Ai “đưa cơm” cho người dám làm

Huy Đức

12-4-2023

+ “Đốt lò” phải song hành cùng cải cách. + Cần tách bạch hành pháp chính trị với hành chính công vụ ngay.

Hoàng Tư Giang vẫn là nhà báo hiếm hoi hiện nay đặt ra các vấn đề thiết thực ở tầm vĩ mô. Nhưng, khi nhắc tới “tinh thần Võ Văn Kiệt”, có lẽ, cũng cần tách bạch giữa hai vấn đề và hai giai đoạn.

Ông Võ Văn Kiệt có một câu nói nổi tiếng (với bà Ba Thi), “Chị cứ làm đi, miễn là không tư túi nếu có đi tù, tôi đưa cơm”. Câu nói được đưa ra ở thời kỳ “xé rào”, thời kỳ người dân không có quyền ngay cả quyền tự kiếm lấy ăn; thời kỳ “cơ chế” không chỉ trói buộc cán bộ mà trói buộc mọi nguồn lực trong đất nước.

Ông Võ Văn Kiệt (thứ hai từ phải qua) và bà Ba Thi, cùng ông Lữ Minh Châu. Ảnh: Gia đình cung cấp/ báo Tuổi Trẻ

Thời kỳ thứ Hai là trong thập niên 1990s, khi đất nước chuyển từng bước sang kinh tế thị trường, “cơ chế” mở ra là để phát triển chứ không phải trói nhưng vẫn còn rất nhiều bất cập. Ông Kiệt không “đưa cơm” cho tù nữa, ông mang sâm – banh vào nhà tù uống mừng cựu bộ trưởng Vũ Ngọc Hải ngay sáng hôm sau khi đóng điện thành công Đường dây 500kv.

Ít ai còn nhớ, “Công trình thế kỷ” Đường dây 500 kv gần như không được quyết toán vì có nhiều mắc mớ về thủ tục. Một hai năm đóng điện sớm hơn [chờ thủ tục] của Đường dây 500 kv là sự thay đổi không thể hạch toán của đất nước.

Trong Đại hội giữa nhiệm kỳ [tháng 1-1994], ông Võ Văn kiện cảnh báo hai nguy cơ: tham nhũng và tụt hậu [trong 4 nguy cơ mà Đại hội đưa ra gồm chệch hướng và diễn biến hòa bình]. Minh bạch và nhà nước pháp quyền mới có thể chống tham nhũng. Xin nói sau về pháp quyền.

Việt Nam đã có một thập niên rưỡi [1992-2006] thiết kế chính sách theo hướng cắt giảm các điều kiện kinh doanh, giảm bớt thủ tục cho người dân. Nhưng, do vẫn không tách bạch hành chánh công vụ với hành pháp chính trị, khuynh hướng đúng đắn này đã bị đảo ngược kể từ 2008. Đó là thời kỳ tham nhũng lên ngôi vì điều kiện kinh doanh càng vô lý, càng gắt gao, quan chức càng dễ nhũng nhiễu [Vụ án đăng kiểm xe cơ giới và những ách tắc khi thực hiện Nghị định 136 về PCCC là hai ví dụ mới nhất, điển hình].

Khi không tách bạch hành pháp chính trị với hành chính công vụ, những hệ quả tiêu cực diễn ra ở cả hai giai đoạn: Giai đoạn ban hành chính sách [lập pháp, lập quy] và Giai đoạn thực thi.

Ở giai đoạn ban hành chính sách, xu hướng tập trung quyền lực cho ngành, đẻ thêm thủ tục trở nên một xu thế không thể chặn đứng. Ở giai đoạn thi hành, không chỉ dân chúng bị nhũng nhiễu, bộ máy hành chính công vụ có thể bị đình trệ khi người đứng đầu lo sợ nguy cơ hoặc đứng trước nguy cơ đối diện với cơ quan chống tham nhũng [tách thì cho dù người đứng đầu có phải vào lò, dịch vụ công vẫn làm thông suốt].

Không tách bạch hành chánh công vụ [hình thành ở đó một đội ngũ viên chức hành chánh mẫn cán, tuyệt đối không tham gia vào tiến trình ban hành chính sách, chỉ thi hành chính sách, chỉ tuân theo pháp luật chứ không chờ hỏi ý kiến cấp trên] thì chống tham nhũng sẽ dễ xảy ra 3 kịch bản: Lãn công [vì chống đối]; Đùn đẩy vì sợ trách nhiệm [cái gì cũng hỏi cấp trên, hỏi trung ương, thậm chí hỏi cả C03]; “Ăn” nhiều hơn [Để “mua bảo hiểm” phòng khi bị lộ, vụ kittest và “giải cứu” là ví dụ].

Không tách bạch hành pháp chính trị thì những bộ trưởng mới, thường được điều từ địa phương lên, thì ngay sau khi ấm chỗ, việc ưu tiên của họ không phải là đưa ra chính sách mới mà thay người mới của mình vào những vị trí “có màu”, thường những vị trí đó là kỹ trị, đòi hỏi những người am hiểu lĩnh vực, có thâm niên trong cơ quan công vụ.

Kinh tế suy thoái và có tới 72% doanh nghiệp được hỏi nói rằng họ vẫn bị “nhũng nhiễu”[tỷ lệ kỷ lục trong hai chục năm qua] đặt ra nhiều câu hỏi cho công cuộc chống tham nhũng. “Ăn” như vụ “kit test” và “giải cứu” thì không thể không bắt. Nhưng bắt như thế mà vẫn “ăn” thì đâu mới là đích đến của công cuộc đốt lò.

Thời kỳ hiện nay không còn là thời kỳ “xé” những hàng rào “quan liêu bao cấp” của ý thức hệ mà là thời kỳ phá bỏ những rào cản nuôi dưỡng tham nhũng, lập ra để nhũng nhiễu dân. Tuy nhiên, cho dù thời kỳ nào cũng cần những người “dám nghĩ, dám làm” nhưng phải tách bạch việc tuân thủ quy trình, thủ tục của bộ máy hành chánh công vụ với quy trình ra quyết định lớn, ảnh hưởng đến sự thay đổi đất nước, thay đổi một địa phương, của người đứng đầu.

Khi xem xét quyết định của những người đứng đầu phải phân biệt đó là những quyết định bất chấp hiệu quả [chi ra hàng nghìn tỷ để mang lại những đống sắt vụn như Vinashin, Gang thép Thái Nguyên, Ethanol, Sợi Đình Vũ…] hay là những quyết định táo bạo làm thay đổi theo hướng tốt đẹp hơn nhưng chưa hoàn thiện về thủ tục.

Soi những sơ hở về thủ tục để kỷ luật, hạ bệ cán bộ, hay đánh giá công tội dựa trên hiệu quả kinh tế xã hội mà quyết định của người ấy mang lại, sẽ là một thông điệp có ý nghĩa chính trị nhất đối với những người dám làm.

Kinh tế Việt Nam đang ở một trong những thời kỳ tồi tệ nhất kể từ khi đổi mới. Tình trạng này vừa do chịu tác động của hậu covid và chu kỳ suy thoái toàn cầu, vừa do chủ yếu các nguyên nhân nội tại. Đừng nhìn suy thoái kinh tế chỉ ở những chỉ số, những nhà lãnh đạo có trách nhiệm là phải nhìn thấy sau đó tình trạng doanh nghiệp phá sản, lao động thất nghiệp, ăn xin, trộm cướp hành hoành.

Công cuộc đốt lò đã biến nhiều quan tham thành củi, thành tựu đó vẫn cần được duy trì. Nhưng chống tham nhũng phải song hành cùng cải cách. Chống tham nhũng là để môi trường kinh doanh “sạch” hơn chứ không phải để gieo rắc sự sợ hãi, để bộ máy không dám làm hoặc làm thì nhũng nhiễu hơn, vơ vét hơn.

Đừng để doanh nghiệp nuối tiếc, so sánh với thời kỳ “sống chung với tham nhũng”. Đất nước, đặc biệt là nền kinh tế cần vận hành trong một môi trường minh bạch chứ không phải vận hành trong một guồng máy dân chúng buộc phải “bôi trơn”.

_____

Bài liên quan: TPHCM cần bảo vệ cán bộ ‘dám nghĩ, dám làm’ để vượt qua khó khănGần 72% doanh nghiệp thừa nhận tình trạng cán bộ nhũng nhiễu (VNN).

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Cho tớ được phép phủ định sạch trơn bài này

    “Công trình thế kỷ” Đường dây 500 kv gần như không được quyết toán vì có nhiều mắc mớ về thủ tục”

    Yep, khoảng đầu những năm 2000’s, có 1 tớ samizdat được lưu truyền trong giới sinh viên, có nói về con ô Kiệt & bà Cầm thầu 1 phần trong vụ này . Trúng đậm .

    “kể từ 2008. Đó là thời kỳ tham nhũng lên ngôi”

    Not really. Ngay từ đầu “Đổi Mới” đã xuất hiện rồi, hay đúng hơn, bắt đầu từ chuyện bán bãi vượt biên . ĐM chỉ làm cho nó kinh khủng hơn thui . Ngay từ đầu ĐM đã xảy ra hổng biết bao nhiêu vụ, Epco Minh Phụng, nước hoa Thanh Hương, tín dụng đen … Nếu cái lò của bác Tổng xuất hiện từ hồi đó thì tất cả những “yêng hùng”, những -tiếng Quảng- “eng hèng” của ĐM chắc chắn sẽ dính chấu hết, và trong số đó không ít thái tử Đảng . Hoàng Ty & Thành Duẩn cũng phất lên bắt đầu từ thời này . Gia đình tớ was in the very thick of it, & tớ bắt đầu hiểu chuyện đời vào thời gian đó . Trước khi rời khỏi VN, gia đình tớ để lại cho người thân 1 cuốn sổ ghi contacts, bao gồm hổng ít các vị tai to mặt lớn . Lúc đó bắt đầu có đt, 1 phu nhơn chỉ rõ cần gọi tới trước để bả lên lịch . Và nếu đi Tết cho 1 trưởng phòng 1 cơ quan thét ra lửa là 5 chỉ vàng, 1 số tiền khá bộn lúc đó, thì các ông trên nữa sẽ là bao nhiêu ? Lemme give ya a hint, 1 cận thần của 6 Dân was in that book. Và cái giá của ông này hoàn toàn vượt xa mức 5 chỉ . Hồi đó có tiếng lóng, loại 3 chỉ, loại 5 chỉ, và cao hơn nữa là 1 cây, 1 cây 2.

    “khuynh hướng đúng đắn này đã bị đảo ngược kể từ 2008”

    Chạy tội cho đám i đê ớt . Mà chạy cũng hổng khéo “Việt Nam đã có một thập niên rưỡi [1992-2006] … Nhưng, do vẫn không tách bạch hành chánh công vụ với hành pháp chính trị”. 1 ông tiến sĩ buôn lậu trong i đê ớt, khi dưới trướng ông liệng lựu đạn vào dân Ngụy thì giữ rịt quyền dân cho Đảng . Sau khi bị đá, ổng lục tục đòi quyền dân . Thử đoán xem ổng là ai .

    Cái tựa “Ai “đưa cơm” cho người dám làm” nói lên rất nhiều . 1 điều quan trọng là nếu có “bảo kê chính trị”, aka ông lớn đỡ đầu, thì hầu như muốn làm gì cũng được, kể cả làm bậy . Vậy nếu có bảo kê, ngu gì không làm bậy . Đó là thông điệp rõ rệt nhứt . Chính vì vậy, toàn bộ những vụ nổi cộm thời đó, nếu truy tới ngọn ngành, không 1 eng hèng ĐM nào sạch sẽ, kể cả Võ Văn Kiệt .

    Để bây giờ 1 cơ quan xuất bản sách làm việc với 1 Đề Đốc Hải Quân Mỹ, cho ra 1 cuốn sách với nội dung chống Cộng vẫn nỏ mồm trách nhiệm với đất nước .

    “bắt như thế mà vẫn “ăn” chính là hệ lụy của cái tựa . Vì tội gì không ăn . Yên chí đã có bảo kê chính trị . Cho tới khi chính cái ô cũng được đưa vô tạm giữ

    Huy Đức hỏi “Ai “đưa cơm” cho người dám làm”, thì chính mình có dám không ? Bi giờ những người “dám làm” được đưa vô tạm giữ hơn bị nhiều, Trương Minh Tuấn, Đinh La Thăng, bộ sậu Việt-Á, bi giờ tới bộ sậu “giải cứu”. Nếu HĐ đưa cơm cho họ, hoặc ngang tàng như ông sáu liệng lựu đạn, đem sâm banh vô thì nhớ bót hình lên cho thiên hạ biết . Xem phản ứng của mọi người ra sao thì biết .

    “Chuyện của VVK và vai trò của ông ta sau 1975 cũng chưa vứt được vào sọt rác đâu,thưa ông Choi Song Djong”

    Chuyện của VVK trước 75 lại càng phải được tôn vinh . Không ai nhắc lại, thui thì tớ mạn phép . Ô Võ Văn Kiệt phụ trách T-4 biệt động nội thành . Có nghĩa tất cả những hoạt động từng làm khiếp vía dân Ngụy & nức lòng dân Ta, như ông bà của Nguyễn Thùy Dương, & các trí thức đấu tranh như Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm … đều dưới sự chỉ huy của ô Võ Văn Kiệt . Trân Văn có kể liệng lựu đạn vô nhóm sinh viên học sinh đang sinh hoạt hướng đạo .

  2. Hãy thôi thần tượng VVK mà hãy xem lại cách hành xử của ông ấy, góp phần làm sụp đổ một thể chế chánh trị nhân bản, giúp việt cộng cướp sạch một Miền Nam trù phú ấm no và “khoan dung, chăm chỉ” giúp dân sài gòn chạy gạo từng bữa thì không thể xem đó là cái ơn mưa móc. Chuyện hôm nay là thằng con rơi của ông ta ăn bẩn, ăn cắp tiền thuế của dân còn đang rất nóng trên mạng xã hội. Ông Trương Huy San nên vứt những nhân vật này vào sọt rác lịch sử và đừng bới cái hũ mắm ra nữa.

    • Chuyện của VVK và vai trò của ông ta sau 1975 cũng chưa vứt được vào sọt rác đâu,thưa ông Choi Song Djong,đó là cuộc đối kháng giữa Bắc và Nam trong đảng CSVN vẫn âm ỉ từ xưa đến nay và sẽ không bao giờ chấm dứt giữa bọn Bắc gồm những cán bộ từ Hà nội đến Thanh Hóa,Nghệ An,Quảng Bình và bọn Nam từ Huế,Quảng Nam trở xuống,thường thì bọn Nam… thua vì địa chính trị,vì thiếu lý thuyết,thiếu sự tàn ác và thâm hiểm…

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây