiều bậc phụ huynh muốn con mình phải là người trí thức, thành đạt, ba mẹ của Kim cũng ép buộc con gái mình phải theo ngành y hoặc dược. “Tôi nghe lời ba mẹ, dù thật tình khi ấy chẳng biết có thích hay không, có điều trong đầu luôn nghĩ là sẽ không bao giờ làm kinh doanh. Không bao giờ!,” bà Kim nói.

    Sau hai năm học các môn về y khoa, Kim nhận ra hướng đi này không đúng đường mình chọn. Chương trình học rất khó, Kim nghĩ, khó mà thích thì mình ráng được, nhưng khó mà không thích thì… thua! Kim chán nản, đi… lấy chồng năm 25 tuổi, và cùng chồng làm kinh doanh cho đến nay. Chồng của bà Kim là Mục Sư Gregory A. Johnson, từng sở hữu một ngôi trường, nhưng vì nhiều lý do nên phải tạm bỏ. Thấy chồng có kinh nghiệm, bà Kim khuyến khích ông mở lại trường đào tạo về ngành y. Ông chiều vợ. Thế là ngôi trường American University of Health Sciences (AUHS) ra đời. Đó là năm 1994, ngay sau khi bà Kim đổi tên thành Kim-Dang Johnson.

    https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/TMDD-kim-dang-4.jpg
    Con gái thứ hai của bà Kim Đặng, trong ngày lễ tốt nghiệp thạc sĩ y tá tại trường AUHS, Tháng Sáu, 2023. (Hình: Kim Đặng cung cấp)

    Những ngày đầu, AUHS chỉ là một cơ sở giáo dục tư nhân sau trung học cơ sở, được thành lập để đào tạo những sinh viên quan tâm đến nghề nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Và sứ mệnh này vẫn được thực hiện cho đến ngày nay, khi bằng cấp của AUHS được công nhận có giá trị tương đương với nhiều trường đại học danh tiếng khác.

    Người cha của bà Kim năm nay đã 90 tuổi, ông vẫn ngày ngày đến AUHS để kiểm tra, chăm sóc hệ thống điện trong khuôn viên nhà trường của con mình. Còn người mẹ tìm nguồn vui bằng cách nấu nướng cho con cái.

    “Nhà tôi ăn toàn đồ ăn Việt, kể cả ông chồng người Mỹ nhưng rất mê món Việt, các con cũng vậy, con trai lớn thích món thịt kho trứng, còn cậu út hay đòi ăn canh khổ qua bà ngoại nấu. Nhà tôi chỉ ăn cơm gia đình, mình bận thì bà ngoại nấu giúp, tụi nhỏ không thích ra ngoài ăn, do quen món bà ngoại và mẹ nấu, thức ăn ngoài quán không vừa miệng,” bà Kim kể.

    Vợ chồng bà Kim có ba người con, hai trai, một gái, trong đó, cô gái giữa 23 tuổi đang theo nghề mà ông bà ngoại mong muốn, là ngành y, và học ngay ở trường của ba mẹ. Năm 21 tuổi, cô gái tốt nghiệp y tá, sau đó học lên master, và trở thành thạc sĩ y tá trong Tháng Sáu vừa qua.

    “Tháng Chín năm nay, AUHS bắt đầu đào tạo tiến sĩ y tá, tôi sẽ khuyên con học tiếp và hy vọng con gái thay mình thực hiện được ý nguyện của mẹ, “ bà Kim tâm sự.

    https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/TMDD-kim-dang-5.jpg
    Hội chợ y tế do USHS tổ chức Tháng Mười, 2022. (Hình: AUHS)

    Những tấm lòng vàng

    Mục Sư Gregory Johnson có nhiều hoạt động giúp đỡ người vô gia cư suốt mấy chục năm. Còn gia đình Kim khi đặt chân đến Mỹ lại được một hội Công Giáo giúp đỡ để ổn định chỗ ở và cuộc sống hàng ngày, nên khi cả hai về chung một nhà, có chung chí hướng, bà Kim cùng chồng làm từ thiện.

    Ở thành phố Long Beach có nhiều người Campuchia là di dân, đa số gặp khó khăn, nên gia đình bà tổ chức phát thực phẩm miễn phí cho người vô gia cư, và các gia đình khó khăn trong khu vực.

