Blinken tìm cách nâng cấp quan hệ với Việt Nam khi Hà Nội đang chọn một lối đi hẹp

Reuters

Tác giả: Humeyra Pamuk, Francesco Guarascio David Brunnstrom

Cù Tuấn dịch

14-4-2023

HÀ NỘI, ngày 14 tháng 4 (Reuters) – Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken đến thăm Việt Nam trong tuần này với hy vọng đạt được tiến bộ trong việc nâng cấp quan hệ với một đối tác thương mại quan trọng có chung mối quan ngại với Mỹ về sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc.

Đối với Hà Nội, đó sẽ là một phép thử tế nhị: làm thế nào để thể hiện sự cởi mở với Mỹ mà không chọc giận Trung Quốc, một nước láng giềng khổng lồ cung cấp các nguyên liệu đầu vào quan trọng cho thương mại xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, hoặc nước Nga – một đối tác truyền thống khác.

Đó là một nỗ lực ngoại giao cân bằng mà Việt Nam đã thực hiện xuất sắc nhưng là một hành động đang trở nên phức tạp hơn trong một thế giới dường như đang chia thành các khối đối lập, với một bên là Mỹ và các đồng minh của họ, còn bên kia là Trung Quốc và Nga.

Blinken đến Hà Nội vào thứ Sáu 14/4 và sẽ gặp các nhà lãnh đạo Việt Nam vào ngày 15/4 trước khi đến Tokyo để tham dự cuộc họp của Nhóm G7.

Đây sẽ là chuyến thăm Hà Nội đầu tiên của ngoại trưởng chính quyền Biden, người nhậm chức vào năm 2021, mặc dù Phó Tổng thống Kamala Harris đã đến thăm Việt Nam vào tháng 8 năm đó.

Washington sẽ hy vọng đạt được tiến bộ trong việc thúc đẩy quan hệ thành đối tác “chiến lược” từ mối quan hệ mà trong thập kỷ qua được gọi là “toàn diện”.

Các quan chức Mỹ đã không nói mối quan hệ gần gũi hơn này có thể đòi hỏi những gì. Nhưng chuyên gia Đông Nam Á Murray Hiebert, người đã đến thăm Việt Nam vào tháng 2 và nói chuyện với các quan chức chính phủ cấp cao, cho biết điều đó có thể bao gồm việc tăng cường hợp tác quân sự và cung cấp vũ khí của Mỹ.

Tuy nhiên, ông lưu ý rằng có những giới hạn do chính sách của Việt Nam không cho phép nước ngoài đặt căn cứ, quân đội nước ngoài hoặc liên minh chống lại các nước khác. Hà Nội cũng ngần ngại khi thấy giá vũ khí tương đối cao của Mỹ và lo ngại rằng nguồn cung vũ khí này có thể bị các nhà lập pháp Mỹ chặn lại vì lý do nhân quyền.

Blinken cũng sẽ chính thức động thổ xây dựng một khu đại sứ quán mới của Mỹ tại Hà Nội, nơi mà nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ tại Đông Á, Daniel Kritenbrink, đã gọi là “một biểu tượng mới tuyệt vời” về cam kết của Mỹ đối với một “quan hệ đối tác và tình hữu nghị lâu dài”.

Khi ký ức về Chiến tranh Việt Nam ngày càng trở nên xa vời, Washington giờ đây coi Hà Nội, theo cách nói của Kritenbrink, là “một trong những đối tác quan trọng nhất của Mỹ trong khu vực”.

CÂN BẰNG GIỮA BẮC KINH VÀ WASHINGTON

Các chuyên gia nói rằng Mỹ đã chính thức đề cập đến việc nâng cao quan hệ với Việt Nam dưới thời chính quyền Trump, nhưng Hà Nội đã phản đối và dao động trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Washington và Bắc Kinh, vốn có thể phản ứng tiêu cực với động thái này.

Việt Nam, trong khi lo ngại trước sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc và phản đối các tuyên bố chủ quyền của đối thủ ở Biển Đông, vẫn có mối quan hệ kinh tế quan trọng với Bắc Kinh.

Hiebert và các nhà phân tích khác cho biết, mặc dù như vậy, Hà Nội hiện tại có vẻ đã sẵn sàng nâng cấp mối quan hệ với Mỹ, dù không có thông báo nào được mong đợi trong chuyến đi của Blinken và có thể sẽ được để dành cho một cuộc trao đổi cấp cao hơn.

Tháng trước, chứng kiến cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và lãnh đạo Đảng Cộng sản cầm quyền Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, cùng với chuyến thăm của Blinken có thể dẫn đến cuộc gặp giữa hai lãnh đạo vào tháng 7, kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác song phương chính thức giữa hai nước, theo các nhà phân tích.

Cơ hội để Mỹ và Việt Nam nâng cấp quan hệ đối tác toàn diện lên tầm chiến lược sẽ cao hơn với chuyến thăm của Blinken vì nó sẽ mở đường cho một cuộc gặp cấp cao hơn”, Bích Trần, nghiên cứu viên phụ trợ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Washington, cho biết.

