Nguyễn Đình Cống
29-11-2021
Đó là các vị, các bạn đang ra sức bênh vực cho khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”.
Tôi rất thông cảm với các vị, các bạn vì trong nhiều năm tôi đã từng bênh vực khẩu hiệu đó. Nhưng rồi tôi ngộ ra rằng, thực hành nó sẽ có lợi nhỏ mà mang lại cái hại lớn hơn. Lợi hại như thế nào đã có nhiều phân tích. Riêng tôi ngộ ra được là nhờ đã học, dạy và viết sách về Phương pháp luận nghiên cứu và sáng tạo, nghiên cứu và viết sách Học làm phản biện.
Khi chưa có những hiểu biết sâu sắc và thực hành về sáng tạo, về phản biện thì rất dễ chấp nhận khẩu hiệu “Tiên học lễ” vì thấy ở đó những cái lợi trước mắt. Nhưng thấy rồi thì xin suy nghĩ sâu hơn về hai câu sau.
Câu thứ nhất là của người đề lên rất cao việc học và thực hành lễ, đó là Khổng Tử. Ngài nói: “Kiến lợi tư nghĩa”. Tôi giải thích như sau: Thấy điều lợi thì chưa nên vội làm ngay mà phải nghĩ đến nghĩa, xem làm như vậy có hợp đạo nghĩa không, có gây ra tác hại nào không. Rõ ràng việc đề cao khẩu hiệu “Tiên học lễ” có vài điều lợi nào đó, nhưng cái hại nó kéo theo khá nhiều. Một số người có thể dựa vào nó mà huấn luyện trẻ con trở thành những kẻ chỉ biết vâng lời, mà chống lại những người dám phản biện.
Câu thứ hai là của người Ba Tư cổ đại, rằng: “Khi định làm điều gì thì phải thấy cho hết những điều hại mà nó có thể đem lại”. Tôi xin thuyết minh: Định làm điều gì vì thấy nó cần, nó mang lại một lợi ích nào đó. Nhưng xin chớ vội để điều lợi làm mờ mắt, làm rối trí. Hãy tìm và thấy cho hết những điều hại không mong muốn đi kèm theo. Những người đề nghị bỏ khẩu hiệu “Tiên học lễ” vì họ đã thấy rõ những điều hại kèm theo là lớn hơn vài điều lợi trước mắt.
Tôi quý trọng các vị, các bạn, vì tấm lòng tốt, vì nghĩ đến việc chấn hưng đạo đức. Tôi cũng rất mong muốn như vậy. Sau năm 1975, khi biết được trẻ em, học sinh ở Miền Nam rất ngoan ngoãn, rất lễ phép, tôi ao ước làm sao để trẻ em trên khắp cả nước đều ngoan như vậy. Nhưng rồi tôi ngộ ra rằng, sự lễ phép và ngoan ngoãn ấy là những bông hoa đẹp, thể hiện ra bên ngoài. Cái đẹp ấy phải dựa vào gốc rễ vững chắc thì mới lâu dài, còn khi không có gốc rễ vững chắc thì đó chỉ là trò dối trá và nhanh chóng lụi tàn. Gốc rễ là tình thương yêu và tôn trọng con người. Phải dạy, phải làm gương (bằng thân giáo) về tình thương yêu và tôn trọng đó trước khi dạy lễ phép.
Các vị, các bạn rất thiết tha với việc chấn hưng đạo đức, không những cho trẻ em, cho học sinh mà cho cả dân tộc. Đó là điều quý giá, rất đáng trân trọng.
Nhưng… dùng biện pháp “Tiên học lễ” thì tuy có một chút tác dụng mà không giải quyết được gốc rễ. Sự xuống cấp đạo đức trong trường học và trong xã hội không phải do nhà trường không thực hành khẩu hiệu “Tiên học lễ” mà là do nhiều nguyên nhân khác quan trọng hơn, cơ bản hơn, (xin bàn ở nơi khác). Khi những nguyên nhân này vẫn còn tác dụng mạnh mẽ thì dù cho có đề cao khẩu hiệu “Tiên học lễ” đến bao nhiêu, ngay cả mỗi buổi sáng bắt tất cả học sinh hô to khẩu hiệu đó, ngay cả trước khi hướng dẫn học sinh học bài mới, thầy cô hô khẩu hiệu đó rồi học sinh hô theo, thì khẩu hiệu vẫn chỉ là khẩu hiệu, đạo đức cứ xuống cấp không ngăn lại được.
Tôi thông cảm và quý trong các vị, các bạn, nhưng tôi không tán thành cách các vị, các bạn dùng những xảo thuật ngụy biện để bảo vệ khẩu hiệu đã lỗi thời. Ngụy biện cơ bản của các vị, các bạn là đánh tráo khái niệm, cho rằng cơ bản của lễ là đạo đức làm người. Trong ‘lễ’ có một chút là đạo đức làm người, đó là do các vị thêm vào, còn cơ bản của ‘lễ’ là sự phục tùng, là các quy định khắt khe về giao tiếp.
Trên một tấm áo cũ nát có ai gắn vào một bông hoa thì hãy cắt rời bông hoa đó để gắn vào chiếc áo mới, còn đưa chiếc áo rách nát ấy vào nơi cất giữ nếu cần. Không nên vì bông hoa mà vui sướng khi mặc cả chiếc áo cũ nát, hôi hám.
Thế bỏ khẩu hiệu “Tiên học lễ” thì nền giáo dục sẽ dựa vào khẩu hiệu gì. Không cần khẩu hiệu gì cả mà theo phương châm giáo dục với 4 trụ cột như Liên Hiệp Quốc đã khuyến cáo.
Đây là những tranh cãi vô ích. Có khẩu hiệu THLHHV hay ko thì VN vẫn vậy thôi. Cái lực cản v phá hoại nền tảng đạo đức xã hội VN ngày nay nó nằm chỗ khác, ai cũng thấy mà ko dám nói ra.
Con người mới xã nghĩa chỉ cần làm tình cho sướng, kiếm tiền bằng mọi giá. Không cần lễ nghĩa, không cần văn hóa gì hết.
Tôi xin mấy vi tri thức không cần thảo luận về câu tục ngữ ” Tiên học lể Hậu học văn ” thêm rách việc. Ngay như câu chuyện dối trá Lê Văn Tám , Võ Thị Sáu và rất nhiều kẻ ôm mìn khủng bố giết người dân trong cuộc chiến gọi là Chông Mỷ cứu nước – Quí vị còn chưa dám nói cho con cháu biết sự thật nó ra làm sao .Bây giờ quí vị lại đem câu tục ngữ ra bàn luận .Những chuyện xảy ra bất công ,dối trá ,lừa gạt của những kẻ cầm quyền quí vị không dám mở miệng nói một lời cho dân nhờ .Tôi co lời khuyên quí vị nên suy ngẫm .Xin chào
Hãy cứ để chúng lí loạn với nhau vì chúng chẳng biết làm gì ngoài lí loạn
Ts. Cống đã tự mâu thuẫn với chính mình, trong bài “Trao đổi với ông Vũ Đức Đam về giáo dục” 22/11/2020 (https://baotiengdan.com/2020/11/22/trao-doi-voi-ong-vu-duc-dam-ve-giao-duc/) ông Cống đã viết 1 câu như vầy:
“Về triết lý, ông Đam cho rằng, VN có triết lý GD chứ không phải không có. Chỉ là chúng ta không có câu trích dẫn, kinh điển, bất di bất dịch. Thật ra thì VN cũng có vài câu nhưng ông Đam không kể ra, ví như: Tiên học lễ hậu học văn…
Biết rằng giờ đây ông đang ra sức tẩy chay TIÊN HỌC LỄ, nhưng thưa ông rằng có một số ngành nghề không qua TIÊN HỌC LỄ nhưng vẫn thăng tiến như bọn công an tòa án và tư bản đỏ chung tay với thể chế cướp đất của dân với giá không đồng, bọn dư luận viên bò đỏ ngoa ngoắt mất dạy, bọn quan chức ăn cả cứt thằng mù v.v… Đó là loại vô học nên không cần TIÊN HỌC LỄ.
TIÊN HỌC LỄ không phải là triết lý gì cao siêu đâu, nó chỉ nhắc nhở rằng nên học làm con người trước khi theo học văn, học vấn. Chắc ông đã từng nghe câu chửi dân gian: “đồ có bằng cấp mà xử sự như thằng vô học” Đó đó, tiến sĩ giáo sư mà mất dạy thì coi như loài vô học.
Theo Gs Cống thì “theo phương châm giáo dục với 4 trụ cột như Liên Hiệp Quốc đã khuyến cáo có phải như vầy không?
-Học để chung sống
-Học để biết
-Học để làm
-Học để tồn tại
Một đất nước mà cờ đảng chổng mông lên cờ nước thì biết đến bao giờ mới theo được nhịp quốc tế.
Trích : ” Tôi thông cảm và quý trong các vị, các bạn, nhưng tôi không tán thành cách các vị, các bạn dùng những xảo thuật ngụy biện để bảo vệ khẩu hiệu đã lỗi thời ” .
Tôi xin thưa với Anh Cống : Tôi, Lê Cửu Long, là người đầu tiên lên tiếng về chuyện Chu mộng Long đả kích câu Châm ngôn THL,HHV ( Trong bài : Tôi ủng hộ Ông TN Thêm …). Từ đó đến nay, tôi viết khoảng 30 bình luận, liên quan đến đề tài này ( Có thể nói là nhiều nhất so với các Bình luận viên khác ). Xin Anh vui lòng chỉ ra đoạn, câu văn, hay chữ nào… mà tôi dùng XẢO THUẬT NGỤY BIỆN ! ?!?
Tôi dám khẳng định : Trình độ của Anh, TN Thêm, PX Nhạ, CM Long… CHƯA đáng là học trò của các Cụ có kiến thức cực kỳ Uyên Bác ( nhất là Nho Học ) như : Hoàng Xuân Hãn, Lê Văn Thới, Trần Văn Đỗ, Trần Văn Hương, Ngô Đình Nhu v…v. Các Cụ này tán thành, ủng hộ câu Châm ngôn THL,HHV và được treo trên tường tất cả các lớp học từ Tiểu học đến Trung học trong…. 21 năm.
Tôi nói điều này, để Anh , Thêm, Nhạ, CM Long… tự suy gẫm, nhìn lại chính mình, ngõ hầu có thái độ ĐÚNG ĐẮN hơn.
LCL.
Xin hỏi tác giả, người nói tiếng Anh, khi chào thày dạy, thì dùng good morning, good .. gì đó, hay dùng hello, how are you … ? Tại sao lại vậy? Đấy có phải là “lễ” không? Có được dạy không hay tự biết. Hay ở trời Âu, Mỹ thì cá mè một lứa.
Không nhìn thẳng vào sự thật, giấu dốt, dùng cách nói quanh để che lấp cái kém của bản thân, tự cho mình là lẽ phải, thích bàn luận về cái kém của người khác, khi người khác nói về cái kém của mình thì giãy lên như đỉa phải vôi, đấy chính là điều làm cho con người ta thụt lùi về mọi mặt. Con người thụt lùi thì cả một đất nước thụt lùi.
Nho giáo, cũng như nhiều hệ tư tưởng khác, không có cái nào là đúng hết, cũng không có cái nào là sai hết cả, mà đều có đúng có sai. Heghel tự hào, triết học của ông được xây dựng bằng những mảnh ghép, những mảnh ghép đó là những phần chân lý trong các triết thuyết của loài người từ trước đến ông. Phủ định không phải là sổ toẹt tất cả.
Bàn về “lễ” mang tính triết học, không bàn về “lễ” bị chính trị lợi dụng, một điều đơn giản mà tác giả còn chưa “quyết hiềm nghi, biệt đồng dị, minh thị phi” được, thì còn làm trò trống gì!
Thật ra, chỉ vì ai cũng cho những suy nghĩ của mình là chân lý nên cứ cãi nhau hoài,
do đó vấn đề là cần phải khách quan trong nhận định.
So sánh thời Khổng Tử xa xưa với thời hiện đại là rất sai cho nên không ai hiểu ai và
mới cãi nhau như “mổ bò”. Chính vì có người bài bác Nho giáo một cách cực đoan nên
quyết đi đến cùng xóa bỏ những gì, dù là diều hay đẹp, liên quan đến Nho giáo trong
đó có 6 chữ THLHHV. ! Người khởi đầu bài bác là tác giả TNT. mới đây lại “thanh mình
thanh nga”… rằng thì là mà …người ta hiểu sai ý mình !
Thế có “rách việc” không cơ chứ ? Chung quy cũng chỉ vì chân lý thuộc về mình ?
Xin lỗi hình như Gs. Cống và một số người khác vẫn chưa nhìn ra nguồn gốc chính tại
sao đại đa số nguời dân VN.ta hiện nay không dám nói thẳng nói thật những gì mình
nghĩ trong đầu, nói chi hành động, do đó riêng gs.đã sa đà tranh luận qúa mức cần thiết
(những 3 bài) !
Không phản biện được, hạn chế sáng tạo là do “tiên học lễ.Không nghĩ ra công nghệ, nước ngoài bàn giao mà vẫn không tiếp thu được ,tại sao? Qua Đức, Mỹ học tập, ,rồi làm lãnh đạo ngành giáo dục mà cũng không giải thích được tại sao học nhiều mà vẫn không làm được gì? Quán quân của “đường lên đỉnh Olimpia, được học bổng ,mà cũng không học nổi ngành kỹ thuật của nước Úc, mà phải chuyển qua học kinh tế?….. Lấy gì để bao biện cho những thứ này? Chắc nước ngoài không có tự chủ đại học, không có dân chủ trong học đường, hoặc không có thầy giỏi,không có khai phóng,không có giáo dục stems,không đủ năng lực để nhìn ra bài thuốc chữa cảm cúm qua bát cháo thị Nở???????
Quan điểm của tôi là hệ quả xã hội vô pháp vô luân ngày nay là tội đồ của chủ nghĩa cộng sản. Nó là nguồn gốc của mọi vấn đề. Quí vị đừng có tranh cãi những khẩu hiệu vô ích. Chúng ta nên lên án và lật đỗ chế độ độc tài tàn ác này thì giải quyết được tất cả cho dân tộc. Chính nó đã gây bức xúc cho mọi người nhưng vì sự tàn ác và đe dọa lên tính mạng mọi người mà chúng ta không đủ can đảm nói trắng ra với bọn họ. Phải can đảm lên và đánh cho đúng mục tiêu, vì cớ gì mà phải cãi nhau?!
Tớ đồng ý nhứt chí với ý kiến Việt Nam cần có nhiều viện Khổng Tử hơn nữa . Học trò giáo sư Phan Huy Lê là chủ tịch viện Khổng Tử ở Hà Nội, ta cần kiếm người thật xứng đáng tương đương làm chủ tịch các viện Khổng Tử sau này .
GS Cống nói đúng, nhưng GS vẫn thật thà và cả tin quá.
Cuộc thảo luận này có mục tiêu phủ định lập luận của GS Thêm.
Do vậy, ngoài những người hiểu biết cách tranh luận bình đẳng, lành mạnh (số này ít lắm) thì đa số phát biểu rất cảm tính và nông cạn. Tìm hiểu, té ra cái “đa số” này hầu hết là sản phẩm chính hiệu của GD XHCN.
Hãy công nhận GD XHCN thành công. Vì nó độc quyền tác động lên hàng triệu bộ óc non trẻ ngay từ khi bước chân vào trường, tới nay đã 2021-1945 = trên 70 năm rồi.