    Từ năm 2011, AUHS đều mở hội chợ y tế thường niên, khám bệnh miễn phí cho hàng ngàn cư dân, hầu hết là người cao niên. Sinh viên của trường có điều kiện thực tập, phụ khám bệnh cho mọi người, các em rất thích vì làm được điều tốt cho cộng đồng, mà còn có thêm kinh nghiệm.

    https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/TMDD-kim-dang-6.jpg
    Gian hàng phát sách cho trẻ em, tại hội chợ y tế do AUHS tổ chức Tháng Mười, 2022. (Hình: AUHS)

    Tính ra, mỗi năm AUHS tổ chức nhiều sự kiện từ thiện, mà nguồn ngân quỹ đều từ gia đình bà Kim. Ngoài chương trình phát thực phẩm, các dịp Easter, Christmas, Thanksgiving,… hàng tháng gia đình bà đều tổ chức hoạt động chăm sóc người vô gia cư, tặng quà cho các gia đình nghèo, phát đồ chơi và sách cho trẻ em, và tặng thưởng cho học sinh giỏi.

    “Từ lúc mới ba, bốn tuổi, mấy đứa nhỏ nhà tôi đã theo ba mẹ đi làm từ thiện, theo bố ra công viên nói chuyện với người vô gia cư,” bà Kim kể. “Mỗi năm AUHS còn đi các nước nghèo để giúp đỡ, như Campuchia, Việt Nam, Jamaica, nhưng đi nhiều nhất là các vùng quê nghèo ở Campuchia. Chúa cho mình cơ hội, giúp được ai thì phải giúp thôi.”

    Năm 2002, bà Kim Đặng được Trường Y khoa St. Luke ở Liberia trao bằng Tiến sĩ Danh dự về Giáo dục Y khoa. Vào năm 2016, bà được Hội đồng Y tá Da đen vinh danh với Giải thưởng Nhân đạo vì những đóng góp của bà cho các cộng đồng kém may mắn ở Hoa Kỳ và các quốc gia khác.

    Ngay trong việc mở trường đào tạo về ngành y, chủ đích của vợ chồng ông bà cũng nhắm tới những gia đình không mấy khá giả, học nhanh để đi làm kiếm tiền. “Tôi muốn đào tạo nghề cho sinh viên học nhanh (học liên tục, không nghỉ hè), ra trường sớm, có việc làm liền,” nhà đồng sáng lập AUHS nói.

    https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/TMDD-kim-dang-7.jpg
    Buổi phát thực phẩm ngày 12 Tháng Mười Hai, 2022 tại AUHS. (Hình: AUHS)

    “Học về ngành kỹ thuật, nếu kinh tế đi lên thì có việc nhiều, kinh tế xuống dễ bị thất nghiệp, nhưng y tá, hay dược sĩ thì lúc nào cũng cần. Sinh-lão-bệnh-tử, ai cũng đến lúc dùng tới thuốc men, hoặc phải vô nhà thương.”

    Với thế hệ trẻ, bà Kim cho biết, bà thường khuyên các bạn ba điều: Thứ nhất, phải có niềm tin, vì đây là điều quan trọng nhất, có niềm tin thì mình thất bại vẫn có thể đứng lên mà đi tiếp. Thứ hai là phải có niềm đam mê để vượt qua mọi khó khăn; và cuối cùng, điều gì mình đã thích được 70% thì ráng theo đuổi, đừng vì 30% khó khăn mà chán nản, thất vọng, thì sẽ không tới đâu.

    Đó là lời khuyên của một người đã trải qua hơn 40 năm lăn lộn để vượt qua không biết bao nhiêu khó khăn, vất vả trong quá trình tạo dựng ngôi trường AUHS có được như hôm nay.

    Câu chuyện một thuyền nhân mở trường y, thành công trên đất Mỹ – Kỳ 2
    August 7, 2023
    https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/cau-chuyen-mot-thuyen-nhan-mo-truong-y-thanh-cong-tren-dat-my-ky-2/

    AUHS, môi trường của ‘Tin tưởng – Học hỏi – Sáng tạo – Thành công’

    https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/TMDD-kim-dang-2-1.jpg
    Bà Kim Đặng. (Hình: Đoan Trang)

    Sau gần 30 năm hình thành, American University of Health Sciences (AUHS) trở thành một trong những đại học y có uy tín, đặc biệt với các chương trình đào tạo nhanh, ra trường sớm để làm công việc cao quý nhất, liên quan đến sức khỏe, tính mạng và hạnh phúc của mọi người.

    Khóa đầu tiên có… bốn sinh viên!

    “Đám cưới xong thì vợ chồng tôi bắt tay vào việc mở trường, ‘vạn sự khởi đầu nan,’ nhưng với mình, quá gian nan luôn, vì lúc đó nhà không có, vợ chồng phải ở trong cái phòng nhỏ xíu phía sau khuôn viên trường,” bà Kim Đặng Johnson kể lại câu chuyện hình thành AUHS.

    Vợ chồng mới cưới, lại chẳng có tài sản gì. May mắn sao thời gian đó, ở Long Beach có một nhà thương của chính phủ đóng cửa, họ đăng trên báo rao vặt Penny Saver, là nếu ai có trường, cần thì đến họ cho máy móc. Như “buồn ngủ gặp chiếu manh,” vợ chồng bà mừng rỡ, cấp tốc chạy tới, xin về được mấy cái ghế, máy cân thuốc, và một chiếc máy mà sau đó họ đem bán được $4,000, rồi dùng số tiền này để nộp lệ phí mở trường.

    https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/TMDD-kim-dang-2-2.jpg
    Đại học American University of Health Sciences hiện nay, địa chỉ: 1600 East Street Building, Signal Hill, California 90755.
    “Nhớ lại sau 29 mùa Xuân trôi qua, kể từ ngày lập trường hồi năm 1994, tôi cứ nghĩ và cười trong bụng, ‘sao lúc đó mình… khùng vậy ta!’ vì lúc đó tôi thuê được một chỗ rất nhỏ, rộng có 600 sqft” để mở trường,” bà Kim kể.

    Năm đầu tiên, khi trường được cấp giấy phép đào tạo trình dược viên, bà Kim đăng báo chiêu sinh. Khóa đầu tiên chỉ có vỏn vẹn bốn sinh viên ghi danh, học phí mỗi em là $3,000, trong khi có đủ thứ phải trang trải, nên thay vì thuê người, bà Kim “chủ trường” kiêm luôn chuyện làm kế toán, tiếp tân, và nhân viên dọn dẹp vệ sinh.

    “Tôi rất cám ơn bốn sinh viên đầu tiên đã tin tưởng mà ghi danh học. Năm thứ hai, có 12 sinh viên, năm thứ ba tăng gần 100 người,” bà Kim tâm sự. “Vợ chồng tôi vẫn sống trong cái phòng bé phía sau trường, rất cực khổ, chứ không sung sướng gì, nhưng nhờ có niềm tin vào Chúa, và tôi cũng bắt đầu thích công việc business, nên chịu đựng được mọi gian nan, khó khăn.”

    https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/TMDD-kim-dang-2-3.jpg
    Tân y tá trong ngày tốt nghiệp năm 2013. (Hình: AUHS)
    Để có thể cấp bằng cho sinh viên tốt nghiệp, trường phải được sự công nhận và chấp thuận của Ủy Ban Cao Đẳng và Đại Học (WSCUC), đào tạo y tá phải được Collegiate on Nursing Collegiate Education (CCNE), CA Board of Registered Nursing (BRN) chấp thuận. Theo bà Kim, có tới bảy thẩm định mà nếu trường đạt thì sinh viên khi ra trường mới được cấp bằng, nếu trường không đạt các thẩm định, bằng cấp của nhà trường cấp cho sinh viên là không có giá trị.

    “Năm thứ hai thật sự là một năm khó khăn,” bà Kim kể: “Khi tôi nộp đơn để xin cấp bằng thì bị đánh rớt. Họ không nói thẳng là địa điểm này quá nhỏ, mà chỉ khuyên hãy đi thuê chỗ khác lớn và khang trang hơn. Lúc đó vợ chồng tôi nhìn nhau, hết tiền rồi, giờ sao đây!”

    Từ 600 sqft lên 72,000 sqft

    Ráng tới năm thứ ba, vợ chồng bà tìm được chỗ mới rộng 4,000 sqft và dọn trường qua. Nhưng việc lập trường, nhất là trường đào tạo chuyên về ngành y, phải theo từng bước, và không hề đơn giản. Theo bà Kim, khi ấy có ít người Á Đông, bà lại chưa hiểu về luật pháp, thủ tục, nên phải học đủ thứ, cả về giáo dục y khoa (Medical Education).

    https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/TMDD-kim-dang-2-4.jpg
    Sinh viên tốt nghiệp của AUHS. (Hình: AUHS)

    Sau biết bao khó khăn, nhiều lần thất bại, bây giờ vợ chồng bà tự hào cho biết đại học AUHS đã có chỗ đứng vững vàng với đầy đủ uy tín vì đã được sự công nhận và chấp thuận của WSCUC, CCNE, BRN, và của Hiệp Hội Các Trường Cao Đẳng và Các Trường Thuộc Kitô Giáo (TRACKS), Các Lớp Học Hội Đồng Đầu Tư Lao Động (WIA), ACPE…

    Trường càng phát triển, quy mô càng phải được mở rộng. Sau gần 30 năm, từ một khuôn viên ban đầu rộng 600 sqft, cơ ngơi của AUHS hiện tại là 72,000 sqft, rất khang khang, với đầy đủ tiêu chuẩn, tiện nghi. AUHS có các ngành học như sau: Registered Nurse (RN), Bachelor of Science in Nursing (BSN), Pharmacy Technician (PharmTech), Bachelor Degree in Pharmaceutical Sciences, Master of Science in Clinical Research (MSCR), B.S in Pharmaceutical Sciences (BSPS).

    Từ năm 2019, AUHS đã mở thêm ngành Doctor in Pharmacy, Nurse Practitioner, và sắp tới trường còn đào tạo được tiến sĩ y tá (Doctor in Nursing) và tiến sĩ y khoa (Medical Doctor) cho các sinh viên muốn lấy bằng cao hơn trong ngành dược, y tá và y khoa.

    https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/TMDD-kim-dang-2-5.jpg
    Một buổi học thực tế của sinh viên trường AUHS. (Hình: AUHS)
    Học nhanh, ra trường sớm, có việc làm liền

    “AUHS không giống những trường y khác, là ở đây dạy nhanh, các em được học đủ bốn mùa, ra trường là có thể kiếm được việc làm liền,” sáng lập viên AUHS cho biết. Hiện nay, bằng cấp của AUHS đào tạo tiến sĩ dược, cử nhân y tá và thạc sĩ y tá tiến sĩ dược có giá trị tương đương với Calstate Long Beach, USC, UCI, UCLA, UC San Francisco, Stanford University, và các trường tư thục khác, nên nếu muốn học nhanh, ra trường sớm để đi làm, thì AUHS là một lựa chọn hoàn hảo.

    “Đó là lý do em chọn AUHS để theo học,” Kathy Trần, 21 tuổi, cư dân thành phố Garden Grove nói. “Không ba mẹ nào muốn con mình phải đi làm sớm, nhưng em nghĩ nếu em có thể phụ giúp, ba mẹ sẽ đỡ vất vả hơn.”

    https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/TMDD-kim-dang-2-6.jpg
    Quang cảnh một hội nghị y tế tổ chức tại AUHS.(Hình: AUHS)

    Theo bà Kim, với những sinh viên nào chưa muốn đi làm, vẫn có thể tiếp tục học để có bằng cấp cao hơn. Luật pháp California và 39 tiểu bang khác chấp nhận cho FNP, tức là thạc sĩ y tá (Family Nurse Partitioner) có thể mở phòng mạch khám tổng quát cho bệnh nhân, giống như bác sĩ gia đình, và từ năm 2025, những người này bắt buộc phải học để ra bằng tiến sĩ.

    Khi nói về yêu cầu trong tuyển sinh đầu vào, bà Kim cho biết: “AUHS chỉ tập trung vào sở thích và đam mê của các em, các em sẽ được tư vấn trước, nếu đáp ứng thì nộp đơn, sau đó được phỏng vấn, sau buổi phỏng vấn nhà trường mới quyết định nhận hay không, chứ nhà trường không nhận sinh viên trước khi phỏng vấn. Ngoài ra, học phí cũng là mối quan tâm hàng đầu. Tin vui cho các bậc phụ huynh và các em, là sinh viên AUHS được nhận hỗ trợ tài chính từ chính phủ, cũng như học bổng của AUHS cấp.”

    https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/TMDD-kim-dang-2-7.jpg
    Sinh viên tốt nghiệp của AUHS. (Hình: AUHS)

    Người đồng hành với bà Kim kể từ khi thành lập trường, Mục Sư Gregory A. Johnson, cho biết AUHS chú trọng vào việc phát triển các chuyên gia y tế chất lượng cao cho cộng đồng địa phương và toàn cầu. “Từ nền tảng đào tạo và bằng cấp khoa học sức khỏe đã đạt được, sinh viên tốt nghiệp AUHS được trao quyền để đáp lại lời kêu gọi của Chúa, cung cấp dịch vụ chăm sóc và phục vụ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng và thế giới nói chung,” ông cho biết.

    Mục Sư Gregory A. Johnson có nhiều kinh nghiệm thực tế trong việc điều hành một tổ chức giáo dục đại học, do ông có nhiều năm làm việc trong các dịch vụ tư vấn, cũng như hơn 20 năm lãnh đạo trong việc quản lý nhiều trường tư thục, cao đẳng và đại học, những kinh nghiệm sâu rộng của ông về quản lý kinh doanh trong giáo dục và dịch vụ chăm sóc sức khỏe là vô giá. Quá trình này đã được tăng cường bằng cách tạo ra các phần khởi động thành công của những cơ sở giáo dục và nâng cao chất lượng xuất sắc trong giáo dục, đều thuộc sứ mệnh và tầm nhìn của AUHS.

    “Với tư cách là đồng sáng lập một trường đại học tư thục, tập trung vào ngành nghề chăm sóc sức khỏe, tôi thấy nghĩa vụ của mình là rất quan trọng trong việc giúp định hình chất lượng chăm sóc và giải quyết sự chênh lệch về chăm sóc sức khỏe và sự khác biệt về kinh tế xã hội,” Mục sư Johnson nói thêm.

    https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/TMDD-kim-dang-2-8.jpg
    Đại gia đình bà Kim Đặng – một thuyền nhân thành công trên đất Mỹ. Trong hình, ông bà Kim Đặng Johnson (thứ nhất, thứ hai, từ phải), con gái (thứ ba, từ phải) và hai con trai (hàng sau, áo đen). (Hình: Kim Đặng cung cấp)

    “Tôi vẫn tin vào việc tạo ra một gia đình xuất sắc trong trường đại học này, nơi mà tất cả mọi người, ai cũng quan tâm đến nhau. Chúng tôi không thể tồn tại đến giờ, nếu không được Chúa chọn. AUHS là nơi các sinh viên bất kể tuổi tác, tôn giáo, giới tính đều có thể “Tin tưởng, Học hỏi, Sáng tạo, Thành công” (To Believe, To Learn, To Create, To Succeed)”

    “Đúng như lời Mục Sư Johnson, AUHS như là nhà của mình vậy, không chỉ thế, cả gia đình tôi, bố mẹ, và bạn gái tôi cũng đều được giúp đỡ khi cần thiết,” một sinh viên tốt nghiệp y tá năm 2018 chia sẻ. “Sự học là hành trình quan trọng trong đời sống mỗi người, ở AUHS, tôi không chỉ được học thành y tá, mà còn được rèn luyện để trở thành một con người tốt, có ích cho cộng đồng và xã hội. Đây chính là môi trường giáo dục đưa bạn đến thành công.”

    ***

    Cô bé thuyền nhân 11 tuổi của 43 năm trước, giờ đây đã là một phụ nữ thành công, bà Kim Đặng Johnson luôn luôn tâm niệm mình là người Việt Nam, những đứa con của bà mang dòng máu Việt, biết nói tiếng Việt, ăn đồ ăn Việt. Công việc mà bà đang làm là hướng tới sự phát triển của cộng đồng Việt trong việc đào tạo thêm nguồn nhân lực cho ngành y – đội ngũ trí thức trẻ, có tấm lòng nhân hậu và không quên cội nguồn, như chính hình ảnh của bà suốt mấy chục năm qua.

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  8. Chủ tịch Thưởng nhận được kiến nghị đã trả lời sớm. Đáng hoan nghênh.
    Cần đợi xem sự việc được giải quyết ra sao.

    Không cần đả kích cay độc, chỉ tổ kích động nói năng cực đoan
    Văn là người. Cấm có sai

    • Ủng hộ Lê Minh Dũng “kích động nói năng cực đoan Văn là người. Cấm có sai”

      Nhà giáo là kỹ sư của tâm hồn, là người tạo & tái tạo niềm tin, là người mà những người nhận lá cờ đỏ sao vàng là đại diện chính đáng của mình gọi là “Thầy ơi”. Những nhà giáo hổng nên nói năng cực đoan, kích động như thế này

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây