“Tiên học lễ, hậu học văn”, đạo lý hay tiêu cực?

29-11-2021

Mấy hôm nay đọc báo trên các mạng lưới trực tuyến xã hội tiếng Việt, người Việt khắp nơi trong cũng như ngoài nước, được nghe một nguồn dư luận mới xôn xao về việc nên giữ hay bỏ một câu khẩu hiệu đã trở thành quá quen thuộc trong tất cả các hệ thống trường học Việt Nam từ xưa tới nay. Đó là câu châm ngôn “tiên học lễ, hậu học văn” thường được dán ngay trên tường trước mặt học sinh trong lớp học.

Vì đã quá quen thuộc và mặc nhiên được coi đây là một đạo lý đương nhiên kết hợp giữa tinh thần tôn sư trọng đạo và rèn luyện nhân cách nên qua nhiều thế hệ, câu khẩu hiệu này đã trở thành một lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà nghiêm cẩn chuyên chở giá trị nhân văn đào tạo thế hệ trẻ. Đây không phải là một câu khẩu hiệu thời trang để trang trí lớp học mà là một châm ngôn rèn luyện nhân cách trong đời sống học trò. Bởi vậy, chẳng có thầy giáo hay học sinh nào còn bận tâm đặt câu hỏi là nên hay không nên treo câu khẩu hiệu mang nội dung “nguyên lý giáo dục” hay đạo lý trồng người nầy. (Chữ Lễ trong bài này xin được viết hoa khi nhấn mạnh đó là tiêu đề của toàn bài và viết thường khi hiểu theo nghĩa quy ước).

Bối cảnh làm nền cho cuộc… đảo chánh khẩu hiệu nầy được giới truyền thông đưa tin như sau:

Tại hội thảo Giáo dục Việt Nam chủ đề “Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục đào tạo” do Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội tổ chức ngày 21/11, GS Trần Ngọc Thêm trình bày quan điểm trên trong tham luận: “Xây dựng Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo”.

GS Trần Ngọc Thêm kiến nghị: “Cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo”.

“Chừng nào còn đề cao chữ Lễ để ràng buộc người học, còn đề cao quá mức vai trò của người thầy, của đáp án thì tư duy phản biện sẽ không thể phát triển, không thể có xã hội phát triển”, ông nhấn mạnh thêm.

– Trước đó, năm 2016, tại hội thảo “Xây dựng môi trường văn hóa trường học” do Bộ GD-ĐT tổ chức, nhiều đại biểu cho rằng, hệ thống khẩu hiệu trường học đã đáp ứng đúng tôn chỉ mục đích. Tuy nhiên, việc treo khẩu hiệu còn bất cập, mỗi nơi làm một phách và chưa phù hợp nên kiến nghị xem lại khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” ở trường tiểu học. (Tin Mới)

Là một thầy giáo xuất thân được đào tạo dạy môn Việt Văn cấp 3 từ trường Văn Khoa và Sư Phạm Huế (1966-1970) nhưng vì hoàn cảnh và thời thế tôi phải dạy học tại nhiều trường, phụ trách các môn học khác nhau và phục vụ nhiều nơi với hoàn cảnh khác nhau như: Việt Nam trước và sau 1975, Phi Luật Tân, Mỹ. Mãi cho đến khi đứng trên bục giảng của nhà trường Mỹ, nhìn sinh viên vừa vào lớp miệng vừa bỏm bẻm nhai kẹo cao su hay ngồi gác chân lên ghế trong lớp, tôi mới nhận ra cái đạo lý lớp học phải như thế nào mới phải “đạo” bởi tôi vốn đã coi cái trật tự truyền thừa “tiên học lễ, hâu học văn” là nề nếp mặc nhiên trong văn hóa học đường Việt Nam.

Truyền thống văn hóa và giáo dục Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm và lâu đời về khái niệm chữ Lễ của văn hóa Trung Quốc. Trong Ngũ Kinh có Lễ Kinh và vai trò của Lễ được đức Khổng Tử xác định: “Không học Lễ thì không biết cách đi đứng ứng xử ở đời.” Và năm đức tính căn bản làm người là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín thì Lễ đứng giữa để làm trung gian, bởi vì nhân không trí là tốt mã, thương hại; nghĩa không tín là tuỳ hứng, giang hồ. Cho nên khái niệm cổ điển về Lễ là sự phân định vai trò và cương lĩnh rõ ràng: Hai nước giữ lễ là không xâm hại nhau, hai nhà giữ lễ là không gây phiền oán cho nhau, hai người giữ lễ là tôn trọng lẫn nhau và thầy trò giữ lễ là làm tốt vị trí của mình. Lễ tự nguyên nghĩa là luân thường đạo lý, là trật tự xã hội, là tôn trọng lẫn nhau. Ý nghĩa của chữ Lễ trong quá trình truyền thừa và ứng dụng vào văn hóa giáo dục Việt Nam là tôn sư trọng đạo, học trò xem thầy như cha và thầy xem trò như đứa con tinh thần kế thừa và phát huy tâm nguyện cùng lý tưởng giúp đời và giữ đạo làm người nghiêm cẩn của mình để sống, ứng xử hay có khi chỉ trong mơ ước. Với một khái niệm về Lễ như thế thì bất cứ một nền giáo dục hay một xã hội nào đều ứng hợp với vai trò giáo dục là nhằm đào tạo thế hệ tương lai tài năng và đạo hạnh.

Tuy nhiên, xã hội Việt Nam từ xưa đến nay đã vô tình hay cố ý diễn dịch ý nghĩa của nội hàm chữ Lễ một cách cực đoan và phiến diện trong nhiều trường hợp giáo dục bị biến thành phương tiện đầy khắt khe, áp bức để phục vụ cho tinh thần bảo thủ, quyền lực tôn giáo, giai cấp thống trị đè đầu cỡi cổ dân lành, hay thủ đoạn chính trị… Do đó, đã có nhiều trường hợp cái “Lễ” đã bị lạm dụng khi các thầy đồ, thầy giáo, cô giáo, cơ sở giáo dục… sử dụng hình thức “lễ trị” bằng roi vọt, bạo lực, uy quyền… để đánh đập, mạ lỵ, trừng phạt, vùi dập học sinh một cách thô bạo và… vô lễ! Và hệ quả đương nhiên, với phản ứng tâm lý và thể lý phản hồi có điều kiện, học sinh bị tha hóa vì sợ hãi, căm tức hay chán ngán môi trường học tập với thầy giáo đã hành hạ mình dẫn đến tình trạng cũng đành, thụ động và “thủ tiêu phản biện” như ý kiến của GS.TSKH Trần Ngọc Thêm. Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp phổ biến mà chỉ là khía cạnh cực đoan trong truyền thống giáo dục Việt Nam. Riêng về mặt tâm lý tương tác với xã hội, một học sinh hay sinh viên thiếu khả năng phản biện không phải vì “giữ lễ” hay bị ép lễ mà thường là do thiếu thông tin, thiếu kiến thức và thiếu không khí hay môi trường thích hợp.

Thật ra, câu “Tiên học lễ, hậu học văn” tuy là một câu văn Hán Việt nhưng thường được xem như đã trở thành thuần Việt vì văn phong nhẹ nhàng, ngữ điệu cân đối và nội dung rất dễ hiểu về tinh thần đạo lý và trật tự xã hội rất dễ ứng dụng cho mọi người thuộc mọi trình độ, kể cả hai thế hệ thầy và trò. Đã nhiều lần tôi vừa nhớ, vừa trân trọng cái câu khẩu hiệu đơn giản và nhỏ nhắn nhưng đầy ý nghĩa nầy khi bước vào dạy lớp học Mỹ chẳng thấy ai đứng dậy hay biểu hiện cử chỉ chào kính nào hoặc nhìn thái độ có vẻ thiếu cung kính khi hỏi hay phát biểu với thầy giáo. “Tiên không học lễ rồi chăng?” Tôi tự hỏi. Nhưng càng đi sâu vào khái niệm của “cái Lễ” tôi càng nhận thấy rõ ràng rằng, nội dung của Lễ nếu được hiểu theo một nghĩa tích cực hơn thì học trò, sinh viên Mỹ còn trọng Lễ hơn cả Việt Nam vì trong quá trình học tập rất ít nói dối, hiếm khi gian lận hay ích kỷ và thủ lợi như sinh viên của nhiều nước châu Á xem Lễ như một chiêu thức đóng kịch giả vờ làm vui lòng thầy giáo, miễn sao có lợi cho cá nhân mình.

“Cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu ‘Tiên học lễ, hậu học văn’ để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo”! Đọc câu nầy của GS. Trần Ngọc Thêm, tôi thật tình chưa hiểu hết tôn ý của GS. Cái gọi là “tư duy phản biện” sao lại bị cột trói vào một trật tự tinh thần và phẩm chất đạo lý của một con đường khiêm cung, quang minh chính đạo như Lễ (lễ độ, lễ phép, lễ nghi, lễ giáo, lễ bái…). Muốn khai mở tư duy phản biện thì chỉ cần ba yếu tố chính là kiến thức vững vàng, phương pháp luận chặt chẽ và khung cảnh thích hợp. Cả một nền triết lý Đông phương, kiến thức khoa học kỹ thuật và phương tiện truyền thông hiện đại là cốt lõi của tư duy phản biện. Lễ không đóng vai trò chướng ngại hay tiêu cực nào cho mọi hình thức phản biện. Không có một thầy giáo nghiêm túc nào lại cấm đoán học sinh mình nêu ý kiến phản biện; nếu không muốn nói là còn hài lòng, ngầm sung sướng vì sự thông minh, lập luận rạch ròi của học sinh mình trong phản biện cả. Thêm nữa, khi nói đến cụm từ “giải phóng sức sáng tạo” thì phải tìm tới những trở ngại kìm hãm sức sáng tạo. Đó là do sự thiếu khả năng, thiếu nhân tài, thiếu điều kiện, thiếu hoàn cảnh… chứ hoàn toàn không do một hình thức “Lễ” nào tác động để làm mất đi khả năng sáng tạo cả. Muốn “giải phóng sức sáng tạo” thì phải cần quy tụ nhân tài, tôn trọng tự do, đánh giá công minh và đãi ngộ xứng đáng là bốn “tiêu chuẩn vàng” của tinh thần phát huy sáng tạo Đông cũng như Tây. “Lễ” chẳng đóng một vai trò nào mang tính quyết định chung cuộc trong sáng tạo nghệ thuật, khoa học và nhân văn cả. Do vậy, kiến nghị của GS về việc cần chấm dứt việc sử dụng một câu TÂM NGÔN hay ho như thế thì rất mong GS định tâm suy nghĩ và cân nhắc cẩn trọng hơn; cũng như cần uốn lưỡi nhiều lần trước khi phát biểu.

Nhà trường Mỹ cũng có các câu khẩu hiệu được sử dụng luân lưu trong hệ thống trường học cả nước nhưng hẩu hiệu trong nhà trường Mỹ thường không nhắc nhở về phương thức và thái độ học tập mà nói về ý nghĩa và mục đích của quá trình học tập. Sau đây là một dẫn chứng về 200 câu khẩu hiệu trong nhà trường Mỹ đủ các cấp học (https://sloganshub.org/school-slogans/). Có thể nói là gần như không có một câu nói lên một nhân vật thần thánh nào khác hơn là chính bản thân người học trò phải chủ động và chịu trách nhiệm cho hướng đi và mục đích mình vươn tới. Nếu có chăng một vài câu nói về “lễ” thì cũng đề ra phong cách ứng xử do chính bản thân người học trò chủ động như “Hãy kính trọng người khác để được người khác kính trọng” (Respect others and they’ll respect you). Trong lúc đó thì cách thủ lễ của Việt Nam ta là cần phải làm theo lời khuyên và đương nhiên chấp nhận giá trị của các bậc cao nhân tiền bối.

Thử khách quan để đưa ra một vài nét so sánh về khái niệm, nội dung và tác dụng của cái “đức” và “lễ” theo hai khuynh hướng:

– Việt Nam: Thầy giáo và xã hội chủ động dạy dỗ học trò và con em phải làm những điều hay lẽ phải đã được quy định.

– Mỹ: Thầy giáo và xã hội chỉ đóng vai trò trình bày, giới thiệu hệ thống giá trị đạo lý để cho học trò và con em tự quyết định có nên áp dụng những nguyên tắc và giá trị đó cho mình hay không.

Như thế, dẫu là trong bối cảnh văn hóa của Mỹ, Việt Nam hay bất cứ quốc gia, xã hội nào thì đức hạnh vẫn được bảo vệ và tôn trọng. Tiêu chí của hệ thống giá trị và đức hạnh tuy không giống nhau nhưng vẫn có điểm chung, đó là trật tự xã hội và cung cách đối tác hay ứng xử với nhau. Đó chính là cái Lễ đã trở thành cái biết, cái học đầu tiên cần phải có. Hình thức và phương tiện ứng dụng cái Lễ trong môi trường giáo dục cần phải có sự mềm dẽo, thích ứng tùy theo thời đại, văn hóa xã hội và đáp ứng được nhu cầu cụ thể.

Kẻ đang viết những dòng nầy rất chia sẻ thiện ý và công tâm của GS. Trần Ngọc Thêm cũng như lời phản biện rất thuyết phục của PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT khi ông cho rằng: “… với mỗi một con người, ‘đức’ là cái gốc cơ bản . Ở đây có thể hiểu “lễ” tức là đức hạnh. Trong cuộc sống hay ở gia đình , cơ quan, nhà trường… đức rất quan trọng.”

Nay giữa hai khuynh hướng trái chiều là nên bỏ hay nên giữ câu châm ngôn “Tiên học lễ, hậu học văn” trong môi trường giáo dục, tuy mới nghe qua thì đây chỉ mới là một hoặc vài ba ý kiến chống hay thuận theo quan điểm cá nhân; nhưng đứng trên bình diện giáo dục và luân lý đạo đức của một xã hội, một quốc gia thì đây cũng có thể coi như một bước đột phá của những nhà giáo, trí thức dân tộc trước những thách thức của thời đại mới. Sự xét lại để điều chỉnh cập nhật những giá trị tinh thần và đạo đức “xưa bày nay làm” trong nhiều lĩnh vực mà đặc biệt trong môi trường và nhu cầu cải cách giáo dục là những đóng góp cần thiết trước muôn vàn chướng ngại đang diễn ra trước mắt. Tuy nhiên, việc kiến nghị hủy bỏ câu “Tiên học lễ, hậu học văn” thì hoàn toàn không nên thực hiện vì nó vừa thiếu cơ sở về đạo đức cũng như lý luận; vừa không thuyết phục trên căn bản nguyên lý giáo dục và đạo lý dân tộc.

Trong mọi công cuộc cải cách và đổi mới cần xác định một cách khách quan và khoa học rằng, không hề có một nguyên nhân đơn lẻ nào có đủ tầm vóc quyết định huống hồ đây chỉ là một câu nói mang tính tục ngữ, châm ngôn lâu đời chứ không phải là khẩu hiệu nhất thời. Học lễ trước để chuẩn bị những điều kiện sẵn sàng cho bước học văn tiếp theo là một trình tự diễn tiến rất “lôgich” không bao giờ lỗi thời hay phai cũ.

Sacramento Thanksgiving 2021
Trần Kiêm Đoàn, Ph.D., MSW
Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. *******************************
    TIÊN HỌC LỄ HẬU HOC VĂN trên Đất Việt
    ***********************************

    http://phan-chau-trinh-library.online/loi-mo-dau

    Đường Tròn BÙI TẤN & HOAN TRINH ..
    *****************************

    https://www.youtube.com/watch?v=3mfhYXrUhvw

    Ca khúc Bỏ Trường Mà Đi của Cố nhạc sĩ Trần Đình Quân – Vị Thầy khả kính của Tất cả
    chúng ta …. Cả MỘT THỜI PHAN CHÂU TRINH lại bừng sống dậy
    Kính chúc Thầy yên nghỉ trong Cõi Vĩnh hằng .. ..

    Hồn toán Thầy mang trong khối óc
    Hồn thơ Cô ở trong trái tim
    Chân truyền trao hết bao đời học
    Sinh, em nhớ Thầy theo cánh chim

    * * *

    Bóng Thầy khẽ gọi tiếng quê hương
    Dáng Thầy đứng thẳng đường trung trực
    Bao dung thân ái vòng yêu thương
    Euler chín điểm nối muôn đường
    Lòng Thầy chắp được bao khác biệt
    Phân hóa đàn em trong bốn phương

    * * *

    Tình Thầy rộng lượng như tình Mẹ
    Thơ trải hồn thơ sao thiết tha
    Nối vòng tay gọi em lắng nghe
    Mái trường Hồn Nước, Người ru nhẹ
    Hy Mã (1) trời xanh nhìn phương xa
    Nỗi lòng thương nước thành viễn kiến
    Gia tài di sản trao chúng ta

    https://lh6.googleusercontent.com/-Xr6KK4C4ycc/TVo-e5sMK7I/AAAAAAAABAI/mWB1Mvyfpus/s248/thayBuiTan.jpg
    Thầy BÙI TẤN dạy Toán năm đệ lục (lớp 7) thời Trung học Phan Châu Trinh – Đà Nẵng

    Tiễn Thầy nỗi nhớ ngày hưu ấy
    Hoa phượng giùm ta thân kính trao
    Năm học ngày xưa bao kỷ niệm
    Phương pháp Thầy trao làm móng xây.. ..
    Đi vào kinh tế nền tri thức .. ..
    Xin cám ơn Thầy sao lệ rơi.. ..
    Bốn mươi năm ấy, bao em nhớ ?
    Băng não quê người, em có hay ?

    http://hanoiparis.com/img_fampays/11.jpg
    Thầy Trần Đại Tăng (cũng là Nhà Thơ Trần HOAN TRINH) dạy Toán năm đệ nhị (lớp 11) thời Trung học Phan Châu Trinh – Đà Nẵng

    Quê xưa bước tiến epsilon
    Cấp số nhân, đây – ai đóng góp ?
    Cấp số cộng, nhà – ai quên xây !
    Mai sau có ghé qua Trường cũ
    Hồn thơ hồn toán chu-văn-an
    Hồn thơ hồn toán hồn chí-sĩ
    Trao hồn yêu nước băng trinh ấy
    Thành hồn thơ-toán bóng ai hay

    Nguyễn Hữu Viện

    1. Bút hiệu của Chí sĩ Phan Châu Trinh

    *******************************
    TIÊN HỌC LỄ HẬU HOC VĂN trên Đất Pháp
    **********************************

    Thương Nhớ Thầy Pierre Bézier
    *********************

    http://universite-digitale1.com/le-grand-maitre-pierre-bezier/

    http://www.typogabor.com/Media/Bezier-courbes-anim.gif

    Thế đã gần ba năm
    Thời gian đẩy lùi dần vào quên lãng
    Em vẫn nhớ Thầy
    Dáng đứng chững chạc ngoài tuổi 80
    Tiếp em trên bậc chân thang
    Khu phố Quận 17 Paris sang trọng
    Với nụ cười bao dung

    Đầy tình nghĩa Thầy trò
    Đầy tình bạn vong niên
    Đầy tình cha con phụ tử trong đấy

    http://rocbo.chez-alice.fr/Max/culture/bezier/img/bezier.gif

    Thế đã gần ba năm
    Niềm đớn đau chan hòa vinh hạnh
    Lá thư báo tang gia đình Thầy gởi
    Thầy đã thật sự đi xa rồi
    Nhà Toán học – nhà Kỹ thuật – nhà Quản trị – nhà Thơ
    Những đường cong Bézier
    Những mặt cong Bézier thơ hóa các đường cơ khí vô hồn

    Thành vẻ đẹp quyến rũ trên những chiếc xe BMW,
    Mercedes, Ferrari, Honda, Toyota và muôn ngàn vật thể
    Thành vẻ đẹp quyến rũ trên chiếc máy bay Boeing 777
    Đang thống trị bầu trời Thế kỷ 21

    Những đường cong Bézier những mặt cong Bézier hiện thực những con tàu vũ trụ
    Những con tầu biển xuyên đại dương Nước Pháp đầu Thế kỷ 20
    Hóa thân thành con tầu khổng lồ vượt không gian Airbus 380

    http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/c/c6/Bezier_forth_anim.gif

    Nhịp tim Thầy ngừng đập tháng gần cuối cùng Thế kỷ 20
    Hồn Thầy trong những đường cong Bézier những mặt cong Bézier
    Chợt nhòa chợt hiện trên đôi giày trượt tuyết của các nhà vô địch quán quân
    Trên đôi giày patin trượt băng của các cặp nam nữ vô địch vũ băng thẩm mỹ

    Thầy đã đi xa thật rồi
    Như những đường cong những mặt cong Bézier
    Vẫn thật gần thân thiết với mọi người trên hành tinh này

    Nếu quả thật :
    Vật lý Hiện đại + Paul Dirac = Thi ca
    Để tìm ra đối vật chất tuyệt vời vô tận
    Thì chắc hẳn ta có thể suy ra :
    Thiết kế Công nghệ Hiện đại + Pierre Bézier = Thi ca
    Để thế giới máy móc cơ khí thêm nhân tính nồng nàn tình người ấm cúng

    http://www.mizuno.org/gl/bs/fig3b.jpg

    Thầy đã cho em thật nhiều
    Những chuyện kể ngày đầu Renault áp dụng
    Sản xuất tự động tích hợp bằng máy tính CIM
    Đi đầu trước cả General Motor
    Thầy được Chủ tịch hãng này nghênh tiếp đón với tấm lòng trân trọng

    Tiếng chuông nguyện Giáo đường Thánh Pierre và Paul
    Ngân vang tha thiết tiễn hồn Thầy
    Bài kinh cầu hồn của Vị Linh Mục
    Không ai khác hơn là người học trò và là nhân viên cũ của Thầy
    Kể lại kỷ niệm tình Thầy trò ấm cúng dưới mái trường CNAM Paris
    Kể lại kỷ niệm lần phỏng vấn tuyển dụng tìm việc với Thầy

    Nghe thấm thiết như tình học trò Tổng Thống Pháp Carnot đối với Thầy cũ
    Rồi người Kỹ sư giã từ đời thường
    Giã từ cạnh tranh kỹ nghệ không tiếc thương
    Bước vào cuộc đời tu hành
    Khoác áo chùng thâm đen
    Trụ trì Giáo đường Thánh Pierre và Paul
    Để rồi hơn 40 năm sau cử hành thánh lễ
    Tiễn đưa Người Thầy cũ thân yêu về Miền Đất Chúa

    Paul – nhà Toán học CADCAM và tôi
    Cùng đọc kinh nguyện và hát thánh ca trong Giáo đường
    Có những điều trùng hợp trùng phùng tình cờ rất lạ
    Sáng nay Paul và em cùng đến tiễn đưa Thầy
    Trong Giáo đường Thánh Pierre và Paul
    Trong tháng ngày Pierre và Paul
    Làm trong hai hãng xe hơi Renault
    Và Citroen Peugeot cạnh tranh không thương tiếc

    Ông Kỹ sư thiết kế Ôtô năm xưa trở thành Vị Linh Mục diù dắt Giáo đường
    Cuộc đời tưởng như hạnh ngộ
    Em duyên may học với Thầy
    Em duyên may có tình Thầy trò và cả tình bạn vong niên
    Khiến ấm lòng kẻ tị nạn lưu vong
    Giữa Paris phồn hoa dễ bề tha hóa
    Những chiều cuối tuần viếng thăm

    Những cuộc triển lãm quốc tế MICAD CADCAM Paris
    Hàng năm Thầy trò cùng đi dự
    Và Thầy Vị khách qúy mời phát biểu trên diễn đàn danh dự
    Khiến em hãnh diện vui lây
    Người Thầy trẻ mãi không già với Tình yêu chân lý khoa học kỹ thuật
    Ở tuổi 80 còn viết tập sách Toán CADCAM dày hơn 600 trang

    Ở tuổi 85 còn tham dự Hội nghị Quốc tế do Đại học Bắc Kinh tổ chức
    Ở tuổi 88 còn hăng hái giúp người học trò tổ chức Hội nghị CADCAM ở Hà Nội Sài Gòn
    Vào năm tháng cuối cùng cuộc đời vẫn hăng say
    Trong hoạt động với Tu Sĩ Pierre giúp người không cửa không nhà

    Thầy đã cho em bài học lớn
    Về mùa xuân bất tận cùng đạo đức làm Người
    Thầy đã cho em những giờ phút ấm cúng bên tách cà phê tâm sự

    Về vai trò Con người trong Cách Mạng công nghệ
    Về kiếp nhân sinh …
    Về Thế giới thần tiên Alice của Nhà Toán học Anh viết cho cô cháu gái
    Về cả cầu thủ Zidane sau cúp bóng đá thế giới
    Với tất cả lòng rộng lượng minh triết bao dung

    http://abcmaths.free.fr/blog/uploaded_images/file-786178.JPG

    Tiếng chuông nguyện ngân vang dồn dập
    Giọt nước mắt Paul và em tự động vỡ dòng
    Như bao người dự lễ táng trong Giáo đường
    Tiếng đập cánh … tiếng vỗ cánh bầy chim bồ câu bay vút cao

    Mầu hoa nắng nhạt mờ dần của ngày đầu đông
    Hàng ngàn người tiễn đưa Pierre về nơi an nghỉ cuối cùng
    Em chợt nhớ ngày tiễn đưa Cha em 24 năm về trước
    Em chợt nhớ Người Thầy dạy Pháp văn đã mất 17 năm về trước
    Chính Thầy và Cha đã mớm cho em những chữ Pháp đầu tiên
    Đã cho em chìa khóa vàng
    Để mở cửa vào nền Văn hóa và Văn minh Pháp

    Để phát hiện tâm hồn Pierre Bézier
    Để khám phá một tâm hồn cao đẹp

    25/11/1999 – 17/07/2002

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  2. Đọc bài này của TK Đoàn, tôi thấy xấu hổ, cho 1 người không những học dưới mái trường VNCH, mà còn là GS thời VNCH. Ô Đoàn đang ở Mỹ, sợ gì VC, mà phải viết theo kiểu ỡm ờ, Ba phải ? Chắc là Ông sợ, viết thẳng, viết đúng sự thật… thì về VN sẽ bị bọn cs làm khó dễ ?

    Đọc những chữ mà TK Đoàn nâng bi, thổi ống cho TN Thêm : ” Tôn ý , Thiện ý, Công tâm.. ” là tôi PHÁT ÓI. Ô Đoàn nên nhớ rằng : TN Thêm đang giữ chức vụ cao, chẳng qua là : NƯỚC LỤT, CHÓ NHẢY BÀN THỜ.

    Đám trí thức đang sống tại Mỹ và các nước Tự do khác kiểu như TK Đoàn, mà csVN không Muôn Năm Trường Trị, MỚI LÀ CHUYỆN LẠ.

    LCL


  3. TRÍCH
    Kẻ đang viết những dòng nầy rất chia sẻ thiện ý và công tâm của GS. Trần Ngọc Thêm cũng như lời phản biện rất thuyết phục của PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT khi ông cho rằng: “… với mỗi một con người, ‘đức’ là cái gốc cơ bản . Ở đây có thể hiểu “lễ” tức là đức hạnh. Trong cuộc sống hay ở gia đình , cơ quan, nhà trường… đức rất quan trọng.”
    HẾT TRÍCH

    https://baoluong.wordpress.com/2010/02/07/no%CC%83i-lo%CC%80ng-tha%CC%80y-lang/

    Giáo sư Ngô Bảo Châu báo cáo bác Đỗ Mười
    Posted February 7, 2010

    https://baoluong.files.wordpress.com/2010/02/ngo-be1baa3o-chau-bao-cao-bac-de1bb97-mc6b0e1bb9di1.jpg?w=640

    Cái đạo KHỔNG CHẾT đã ăn bám quá sâu vào TÂM THỨC phần do hơn 1.000 năm nô lệ giặc Tàu …ngay thời Cách mạng VÔ văn hóa, MAO XẾNH XÁNG bổ báng Khổng Tử ..mới đây cũng thế LÚC BƯNG RA lúc bưng vào Tượng đài KHỔNG TỬ trên quảng trường Thiên An Môn ….nhưng nay thì VIỆN KHỔNG TỬ đã là công cụ của SỨC MẠNH MỀM Trung C..uốc rất phù hợp với ĐẠI HÁN 1 Đai 1 Đường 1.000.000 Bẫy vừa SÓI LANG NGOẠI GIAO … nên ăn khách Bắc Kinh lại thòi bửu bối Khổng Tử Viện Khổng Chết chinh phục những ai nhẹ dạ ngây thơ

    Nhìn qua phương Tây cũng có nhiều Tấm gương TIÊN HỌC LỄ HẬU HỌC VĂN như Tổng thống Pháp CARNOT vẫn viếng thăm Thầy cũ khi đi công du kinh lý tham quan gần vùng Vị Thầy giáo cũ bậc Tiểu học

    Để cập nhật hóa TINH THẦN TIÊN HỌC LỄ HẬU HỌC VĂN với Thời đại Siêu Xa lộ thông tin INTERNET
    “SONG SONG HỌC LỄ với HỌC KHOA HỌC và KỸ THUẬT ỨNG DỤNG” và tuyệt đối không vòng tay cung kính với ĐM đỗ 10 dẫn đầu đoàn đại biểu quỳ gối bò qua THÀNH ĐÔ mang theo siêu cố vấn quạt mo 38 năm làm Tể tướng dâng cả HOÀNG SA theo lệnh trùm mafia đỏ Hồ
    NGAY BÂY GIỜ tôi và chúng ta CŨNG NÊN vòng tay kính cẩn trước QUỐC SƯ Vạn Hạnh (chớ 1 Hạnh + sư cô CHÂN KHÔNG (không q..uần!) giáo phái TIẾP HIỆN Làng (đêm mầu) hồng …MONG Bác TRẦM KIÊM ĐOÀN viết về 1 Hạnh nơi Chùa Từ Đàm bây giờ ra sao khi chờ về chầu MAO XẾNH XÁNG và Hồ Chí Meo )
    Hay Bậc Thầy CHU VĂN AN viết sớ dâng Vua chém đầu 7 NỊNH THẦN tham nhũng
    CÒN BÂY GIỜ giữa HÀ L..ỘI các thầy các sĩ phu Hà Thành ĐÂU RỒI ?????????????

    NGAY CẢ ‘trí ngủ’ CHỈ BIẾT yêu Khoa học Kỹ thuật LÀM TOÁN CHAY bán tiểu óc nuôi đại trôn vinh thân phì gia …KHÔNG YÊU Tình Nhân loại và Tình Đồng bào thì ĐÚNG LÀ siêu vi vũ hán siêu vi trun..g c..uốc !!! còn nặng lời hơn là (c..ục fân !!)


    Tiếc thương một Tâm hồn yêu Nước Việt vừa Thọ yểu tại Quê Nhà !
    ********************************

    Chân thành chân tình chua buồn cùng Toàn gia quyến

    https://scontent-sjc3-1.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/260168747_2693988624237425_8060031194186306454_n.jpg?_nc_cat=110&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=vvug1TcSS-kAX-J4LtR&_nc_ht=scontent-sjc3-1.xx&oh=96537c755e1c757cb03c3426fb9808ff&oe=61A61BF4

    Xuống đường giữa sào huyệt lũ tay sai
    Hại Dân bán Nước quả Bậc Anh tài
    Cháu lại chỉ công dân vô danh trẻ
    Biểu tình chống Tàu xâm lược chẳng sợ ai
    Biến thành hành động tận đáy lòng trăn trở

    https://scontent-sjc3-1.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/258536021_2693988714237416_7337453563766737279_n.jpg?_nc_cat=108&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=ZIBW5TWz0DYAX_Wxt9C&_nc_ht=scontent-sjc3-1.xx&oh=7b10f851e2716f1601285acd6d053732&oe=61A60BBC

    Biểu ngữ xuống đường giữa Sài Gòn kẽm gai
    Thành (q)ủy LÃ (Lê) Thanh Hải nằm vùng gốc chệt
    Tàu chống lưng hắn quyền lực nối dáo dài
    Hiến dâng Trái tim Lửa Thiêng bất diệt Dân Việt
    Bảo vệ Mẹ Việt Nam Quá khứ Hiện tại Tương lai

    https://scontent-sjc3-1.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/255512109_2693988607570760_8489962436361735379_n.jpg?_nc_cat=104&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=XmSMAxyMHFYAX8D5jCA&tn=ar1-EmcXLeeCPXUU&_nc_ht=scontent-sjc3-1.xx&oh=eda57a73ca18a1f460054e4b00b4a489&oe=61A77E84

    Ngả mũ cúi đầu mến phục Đồng bào yêu Nước trẻ
    Tôi người ngoại đạo cả tin Thiên Chúa Thiên tài
    Nguyện cầu Linh hồn Cháu về Miền Đất Chúa
    Phù hộ Đồng bào ta giữ chặt Biển Đông Hướng lai …

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
    cảm tác nhân đọc Tâm thư cháu NGÔ ĐÌNH THẨM vừa qua đời tại QUÊ NHÀ

    ? THƯƠNG TIẾC VĨNH BIỆT EM – TÁC GIẢ CỦA BỨC THƯ VÔ CÙNG ĐẶC BIỆT NÀY
    https://www.facebook.com/nxdien2k15/posts/2693961950906759
    THƯ GỬI CHÚ NGUYỄN XUÂN DIỆN VÀ CÁC
    NHÂN SỸ TRÍ THỨC VÌ ĐẤT NƯỚC

    Nguyễn Xuân Diện
    26 novembre, 2021

    https://www.youtube.com/watch?v=8xXqvldBDBs
    LÝ THƯỜNG KIỆT qua nhận xét của Sư hổ mang sư hổ lửa Thích Chân Quang

    Căm giận trong khi tên sư hổ mang Thích Đủ Thứ Chân quáng gà sau đây lại CHỦ HÒA một cách đồi trụy bán Nước còn ‘nguyền rủa’ cả Tiền nhân Anh hùng LÝ THƯỜNG KIỆT
    Căm giận trong khi Tôn Thất Thông vịt kìu iêu nước Ao mang c..uốc tịch ĐỨT nằm bên Đức đất lành chim đậu du học với học bổng quốc gia Miền Nam bưng bô thân vịt cộng nghe nhạc phản chiến TRỊNH và viết quan điểm chủ bại vô tội vạ về TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG trên blog của y

    UẤT HẬN THAY thằng sư hổ mang và tên vịt kìu thì vẫn sờ sờ sống như CHẾT còn NGƯỜI TRẺ TÂM HUYẾT vì đột quỵ trong hoàn cảnh khó khăn ĐẠI DỊCH SIÊU VI TRUNG QUỐC CỐ Ý XỔNG CHUỒNG TÀN PHÁ TOANG HOANG NHÂN LOẠI của một con chiên ngoan Đạo thuần thành lương thiện yêu Đất Nước và Đồng bào

Comments are closed.