Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Sự bứt phá và sự quên lời hứa

Ngô Huy Cương

12-11-2021

Sau giờ giải lao sáng qua, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trở lại phiên chất vấn như một người khác hẳn.

Hết bối rối, lấy lại được sự tự tin, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã trả lời các câu hỏi khá rõ ràng, cụ thể và có phần thông minh hơn hẳn người tiền nhiệm.

Tuy nhiên có một câu trả lời của Bộ trưởng tôi thấy không đúng- đó là Bộ trưởng nhận hết trách nhiệm về ngành giáo dục trong việc để học sinh không thích học và học kém môn lịch sử.

Theo tôi, sự ứng xử với truyền thống, với lịch sử của lãnh đạo, sự dùng người trong công tác cán bộ và sự tuyên truyền bất hợp lý là những nguyên nhân chính làm cho cả xã hội ta ít quan tâm tới truyền thống, tới lịch sử, rồi từ đó ảnh hưởng lớn tới học sinh (vấn đề này cần có chuyên đề riêng).

Tôi vẫn nhớ lần gặp riêng với Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn trước khi ông lên làm Bộ trưởng cách đây khoảng hơn ba năm.

Trong khi tôi chỉ nói chung chung với ông về tình hình Khoa Luật dưới quyền ông, thì ông đã nói rất rõ với tôi rằng:

Nhiều người đã hết tuổi quản lý ở Khoa Luật, theo đúng quy định, phải thôi giữ chức vụ quản lý các trung tâm có tư cách pháp nhân thuộc Khoa, nhưng vẫn chưa giao trả trung tâm cho Khoa.

Ông nói là sẽ chỉ đạo giải quyết dứt điểm ngay.

Dù đã có chỉ đạo của ông, Khoa Luật dưới quyền ông vẫn lờ đi không chịu làm.

Cho đến giờ những tay đã từng làm lãnh đạo Khoa vẫn khư khư ôm lấy mỗi người một trung tâm để vẫn được coi là cán bộ chủ chốt của Khoa trong khi các trung tâm đó không có hoạt động, cống hiến gì cho Khoa, đặc biệt là Trung tâm luật so sánh bị ôm ấp bởi ông nguyên Quyền Chủ nhiệm Khoa, PGS.TS. Trịnh Quốc Toản, và Trung tâm Leres bị ôm ấp bởi ông nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí.

Nhiều anh em trẻ đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài về có bằng cấp cao, có khả năng làm việc và có ý thức cống hiến cho Khoa thì hoàn toàn không được làm.

Đảng uỷ của Khoa dường như bị tê liệt trong chuyện này.

Đọc báo cách đây khoảng một năm, tôi xúc động vì sự day dứt bởi một lời hứa của một cựu binh Mỹ.

Ông này đóng quân ở Hội An. Ông thích chơi với trẻ em. Ông đã hứa với một cậu bé là sẽ tặng cậu một chiếc đồng hồ trước một chuyến hành quân. Ông đã mua. Nhưng kế hoạch thay đổi, nên ông không quay về Hội An nữa. Ông đã mang theo cái đồng hồ đó mấy chục năm. Cách đây hơn một năm, ông quyết định sang Việt Nam du lịch để tìm cậu bé năm xưa đưa cho cậu cái đồng hồ đó.

Một người lính bình thường mà họ đã gánh nặng một lời hứa bình thường như vậy!

Còn cán bộ của chúng ta thì sao? Ai cũng mang nặng lời thề với dân, với nước, với Đảng, nhưng ai đã day dứt vì những lời thề đó?

Tôi chỉ có một câu chất vấn duy nhất đó cho tất cả các cán bộ lãnh đạo, quản lý!

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Trích : ” Còn cán bộ chúng ta thì sao ? Ai cũng mang nặng lời thề với Dân, với Nước …nhưng ai đã day dứt với lời thề đó ?”.

    Đọc bài viết, tôi biết T/ giả là người có học, đang ở VN, nhưng lối suy nghĩ còn tệ hơn 1 người nông dân, hoặc 1 lao động chân tay ít học. Đến giờ phút này, mà T/ giả còn tin và hy vọng những lời thề, những lời hứa hẹn, hoặc những phát biểu của bọn ” lãnh đạo “, bọn chóp bu csVN, thì cái đầu của T/giả có vấn đề.

    T/giả hãy nhìn vào tên ” lãnh đạo ” cao nhất nước, để sáng mắt ra. Lú từng tuyên bố : ” TBT kiêm luôn Chủ tịch Nước là không ổn “, nhưng khi Trần đại Quang đi bán muối, Lú đặt đít ngay vào ghế CTN.

    Lú ký quyết định là chóp bu không được làm quá 2 nhiệm kỳ, nhưng chữ ký chưa ráo mực, Lú xổ toẹt, làm tiếp nhiệm kỳ thứ 3. MẶT DÀY ĐẾN THẾ LÀ CÙNG.

    Đây là trang Tiếng Dân, chứ không phải báo Nhân Dân, nên viết kiểu này Bạn đọc nản lắm, làm hại uy tín của TD. Thời gian viết bài này để gởi Trang TD, tốt nhất T/giả nên lau nhà, rửa chén …giùm cho vợ, vợ còn biết ơn.

    LCL.

    • Đây là bài viết của facebooker Ngô Huy Cương trên trang Cuong Huy Ngo Facebook (https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1528285847540758&id=100010780718014)
      Ngô Huy Cương không gửi bài trực tiếp cho báo TD, bạn LCL nên xem lại cách ứng xử của mình cho cẩn thận. Báo TD ngoài việc biên tập, ra bài theo tôi nghĩ còn sưu tầm các bài báo các nguồn để làm phong phú theo như tiêu chí KDT, XDQ.
      Việc nhận định nhận thức là tùy ở từng người, độ tương phản cũng tùy mục sở thị, tầm nhận thức không ai như ai, nhưng việc rút ra kiến thức chính trị xã hội cũng không phải ngày một ngày hai.
      Cũng chẳng nên dùng con chữ khó nghe như là…”lau nhà, rửa chén …giùm cho vợ, vợ còn biết ơn”

  2. “Còn cán bộ của chúng ta thì sao? Ai cũng mang nặng lời thề với dân, với nước, với Đảng, nhưng ai đã day dứt vì những lời thề đó?”

    Yên chí đi, vẫn còn (rất) nhiều người đang mang nặng những lời thề đó . “Cứu Đảng là cứu nước” là 1 biểu hiện .

    “Theo tôi, sự ứng xử với truyền thống, với lịch sử của lãnh đạo, sự dùng người trong công tác cán bộ và sự tuyên truyền bất hợp lý là những nguyên nhân chính làm cho cả xã hội ta ít quan tâm tới truyền thống, tới lịch sử”

    Rất đúng . Ngay chính tác giả đây, bố thì sát cánh với quân đội Trung Quốc trong kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, con thì mở miệng ra là leo lẻo chống Trung Quốc . Truyền thống cách mạng tới ông con là chấm dứt . Cả Nguyễn Thông, cả nhà cuồng Hồ, nhưng hễ mở miệng ra là chê bai tất cả những điều Cụ Hồ áp dụng chủ nghĩa Mác-Lê mà thành . Tội của giáo dục tạo ra những thế hệ phản bội lại truyền thống cách mạng của cha ông hổng phải nhỏ đâu .

  3. Học trong trường, học thêm, học trong nước, ra nước ngoài học… với đủ các loại bằng cấp…. cuối cùng cũng không ra được sản phẩm… đó mới chính là câu hỏi mà người đứng đầu ngành giáo dục phải giải thích. Lời nhận lỗi ,chẳng qua chỉ là cách khéo léo che đậy , tạo lý do để tiếp tục làm những việc râu ria vô bổ ….Phê bình thất hứa, cũng là cách đổ lỗi cho hoàn cảnh….

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây