Sự am hiểu về tình trạng cạnh tranh Hoa Kỳ – Trung Quốc

Project-Syndicate

Tác giả: Edoardo Campanella

Đỗ Kim Thêm, dịch

12-8-2022

Về các mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã đạt đến tình trạng tồi tệ như thế nào, năm cuốn sách mới đây đã đưa ra năm lời giải thích dị biệt, nhưng thường trùng lặp nhau. Nhìn chung, các cuốn sách cho rằng, mặc dù Mỹ có thể đã làm quá mức về các chính sách trước đây trong tinh thần cam kết, nhưng sẽ là một sai lầm nguy hiểm nếu Mỹ đi quá xa trong chiều hướng khác.

Cuộc chiến Ukraine không thay đổi các ưu tiên chiến lược của Mỹ. Trung Quốc, chứ không phải là Nga, vẫn là thách thức lớn nhất đối với trật tự tự do. “Trung Quốc là quốc gia duy nhất có cả ý định định hình lại trật tự quốc tế và ngày càng tăng là sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ để làm điều đó“. Trong bài phát biểu gần đây, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken giải thích: “Tầm nhìn của Bắc Kinh sẽ đưa chúng ta ra khỏi các giá trị phổ quát mà nó đã duy trì rất nhiều tiến bộ của thế giới trong 75 năm qua“.

Tuy nhiên, các biến động ở Ukraine đã làm sâu đậm thêm sự chia rẽ ngoại giao và chính trị giữa hai cường quốc. Ngay trước cuộc xâm lược của Nga, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố rằng, mối quan hệ Trung Quốc – Nga “không có giới hạn”, và kể từ đó, ông đã từ chối lên án sự xâm lược theo kiểu đế quốc mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Tương tự như vậy, các biện pháp trừng phạt sâu rộng của phương Tây đối với Nga được thiết kế không chỉ để trừng phạt điện Kremlin, mà còn gửi lời cảnh báo sớm đến các nhà lãnh đạo Trung Quốc, những người có thể đang dự tính tấn công Đài Loan.

Sự leo thang tình trạng căng thẳng liên quan đến chuyến đi của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tới hòn đảo này hiện nay đã mở rộng sự chia rẽ hơn nữa. Theo Blinken, Mỹ nên tìm cách “định hình môi trường chiến lược xung quanh Bắc Kinh” bằng cách đầu tư vào các năng lực công nghệ – quân sự của Mỹ và huy động các đồng minh của Mỹ.

Về mặt vật chất, điều này không khác biệt khi so với phương sách của chính quyền Donald Trump trong Chiến lược An ninh Quốc Gia năm 2017 đã mô tả Trung Quốc là một cường quốc theo chủ trương xét lại việc sử dụng “công nghệ, tuyên truyền và cưỡng chế để định hình cho một thế giới trái đạo đức đối với các lợi ích và giá trị của chúng ta”.

Như nhà sử học Naill Ferguson đã chỉ ra: “Việc đả kích Trung Quốc của Trump từng rất là đáng trách, đã trở thành một lập trường đồng thuận, với một liên minh đáng lo ngại của các lợi ích hiện nay đang thành một phong trào chống Bắc Kinh“. Kể từ khi “xoay trục sang châu Á” của chính quyền Obama hơn một thập niên trước, Trung Quốc đã từ một đối tác chiến lược trở thành một người cạnh tranh chiến lược, nếu không muốn nói là một đối thủ chiến lược.

Những cuốn sách được điểm ở đây kể về những câu chuyện khác nhau trong vấn đề đã xảy ra như thế nào, nhưng cuối cùng, mỗi cuốn sách đều mang đến một thông điệp tương tự. Sự thiếu hiểu biết nhất quán, thường là do các rào cản văn hóa không thể vượt qua và sự mờ đục của Trung Quốc, và những kỳ vọng không thực tế, tất cả đã dẫn đến tình trạng vỡ mộng, tiếp theo là thất vọng, căng thẳng và xung đột.

Tinh thần cam kết thất bại

Trong nhiều năm, các chiến lược gia Mỹ cho rằng sự hội nhập của Trung Quốc vào trong nền kinh tế toàn cầu và sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu Trung Quốc sẽ mang lại sự cởi mở hơn về chính trị và kinh tế cho đất nước. Như Tổng thống Hoa Kỳ George H.W. Bush đã nói hồi năm 1991: “Không có quốc gia nào trên trái đất phát hiện ra cách nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của thế giới trong khi ngăn chặn các ý tưởng ngoại lai tại biên giới“.

Cũng tương tự như vậy, gần một thập niên sau đó, Tổng thống Bill Clinton lặp luận rằng: “Trung Quốc càng tự do hóa nền kinh tế của mình, họ sẽ càng giải phóng toàn diện tiềm năng của người dân … Và khi các cá nhân có sức mạnh không chỉ để mơ ước mà còn để thực hiện ước mơ của họ, họ sẽ đòi hỏi một tiếng nói lớn hơn”.

Aaron L. Friedberg, Giáo sư chính trị và các vấn đề quốc tế tại Đại học Princeton và là Phó Cố vấn An ninh Quốc gia cho cựu Phó Tổng thống Dick Cheney, tham gia trong một nhóm đang lớn mạnh của các chuyên gia về chính sách đối ngoại, những người tin rằng, chương trình nghị sự về hội nhập của thời kỳ trước Trump là một thất bại.

Trong tác phẩm Getting China Wrong, Friedberg đã phá bỏ chiến lược cam kết sau Chiến tranh Lạnh thuộc về lưỡng đảng của Mỹ, cho thấy cách mà Trung Quốc đánh bại các kỳ vọng, đặc biệt là dưới sự cai trị của Tập Cận Bình, bằng cách xa rời chủ nghĩa tự do thị trường và hướng về chủ nghĩa tư bản nhà nước.

Trung Quốc tận dụng cách thâm nhập các thị trường nước ngoài mà không tuân theo các luật lệ và không bao giờ công khai công nhận vai trò của Mỹ trong việc thúc đẩy hội nhập của chính mình vào nền kinh tế toàn cầu và Tổ chức Thương mại Thế giới. Và hiện nay, dưới thời Tập Cận Bình, đảng Cộng sản Trung Quốc đã củng cố chế độ cai trị độc tài với cái giá phải trả là tự do hóa tối thiểu được thực hiện dưới thời những người tiền nhiệm Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.

Hiện nay, Kurt Campbell, Điều phối viên về chính sách Ấn Độ – Thái Bình Dương của Biden, lưu ý rằng: “Thời kỳ được mô tả rộng rãi là tinh thần cam kết đã kết thúc“. Tuy nhiên, như Friedberg cảnh báo, việc thiếu sự hội tụ Mỹ-Trung mang lại những rủi ro hữu hình cho cả Mỹ và thế giới. Xét cho cùng, Trung Quốc là một quốc gia độc tài đang nghiêng về việc tăng cường ảnh hưởng của mình, đe dọa các nước láng giềng, mở rộng danh sách các quốc gia khách hàng và phá hoại các thể chế dân chủ bất cứ khi nào có thể.

Hơn nữa, Trung Quốc và Mỹ mâu thuẫn trong nhiều vấn đề có thể dẫn đến tính toán sai lầm và thậm chí là các cuộc đối đầu quân sự, từ tình trạng của Biển Đông, Hồng Kông và Đài Loan, đến trộm cắp về tài sản thuộc tác quyền trí tuệ, các vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi và tranh chấp về mạng 5G mới nổi và các công nghệ khác. COVID-19 đã đào sâu thêm sự chia rẽ giữa hai cường quốc, củng cố sự ngờ vực lẫn nhau và thể hiện rõ ràng rằng Trung Quốc vẫn chưa chuẩn bị và không sẵn sàng duy trì trách nhiệm toàn cầu của mình.

Các giải pháp tương ưng cho tinh thần cam kết?

Nhưng Trung Quốc là một quốc gia có nhiều mâu thuẫn, và các lập luận chống cam kết có nguy cơ làm đơn giản hóa quá mức mọi thứ. Để khởi đầu, các tham vọng bá quyền của Trung Quốc ít rõ nét và minh thị hơn so với giới cứng rắn về chiến lược của Mỹ. Ít nhất, trong hiện tại, những nỗ lực của Trung Quốc nhằm tăng cường sức mạnh kinh tế và quân sự dường như thiên về việc giảm các khả năng tổn thương của chính họ hơn là về việc giành được ưu thế so với Mỹ.

Ông Tập không tích cực cố gắng xuất khẩu hệ tư tưởng của đảng Cộng sản Trung Quốc hoặc hệ thống chính phủ. Ông không công khai ủng hộ một cuộc cách mạng cộng sản toàn cầu như Stalin, Khrushchev và các nhà lãnh đạo Liên Xô khác đã làm, nhất là vì ông tập trung hoàn toàn vào việc duy trì “chủ nghĩa xã hội với các đặc điểm của Trung Quốc” và “trẻ trung hóa quốc gia” ở trong nước.

Bất chấp những tuyên bố nóng bỏng của các tổng thống Mỹ trong quá khứ về dân chủ hóa không thể tránh khỏi của Trung Quốc (một tuyên bố có lẽ là cần thiết để thuyết phục cử tri Mỹ mở rộng vòng tay của họ cho một quốc gia cộng sản), tự do hóa chính trị không bao giờ là một mục tiêu thực tế.

Như Henry Kissinger đã chỉ ra vào năm 2008, chúng ta đang nói về nền văn minh duy nhất với 4.000 năm tự trị trong vành đai của mình. “Người ta phải bắt đầu với giả định rằng, họ phải học được điều gì đó về các yêu cầu để sinh tồn, và không phải lúc nào cũng được cho rằng chúng ta biết điều đó tốt hơn họ“.

Một thập niên sau, Chas W. Freeman, Jr., một nhà ngoại giao kỳ cựu của Mỹ, đã xác nhận tinh thần cam kết thực sự là gì: “Cho dù công chúng Mỹ có thể hy vọng hoặc mong đợi rằng Trung Quốc sẽ tự Mỹ hóa mình đến mức nào, chính sách của Mỹ gần như hoàn toàn nhằm thay đổi hành vi bên ngoài của Trung Quốc hơn là trật tự hiến định của họ“.

Nhưng ngay cả khi chấp nhận rằng tinh thần cam kết là một thảm họa chiến lược, điều gì sẽ là giải pháp thay thế? Có lẽ Trung Quốc sẽ vẫn là một nền kinh tế kém phát triển bên lề trật tự toàn cầu, và người Mỹ sẽ không được hưởng lợi từ hàng hóa với giá rẻ và thâm hụt được tài trợ một phần bởi việc Trung Quốc mua trái phiếu Mỹ.

Tuy nhiên, ngay cả trong kịch bản này, Alastair Iain Johnston của Đại học Harvard lập luận, Mỹ có thể “đã phải đối mặt với một Trung Quốc thù địch, được trang bị vũ khí hạt nhân xa lánh một loạt các thể chế và chuẩn mực quốc tế, tránh xa các thị trường toàn cầu và với sự trao đổi xã hội, văn hóa hạn chế. Nói cách khác, một Trung Quốc vẫn được cai trị bởi một đảng Lenin tàn nhẫn, nhưng là một đảng đã huy động ồ ạt và quân sự hóa để phản đối mạnh mẽ các lợi ích của Mỹ“.

Cái giá của sự tương thuộc

Ảnh bìa sách: Getting China Wrong và The United States vs. China

Quan trọng hơn, giới phê bình về chiến lược cam kết đã đánh giá thấp thành tựu lớn nhất của nó. Các mối liên kết thương mại, tài chính và công nghệ không chỉ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp phương Tây. Họ cũng đã thay đổi bản chất của sự cạnh tranh địa chính trị trong một cách lành mạnh.

Không giống như trong thời Chiến tranh Lạnh, khi chủ nghĩa cộng sản và tư bản cùng tồn tại trong riêng biệt, tình trạng cạnh tranh Trung-Mỹ đang diễn ra trong cùng một hệ thống kinh tế, do nhiều năm tương tác liên tục đã buộc Trung Quốc phải nắm lấy thị trường, ngay cả khi không phải lúc nào cũng theo những cách thỏa mãn. Và một lợi ích chính của sự tương thuộc kinh tế này là nó làm tăng chi phí tham chiến, ngay cả khi cạnh tranh khốc liệt.

Đây là lập luận mà C. Fred Bergsten, Giám đốc sáng lập của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson đưa ra trong tác phẩm Hoa Kỳ so với Trung Quốc, ông tập trung vào khía cạnh kinh tế của tinh thần tham gia và nêu bật các lựa chọn để duy trì một số hình thức hợp tác Trung-Mỹ.

Trong phần lớn sự nghiệp của mình, Bergsten đã làm việc ở trong và ngoài chính phủ, ông có một sự hiểu biết độc đáo về tình hình phức tạp của nền kinh tế toàn cầu. Cuốn sách của ông ít nói về lịch sử của mối quan hệ Trung-Mỹ hơn là về sự xuất hiện của một cấu trúc quản trị toàn cầu mà nó bảo đảm sự ổn định, giải quyết những thách thức của thời đại chúng ta và ủy thác một vai trò thích hợp cho Trung Quốc.

Bất kỳ hệ thống kinh tế quốc tế hoạt động nào cũng đòi hỏi, trong trường hợp các tiện ích công cộng trong toàn cầu, chẳng hạn như ổn định tài chính quốc tế hoặc phối hợp kinh tế, tinh thần lãnh đạo phải vượt qua các vấn đề hành động tập thể chưa đúng mức.

Do đó, một thế giới không có nhà lãnh đạo là nỗi sợ hãi lớn nhất của Bergsten. Ông luôn lưu tâm đến “Bẩy Kindleberger”, được đặt tên Charles Kindleberger, nhà sử học về kinh tế trong thế kỷ XX, người đã chỉ ra cách một bá chủ đầy tham vọng thất bại trong việc cung cấp đầy đủ các tiện ích công cộng toàn cầu mà nó có thể dẫn đến các cuộc khủng hoảng hệ thống và thậm chí là chiến tranh.

Đó là những gì đã xảy ra sau Thế chiến thứ nhất, khi Mỹ trở thành con mồi của xu hướng cô lập, từ chối bước hoàn toàn vào vị trí của Vương quốc Anh, tạo ra khung cảnh cho sự sụp đổ của hệ thống tài chính toàn cầu.

Điều gì đó tương tự cũng xảy ra trong cái mà Bergsten gọi là kịch bản G-0 của mình. Nếu cả Trung Quốc và Mỹ đều không sẵn sàng hoặc có thể làm ổn định hệ thống kinh tế toàn cầu, thế giới sẽ chỉ còn lại một tình huống rối loạn và không ổn định, trong đó không ai thực sự chịu trách nhiệm.

Nhưng điều đáng lo ngại không kém sẽ là một thế giới G-1, trong đó Trung Quốc nắm giữ ưu thế kinh tế. Chế độ đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ định hình trật tự này theo các giá trị và nguyên tắc riêng của mình, tận dụng ưu thế của quyền lực thương lượng mà nó sẽ có được từ ảnh hưởng kinh tế ngày càng mở rộng.

Theo quan điểm của Bergsten, hy vọng tốt nhất nằm ở một thế giới G-2, với Mỹ và Trung Quốc đóng vai trò là “ủy ban chỉ đạo không chính thức” để xử lý các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, đại dịch và các thách thức về phát triển kinh tế.

Nhưng điều không rõ là Trung Quốc sẽ chấp nhận thỏa thuận này không. Trong năm đầu tiên nhậm chức, Barack Obama đã đề xuất là Mỹ và Trung Quốc hình thành một mối quan hệ đối tác để giải quyết các vấn đề trọng đại nhất của thế giới. Trung Quốc đã bác bỏ ý tưởng này vì không tương thích với sự ủng hộ kéo dài hàng thập niên của họ đối với quản trị toàn cầu đa cực, và một lựa chọn tương tự có vẻ thậm chí còn thiếu thực tế hơn hiện nay, trong bối cảnh căng thẳng song phương gia tăng mạnh mẽ.

Trung Quốc mộng của Tập Cận Bình

Bất kể người ta theo quan điểm nào về những giá trị (hoặc nhược điểm) của tinh thần tham gia của Hoa Kỳ, có một biến số quan trọng không kém khác cần xem xét: khát vọng của chính Trung Quốc.

Trong tác phẩm Thế giới theo Trung Quốc, Elizabeth Economy, người hiện đang được nghỉ phép từ Viện Hoover của Đại học Stanford để làm cố vấn cấp cao cho Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo, đã chú ý đến chiến lược mới đầy tham vọng của Trung Quốc nhằm lấy lại vinh quang trong quá khứ.

Ảnh bìa sách: The World According to China

Bà giải thích, tầm nhìn của ông Tập về thế giới bắt nguồn từ các khái niệm như “sự trẻ trung hóa vĩ đại của Trung Quốc” hay “một cộng đồng của định mệnh chung” hứa hẹn sẽ xây dựng một “thế giới rộng mở, toàn diện, sạch sẽ và tươi đẹp, được hưởng hòa bình lâu dài, an ninh toàn cầu và thịnh vượng chung”. Trên thực tế, tất cả những khẩu hiệu này ngụ ý là một hệ thống quốc tế được chuyển đổi triệt để thành một Trung Quốc thống nhất trong nội bộ mà trung tâm là Trung Quốc.

Kể từ cuộc chiến tranh nha phiến vào giữa thế kỷ XIX, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã rất chú trọng đến vấn đề chủ quyền, và trong trường hợp của Tập Cận Bình, tầm nhìn của ông sẽ được thực hiện đầy đủ một khi tất cả các yêu sách về lãnh thổ của Trung Quốc đối với Hồng Kông, Đài Loan và Biển Đông được giải quyết. Theo Economy, việc Đài Loan thống nhất với Hoa Lục là một “nhiệm vụ lịch sử” đặc biệt quan trọng đối với đảng Cộng sản Trung Quốc.

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, ông Tập đã thực hiện các cuộc diễn tập quân sự tích cực xung quanh Đài Loan để thể hiện quyết tâm của mình – và đã leo thang mạnh mẽ sau chuyến thăm viếng của bà Pelosi. Ông Tập đã nói rằng Đài Loan sẽ được thống nhất với đại lục trước năm 2049 – kỷ niệm một trăm năm của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; nhưng để điều đó xảy ra trong cuộc đời của chính ông, gần như chắc chắn sẽ phải đến sớm hơn.

Trong mọi trường hợp, ông Tập đã dùng đến cả sức mạnh mềm và cứng để thúc đẩy ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc. Ông đã kêu gọi các quan chức Trung Quốc tạo ra một hình ảnh về một quốc gia “đáng tin , đáng yêu và đáng kính”, đồng thời tận dụng vị trí của Trung Quốc trong Liên Hiệp Quốc và các định chế khác để đưa các chuẩn mực và giá trị quốc tế phù hợp hơn với chính họ.

Sức mạnh cứng rắn của Trung Quốc đã được thể hiện toàn diện không chỉ trong các cuộc tập trận xung quanh Đài Loan và cuộc đàn áp Hồng Kông mà còn trong việc xây dựng các đường băng trên các rạn san hô ở Biển Đông đang tranh chấp.

Trung Quốc cũng đang thúc đẩy hệ sinh thái công nghệ trong nước và thiết lập các tiêu chuẩn công nghệ của riêng mình để cạnh tranh với việc thiết lập tiêu chuẩn toàn cầu của Mỹ và Liên minh châu Âu.

Để đạt được mục tiêu, Trung Quốc đã và đang xây dựng một mạng lưới các quốc gia trung thành thông qua các khoản đầu tư liên quan đến Sáng kiến Vành đai và Con đường.

Cuộc chơi dai dẳng của Trung Quốc

Người ta có thể cho rằng chiến lược này chỉ là thành quả của tham vọng chính trị của chính Tập Cận Bình. Nhưng như Rush Doshi thể hiện trong tác phẩm The Long Game, những nỗ lực của Tập là một phần của dự án kéo dài hơn nhiều nhằm thay thế cho Mỹ như là một bá chủ trong khu vực và toàn cầu.

Hiện đang là Giám đốc Trung Quốc vụ trong Hội đồng An ninh Quốc gia của Biden, Doshi đã tạo ra một công trình học thuật đầy ấn tượng dựa trên cơ sở dữ liệu gốc về các tài liệu của đảng Cộng sản Trung Quốc (bao gồm các hồi ký, tiểu sử và hồ sơ hàng ngày của các quan chức cấp cao).

Ảnh bìa sách: The Long Game

Những gì thể hiện từ những tài liệu này là một “chiến lược quy mô” đang phát triển của Trung Quốc được định hình bởi các biến động quan trọng mà nó đã thay đổi nhận thức của Trung Quốc về sức mạnh của Mỹ: Sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, những chiến thắng của trào lưu dân túy năm 2016 (cuộc trưng cầu dân ý về Brexit của Vương quốc Anh và cuộc bầu cử của Trump) và đại dịch COVID-19.

Sau sự sụp đổ của bức tường Berlin, Trung Quốc đã ý thức được khoảng cách quyền lực to lớn, gần như không thể vượt qua giữa Trung Quốc và Mỹ, vì vậy họ quyết định “ẩn náu và chờ thời của mình”. Trong hai thập niên, Trung Quốc theo đuổi một chiến lược “thẳng thừng”, tự cho phép mình dần dần được hội nhập vào trật tự tự do quốc tế thông qua tư cách thành viên trong các định chế và tham gia vào nền kinh tế toàn cầu, tất cả mà không phải gánh vác bất kỳ chi phí lãnh đạo nào.

Khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 nổ ra, giới lãnh đạo Trung Quốc coi đó là khởi đầu của sự suy vi của phương Tây. Điều đó đã kích hoạt một sự thay đổi hướng tới một chiến lược “xây dựng”, theo đó Trung Quốc đã thách thức Mỹ một cách nhẹ nhàng về kinh tế, quân sự và chính trị.

Sau đó là sự rút lui của Anh-Mỹ khỏi việc quản trị toàn cầu vào năm 2016, điều này đã báo trước “những thay đổi trọng đại chưa từng thấy trong một thế kỷ”, Doshi viết.

Sự phân cực của hệ thống quốc tế đã thay đổi cho thấy Trung Quốc đang trên đà trỗi dậy và sự suy vi của phương Tây là không thể tránh khỏi. Sự thay đổi trong việc phân cực này có nghĩa là Trung Quốc có thể chuyển sang một chiến lược “mở rộng”, xây dựng phạm vi ảnh hưởng không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn cầu.

Theo Doshi, trong thời điểm hiện tại, mục tiêu cuối cùng là “dựng lên một vùng ảnh hưởng siêu tọa độ” ở quê hương và quyền bá chủ một phần trên khắp các nước đang phát triển gắn liền với Sáng kiến Vành đai và Con đường.

Hiện nay, chuyến thăm viếng của bà Pelosi tại Đài Loan có thể đã kích hoạt một sự thay đổi cơ cấu khác trong chiến lược lớn lao của Trung Quốc, hướng tới một lập trường thậm chí còn quyết đoán hơn.

Một thập niên nguy hiểm

Từ những cuốn sách này, điều trở nên rõ ràng là các tham vọng về quyền lực của Trung Quốc đã nảy sinh một cách tự nhiên từ sự phát triển cấu trúc của vai trò đất nước trong hệ thống quốc tế. Điều đó có nghĩa là các tham vọng sẽ sống lâu hơn thời đại của Tập.

Trung Quốc ngày nay tồn tại trên một quy mô hoàn toàn khác biệt so với Trung Quốc của 20 năm trước. Để mối quan hệ Trung-Mỹ được đưa trở lại con đường hòa bình, Mỹ sẽ cần phải thừa nhận các nguyện vọng của Trung Quốc. Bỏ qua các nguyện vọng này sẽ tạo ra một tình huống trong mà đó ngay cả một sai lầm nhỏ hoặc hiểu lầm cũng có thể gây ra một cuộc đụng độ giữa các siêu cường.

Tuy nhiên, quá nhiều cuộc tranh luận về các mối quan hệ Mỹ-Trung đã được định hình bởi khái niệm của nhà khoa học chính trị Graham Allison về “Bẫy Thucydides”, trong đó Allison cảnh báo rằng, một cuộc cạnh tranh bá quyền giữa một cường quốc đang trỗi dậy và một cường quốc đang suy vi nhất thiết phải gây bất ổn cho hệ thống quốc tế, khiến một cuộc đụng độ đầy bạo lực trở thành quy tắc chứ không phải là một ngoại lệ.

Thật ra không có gì là không thể tránh khỏi. Kevin Rudd, cựu Thủ tướng Úc, hiện đang lãnh đạo Hiệp hội châu Á, tin chắc rằng chiến tranh có thể tránh được nếu mỗi bên cố gắng “hiểu rõ hơn về tư duy chiến lược của đối phương”. Trong số các chính khách phương Tây, Rudd có lẽ là người duy nhất có thể tuyên bố sở hữu cả kinh nghiệm chính trị và các công cụ trí tuệ cần thiết để hiểu Trung Quốc một cách đầy đủ.

Là một người nói tiếng Quan Thoại lưu loát, đã đến thăm đất nước hơn 100 lần, Rudd đã quen biết cá nhân ông Tập đầu tiên là một nhà ngoại giao khi ông Tập còn là một quan chức cấp thấp ở Xiamen, và sau đó khi ông Tập Cận Bình làm Phó Chủ tịch. Và trong tác phẩm The Avoidable War, Rudd tự hào kể lại một cuộc trò chuyện dài mà ông đã có với ông Tập ở Canberra vào năm 2010 (thật đáng buồn, cuốn sách thiếu loại giai thoại cá nhân tiết lộ mà độc giả tò mò sẽ hy vọng). Rudd định nghĩa mười năm tới là “thập niên sống một cách nguy hiểm”.

Tình trạng quân bình quyền lực trong toàn cầu sẽ tiếp tục thay đổi, thường theo những cách không ổn định, khi sự cạnh tranh giữa hai siêu cường ngày càng gay gắt.

Trong khuôn khổ này, ông nhìn thấy mười kịch bản hợp lý cho một cuộc đụng độ tiềm tàng giũa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Tất cả đều xoay quanh vấn đề Đài Loan, và một nửa, trong số đó nó kết thúc bằng cuộc đối đầu quân sự. Tất nhiên, người ta hy vọng rằng chúng ta vẫn chưa đạt đến điểm xung đột.

Tuy nhiên, một lần nữa, các hoạt động quân sự mới nhất của Trung Quốc xung quanh Đài Loan chắc chắn đã thêm một động lực đột phá mới cho một nền kinh tế toàn cầu vốn dĩ đã chống chọi với nhiều cuộc khủng hoảng trong hơn một thập niên.

Tìm kiếm một tình trạng lý tưởng nhất

Để tránh những kịch bản ảm đạm này, tất cả các tác giả đề xuất các chiến lược kết hợp các hình thức tham gia và tách rời, hợp tác và cạnh tranh khác nhau.

Hình thức của chúng có thể khác nhau, nhưng nội dung này thực chất gần như giống nhau. Ví dụ, Rudd đề xuất một chính sách “cạnh tranh chiến lược được xử lý”; Friedberg gợi ý “tách rời có chọn lọc”; và Bergsten đề xuất “hợp tác cạnh tranh có điều kiện”.

Bằng cách này hay cách khác, tất cả đều đòi hỏi phải phát triển các lằn ranh đỏ được tôn trọng hổ tương, kênh ngoại giao cấp cao để thực thi chúng và hợp tác trong các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, đại dịch và ổn định tài chính. Bergsten chỉ ra một cách đúng đắn rằng các vấn đề kinh tế nên được tách ra khỏi các vấn đề giá trị. Sự nhấn mạnh quá mức vào sự phân hoá giữa độc đoán-dân chủ có nguy cơ làm mất đi toàn bộ mối quan hệ Trung-Mỹ.

Cuối cùng, liệu sự chung sống hòa bình giữa hai cường quốc có thể đạt được hay không, nó sẽ phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tâm lý hơn là các yếu tố chiến lược.

Một mặt, mối quan hệ Trung-Mỹ thực sự là về niềm tự hào của một bá chủ đã qua, và mặt khác, đó là niềm tự hào của một nền văn minh thiên niên kỷ đã bị gạt ra ngoài lề quá lâu. Một cuốn sách về tâm lý của các quốc gia trong thời kỳ hỗn loạn sẽ là một bổ sung hữu ích cho năm cuốn sách này.

______

Tác giả: Edoardo Campanella là thành viên cao cấp Trung tâm Kinh doanh và Chính phủ Mossavar-Rahmani tại trường Harvard Kennedy, là đồng tác giả (với Marta Dassù) của cuốn sách Anglo Nostalgia: The Politics of Emotion in a Fractured West (Oxford University Press, 2019).

Bài viết trên của tác giả điểm từ năm cuốn sách:

C. Fred Bergsten, The United States vs. China: The Quest for Global Economic Leadership, Polity, 2022.

Rush Doshi, The Long Game: China’s Grand Strategy to Displace American Order, Oxford University Press, 2021.

Elizabeth Economy, The World According to China, Polity, 2022.

Aaron Friedberg, Getting China Wrong, Polity, 2022.

Kevin Rudd, The Avoidable War: The Dangers of a Catastrophic Conflict between the US and Xi Jinping’s China, Public Affairs, 2022.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN


  1. Pierre-Antoine Donnet:
    “Trung Quốc đã trở thành Vấn nạn Lương tâm cho Thế giới”
    Joris Zylberman phỏng vấn

    https://asialyst.com/fr/2021/09/18/pierre-antoine-donnet-chine-devenue-cas-conscience-pour-monde/

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản tại Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, ngày 1 tháng 7 năm 2021. (Nguồn: CFR)

    Sách viết dấn thân chống Trung Quốc?
    Công việc của Pierre-Antoine Donnet, cộng tác viên thường xuyên cho Asialyst, sẽ không khiến bạn thờ ơ. Trung Quốc, kẻ săn mồi vĩ đại, được Éditions de l’Aube xuất bản ngày 19/8, kêu gọi nhận thức: cần phải trình bày rõ ràng, theo tác giả, thách thức mà chế độ Tập Cận Bình đặt ra cho thế giới về khí hậu, kinh tế. và chính trị.

    Cuốn sách đã tố cáo ngay từ đầu thảm cảnh mà người Duy Ngô Nhĩ như người Tây Tạng phải gánh chịu. “Giữ im lặng khi biết, chẳng phải giống như trở thành đồng phạm sao? Người yêu Trung Quốc này, một cựu phóng viên AFP tại Bắc Kinh nói. Ông ấy giải thích cách tiếp cận của mình với Asialyst.

    Cựu tổng biên tập trung tâm của Agence France-Presse, Pierre-Antoine Donnet là tác giả của khoảng mười lăm cuốn sách nghiên cứu Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Ấn Độ và những thách thức lớn ở châu Á. Vào năm 2020, cựu phóng viên này ở Bắc Kinh, từ năm 1984 đến năm 1989, đã xuất bản Câu hỏi cho lãnh đạo thế giới, Cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ với Éditions de l’Aube. Ông cũng là tác giả của Tây Tạng SỐNG hay CHẾT, được xuất bản bởi Gallimard vào năm 1990 và tái bản vào năm 2019 trong một phiên bản cập nhật và mở rộng.

    HỎI : Tại sao bạn viết cuốn sách này?
    Pierre-Antoine Donnet:

    Đây là đỉnh điểm của sự suy ngẫm về Trung Quốc ngày nay. Đó là bốn mươi năm quan sát Trung Quốc: Tôi đã đi đến kết luận rằng 1,4 tỷ người Trung Quốc bị bắt làm con tin. Chúng tôi không thể nói chuyện với họ nữa. Chúng tôi cần họ cung cấp câu trả lời cho thế giới ngày mai và chúng tôi không thể nói chuyện với họ. Bởi vì nếu chúng ta nói chuyện với họ, chúng ta sẽ khiến họ gặp nguy hiểm. Tôi đã không cố gắng thực hiện các cuộc phỏng vấn với người Trung Quốc vì tôi biết điều đó là không thể. Ở Trung Quốc của Tập Cận Bình, tiếng nói không chính thống là rất hiếm. Không có “Trung Quốc B”: tất cả các tiếng nói bất đồng đều bị im lặng.

    HỎI : Tại sao bạn nói rằng Trung Quốc đã trở thành một “trường hợp lương tâm cho thế giới”?

    Pierre-Antoine Donnet:
    Đây là trọng tâm của cuốn sách. Trong nhiều năm, người ta đã hoàn toàn ngây thơ về Trung Quốc và ngày nay chúng ta nhận ra rằng Tập Cận Bình và bè lũ của ông ta đã hoàn toàn đánh lừa chúng ta: họ cướp bóc công nghệ phương Tây một cách dồi dào, mà không hề phải trả bất cứ khoản tiền nào. Hôm nay, chúng ta nhận ra rằng chúng ta đã bị lừa dối, bị cướp, bị cướp bóc. Tôi tin rằng một yếu tố đánh dấu của sự thức tỉnh phương Tây này đối với Trung Quốc đã xảy ra sau khi nước này gia nhập tổ chức thương mại thế giới, đặc biệt là nhờ sự giúp đỡ của người Mỹ mà nếu không có họ sẽ không bao giờ có thể gia nhập WTO. Sau đó, Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác nhận ra rằng Trung Quốc đang không chơi đúng luật của WTO. Vì vậy, sự phản bội này là một dấu hiệu cho thấy chính quyền Trung Quốc không tôn trọng các cam kết của họ. Đây là nơi mà Hoa Kỳ cảm thấy bị phản bội. Sau đó, có một sự quay lưng của phương Tây đối với Trung Quốc và sự ngây thơ này đã mở đường cho một sự thức tỉnh: chính ở đó chúng ta thấy rằng Trung Quốc đã đặt ra một câu hỏi về lương tâm đối với thế giới phương Tây.
    Đối với WTO, Hoa Kỳ và phần còn lại của phương Tây đã nuôi dưỡng một tình yêu dành cho Trung Quốc, nghĩ rằng họ sẽ nắm lấy các giá trị thiết yếu của chúng ta: dân chủ, chủ nghĩa đa đảng, công lý độc lập. Nó đã không xảy ra. Nó hoàn toàn ngược lại: ngày nay, Trung Quốc của Tập Cận Bình là một suy nghĩ duy nhất, chúng tôi quyết định cho bạn. Sự tự do duy nhất mà chúng tôi để lại cho bạn là tiêu dùng. Vì vậy, người Trung Quốc tiêu thụ, nó giữ cho cỗ máy kinh tế hoạt động, nhưng bạn bị theo dõi, đến mức ngày nay có 400 triệu máy ảnh nhận dạng khuôn mặt. Nếu mày đi ngược chống lại, chúng tôi sẽ đánh mày vỡ đầu bể trán !
    Trường hợp của lương tâm đã phát triển theo thời gian. Nó bắt đầu với rất nhiều câu hỏi: liệu Trung Quốc có bao giờ chơi theo luật chơi không? Nhưng ngày nay, chúng ta thấy rằng Trung Quốc đã đi theo con đường ngược lại. Và vấn đề lương tâm là chúng ta không còn có thể nói chuyện với người Trung Quốc nữa. Chúng tôi đang đặt những câu hỏi nghiêm túc cho ngày mai. Ví dụ, trong trò chơi giữa Trung Quốc và Đài Loan, ngày nay chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng Tập Cận Bình đang liều chết xâm lược Đài Loan để cuối cùng thống nhất Trung Quốc, đây sẽ là sự hợp pháp duy nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sẽ có một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba xung quanh Đài Loan? Lính Mỹ sẽ chết vì Đài Loan? Đây là gốc rễ của vấn đề.

    HỎI: Nhiều nhà quan sát dự đoán một cuộc xâm lược của Đài Loan trong thập kỷ tới. Ông nghĩ sao ?

    Pierre-Antoine Donnet :
    Sẽ không có cuộc xâm lược Đài Loan vì Tập Cận Bình biết mình sẽ bỏ lỡ cuộc chiến này. Thứ nhất, vì Quân Giải phóng Nhân dân chưa có kinh nghiệm đổ bộ lên các bờ biển xa. Quân Giải phóng Nhân dân đã thử một cuộc thử nghiệm quân sự ở Việt Nam nhưng không thành công. Sau đó, hơn bao giờ hết, có một liên minh chống lại Trung Quốc. Chủ yếu là Hạm đội VII của Hoa Kỳ mạo hiểm vào eo biển Đài Loan, nhưng ngày nay điều ấy đã đi xa hơn nhiều. Lấy Nhật Bản làm ví dụ , nước đã do dự trong một thời gian dài trước thị trường Trung Quốc cực kỳ quan trọng đối với quần đảo này. Nhưng Nhật Bản đã phát triển: hiến pháp hòa bình cấm nước này giải quyết các vấn đề bên ngoài biên giới bằng cách sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, cách đây vài tháng, Bộ Quốc phòng Nhật Bản trong sách trắng lần đầu tiên tuyên bố rằng trong trường hợp xảy ra xung đột ở Đài Loan, quân đội Nhật Bản sẽ không đứng yên. Nếu Trung Quốc xâm lược Đài Loan, đó sẽ là “mối đe dọa đối với người dân Nhật Bản”, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật cho biết gần đây.
    Hàn Quốc cũng vậy. Hàn Quốc và Nhật Bản là một câu chuyện thù hận khủng khiếp. Nhưng ở đây, quan điểm của Hàn Quốc cũng đã đổi chiều. Ngày nay, các cuộc thăm dò cho thấy trong ý thức của người dân Hàn Quốc, kẻ thù đã trở thành Trung Quốc. Úc là một ví dụ điển hình khác về những gì đang xảy ra ngay bây giờ. Vào tháng 5 năm 2020, nước này đã dám kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của Covid-19. Ngay sau đó, chính phủ Trung Quốc đã quyết định trừng phạt 24 triệu người Úc đã dám lên tiếng chống lại 1,4 tỷ người Trung Quốc. Trung Quốc nghĩ rằng các biện pháp đe dọa sẽ khiến người Úc phải phục tùng, nhưng điều hoàn toàn ngược lại đã xảy ra. Chính phủ Úc không những không quỳ gối trước Trung Quốc mà còn quyết chống lại. Quá trình này làm sáng tỏ ảnh hưởng của Trung Quốc đã xâm nhập bằng Viện Khổng Tử vào toàn bộ hệ thống đại học của đất nước như thế nào và người Úc nhận ra rằng con sâu này trong trái cây đang làm thối rữa nó. Chúng ta thấy trường hợp lương tâm này đã phát triển thành một lương tâm thức tỉnh như thế nào: đã đến lúc phải ngăn chặn Trung Quốc trước khi quá muộn.
    HỎI: Ông bắt đầu công việc của mình với thảm kịch mà người Duy Ngô Nhĩ phải trải qua ở Trung Quốc. Ông đánh giá thế nào về cuộc tranh luận ở Pháp về câu hỏi này?
    Pierre-Antoine Donnet :

    Thảm kịch này bắt đầu vào năm 2015. Sau đó Thảm kịch này hoàn toàn không được biết đến với thế giới bên ngoài. Đó là một bài báo từ New York Times vào tháng 10 năm 2019 đã tiết lộ về chậu hoa hồng. Bài báo này dựa trên 400 trang tài liệu chính thức của Trung Quốc tự nguyện bị rò rỉ cho phương Tây và nhật báo Mỹ đã biết. Những tài liệu này cho thấy kiến ​​trúc sư chính của doanh nghiệp đàn áp người Duy Ngô Nhĩ này chính là Tập Cận Bình chứ không ai khác. Và khi ông Tập Cận Bình bắt đầu công việc trấn áp này với người Duy Ngô Nhĩ, ông Tập Cận Bình đã tưởng tượng rằng nó sẽ không bao giờ được phương Tây biết đến. Nhưng điều ngược lại đã xảy ra. Bởi vì sau đó có những lời khai ở nước ngoài từ những người Duy Ngô Nhĩ đã tuyên bố trước ống kính rằng một điều gì đó ghê tởm đang xảy ra ở Tân Cương. Đặc biệt là phụ nữ. Họ nói về những điều khủng khiếp mà họ phải chịu đựng trong các trại: bị hãm hiếp, bị triệt sản.
    HỎI: Ông đang nói có một cuộc diệt chủng đang diễn ra ở Tân Cương?

    Pierre-Antoine Donnet :
    Tôi không có các yếu tố để đánh giá, tôi đặt câu hỏi. Quốc hội của Canada, Vương quốc Anh và Hà Lan đã thông qua đạo luật tố cáo tội ác diệt chủng. Ở Pháp, nó đang được thảo luận. Nó vẫn chưa được giải quyết trong quốc hội. Tiêu chí cho tội diệt chủng là gì? Tôi đặt câu hỏi trong cuốn sách của mình và tôi lưu ý rằng những gì đang xảy ra ở Tân Cương đánh dấu tất cả vào các ô trả lời rõ ràng là một cuộc diệt chủng, nhưng tôi không phải là một chuyên gia và tôi nghĩ lịch sử sẽ nói. Điều quan trọng là khử trùng. Chính sách được thực hiện ở Tây Tạng là tiền thân với các trại giam giữ, hãm hiếp và triệt sản. Ở Tân Cương, có một ý chí quyết tâm muốn cố tình tiêu diệt một nền văn minh, xóa bỏ hoàn toàn bản sắc văn hóa Duy Ngô Nhĩ. Raphaël Glucksmann rất rõ ràng: anh ta không ngần ngại, anh ta nói rằng có một cuộc diệt chủng. Cũng giống như Dilnur Reyhan [chủ tịch Viện Uyghur Châu Âu, biên tập viên ghi chú]. Tôi chỉ báo cáo lời nói của họ. Là một nhà báo, tôi để họ nói chuyện. Người đầu tiên nói về nạn diệt chủng là [cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike] Pompeo. Một tuần sau, [đương kim Ngoại trưởng Antony] Blinken sử dụng thuật ngữ tương tự. Tuy nhiên, chúng ta biết điều gì tách biệt chính quyền Biden với chính quyền của người tiền nhiệm. Donald Trump là một thương gia đối với Trung Quốc: mối quan tâm duy nhất của ông ấy, kinh doanh; nhân quyền, ông không quan tâm như năm 40. Joe Biden mở rộng chính sách của mình sang nhân quyền, công lý độc lập, tự do ngôn luận.

    HỎI: Ông có thấy dư luận Pháp trong im lặng về thảm kịch của người Duy Ô Nghĩ không ?
    Pierre-Antoine Donnet :

    Những gì đang diễn ra ở Tân Cương rõ ràng không phải là lợi ích hàng đầu của người Pháp. Người Pháp đang nghĩ về một thứ hoàn toàn khác: sẽ có làn sóng thứ năm hay thứ sáu dại dịch , thất nghiệp, làm việc từ xa… Tân Cương là nơi họ ít lo lắng nhất, chúng ta có thể hiểu điều đó. Ở Hoa Kỳ cũng vậy. Nhưng ý tưởng này đang có cơ sở. Vì vậy, [Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Yves] Le Drian nói rằng câu hỏi liệu có một cuộc diệt chủng đang được đặt ra hay không, mà bây giờ chúng ta phải điều tra, tìm hiểu xem điều gì đang xảy ra ở đó, [Cao ủy Nhân quyền LHQ Michèle] Bachelet đến đó. Và Bachelet cho biết Bà ta rất muốn đến Tân Cương để xem chuyện gì đang xảy ra với điều kiện rõ ràng là Bà có thể đến nói chuyện với bất cứ ai Bà muốn nói chuyện. Bà sẽ không bao giờ đi vì chính phủ Trung Quốc không thể chấp nhận những điều kiện như vậy. Bà ấy sẽ không bao giờ có thể vào trại tạm giam dành cho người Duy Ngô Nhĩ, các cánh cửa sẽ vẫn đóng chặt. Bà ấy sẽ không đi thăm các trại lao cải và chúng tôi sẽ không có các yếu tố để biết những gì đang xảy ra.

    HỎI: Trong cuốn sách của mình, bạn ám chỉ đến Maxime Vivas, tác giả của một cuốn sách bác bỏ cáo buộc diệt chủng chống lại người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương …
    Pierre-Antoine Donnet :

    Cuốn sách của ông ấy đã chỉ bán được 200 cuốn. Đọc giả của ông ấy là con số không. Vì những lý do hiển nhiên: ông đã đến Tân Cương hai lần trong hai chuyến công du do chính phủ Trung Quốc dẫn đầu. Vì vậy, đó là một trò lừa đảo toàn diện, ông ta không biết gì cả. Nhưng cuốn sách của ông ấy đã được [Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc] Vương Nghị nói rằng: “Ở đây bạn có bằng chứng cho thấy những người nói rằng có nạn diệt chủng ở Tân Cương đang nói dối hoàn toàn. “Nhưng ở đó, chúng ta thấy quá nhiều chủ nghĩa gia nhập. Rõ ràng là những tuyên truyền của Trung Quốc không còn được ai ở phương Tây lắng nghe. Tuyên truyền này, nó đã được tiếp tục trong nhiều năm. Nhiều người ở phương Tây tin vào điều đó: Trung Quốc đang phát triển, tầng lớp trung lưu đang gia tăng về số lượng, Đảng Cộng sản đã xóa bỏ “nghèo cùng cực” trong năm nay, đó là tính chính danh của Đảng, v.v. Nhưng nếu bạn nhìn kỹ, có lẽ đó là sự thật, rằng cái nghèo cùng cực đã được xóa bỏ. Nhưng điều này có lợi cho ai? Đến vài trăm tỷ phú. Hàng trăm triệu người Trung Quốc vẫn đang lãng quên vứt bỏ ở bên đường.
    HỎI : Ông có nghĩ rằng có quá nhiều sự ngây thơ ở Pháp đối với Trung Quốc và việc hợp tác với nước này liên tục bị cáo buộc là gián điệp công nghiệp và cố gắng kiểm duyệt kiến ​​thức cũng như tranh luận công khai ở nước ngoài về Trung Quốc?

    Pierre-Antoine Donnet :

    Một lần nữa, công chúng không biết gì về tất cả những điều này. Đây không phải là mối quan tâm số một và thậm chí không phải là số 10. Nhưng trong chính phủ Pháp, chúng tôi đang nhận ra điều gì đang xảy ra và sự ngây ngô này đang biến mất. Joe Biden gần đây đã có chuyến công du châu Âu trong khuôn khổ G7 tại London, nơi lần đầu tiên Trung Quốc được coi là nguy cơ có hệ thống đối với phương Tây. Ditto tại cuộc họp NATO diễn ra sau đó: Lần đầu tiên Trung Quốc bị chỉ ra là đối thủ. Tại Liên minh châu Âu, Angela Merkel từ lâu vẫn ủng hộ đối thoại với Trung Quốc. Bà ấy vẫn không muốn đi vào quỹ đạo của Mỹ và Bà Angela Merkel nói rằng Trung Quốc là một đối tác. Emmanuel Macron có cùng suy nghĩ như Angela Merkel. Nhưng ở đó, mọi thứ đang thay đổi. Ở Đức, trong cuộc bầu cử lập pháp tiếp theo [ngày 26 tháng 9], với sự ra đi của bà Merkel, cũng có thể có khả năng xảy ra một sự kế vị của các nhà bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo của Đức thuộc Đảng Xanh Môi trường lại ủng hộ việc đoạn tuyệt hoàn toàn với Bắc Kinh. nhà lãnh đạo, Bà ấy nói: “Chúng tôi đã đi dạo, đầy khói, và nó đã kết thúc. Đối với Macron, điều đó phức tạp hơn một chút: Macron vẫn chưa đưa ra quyết định sẽ làm gì với Bắc Kinh. Về mặt cá nhân, ông Macron vẫn ủng hộ việc coi Trung Quốc như một đối tác. Bởi vì giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, trái tim Macron dao động. Trong một thời gian dài, Hoa Kỳ đã có chính sách thân thiện đối với EU. Ngày nay hơn bao giờ hết với Afghanistan. Sự rút lui có phần vội vàng của quân đội Mỹ làm nổi bật sự bất lực của Washington. Nếu chúng ta nhìn vào những gì đã xảy ra kể từ năm 1945, quân đội Mỹ đã không chiến thắng một cuộc chiến nào. Afghanistan là minh họa mới nhất cho điều này. Điều này làm dấy lên nghi ngờ ở châu Âu: liệu người Mỹ có còn khả năng thể hiện một sự thay thế đáng tin cậy cho thế giới phương Tây hay không.

    HỎI: Một trong những vấn đề lớn trong cuộc chiến thương mại và công nghệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là chất bán dẫn, những siêu vi mạch điện tử này hữu ích cho tất cả các công nghệ cao, ngay cả trong điện thoại di động của chúng ta. Về vấn đề này, Trung Quốc phụ thuộc 85% vào nhập khẩu. Đối mặt với hành động Mỹ trục xuất Huawei ra khỏi Hoa Kỳ và phần lớn thế giới phương Tây, liệu Trung Quốc có xoay sở để tự cung tự cấp hay không?
    Đây không phải là một giới hạn cốt yếu đối với địa vị của “kẻ săn mồi vĩ đại”? mà ông gán buộc cho Trung Quốc trong cuốn sách của ông ?

    Pierre-Antoine Donnet :
    Trong một thời gian, trò chơi đã rõ ràng. Ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc đi sau khoảng 15 năm so với các công nghệ liên quan đến [công ty Đài Loan] TSMC. Trung Quốc sẽ không bao giờ có thể bắt kịp. Lý do cơ bản tại sao người Mỹ sẽ không bao giờ buông ra Đài Loan. Bởi vì chất bán dẫn là chiến tranh cho thế giới ngày mai. TSMC đã công bố việc xây dựng một nhà máy khổng lồ tại Hoa Kỳ với số vốn đầu tư lên tới hàng tỷ đô la. Biden không thể chấp nhận việc Trung Quốc tiếp quản bí quyết này vì nó đang là tâm điểm của cuộc cạnh tranh khốc liệt cho thế giới ngày mai. Để cho phép Trung Quốc nắm bắt công nghệ này, đồng nghĩa với việc chấp nhận phân phối lại các thẻ theo thứ trật tự quốc tế. Mỹ không thể cho phép phân phối lại những thẻ này.
    HỎI: Ông viết rằng thế kỷ 21 sẽ không phải là của Hoa Kỳ, nhưng cũng không nhất thiết là của Trung Quốc, trong khi ông mô tả Trung Quốc là “kẻ săn mồi vĩ đại”. Tại sao ?
    Pierre-Antoine Donnet :

    Ngày nay, thế giới của chúng ta là một thế giới thông tin: chưa bao giờ việc lưu thông thông tin lại quan trọng đến vậy. Thế giới cần biết. Đây là nơi mà Tập Cận Bình đã bỏ lỡ dấu ấn của mình. Bởi vì “Vạn lý trường thành” ngăn cản người Trung Quốc biết những gì đang xảy ra ở nước ngoài đã không còn tác dụng. Dân Tàu đã biết nhờ các công nghệ vượt kiểm duyệt như VPN. Lần đặt cược này cho Tập Cận Bình đã bị thua. Do đó, Trung Quốc không thể là cường quốc thống trị của thế kỷ 21. Tôi không muốn dự đoán sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong mười năm nữa. Nhưng tôi đồng ý với Jean-Pierre-Cabestan về sự thật là Đảng đang đi đến cuối sợi dây: nó không còn khiến người ta mơ ước, mô hình phát triển của Trung Quốc không khiến người ta muốn, nó không phải là một mô hình. Quyền lực mềm của Trung Quốc đã đạt đến giới hạn ở hầu hết mọi nơi. Các Viện Khổng Tử lần lượt đóng cửa, dù họ ở đâu. Chúng tôi nhận ra rằng họ là những cỗ máy tuyên truyền của Đảng. Nó được đưa ra ánh sáng khắp nơi.

    Phỏng vấn của Joris Zylberman
    Hỗ trợ chúng tôi!
    Asialyst được thiết kế bởi một nhóm bao gồm 100% tình nguyện viên và nhờ vào mạng lưới cộng tác viên ở châu Á hoặc các nơi khác, các nhà báo, chuyên gia, học giả, nhà tư vấn hoặc cựu nhà ngoại giao … Mục tiêu duy nhất của chúng tôi: chia sẻ kiến ​​thức về châu Á càng nhiều càng tốt . đông đảo khán giả.

    Thông tin về các Tác giả

    Joris Zylberman là giám đốc xuất bản và tổng biên tập của Asialyst. Cựu phóng viên tại Bắc Kinh và Thượng Hải của RFI và France 24, đồng sáng lập công ty sản xuất Actuasia, đã viết, đạo diễn và sản xuất các báo cáo về Trung Quốc trong 9 năm. Ông là đồng tác giả của Những người Cộng sản Trung Quốc mới (Armand Colin, 2012) và đồng đạo diễn của bộ phim tài liệu “Trung Quốc và chúng ta: 50 năm đam mê” (France 3, 2013).

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
    chuyển ngữ từ nguyên bản Pháp văn sang Việt văn
    https://asialyst.com/fr/2021/09/18/pierre-antoine-donnet-chine-devenue-cas-conscience-pour-monde/

  2. Những nhận định của bà Elizabeth Economy, Rush Doshi, Graham Allison thuyết phục
    nhất vì họ nắm bắt được thực tế của tình hình nguy hiểm do Tàu công tạo ra, nhất là
    G.Allison với ý kiến rằng sẽ có sự đối đầu gây bất ổn cả thế giới giữa “1 cuờng quốc
    đang trỗi dậy và 1 cường quốc đang suy vi” còn Kevin Rudd thì thiên về lý thuyết mà
    nói thẳng ra là ông ta thuộc loại “trí thức tháp ngà” ?
    Với tư tưởng trọng tinh thần cộng đồng và khinh chủ nghĩa cá nhân mà Vương Hộ Ninh
    chủ trương, Tập Cận Bình có thể là mối nguy hiểm thực sự cho hoà bình thế giới.
    Thật ra,”người Trung Quốc xấu xí” là của Bá Dương, học giả người Hoa ở Đài Loan, chứ
    không phải của Lỗ Tấn như trong bài.

  3. Nước Mỹ như Siêu Hàng không mẫu hạm Nguyên tử Franklin Roosevelt đang tiến vào Biển cả
    **********************************

    https://i.pinimg.com/originals/79/2d/55/792d556b77e7ec8b5f9bb40fefe0a442.jpg

    “The only thing we have to fear is fear itself”
    Franklin Roosevelt

    Nước Mỹ như Siêu Tầu sân bay
    Franklin Roosevelt vào Biển cả say
    Sóng thần Đại dịch Cúm Tàu từ Vũ Hán
    Hạm trưởng chuyển hướng Đại dương đây
    Quyết không lo sợ chính đến từ Sợ hãi
    Giữa Bạch Cung, Thuyền trưởng vững tay !
    Thời Đại Suy thoái như Thời Đại dịch
    Hy sinh để Chiến thắng chắc có ngày !
    Kỷ luật Quốc gia như Laser cắt thép
    Lãnh đạo thành công Chiến lược quyết xây
    Tinh thần Lễ Phục Sinh không cho phép
    Quay lưng lại nhìn Thần Chết bắt tù đày
    Tống cổ vào hỏa ngục Toàn Nhân loại
    Hỡi Người Thuyền trưởng Nước Mỹ vững tay !
    Vạch phương hướng định hải trình tính quỹ đạo
    Cánh Tây Bạch ốc Phòng Bầu dục ra tay !

    TỶ LƯƠNG DÂN

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây