Làm sao tránh điều tệ hại nhất sẽ xảy ra cho Ukraine và Đài Loan

Project-Syndicate

Tác giả: Jeffrey D. Sachs

Đỗ Kim Thêm dịch

15-12-2021

Lời người dịch: Không như Jeffrey D. Sach đơn giản hoá về sự kềm chế của các phe trong bài viết sau đây, bối cảnh của Ukraine trở nên sôi động hơn khi Tổng Thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm, 23/12, kêu gọi phương Tây đáp ứng “ngay lập tức” yêu cầu của Nga về bảo đảm an ninh và ngăn chặn Khối Phòng Thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) thu nhận Ukraine làm thành viên. Putin gay gắt nêu lên việc “chính Mỹ mới là kẻ đặt hỏa tiễn sát biên giới đất nước chúng tôi”.

Ngược lại, khi giải thích việc Nga tăng cường 100.000 quân gần biên giới Ukraine thì Putin khẳng định đây là hành động phòng vệ. Putin kêu gọi Mỹ và các đồng minh bảo đảm cho Nga về Ukraine theo cách mà Putin mong muốn, còn Putin không nêu lên một bảo đảm nào về phía Nga.

Để ứng phó, riêng tại Đông Âu, hiện có khoảng 13.000 binh sĩ thuộc khối NATO, 200 xe tăng, 30 chiến đấu cơ và trực thăng, đã đóng quân thường trực.

Giới chức Mỹ đang thảo luận với các đồng minh Châu Âu trước cuộc đàm phán Geneva vào 10/1. Mỹ cho biết hỗ trợ cho Ukraine để bảo vệ lãnh thổ, đồng thời sẽ có các hành động khác, ngoài những biện pháp trừng phạt kinh tế nếu Nga tấn công Ukraine.

Không như Jeffray D. Sach kêu gọi, xung đột tại Đài Loan đang diễn ra trong khi Tập Cận Bình lại dịu giọng đối với ASEAN, nhưng không có nghĩa vấn đề Đài Loan sẽ được giải quyết trong êm thắm.

Thực tế mà Jeffrey S. Sach không đề cập là Tập Cận Bình đã chuẩn bị từ lâu việc chiếm Đài Loan và trở thành “Hoàng đế Trung Hoa”.

Trong tình hình mới hiện nay, vai trò của Mỹ đang trở nên suy yếu. Sau khi Mỹ tháo chạy khỏi Afghanistan, uy tín của Joe Biden xuống thấp. Việc hy sinh của người lính Mỹ cuối cùng cho an ninh và dân chủ Đài Loan là không thể tin.

Cho dù Joe Biden đã thành công nhất định trong việc điều chỉnh chiến lược với Trung Quốc, nhưng không mang lại một sự ổn định trường kỳ cho Đài Loan. Quan trọng nhất là yếu tố chính trị quốc nội, Đảng Cộng hoà và dân chúng Mỹ không cho phép Joe Biden tự do hành động, dầu là kềm chế hay không. Cho đến nay, chiến lược mập mờ của Joe Biden vẫn còn tiếp tục.

Mỹ sẽ tham chiến tại Đài Loan trong mức độ nào, trong hay ngoài khuôn khổ Taiwan Relations Act 1979, và có thể dẫn đến chiến tranh Ấn Độ -Thái Bình Dương hay thế giới không, nguy cơ này còn quá nhiều yếu tố khác để thảo luận mà đặc biệt nhất là tiếng nói của Ấn Độ, Nhật Bản và Úc. Cả ba sẽ có vai trò quan trọng hơn cho tương lai của Đài Loan.

Trong khi trật tự quốc tế đang thay đổi, các xung đột an ninh khu vực càng trở nên khó lường đoán, tất cả các phe đều không bày tỏ thiện chí kềm chế nào gọi là thực tế và khả thi.

Tóm lại, những động lực để cải thiện các tranh chấp tại Ukraine và Đài Loan đang vượt ra khuôn khổ trong bài viết của Jeffrey S. Sach. Sau đây là bản dịch.

***

Không có cấu trúc hòa bình toàn cầu nào có thể ổn định và an toàn trừ khi tất cả các bên công nhận các lợi ích an ninh hợp pháp của các bên khác. Nếu các cuộc khủng hoảng về Ukraine và Đài Loan được giải quyết trong ôn hòa, các cường quốc sẽ cần phải tạm dừng và xem xét các quan điểm chiến lược của phía bên kia.

Hai điểm nóng nguy hiểm ở châu Âu và châu Á có thể đưa Mỹ, Nga và Trung Quốc vào cuộc xung đột mở rộng. Các cuộc khủng hoảng ở Ukraine và Đài Loan có thể được giải quyết, nhưng tất cả các bên phải tôn trọng lợi ích an ninh hợp pháp của các bên khác. Thừa nhận những lợi ích đó một cách khách quan sẽ cung cấp cơ sở cho việc giảm leo thang các tình trạng căng thẳng còn tồn tại.

Hãy xét đến trường hợp của Ukraine. Mặc dù họ chắc chắn có quyền về chủ quyền và an ninh từ một cuộc xâm lược của Nga, nhưng không có quyền làm suy yếu an ninh của Nga trong tiến trình này.

Cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay là kết quả của sự vượt quá mức của cả Nga và Mỹ. Việc quá trớn của Nga nằm trong việc sáp nhập Crimea năm 2014 và chiếm đóng trung tâm công nghiệp của Ukraine ở Donetsk và Luhansk; và trong những nỗ lực liên tục của Nga để giữ cho Ukraine phụ thuộc vào Nga về mặt năng lượng, duy trì việc nhập lượng công nghiệp và các thị trường. Ukraine có lợi ích hợp pháp trong việc hội nhập chặt chẽ hơn với nền kinh tế Liên Âu và đã ký một thỏa thuận liên kết với Liên Âu cho mục đích này. Tuy nhiên, Điện Kremlin lo ngại rằng, tư cách thành viên Liên Âu có thể là bước dò dẫm để Ukraine gia nhập khối NATO.

Mỹ cũng đã vượt quá giới hạn. Năm 2008, chính quyền của Tổng thống Mỹ George W. Bush đã kêu gọi Ukraine gia nhập khối NATO,  một sự bổ sung sẽ thiết lập sự hiện diện của Liên minh ngay trên biên giới dài của Nga với nước này. Đề xuất khiêu khích này đã phân hoá các đồng minh của Mỹ, nhưng khối NATO vẫn xác nhận rằng, Ukraine cuối cùng có thể được chào đón với tư cách là một thành viên, họ lưu ý rằng Nga không có quyền phủ quyết đối với ai là người tham gia. Khi Nga sáp nhập thô bạo Crimea vào năm 2014, một trong những mục tiêu của Nga là bảo đảm rằng, khối NATO không bao giờ có thể tiếp cận căn cứ hải quân và hạm đội của Nga trong vùng Hắc Hải.

Đánh giá theo biên bản công khai các cuộc thảo luận giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong tháng này, việc mở rộng khối NATO sang Ukraine vẫn còn trên bàn thảo luận. Mặc dù Pháp và Đức cũng có thể duy trì mối đe dọa lâu dài của họ đối với việc phủ quyết bất kỳ nỗ lực nào như vậy để trở thành thành viên, các quan chức của Ukraine và khối NATO đều tái xác quyết rằng sự lựa chọn tham gia gắn liền với Ukraine. Hơn nữa, một nghị sĩ cấp cao của Estonia đã cảnh báo rằng việc rút lại quyền gia nhập khối NATO của Ukraine sẽ tương đương với chính sách xoa dịu của Anh đối với Hitler vào năm 1938.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Mỹ lập luận rằng Ukraine, dù có quyền lựa chọn liên minh quân sự của riêng mình, cũng nên  xét lại lịch sử lâu dài của đất nước họ trong sự phản đối quyết liệt đối với sự can thiệp từ bên ngoài vào Tây bán cầu. Quan điểm này lần đầu tiên được thể hiện trong Học thuyết Monroe năm 1823, và đã được thấy rõ rệt trong phản ứng táo bạo của Hoa Kỳ đối với việc chuyển hướng của Fidel Castro đối với Liên Xô sau Cách mạng Cuba năm 1959.

Khi xưa, Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower tuyên bố: “Cuba đã được bàn giao cho Liên Xô như một công cụ để làm suy yếu vị thế của chúng ta ở Mỹ Latin và thế giới“. Ông ra lệnh cho CIA đưa ra kế hoạch xâm lược. Kết quả là thất bại của Vịnh Con Heo (dưới thời Tổng thống John F. Kennedy), đã thắp ngòi nổ cho cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.

Các quốc gia không thể chỉ đơn giản là chọn liên minh quân sự của họ, bởi vì những lựa chọn như vậy thường có ý nghĩa an ninh đối với các nước láng giềng của họ. Sau Thế chiến II, Áo và Phần Lan đều bảo đảm độc lập và thịnh vượng trong tương lai bằng cách không gia nhập khối NATO, vì điều đó sẽ gây ra sự giận dữ của Liên Xô. Ukraine ngày nay cũng nên thể hiện sự thận trọng tương tự.

Các vấn đề ở Đài Loan cũng tương tự. Đài Loan có quyền hòa bình và dân chủ phù hợp với khái niệm về chính sách “Một Trung Quốc”, vốn là nền tảng cho các mối quan hệ của Trung Quốc với Mỹ kể từ thời Richard Nixon và Mao Trạch Đông. Mỹ đã hợp lý khi cảnh báo Trung Quốc chống lại bất kỳ hành động quân sự đơn phương nào đối với Đài Loan, vì điều đó sẽ đe dọa an ninh toàn cầu và nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, cũng giống như Ukraine không có quyền gia nhập khối NATO, Đài Loan không có quyền ly khai khỏi Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số chính trị gia Đài Loan đã tán tỉnh với việc tuyên bố độc lập, và một số chính trị gia Mỹ đã thực hiện quyền tự do với nguyên tắc “Một Trung Quốc”.

Sau đó, Tổng thống đắc cử Donald Trump bắt đầu sự thoái bộ của Mỹ vào tháng 12 năm 2016, khi ông nói: “Tôi hiểu tường tận chính sách ‘Một Trung Quốc’, nhưng tôi không biết tại sao chúng ta phải bị ràng buộc bởi chính sách ‘Một Trung Quốc’, trừ khi chúng ta thỏa thuận với Trung Quốc mà nó có liên quan đến những vấn đề khác, bao gồm cả thương mại“.

Sau đó, Tổng thống Joe Biden đã khiêu khích đưa Đài Loan vào Hội nghị Thượng đỉnh vì Dân chủ trong tháng này. Trước đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken ủng hộ công khai cho “sự tham gia mạnh mẽ” của Đài Loan vào hệ thống Liên Hiệp Quốc. Những hành động như vậy của Mỹ đã làm trầm trọng thêm căng thẳng với Trung Quốc.

Một lần nữa, những nhà phân tích an ninh Mỹ cho rằng Đài Loan có quyền tuyên bố độc lập nên suy ngẫm về lịch sử của chính nước Mỹ. Hoa Kỳ đã chiến đấu trong một cuộc nội chiến về tính hợp pháp của sự ly khai, và những người ly khai đã thua. Chính phủ Hoa Kỳ sẽ không dung thứ cho sự ủng hộ của Trung Quốc đối với một phong trào ly khai ở California (cũng như các nước châu Âu như Tây Ban Nha, nơi đã phải đối mặt với điều thực sự ở Xứ Basque và Catalonia).

Nguy cơ leo thang quân sự đối với Đài Loan càng tăng lên bởi tuyên bố gần đây của Tổng thư ký khối NATO Jens Stolenberg rằng lý do tương lai của liên minh sẽ bao gồm chống lại Trung Quốc. Một liên minh được tạo ra để bảo vệ Tây Âu khỏi sự xâm lược của một cường quốc châu Âu hiện không còn tồn tại, không nên được tái sử dụng như một liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu chống lại một cường quốc châu Á.

Các cuộc khủng hoảng Ukraine và Đài Loan có thể được giải quyết một cách hòa bình và đơn giản. Khối NATO nên loại bỏ tư cách thành viên của Ukraine khỏi bàn đàm phán, và Nga nên từ bỏ bất kỳ cuộc xâm lược nào. Ukraine nên được tự do định hướng các chính sách thương mại của mình theo cách mà họ thấy là phù hợp, miễn là họ tuân thủ các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới.

Tương tự như vậy, Mỹ nên tái minh xác rằng họ kiên quyết phản đối sự ly khai của Đài Loan và không nhằm mục đích “kiềm chế” Trung Quốc, đặc biệt là bằng cách định hướng lại khối NATO. Về phần mình, Trung Quốc nên từ bỏ hành động quân sự đơn phương chống lại Đài Loan và tái khẳng định nguyên tắc hai chế độ, mà nhiều người Đài Loan tin rằng đang bị đe dọa sắp xảy ra sau cuộc đàn áp ở Hồng Kông.

Không có cấu trúc hòa bình toàn cầu nào có thể ổn định và an toàn trừ khi tất cả các bên công nhận lợi ích an ninh hợp pháp của bên khác. Cách tốt nhất để các cường quốc bắt đầu đạt được điều đó là chọn con đường hiểu biết lẫn nhau và giảm leo thang đối với Ukraine và Đài Loan.

______

Jeffry D. Sachs, Giáo sư Đại học Columbia, tác giả các sách The End of Poverty, Common Wealth, The Age of Sustainable Development, Building the New American EconomyA New Foreign Policy: Beyond American Exceptionalism, và gần đây nhất là, The Ages of Globalization.

Bình Luận từ Facebook

8 BÌNH LUẬN

  1. Công nhận “môt nước Trung Quốc” là lọt vào bẫy Tàu cộng mà chúng đã cố tình
    giăng ra cho Âu Mỹ chui vào, trước khi Tàu cộng xâm chiếm Đài Loan bằng quân
    sự. Điều này là mục tiêu ưu tiên nhắm đến từ lâu trong chiến lược của Tàu cộng.
    ngoi lên làm bá chủ thế giới. Hợp lý hoá để chính nghĩa hoá chiến tranh ?
    Mỹ đã dung dưỡng hay nói chính xác là “nuôi dưỡng” Tàu cộng sau khi làm hoà
    với Tàu cộng để chông Liên Xô nhưng bây giờ Liên Xô đã tan rã mà Mỹ vẫn chưa
    đìều chỉnh chính sách thì rõ ràng là mắc mưu CS.Tàu rồi !

    • Đó là sai lầm lớn của thằng c[…] Richard Nixon, nó không biết gì về TC và người hán trong khi làm chính trị thì quan trọng là phải có kiến thức và tầm nhìn. Cả thế giới người ta biết nhưng nội các của nó cố tình lờ đi, cuối cùng thì Nga-Tàu vẫn bắt tay để hạ Hoa Kỳ.

  2. xịt ức chế áp lực 10-1 HK-Nga gặp trực tiếp lại cần hội đàm trực tuyến trước đã thông tốt đẹp bối rối áp lực nên giữ thế uy tín thấy thương với TGHT thì KT sẽ lấn sân CT vì XHHT gìn giữ ổn định lợi ích QG cao hơn trò chơi CT nhắc nhở 2 hệ thống cùng giữ thế ôn hòa khi TQ đang dòm ngó kích động hưởng lợi nên nhớ Nga-TQ đồng sàng dị mộng sai nước cờ rối loạn lực TDDC sẽ ổn định nhanh sẽ thắng MXH lòng dân bất ổn chiến tranh lạnh KT tách đôi sớm viễn cảnh thấy rỏ chậm Ftr nghèo tan nát TG mất vài thập niên trở lại khoảng cách dân trí càng xa Bắc cực băng tan giao thương tốt TQ mưu sĩ lấn viễn đông vì Nga yếu tiềm lực thực dụng phát huy ngư ông đắc lợi là quả báo đồng sàng dị mộng của LSCS

    • Xin “CNHT sẽ loại CNCS” vui lòng biên tập lại, có ngắt câu, chầm phết và phân đoạn thi hy vọng người đọc mới có thể hiểu muốn nói gì. Ai hiểu được đoạn trên xin vui lòng diễn giải.

  3. -Putin không muốn NATO mở rộng sang phía Đông. Putin không có tham vọng xâm chiếm Châu Âu. Putin có chiếm đóng được Châu Âu thì cũng không giữ được do dân số nước Nga bằng 1/10 dân số Trung Quốc nhưng diện tích nước Nga lại gấp 1.8 lần Trung Quốc. Năm 2014, Nga chiếm đóng bán đảo Crimea trước đó thì trong năm Trung Quốc cũng ‘té nước theo mưa’ xây 07 đảo nhân tạo ở Biên Đông. Năm 2021, Trung Quốc hiện đang bắt tay Nga có lẽ ý định khi Nga xâm chiếm Ukraine liền tiện tay xâm chiếm Đài Loan.
    -Tập có tham vọng chiếm đóng Đài Loan. Tập có tham vọng thống trị Thế giới. Mất Đài Loan thì toàn bộ lãnh hải, không phận Biển Đông, eo biển Đài Loan, Biển Hoa Đông và bao gồm 01 phần lãnh hải, không phận Nhật Bản nằm trong tầm kiểm soát của đảng CSTQ. Nhật Bản bị cô lập. Nền kinh tế Thế giới đình hẳn do mất nguồn chính cung cấp chip từ Đài Loan. Mỹ, EU mất nguồn cung cấp nhân lực từ ASEAN, mất nguồn nhập khẩu từ ASEAN. Tham vọng thống trị Thế giới của Tập được củng cố. Nhân dân Trung Quốc sẽ tin yêu Tập, biến ước mơ Tập thành hiện thực.
    -Kết luận: Mỹ, EU phải bắt tay hòa đàm với Putin. Chuyển sang mặt trận chính là chống Tập. Nội công là chia rẽ giới chóp bu đảng CSTQ với Tập, làm suy yếu kinh tế Trung Quốc nhằm chia rẽ người dân Trung Quốc với đảng CSTQ. Ngoại kích là sẵn sàng chấp nhận đương đầu 01 cuộc Đại chiến Thế giới lần thứ 3 nhưng với sự chuẩn bị, phối hợp thật kỹ cùng đồng minh sẽ hạn chế thấp nhất tổn thất cho nhân loại (thà đau 01 lần còn hơn sẽ đau dài dài sau này, Trung Quốc hiện đã hoàn thiện xong hệ thống vệ tinh, bản đồ vệ tinh, tăng độ chính xác cao cho tên lửa tầm xa rồi). Cuộc Đại chiến Thế giới lần thứ 3 sẽ loại bỏ đảng CSTQ, chia Trung Hoa thành 07 quốc gia theo các vùng tự trị của các dân tộc trong cộng đồng Trung Hoa. Thiên hạ Thái Bình.

  4. Phần Lan (Filand) có biên giới với liên bang Nga nên họ không muốn vào NATO thì hợp lý nhưng nước Áo (Austria) lại nằm ở trung tâm Châu Âu mà nói rằng họ sợ Nga nên không muốn gia nhập khối NATO thì có gì đó không ổn.

    • Ngay sau Đệ Nhất Thế chiến, Áo đã có ý tưởng theo một chính sách trung lập vì có yếu tố địa lý và tâm lý là không muốn liên kết chính trị, nhưng không quốc gia nào ủng hộ. Sau khi Stalin chết (1953), tình hình thay đổi. Sau nhiều thu xếp quốc tế, 1954, chính Nga yêu cầu Áo phải theo trung lập. Ngày 15/4/1955 một thoả thuận ghi nhớ tại Moskau đã được ký kết, mà nội dung là Áo phải theo trung lập sau khi các lực lượng chiếm đóng rút quân. Đúng một tháng sau, Nga và Áo ký kết hiệp ước. Áo đồng ý theo mô hình trung lập của Thụy Sĩ. Trung lập của Áo làm Áo trờ ngại nhiều khi tham gia châu Âu. 1989 Áo nộp đơn xin tham gia Cộng đồng châu Âu và đến 1/1/1995 mới chính thức gia nhập. Từ 1999, Áo tham gia là đối tác vối NATO cho mục tiêu hoà bình. Tranh cải lớn nhất là vấn đề Áo cũng đã bán vũ khí cho các nước khác. Đây là một vấn đề thuộc luật Hiến pháp Áo và lịch sử của Áo khá phức tạp.

  5. Trí théc nước Đảng chúng tớ mong Tầu khựa uýnh Taiwan rồi trả lại nước Đảng chúng tớ mấy cái đảo chim ỉa mà Taiwan đang chiếm

Comments are closed.