Kritenbrink cho biết, Washington đang nỗ lực thuyết phục Việt Nam đa dạng hóa mua sắm quốc phòng thay vì chỉ mua từ Nga, một điều “rõ ràng là vì lợi ích của Việt Nam và cũng sẽ phù hợp với luật pháp Mỹ”.

Nhân quyền là một lĩnh vực nhạy cảm khác, và vài giờ trước khi Blinken đến, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên án việc Việt Nam bỏ tù một nhà hoạt động chính trị nổi tiếng và nói rằng quan hệ đối tác song phương chỉ có thể phát huy hết tiềm năng nếu Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền của mình.

Hôm 13/4, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi Blinken “công khai và riêng tư thúc giục giới lãnh đạo Việt Nam chấm dứt việc lạm dụng có hệ thống quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp ôn hòa“.

Kritenbrink cho biết, ông “tin tưởng” Blinken sẽ nêu lên những lo ngại về nhân quyền khi tới Hà Nội.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Đây là những kiến nghị của tớ về chuyện mời bác Tổng bí thư đi Mỹ

    – DONT GO! Tuổi bác cao, lại đã qua biến chứng . Nhờ hồng phúc nước nhà nên sức khỏe bác đã phục hồi, đã bắt đầu đi tới những chỗ Bác Hồ vẫn tới để nghỉ ngơi . Nhưng Mỹ là 1 chuyện khác altogether. Khí hậu ở Mỹ khác hẳn VN & những địa điểm nghỉ ngơi của Bác Hồ, khắc nghiệt hơn, bạo lực súng ống hơn . Bác Tổng hổng nên đi, vì sức khỏe của bác hiện giờ là vốn quý của đất nước, không nên làm chuyện gì tổn hại tới

    – Tuy vậy, có thể để anh Thưởng đi . Có nhiều điều lợi . 1- Tạo ra 1 hình ảnh Việt Nam trẻ trung, bên cạnh 1 nước Mỹ đã già còn lẩm cẩm . 2- Đây là dịp để anh Thưởng chứng minh mình có đủ bản lĩnh, không làm mất quốc thể . Đây cũng là dịp anh thực hiện những gì anh hứa, là trung thành với chủ nghĩa Mác-Lê & tư tưởng Hồ Chí Minh . Chỉ nhắc anh mấy điều

    – Vì lão Đần có vẻ không còn kiểm xoát được mental faculty, anh có thể hỏi thẳng là nước Mỹ có chủ trương chống Cộng hay không ? Nếu nói không thì hỏi tại sao Mỹ gần đây có những động thái chống Trung Quốc ?

    – Nếu lão Đần xử dụng chiêu của Bác Hồ “Chúng ta vẫn có thể là bạn”, thì anh có thể nhái giọng Church Lady SNL, “Well, isnt that special?”

    – Nhớ mặc áo trong mang chữ “Lets go, Brandon”. Hoặc can đảm hơn nữa thì mặc áo Phúc Biden. Bảo đảm dân Việt cầm chuông trong & ngoài nước sẽ đồng lòng ủng hộ anh

    Vài dòng gửi anh Thưởng, hy vọng Đảng sẽ chọn anh đại diện cho nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa trong chuyến qua Mỹ .

    Chừng nào Mỹ có thể hiểu rõ, thấu cảm & ủng hộ cách nhìn của Việt Nam về nhân quyền thì mới có thể bàn tới nâng cấp quan hệ được . Cứ “nêu quan ngại” thế này thì nâng cấp phải dựa vào cái gì đây ?

  2. Nghe phong phanh ông ngoại trưởng Mỹ muốn tới Vn thương lượng và nhân đó nói về nhân quyền thì cái bọn đầu gấu ra tay trước, tống cổ cái đứa cứng đầu vào tù và “trục xuất” đứa lỳ lợm khác, đánh phủ đầu xem mày dám làm gì ông, mày biết chúng ông là ai không ?
    Dạ biết, quý ông là những thằng chó đẻ nổi tiếng mất dạy và hèn hạ, chuyên bắt nạt kẻ yếu và ăn trên lưng họ.

  3. “Cân bàng giữa Bắc Kinh và Washington” ư ? Các ngoại nhân này hình như chưa hiểu
    gì về CS. ? Kiểu lý luận này không hề biêt câu phương ngôn VN. “bán anh em xa,mua
    láng giềng gần” nhưng ở đây Mỹ…còn khuya mới được coi là anh em mà mãi mãi là kẻ
    thù ý thức hệ thì bán làm sao được trong khi ngược lại phải “mua’ với bất cứ giá nào
    tên láng giềng gian manh nhất để được bảo kê hòng …”muôn năm trường trị” !
    Xin nói thẳng là Mỹ đã bị VC.lợi dụng mà vẫn (nhẫn nại hay ngu ngơ) không biết vì họ
    đang dùng Mỹ để diễn kịch tạo “uy tìn” với toàn thể nhân dân VN.rằng họ cũng muốn
    “xa Tàu, gần Mỹ” cũng như thời CS. chưa mạnh thì họ Hồ gửi thư cho TT. Mỹ vậy ?
    Thật ra về thủ đoạn chính trị thì nhũng nước CS. “ăn đứt” các quôc gia dân chủ !

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây