Vắng bóng con người

Thái Hạo

3-8-2022

DUI (Driving Under the Influence) là cách gọi những người uống rượu lái xe trong trạng thái không tỉnh táo với chỉ số máy đo nồng độ cồn là từ 0,08% trở lên.

Ở Mỹ, ai bị tội DUI thì có thể coi là một thảm họa cá nhân, không những có thể mất hàng chục ngàn đô mà còn vướng vào rất nhiều rắc rối pháp lý khủng khiếp khác. Nếu phạm tội lần 2, lần 3 thì thậm chí bị tù, dù chưa gây tai nạn cho ai.

Vậy thì chắc là ở Mỹ không ai dám uống rượu nữa? Không, vẫn uống, và uống xong vẫn lái xe!

Lý do là gì? Luật Mỹ rất nghiêm khắc nhưng không cứng nhắc. Không phải cứ dừng xe người tham gia giao thông lại là liền đưa máy thổi nồng độ cồn ra. Cảnh sát sẽ quan sát, hỏi han vài câu để xem phản ứng của người lái xe có bình thường không. Cho dù lái xe đã thừa nhận là có uống rượu bia nhưng không phải vì thế mà máy đo được nhấn vào miệng và bắt thổi. Nếu còn nghi ngờ về độ tỉnh táo của lái xe thì cảnh sát sẽ “đo” bằng những cách khác như yêu cầu đi hai chân trên một đường kẻ/đứng trên một chân…

Dù biết lái xe đã uống bia, và nồng độ cồn có thể vượt quá mức 0.08% rất nhiều, nhưng nếu thấy rằng họ vẫn tỉnh táo và làm chủ hành vi thì cảnh sát chỉ nhắc nhở và cho đi, máy đo không hề được dùng tới.

Ở VN thì đó là một cái máy hái ra tiền!

Thượng tôn pháp luật không phải là cách để biến tất cả mọi người thành những cái máy vô hồn, vô cảm chỉ biết làm theo những tờ giấy lạnh lùng. Luật pháp sinh ra là để điều hành và giữ gìn trật tự xã hội, đảm bảo cho tất cả được an toàn và tự do.

Sự kiện một em học sinh trường chuyên ở Cà Mau bị điểm 0 môn tiếng Anh dẫn đến trượt tốt nghiệp trong kỳ thi vừa qua vì ngủ quên suốt buổi trong phòng thi nhưng không được giám thị hỏi đến hay đánh thức cho đến khi hết giờ làm bài là một ví dụ điển hình cho “căn bệnh người máy” trong xã hội ta.

Nghe ông Phạm Việt Hưng, Trưởng điểm thi Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển, cho biết “Về quy chế, giáo viên coi thi làm đúng quy chế thi” thì ta lại càng thấy ái ngại hơn nữa. Đúng là giáo viên coi thi làm đúng quy chế, nhưng đó là cái đúng của một robot, không phải hành xử của con người, càng không phải của nhà giáo. Mà là có tới 3 người coi thi lận, 2 ở trong phòng và 1 ở hành lang, không ai có bất kỳ hành động gì! Lỡ nếu em này bị đột quỵ chứ không phải là đang ngủ gục thì sao?

Không một thứ luật lệ nào có thể bao phủ hết được toàn bộ đời sống xã hội cả, chính vì thế, nó luôn cần sự có mặt của Con Người.

Một xã hội vắng bóng con người là một xã hội chết, vì nhân tính không còn hiện hữu. Lúc ấy, pháp luật chỉ còn là công cụ trong tay một số người để bỏ mặc hoặc hành hạ một số người khác – đông hơn nhiều.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Thái Hạo hổng biết đời sống bên Mỹ nên sạo văng miểng .

    1- Những tiểu bang khác hổng biết, nhưng ở tiểu bang tớ, cảnh sát hổng có quyền bắt xe dừng lại ngoại trừ vi phạm luật . The easiest thing is không có signal khi qua lên, ai cũng mắc cái tội đó ít nhứt 1 lần . Nhưng nếu cẩn thận, nobody can stop ya, ngoại trừ đang có lệnh truy nã 1 ai đó

    2- Tùy màu da, và tùy hứng của cảnh sát . 2 thằng just got outta a bar, cảnh sát vẫy tớ đi trong khi thằng bạn đen của tớ bị còng đầu, ngồi tù hết 4 ngày .

    3- Luật sư bên này khuyên đi khuyên lại, không bao giờ nói cho cảnh sát biết là mình uống mấy ly, unless sau khi đo nồng độ cồn, & youre guilty. Nói mình uống mấy ly là, nếu cs ghét mình, ngậm ống thổi, sau đó là vào tù ngồi cái đã tính sau . Luật im lặng, guilty by confession.

    4- “Ở VN thì đó là một cái máy hái ra tiền”. Ở Mỹ cũng vậy . Biên traffic tkts được hình như là 1/3 hoặc 1/2 tiền phạt . Chính vì vậy, cao điểm cảnh sát ra đường phạt là Holiday seasons. Để có tiền ăn Tết .

    Chuyện robot, Phạm Đoan Trang nói công an là thú vật, ông triết gia còi hụ Nguyễn Hữu Liêm phản bác lại . Lý do the same, họ hổng phải là robots vô hồn . Họ cũng hổng phải thú vật lun, theo lời ô triết gia còi hụ . Họ chỉ là những người bình thường không khác gì với Thái Hạo cả .

    “vì nhân tính không còn hiện hữu”

    Mỗi “xã hội” có 1 định nghĩa riêng về “nhân tính”, hay những thứ đại loại như vậy, aka có hệ thống giá trị riêng, và không thể dùng hệ thống giá trị của 1 “xã hội” này để đánh giá 1 hành động của “xã hội” khác rùi kêu đó là không có “nhân tính”. Muốn xét 1 hành động có xem là nhân tính hay không, Thái Hạo phải lấy hệ thống giá trị của chính xã hội mình đang sống để xem xét . Theo tớ thì có nhiều điều đáng gọi là phi nhân tính hơn thì lại được đề cao, ca tụng . So, this one … eh, Yeah, why the Phúc not. Nhân tính in yr book.

  2. Thưa tác giả, chế độ CS.vắng bóng con người từ lâu rồi ạ, chứ không phải mới,
    bời vì vài lãnh tụ CS.tiến bộ ở Tiệp Khắc, Ba Lan v.v.trong thế kỷ trước đã từng
    hối hận về các tội ác của CS.và hô hào xân dựng chế độ CS.có bộ mặt người !

  3. Các giáo viên coi thi ấy “làm đúng quy chế coi thi” y như mấy nhà trí thức Trong Văn, Ái Mỹ, Mộng Long, Ngọc Chu, Thái Hạo, Đình Bin…, làm đúng quy chế trí thức Hà Nội sĩ phu Bắc Hà, trí thức xã hội chủ nghĩa.., mỗi khi đề cập đến Trần ích tắc 1950 thì, theo đúng lập trình xã nghĩa, phải gọi đó là “cụ hồ”,

    mỗi khi đề cập đến cuộc chiến tranh hồ chí minh tội ác 20 năm người Việt ta giết người Việt mình, phục vụ thực dân đỏ cắm cờ búa liềm lên Sài Gòn bành trường chủ nghĩa xã hội & chế độ cộng sản, cưỡng bức người Nam theo Bắc kỳ vào cuộc nhập Trung dưới ách cai trị cộng sản Mao ít VNDCCH xã nghĩa, tước đoạt quyền tư hữu, tiêu diệt nền giáo dục tử tế của người Nam…, thì, theo đúng lập trình, phải gọi đó là “kháng chiến thần thánh chống Mỹ”, “thống nhất”!

    đề cập đến cuộc nội chiến qua đó Trần ích tắc hồ chí minh rước giặc Tàu vào Bắc kỳ chia cắt Việt Nam, cắm cờ búa liềm lên Hà Nội, đưa Bắc kỳ vào cuộc nhập trung từ 1955 dưới ách cai trị cộng sản Mao ít lao động, thì, theo đúng lập trình, gọi đó là “kháng chiến thần thánh giành độc nập”!

    Cũng chỉ là những robot trí thức nhỏ này noi theo các robot trí thức to kia theo đúng lập trình thôi

  4. Đảng của hcm và của Nguyễn Phú Trọng sau này đã thành công vượt bực khi họ biến con người thành loài.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây