Tác giả: Tobias Heidland
Đỗ Kim Thêm dịch
21-6-2022
Cuộc tấn công của Nga ở Ukraine đã gây ra một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Cho đến nay, mức độ nghiêm trọng của vấn đề chỉ có thể được ước tính một cách tổng quát. Việc này phần lớn phụ thuộc vào cách mà các quốc gia khác nhau sẽ phản ứng như thế nào trong thời gian sắp tới.
Ukraine và Nga thuộc về những nước sản xuất nông phẩm lớn nhất thế giới. Năm 2019, Ukraine sản xuất 30% dầu hướng dương cho toàn cầu, Nga đạt 27%. Hai quốc gia này sản xuất hơn 50% sản lượng toàn cầu. Nhưng đối với việc cung ứng calo cho nhân loại lại càng có vai trò định đoạt hơn, dù chỉ chiếm tỷ lệ phần trăm ít hơn, khoảng 19% sản lượng lúa mạch cho thế giới, 13% lúa mì và 4,4% ngô.
Thoạt nhìn, những con số này có vẻ không quá lớn. Tuy nhiên, nếu so với các quốc gia khác, thí dụ như Ấn Độ (1), sản xuất chính của Ấn chủ yếu là cho nhu cầu trong nước, thì Ukraine là một nhà sản xuất lớn hơn đặc biệt vì một phần lớn sản xuất dành cho xuất khẩu. Do đó, năm 2019, mức sản xuất ngô của Ukraine chiếm 16% trong tổng khối lượng giao dịch toàn cầu, mặc dù chỉ chiếm 3,2% trong tổng sản lượng của thế giới.
Tại sao Ukraine và Nga đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nền an ninh lương thực toàn cầu, một phần là do diện tích khả dụng quy mô. So với diện tích của Cộng hòa Liên bang Đức, Ukraine lớn hơn khoảng 70%.
Tuy nhiên, điểm quan trọng hơn là điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp: Khí hậu đã tạo ra một phần vùng đất của Ukraine và Nga gọi là đất đen, đó là một trong những khu vực màu mỡ nhất thế giới.
Do đó, Ukraine là “giỏ bánh mì của châu Âu”. Sau khi Liên Xô tan rã và cuộc khủng hoảng kinh tế trong thập niên 1990, nền kinh tế nông nghiệp thường bị tụt hậu về mặt công nghệ, ngày càng trở nên có năng suất hơn nhờ vào các đầu tư của nhà nước và tư nhân; do đó, mức thặng dư dành cho xuất khẩu rất cao, nếu tính theo đầu người.
Ảnh hưởng của cuộc chiến đối với thị trường nông sản thế giới
Tại Ukraine, chiến tranh gây ra mức thu hoạch năm nay thấp hơn đáng kể. Vì một số lý do mà số lượng canh tác giảm: đất không thể được dùng cho việc canh tác một phần vì chiến tranh; việc cung cấp hạt giống hoặc phân bón bị đình trệ; các nông cơ không có dầu diesel vì phải để cho quân đội sử dụng.
Vào tháng Hai và tháng Ba, các nông gia miễn cưỡng bỏ hết vốn để đầu tư cho đợt gieo hạt mới, vì không rõ liệu Ukraine có sụp đổ quân sự không. Đợt gieo giống vào mùa hè năm 2022, trước khi Nga xâm lược, lúa mì cho vụ mùa đông, một phần đến nay vẫn chưa được thu hoạch và còn nằm trên các cánh đồng.
Nông dân đã chạy trốn khỏi các khu vực lâm chiến, nông cơ đã bị phá hủy hoặc lính Nga đánh cắp, các cánh đồng đã bị cố tình gài mìn. Do đó, số lượng nông sản được sản xuất cho toàn cầu đang giảm dần.
Nhưng trong trung hạn, Nga cũng có thể có vấn đề, ví dụ như các nông cơ có trình độ công nghệ cao do nhập khẩu từ nước ngoài không còn có thể được sửa chữa, vì các doanh nghiệp đã tháo chạy và lo ngại về thái độ của nhà nước Nga.
Nga và Belarus là những nhà sản xuất phân bón quan trọng nhất thế giới. Phân bón là một yếu tố sản xuất thiết yếu và yếu tố chi phí quan trọng có ảnh hưởng đến các nhà sản xuất ở các quốc gia khác. Cách đây vài năm, phân bón chiếm một nửa chi phí sản xuất trực tiếp (hạt giống, phân bón, bảo vệ thực vật) cho các doanh nghiệp Đức.
Tuy nhiên, nếu không có phân bón, năng suất thu hoạch cho nhiều loại cây trồng giảm đáng kể. Việc sử dụng phân bón ít hơn sẽ làm nguồn cung thiếu hụt trầm trọng.
Trong những năm gần đây, giá phân bón đã tăng cao, vì khí đốt và than đá, thường được sử dụng trong sản xuất, đã trở nên đắt hơn. Năm 2022, Nga giảm mạnh số lượng xuất khẩu phân bón, nên làm tăng thêm áp lực đối với các nơi khác trên thế giới.
Hiện nay, các nhà sản xuất phải đưa ra các quyết định mới về sản xuất, họ phải cân nhắc cùng một lúc đến việc tăng giá bán và tăng chi phí sản xuất. Ngay cả ở các nước nghèo hơn, nông dân gặp khó khăn trong việc chi trả trước cho việc mua phân bón, hạt giống và các phương tiện sản xuất khác; do đó, khối lượng sản xuất sẽ giảm.
Ngoài ra, vận chuyển có vấn đề. Các nhà sản xuất Ukraine không thể xuất khẩu vụ thu hoạch do cơ sở hạ tầng bị phá huỷ và các hải cảng bị phong toả. Vì vậy, hàng tồn kho đang bị mắc kẹt ở Ukraine. Hiện nay, đang có cân nhắc liệu có nên xuất khẩu ngũ cốc sang Liên Âu trước rồi từ đó mới đưa lên các tàu để vận chuyển; do đó, chi phí sẽ cao hơn. (2)
Do chiến tranh, số lượng nguyên liệu khả dụng cho nông nghiệp trên thị trường thế giới giảm. Điều này ảnh hưởng đặc biệt đến ngũ cốc và dầu thực vật được sản xuất tại Ukraine. Nguồn cung giảm nên gây ảnh hưởng đến nhu cầu về ngũ cốc đã tăng lên trong nhiều năm. Sự gia tăng này được thúc đẩy đặc biệt bởi việc tiêu thụ thịt ngày càng tăng.
Để phân loại vấn đề, cần xem đến việc Đức sử dụng ngũ cốc như thế nào. Ở Đức, khoảng 27% ngũ cốc sản xuất được sử dụng làm thực phẩm cho con người, 70% được sử dụng cho động vật và 3% còn lại cho công nghiệp, đặc biệt là nhiên liệu sinh học.
Do lệnh ngưng xuất khẩu và chiến tranh, sản lượng cho thị trường thế giới giảm đi và gây ảnh hưởng đến nhu cầu ổn định và trong trung hạ là tăng cao, điều này làm tăng giá nguyên liệu nông phẩm. Để bảo đảm cho các doanh nghiệp như tiệm bánh mì không chịu thua lỗ, họ phải chuyển chi phí sản xuất tăng lên cho người tiêu dùng chịu.
Việc tăng giá này có thể được nhận ra trong các loại giao dịch cho các sản phẩm khác nhau trên các thị trường chứng khoán. Giá chính xác phụ thuộc vào các loại lúa mì và số lượng cung ứng. Một loại hợp đồng phổ biến là việc giao hàng theo định mức gọi là 50,00 giạ, đấu (1giạ, đấu bằng khoảng 27 kg), tức là khoảng 136 tấn lúa mì.
Ngay khi bắt đầu cuộc chiến vào cuối tháng Hai, trong thời gian gần đây, giá lúa mì được giao hàng ngày đã tăng nhanh từ khoảng 8 đô la Mỹ mỗi giạ, đấu lên hơn 12. Cho đến vào giữa tháng 5 năm 2022, khi Ấn Độ tuyên bố ngừng xuất khẩu lúa mì, giá dao động trên 10 đô la Mỹ. Khi so sánh từ năm 2017 cho đến năm 2021, giá vẫn ở mức khoảng 4 đô la Mỹ mỗi giạ, đấu.
Do sản xuất giảm, hiện nay không chỉ có giá bán sỉ tăng, mà cũng phải lo giá tăng mạnh trong trung hạn. Các doanh nghiệp đã phải đối phó với việc chi phí sản xuất tăng kể từ năm 2021, một phần do đại dịch, kể cả hiện nay tại Đức cũng đang quyết định việc tăng giá và chuyển cho khách hàng cuối cùng chịu.
Ai bị ảnh hưởng nặng nề?
Việc tiêu thụ một số loại thực phẩm nhất định có yếu tố văn hóa mà nhìn trong lịch sử nó có liên quan đến các điều kiện canh tác địa phương.
Ví dụ như ở Bắc Âu, theo truyền thống, lúa mạch đen là quan trọng hơn lúa mì, nó phát triển tốt hơn ở vùng có khí hậu ấm hơn. Điều này có thể giải thích được qua sở thích tiêu thụ bánh mì ở châu Âu.
Mặt khác, ở Bắc Phi, lúa mì được tiêu thụ với số lượng lớn dưới dạng bánh mì, Coucous và Belila và chiếm một phần quan trọng của nhu cầu calo.
Tuy nhiên, bên cạnh việc thiếu lúa mì xuất khẩu, và như đã trình bày, cũng ảnh hưởng đến các loại ngũ cốc khác như ngô và dầu có hạt, chẳng hạn như hoa hướng dương.
Những đặc trưng của các thực phẩm chủ yếu này thường được nhận ra bởi thực tế là chúng thường rẻ, cung cấp nhiều calo và có thể dễ dàng vận chuyển. Do đó, chúng đặc biệt quan trọng ở các thành phố ở các nước nghèo hơn và trong các cuộc khủng hoảng nhân đạo
Khi bắt đầu chiến tranh, những quốc gia phần lớn nhập khẩu thực phẩm cơ bản từ Ukraine và Nga đã bị ảnh hưởng nặng nề. Đó là những quốc gia đặc biệt nhập khẩu một số lượng thực phẩm lớn như lúa mì, nếu tính bình quân theo đầu người (Ai Cập và Jemen 3).
Các quốc gia này bị ảnh hưởng theo hai cách: Một mặt, lúa mì chiếm tỷ trọng tiêu thụ lớn ở các quốc gia này. Đồng thời, có một sự phụ thuộc nghiêm trọng vào hai nước sản xuất Nga và Ukraine, bởi vì các nước này không sản xuất đủ các thực phẩm chủ yếu.
Mặt khác, mặc dù tỷ trọng nhập khẩu cao, nhưng lại ít bị ảnh hưởng hơn là các quốc gia có các sản phẩm tương ứng được tiêu thụ ít tính trên đầu người (ví dụ: Bénin).
Các quốc gia như Đức, nơi phần lớn có thể tự cung cấp các loại thực phẩm chủ yếu, không phải nhập khẩu từ các vùng có khí hậu khác, cũng tương đối ít bị ảnh hưởng.
Do đó, vào mùa xuân năm 2022, giá ngũ cốc ở Đức tăng lên, nhưng đối với người tiêu dùng cuối cùng vẫn chưa quá đáng phải chú ý, trừ khi nào phải mua bột như là sản phẩm thô. Nhìn chung trong việc mua thực phẩm, người ta nhận ra ngay trước tiên là việc khan hiếm dầu trên kệ hàng trong các siêu thị và tăng giá chung do phân bón cao hơn.
Những tác động ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của việc tăng giá thực phẩm
Nhiều cuộc khủng hoảng lương thực phát sinh tại địa phương vì các vụ thu hoạch bị hủy bỏ, ví dụ như do hạn hán kéo dài. Điều này thường ảnh hưởng đến cả nông dân địa phương và người dân thành thị.
Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, ở hầu hết các quốc gia, mọi vấn đề là khác biệt. Ngoài các vấn đề với giá phân bón và năng lượng tăng, ở các quốc gia tự sản xuất thực phẩm chủ yếu, không có sự giảm thu hoạch do cuộc chiến Ukraine. Mặc dù các nhà sản xuất chỉ bị ảnh hưởng gián tiếp bởi các nhập lượng sản xuất đắt tiền hơn và an ninh lương thực của họ có thể được đảm bảo khá tốt, nhưng nó có tác động rất tiêu cực đến người tiêu dùng thuần tuý: Bị ảnh hưởng đặc biệt là công nhân không có đất canh tác, ví dụ như những người lao động công nhật trong các trang trại và phải mua thực phẩm với giá tăng cao trong khi mức lương không thay đổi.
Tình trạng này cũng xảy ra tương tự cho các thị dân nói chung và áp dụng riêng cho những người nông dân sản xuất có tiền mặt (Cash Crop 4) khi bán sản phẩm như ca cao hoặc bông vải để mua thức ăn cho họ. Do đó, trong các quốc gia có liên quan, các hậu quả của chiến tranh là không đồng nhất và đặc biệt bị ảnh hưởng đáng chú ý là ở các khu vực thành thị. Ngay đối với trẻ em, một cuộc khủng hoảng dinh dưỡng có thể gây ra hậu quả cho sức khỏe đến suốt đời. Do đó, trong dài hạn, cuộc khủng hoảng cũng có thể đo lường được những tác động tiêu cực ở nhiều quốc gia.
Liên quan đến năng động của cuộc khủng hoảng, có thể giả định rằng trong ngắn hạn, nguồn cung thiếu hụt sẽ có những hậu quả đặc biệt nặng nề. Dự kiến là do giá cả tăng trên toàn thế giới, nông dân sẽ có động lực khích lệ hơn để thay đổi sản xuất các mặt hàng do Ukraine và Nga sản xuất trước đây. Ví dụ như nông dân có thể trồng lúa mì thay vì các loại ngũ cốc khác. Tuy nhiên, điều này thường đi kèm với các hạn chế, bởi vì đất đai và khí hậu thường không phù hợp tối ưu. Năng suất cho việc sản xuất lúa mì và dầu hướng dương trong toàn cầu sẽ giảm, nếu không có sản xuất của Nga và Ukraine. Nói chung, giá sẽ vẫn ở mức cao hơn, ngay cả khi nó sẽ giảm ở một mức độ nào đó, khi nguồn cung tăng lên. Ngoài ra, việc sản xuất thay thế hiện nay của hàng hóa được sản xuất trước đó thiếu; do đó, giá của các sản phẩm khác cũng sẽ tăng lên. Ở Đức, trên nhiều cánh đồng vào năm tới, lúa mì sẽ được sản xuất hai vụ mùa liên tục thông qua việc cho phép miễn trừ luân canh cây trồng. Các vụ thu hoạch sau luân canh cây trồng (ví dụ lúa mạch đen, lúa mạch, hạt cải dầu) thay đổi tương ứng và nguồn cung khan hiếm. Do đó, kết quả là giá tăng rộng hơn trong trung hạn, không chỉ đối với các sản phẩm được xuất khẩu trước đây của Ukraine. Thêm vào đó là ảnh hưởng của giá phân bón và năng lượng.
Do đó, có thể dự đoán là giá sẽ lên đỉnh Sau khi giảm dần, giá sau đó sẽ ổn định ở mức cao hơn so với trước cuộc chiến Ukraine. Tuy nhiên, những thay đổi giá này sẽ cao đến mức nào cũng phụ thuộc vào cách giải quyết về chính trị (5) và các yếu tố khác như thời tiết.
________
Tác giả: Tobias Heidland là giáo sư Kinh tế, Đại học Christian-Albrechts Kiel (Đức), Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu “Phát triển Quốc tế” Viện Kinh tế Thế giới Kiel. Công trình nghiên cứu mới nhất là “Langfristige Effekte des Ukrainekonflikts auf die Ernährungssicherheit in Afrika”
Phụ chú của người dịch:
(1) Ấn Độ có 1,4 tỷ người, thu nhập bình quân đầu người khoảng 6.000 đô la, sử dụng khoảng 88% lượng tiêu thụ lúa mì. Mức tiêu thụ bình quân đầu người khoảng 60 kg mỗi năm và tự cung tự cấp ngũ cốc. Sản lượng lúa mì của Ấn Độ chiếm khoảng 14% sản lượng thế giới, nhưng chỉ chiếm 1% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu.
(2) Vai trò của Rumania vô cùng cần thiết để đưa nông sản Ukraine ra thế giới, nếu Ukraine không thể sử dụng được hải cảng Odessa để xuất khẩu trực tiếp. Cơ sở hạ tầng của Rumania tụt hậu, nên không thể đem lại một giải pháp vận chuyển nhanh chóng. Cảng Constanta ở Biển Đen là cảng lớn nhất của Rumania bị quá tải và việc sử dụng xe vận tải khó khăn hơn vì phải chờ đợi hàng tuần tại các cửa khẩu biên giới với các thủ tục.
Từ khi bắt đầu cuộc chiến Ukraine cho đến đầu tháng 6, có 15 tàu với tổng cộng 242.000 tấn ngũ cốc Ukraine đã rời cảng Constanta. Đó chỉ là 1,21% trong số trên 20 triệu tấn ngũ cốc còn bị kẹt mà Ukraine muốn xuất khẩu sang các nước.
(3) Ai Cập, với dân số hơn 100 triệu dân, là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng lương thực. Một phần ba lượng calo tiêu thụ của người dân từ lúa mì, bình quân đầu người tiêu thụ mỗi năm khoảng 200 kg lúa mì (trong khi Đức khoảng 80 kg).
Yemen có khoảng 30 triệu dân. Nội chiến triền miên là lý do Yemen cần hỗ trợ nhân đạo. Ước tính hiện nay khoảng 19 triệu người cần hỗ trợ cấp tính và 2,2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi và 1,3 triệu bà mẹ mang thai hoặc cho con bú bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng.
(4) Cash Crop là việc bán nông phẩm và thu bằng tiền mặt, nhưng là sản phẩm không thể sử dụng trực tiếp, thí dụ như ca cao hay bông vải. Ngược lại, ngũ cốc, khoai tây, sắn hoặc rau quả có thể trực tiếp tiêu thụ và bảo đảm dinh dưỡng.
(5) Vấn đề an ninh lương thực toàn cầu là chủ để chính cho các nước G20 thảo luận trong tuần này tại Bali, Indonesia.
Sau hơn 130 ngày chiến đấu, thuận lợi chiến trường Ukraine ngã về phía Nga và gây nhiều lo âu cho dư luận.
Ukraine và phương Tây đang cáo buộc Nga đánh cắp ngũ cốc Ukraine đem bán cho các nước Iraq, Iran và Ả Rập Xê Út. Ngày 5/7 Thông tấn xã Tass của Nga loan tin, sau khi kiểm soát được miền nam Ukraine, Nga đang thu xếp việc bán ngũ cốc của Ukraine và giao cho Yevgeny Balitsky, người chịu trách nhiệm khu vực Zaporizhia, sẽ lo tiến hành dịch vụ này nhưng giới lãnh đạo Moscow phủ nhận các thông tin.
“Vai trò của Rumania vô cùng cần thiết để đưa nông sản Ukraine ra thế giới, nếu Ukraine không thể sử dụng được hải cảng Odessa để xuất khẩu trực tiếp.”
Chính phủ Ukraine cho biết là có thể xuất khẩu ngũ cốc bằng phương tiện tàu hàng qua đường sông Danube bất chấp việc Nga phong tỏa tại các cảng Biển Đen. Thứ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng Yuri Waskov cho biết: “Trong bốn ngày qua, 16 tàu đã đi qua cửa sông Bistrau và Ukraine sẽ duy trì tốc độ này. Hiện nay, 16 tàu sẽ chờ đợi để đưa ngũ cốc lên tàu và xuất khẩu. Hơn 90 tàu khác đã sẵn sàng trong kênh đào Sulina của Rumanie.
Cho đến nay, mỗi ngày có bốn tàu có thể xử dụng tuyến đường Sulina, nhưng cần thiết là phải có tám tàu. Ukraine đang đàm phán với Romania và Ủy ban châu Âu về việc gia tăng năng lực vận chuyển.
Nga và Ukraine đang thảo luận tại Thổ Nhĩ Kỳ về việc giao ngũ cốc qua Biển Đen. Đại diện của Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ tham gia vào cuộc họp này tại Istanbul. Do nguồn cung ngũ cốc đã xấu đi ở nhiều quốc gia, nên Thổ đang muốn hòa giải cuộc xung đột việc phong toả. Thổ có mối quan hệ tốt đẹp với cả Ukraine và Nga.
“Vấn đề an ninh lương thực toàn cầu là chủ để chính cho các nước G20 thảo luận trong tuần này tại Bali, Indonesia.”
Cuộc họp tại Bali, Indonesia trong tuần này sẽ không đem lại kết qủa nào và cuộc họp G 20 vào tháng 11 tới cũng thế. Putin không có giải pháp nào mới, khi cảng Odessa còn bị phong toả và cấm Ukraine xuất khẩu. Nga sẽ đánh cấp lương thực của Ukraine. Lương thực lại trở thành một loại vũ khí của Nga đe doạ, ngoài bom nguyên tử.Quốc tế sẽ làm gì khi người dân châu Phi không có lương thực để sống sót
Hot hot hot
Thủ tướng Nhật Ube vừa bị bắn vào ngực
Thèn tớ đã nói trc rồi,. Mục đích của Trung Cẩu là vùng biển Nhật bản
Vụ ám sát này hung thủ không ai khác là Bắc Trièu Tiên được Trung Cẩu thuê nhờ. Nên nhớ độ gan lỳ và tính chính xác của lính bắn tỉa ám sát của Bắc Hàn bọn Mẽo nên biết sợ mà lo cho tổng thống của họ
Nếu như cuộc chiến nầy nga thắng,bảo đảm rằng thế giới sẽ khổ hơn,chỉ ukraina thắng thế giới mới trở lại bình thường.Nga muốn qua mặt cả trung quốc, để thở thành bá chủ thế giới bằng cuộc chiến nầy,nếu phương tây sai lầm,không ủng hộ ukraina hậu quả dành cho phương tây nói riêng,thế giới chung rất khủng khiếp.
“Nếu như cuộc chiến nầy nga thắng, bảo đảm rằng thế giới sẽ khổ hơn”
Đúng rồi. Nga sẽ tấn công quân sự Ba Lan, châu Âu lâm cảnh xáo trộn kinh hoàng.Thiên hạ sẽ quên Ukraine mà Nga làm bá chủ châu Âu và Trung Quốc làm bá chủ châu Á. Hết chuyện
Đã sáng mắt sangs lòng chưa hay đã đang đói mờ con mắt
Cậy thói văn minh dân chủ chơi trò tháu cáy với độc tài. Riêng Vitnom nước Đảng lúc nào cũng nhất nhì xuất khẩu gạo( đấy mới chỉ có khoán 10 nhá. Chớ khoán 100 như Nga thì nước Đảng nuôi cả thía giới, kkkkkk???????
Theo thông tin ttx bia hơi vỉa hè thì hiện nay rất đông dân Nga và U cờ đang sinh sống ở Vitnom nước Đảng. Đa phần là đám giàu có
Tổng thống U cờ Lem nhem Xiki nên nhớ câu ngạn ngữ Việt nam” khôn không đến trẻ, khỏe không đến già” . Cứ tà tà mà chơi. Không lạnh lùng cũng chẳng vồ vập, thằng nào thích đập thì cho nó ăn đập, dù là Mẽo hay Trung Cẩu
Nga và bày đàn Putin mới thâm hiểm bên trong và độc ác bên ngoài . Trung Quốc và Tập mới chỉ lộ 1 vế . Thời đại nay , có các tổ chức quốc tế , lắm hội nghị mà không làm gì được Nga ? !!!
Các tổ chức cuốc tế thì cũng giống như các hội đoàn, viện của nước Đảng mà thui
“Thời đại nay , có các tổ chức quốc tế , lắm hội nghị mà không làm gì được Nga ? !!!”
Tỏ tình đoàn kết thì có mà súng đạn chiến xa không gởi thì làm sao mà đánh? Đó là vấn đề. Còn công luận qquốc tế lúc đầu cũng nhiệt tình ủng hộ, nhưng nay trước cảnh vật giá leo thang và chiến tranh còn kéo dài nên tỏ ra mệt mòi và thờ ơ. Tất cả đều bất lợi cho Ukraine, trohg khi tinh thần chống Nga là anh dũng.