Ngày “giải phóng”

Nguyễn Thông

10-10-2022

Hôm nay ngày 10.10 tây (ngày chứ không phải mùng, bởi mùng chỉ dùng cho âm lịch, cho nên bắt trẻ con hát “mùng 8 tháng 3, em ra thăm vườn…” là sai), liên quan tới sự kiện xảy ra ở Hà Nội cách nay 68 năm, 10.10.1954.

Chính trị và lịch sử xứ ta đang cố tình xuyên tạc, bóp méo sự kiện này để trang trí tô vẽ cho nhà cai trị. Thậm chí hôm nay trên một tờ báo còn dựng chuyện “Giải phóng thủ đô: Phá tan âm mưu trao trả một thủ đô tan hoang xơ xác” nhưng đọc cả bài chẳng thấy người Pháp có âm mưu cụ thể gì cả. Cần nói thẳng với đám tuyên giáo ngu ngốc, nếu người Pháp muốn phá, dễ ợt, chả còn chỗ cho ông to bà lớn ngự trong tòa nhà phủ chủ tịch bây giờ đâu, nói chi những chỗ khác. Ngay cái chùa Một Cột, lâu nay cứ nói quân Pháp chủ ý phá, cũng cần xem lại.

Những người chứng kiến sự kiện xảy ra năm 1954 ở Hà Nội, năm 1955 ở Hải Phòng hiện giờ còn nhiều, lịch sử khách quan trong con mắt họ khác hẳn với lịch sử mậu dịch, lịch sử quốc doanh, lịch sử bị bóp méo được tô vẽ bởi những nhà vẽ sử, và nhất là đám thủ lĩnh chính trị.

Nên bỏ ngay cái thói lừa đảo lừa bịp khi gọi là “Ngày giải phóng thủ đô”, “Ngày giải phóng Hải Phòng”, bởi chả có cái mặt nạ nào có thể che đậy được mãi. Son phấn sơn phết mãi trên tượng cũng có ngày phai nhạt lộ ra thực chất đất sét. Tới lúc này thì lộ quá rồi, đừng kiên định với trò lừa bịp nữa. Lừa gần 7 thập niên rồi, đủ rồi. Cứ nói “Tiếp quản thủ đô”, “Tiếp quản Hải Phòng” thì đã chết ai, mà lại được tiếng tử tế, đàng hoàng.

Nhà cai trị cố ý duy trì và chấp nhận cái sai như thế này, thậm chí còn công khai đồng tình ủng hộ, thì tư cách cũng chả ra gì.

“Giải” có nghĩa là hành động làm cho thoát khỏi, cởi bỏ, cởi trói, xóa đi sự trói buộc. Giải sầu, nghĩa là cái nỗi sầu muộn trói buộc ta, ta cởi vứt nó đi thì sẽ thấy nhẹ nhõm, sung sướng. Giải oan là cởi bỏ nỗi oan của người khác, giải hạn là tìm cách thoát khỏi cái hạn vận vào ta… Phóng nghĩa là hành động để buông ra, thả ra, cứu người hoặc con vật đang bị trói buộc, hoặc đuổi bỏ kẻ nào đó. Phóng sinh là thả con vật đang bị bắt giữ cho nó sống. Phóng thích là thả ai đó sau khi bị bắt giữ. Giải phóng là hành động tấn công lực lượng nào đó để giải thoát, cởi trói, đem lại tự do cho con người hoặc vùng đất.

Kéo quân về thủ đô (và Hải Phòng) theo thỏa thuận hai bên đã bàn để tiếp quản, nhận bàn giao, chuyển quyền cai quản, được dân chúng ra đón, cờ hoa rợp trời, không tốn một viên đạn, một giọt máu, thì giải phóng cái nỗi gì, mà lâu nay cứ nói cho bằng được.

Làm chính trị lừa bịp có thể gặt hái được kết quả nhất thời, nhưng bị khinh rẻ, tiếng xấu thì muôn đời. Sử méo mó có thể lừa được vài thế hệ nhưng khi bị lột trần thì chỉ “giá trị” như miếng tã rách.

Còn cái đám sử mậu dịch lau nhau không dám vươn cổ chịu chém để bảo toàn sử đúng nghĩa, không cần nhắc bởi chúng chỉ giống bọn nô tỳ.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Cảm ơn Tác giả, cảm ơn Tiếng Dân! Tôi lại được mở to mắt ra thêm chút nữa.

  2. * Ngày nay ngành du lịch tại chxhcnvn như gà đẻ trứng vàng, bò sữa vắt mãi không hết;
    ngày càng ăn nên làm ra; hốt bạc cưa đôi, phần nộp ngân sách phần đi lạc vào đâu đâu ai cũng biết….
    Có bao giờ nhà cầm quyền tự hỏi, sao cái thị xã Hội An, mấy cái tháp Hời rêu phong ở Mỹ Sơn… thô thiển là thế, có gì mà bọn Tây nó kéo tới mãi không thấy chán?!

    Họ nghĩ bọn nầy hình như không khùng khùng thì cũng dại dại!

    Điều cho đến nay họ vẫn không thể nào hiểu nổi, là Phương Tây quí trọng giá trị văn hoá đến như thế nào, vì đó là chứng tích của lịch sử, của những nền văn minh đã lụi tàn.
    Huỷ diệt các di sản văn hoá, những công trình dân sinh phòng chống thiên tai trên đất địch, với người Phương Tây, là tội ác;
    cho dẫu đang thù địch nhau trong chiến tranh – có lúc cánh quân đội vì tức giận muốn lạm dụng vi phạm,
    thì đa số tiếng nói phía lập pháp, tư pháp và dư luận truyền thông vẫn không chấp nhận.
    3.200km đê điều khắp miền Bắc, chùa Trấn Quốc chùa Một Cột, tháp Rùa, những đình chùa cổ hàng trăm năm tuổi ở nhiều nơi…vì thế vẫn bình yên.

    Ngược lại, phe “ta” thì nói dối, vu cáo, dựng chuyện, hư cấu, mạo nhận… là “nghề của chàng”; miễn sao thắng lợi về ta, là “duyệt”.
    Cứu cánh biện minh cho phương tiện là phương châm đặc sản của phe cách cái mạng; ai cũng biết rồi, chẳng muốn nói mãi.

    * Tuy nhiên luận lý hời hợt để bác bỏ chữ “giải phóng HN, HP” thì e chưa đủ vững.

    Muốn kéo quân về 2 thành phố nầy không phải tự nhiên mà được, không phải chỉ thò bút ký HĐ Genève 1954 khoẻ re là xong.
    Cái gì cũng phải có nguồn cơn tự sự bao nhiêu năm trước đó để có ngày nầy tại 2 tp lớn vừa nói.
    Đó là xương máu, gian khổ của toàn dân.
    Chưa nói chính nghĩa, chính danh, sự khôn ngoan của lãnh đạo và lương tri cả dân tộc, là vấn đề còn phải tiếp tục tốn nhiều giấy mực…

    Nhưng trên hết, là những vấn nạn bị bịt miệng

    – CÂU HỎI “GIẢI PHÓNG” ĐỂ LÀM GÌ?
    – TẠI SAO ĐƯỢC GIẢI PHÓNG MÀ LẠI CÓ HÀNG TRIỆU NGƯỜI 2 LẦN PHẢI BỎ PHIẾU BẰNG CHÂN, TỪ CHỐI THỤ HƯỞNG GIẢI PHÓNG ,
    – VÀ TẠI SAO ĐÃ GIẢI PHÓNG MÀ VẪN KHÔNG CÓ ĐỘC LẬP TỰ DO CHO TOÀN DÂN (về nhiều giá trị phổ quát mà đại đa số loài người chẳng cần giải phóng vẫn đang được hưởng)

    Trên đây là những câu hỏi lớn cần được giải đáp.
    Chứ không phải nổ lực BÁC BỎ 2 chữ giải phóng.


  3. Hoan hô  Nguyễn Thông xứng danh Nhà văn phản tỉnh phản biện phản hồi !

    Hoan hô  Nguyễn Thông xứng danh Nhà văn phản tỉnh phản biện phản hồi !

    Hoan hô  Nguyễn Thông xứng danh Nhà văn phản tỉnh phản biện phản hồi !

    ******************************

     Ôi Nhớ nhung Xưa sao giờ vẫn Mới: Em về Hà Nội cho gửi vài lời

    ***************************

    Em về Hà Nội cho gửi vài lời
    Hồ Gươm xa mù sương nhà Anh đó
    Phố Cầu Gỗ bươm bướm vờn muôn nơi
    Ôi Nhớ thương Xưa mãi giờ vẫn Đẹp
    Thủ đô ơi ! Biết đến tới bao giờ ??
    Mình trùng phùng hội ngộ trước Tháp Bút
    Anh mãi chờ Cố nhân đợi ven Hồ
    Lệ thầm Ngàn giọt khóc Nỗi thương nhớ
    Xa xăm từ ấy Hiệp định đến giờ
    Genève lại gần Paris oan nghiệt !
    Sài Gòn – Washington cũng gần cơ !!!
    Hà Nội vĩnh biệt từ Mùa Thu năm ấy
    Cờ máu sa mưa huyết lệ mãi không ngờ
    Bao giờ Thủ đô Hồi sinh giải phóng
    Mùa Xuân Việt Nam bất tử không chờ
    Tây Âu + Bắc Mỹ đàn Chim lạc Việt
    Từ Lưu vong lưu đày về Bến mơ
    Như đàn Sâm Cầm hoàng hôn về Tổ
    Ấm bên Bếp lửa gác Mộng Giang hồ
    Ôi Nhớ nhung Xưa sao giờ vẫn Mới
    Mây trời Paris xin nhắn Ngàn lời
    Gửi Tháp Rùa – Hồ Gươm cho ta nhé
    Tháp Bút ghi lại Lời thương đến triệu Người
    Hà Nội còn Anh thư Anh hùng Tiên tổ
    Vùng đậy đứng lên quét sạch lũ giòi
    Giải phóng cho Thăng Long bừng sống lại
    Tân Đại Việt – Hoàng kỳ phất muôn nơi

    Ôi Nhớ nhung Xưa sao giờ vẫn Mới
    Em về Hà Nội cho gửi Ngàn lời
    Hồ Gươm xa mù sương… nhà Anh đó !
    Phố Cầu Gỗ bươm bướm lượn muôn nơi
    Ôi Nhớ thương Xưa mãi giờ vẫn Đẹp
    Thủ đô ơi ! Biết đến tới bao giờ ??
    Mình trùng phùng hội ngộ trước Tháp Bút
    Anh mãi chờ Cố nhân đợi ven Hồ
    Lệ thầm Ngàn giọt khóc Nỗi thương nhớ
    Xa xăm từ ấy Hiệp định đến giờ

     

     

    Em về bao Chốn ấy xin cho Anh biết…
    ***************************


    https://www.youtube.com/watch?v=BTWsuGMylmM  
     Hướng Về Hà Nội [Hoàng Dương] Tuấn Ngọc

    Em về Chốn ấy cho Anh biết…
    Mặt nước Hồ Gươm còn Trăng sao ?
    Tháp Rùa đợi Ai dâng Kiếm báu
    Biển Đông dậy sóng  đáp Bặch Đằng
    Tháp Bút có chăng vẫn ghi chép
    Việt sử Hiện đại gởi Mai sau

    https://www.youtube.com/watch?v=jdodRvbliZs
     Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên – Ngọc Lan ( Nguyễn Đình Toàn )

    Em về Chốn ấy cho Anh biết…
    Sài Gòn Niềm thương Nỗi nhớ trào
    Hoàng Kỳ phất phới Dinh Độc lập
    Nhà sách Khai Trí Văn hóa cao
    Đêm mầu Hồng Hương Tự do Phố
    Nửa Hồn thương đau khiến lệ trào
    Paris by Night nhớ Sài Gòn Nhỏ
    Phố Bolsa Cali Lòng xuyến xao
    Sài Gòn Niềm thương bất tận tuyệt
    Em về Chốn ấy cho Anh biết nào …

     https://www.youtube.com/watch?v=a_CSMyAGKmg  
     Đà Nẵng một thời dấu yêu, thơ Luân Hoán, nhạc và trình bày Nhật Ngân

    Em về Chốn ấy cho Anh biết…
    Đà Nẵng Thời Ấu thơ + Thanh xuân
    Phố biển vọng động ngàn mộng mị
    Chuyến đò qua An Hải vượt Hàn Giang  
    Em về Chốn ấy cho Anh biết…
    Cô Thầy bè bạn Mái trường xưa
    Tiếng trống đổi giờ đổi môn trung học
    Một thời Đà Nẵng Phan Châu Trinh
    Sống mãi trong đời lưu vong luân lạc
    Mắt biếc tóc thề ghi Chuyện tình mình….

    https://www.youtube.com/watch?v=HBYKD_niguY
    Việt Kiều Về Quê Ăn Tết- Vui Hay Nhục


    Nàng về Chốn ấy xin cho Chàng biết…
    Chữa răng sửa mắt bơm mông vú
    Căng da gắn màng trinh giả Tàu ô
    Máy bay bà cố già chọn phi công trẻ
    Thần tượng Trương Mỹ Lan + Lý Nhã Kỳ
    Bắt chước bọn côn an kền kền đỏ máu
    Rỉa thịt móc mắt hàng chục triệu Dân ta
    Ả về Chốn ấy báo cho tớ biết…
    Tha hồ lê lết nhậu ẩm thực béo phì ra
    Nhìn hình ta thét lên vì tưởng heo nái
    Mặt thịt con cháu Trư bát giới chệt ma
    Cùng cố nhân đực vịt kìu iêu nước lã
    Về du hí hành D(h)ương nhậu nhẹt ngợi ca
    Tán phét phọt phẹt lãnh bằng khen to tổ bố
    Bưng bô siêu quan đỏ vào lăng viếng bo..ác Hồ
    Ả về Chốn ấy xin cho tớ biết…
    Mặt dầy vô liêm sỉ kên kên kền kền thua xa

     
    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  4. Hoan hô tác giả Nguyễn Thông !
    Ở trong nước mà ông dám viết được như thế là can đảm lắm.

Comments are closed.