Bùi K. Nguyên, chuyển ngữ
3-11-2021
Định nghĩa về một nhà nước thượng tôn pháp luật là, không ai đứng trên luật pháp. Trung Cộng áp dụng một phương thức khác: Luật pháp là công cụ điều khiển và kiểm soát xã hội của nhà nước đảng trị, tức là “giả pháp quyền”. Đảng Cộng sản Trung Quốc không chấp nhận bất đồng quan điểm, và dưới sự cai trị ngày càng ngột ngạt của Chủ tịch Tập Cận Bình, họ càng không dung thứ các luật sư bào chữa cho những người bất đồng chính kiến.
Một đợt bắt giữ các luật sư bảo vệ nhân quyền (còn gọi là “cuộc đàn áp 709”) bắt đầu từ tháng 7-2015. Trong cuộc đàn áp này, khoảng 200 luật sư bị bỏ tù, bị tước bằng hành nghề, hoặc bị giám sát. Kể từ đó, cuộc đàn áp không hề suy giảm.
Nhà cầm quyền Trung Cộng quyết tâm tiêu diệt tận gốc rễ, không những chỉ những người biểu tình và bất đồng chính kiến, mà tất cả những ai đã ủng hộ họ. Mục tiêu gần đây nhất là ông Lin Qilei, một luật sư ở Bắc Kinh. Ông Lin đã tìm cách bào chữa cho một trong 12 nhà hoạt động trẻ ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông, người này tìm cách chạy trốn qua Đài Loan năm ngoái nhưng thất bại.
Hầu hết những người trong số 12 người trẻ tuổi này bị buộc tội trong cuộc biểu tình ở Hồng Kông năm 2019 và được tại ngoại. Tháng 8-2020, họ đi tàu cao tốc sang Đài Loan với hy vọng được tị nạn chính trị. Nhóm người này (tuổi từ 16 đến 33 lúc đó) gồm một nhà hoạt động nổi tiếng và các sinh viên ở tuổi thiếu niên. Đài Loan, hòn đảo tự trị mà Trung Quốc gọi là một tỉnh nổi loạn, đã mở rộng cửa cho họ. Nhưng tàu cao tốc kia đã bị lưc lượng Cảnh sát Biển của Trung Cộng bắt giữ cách Hồng Kông khoảng 45 dặm về phía đông nam.
Những thanh niên này bị giam giữ nhiều tháng ở Hoa lục, rồi bị âm thầm xét xử đằng sau những cánh cửa đóng kín hồi tháng 12 năm ngoái vì tội vượt biên trái phép. Mười người bị kết án tù từ 7 tháng đến 3 năm, còn hai trẻ vị thành niên được trao trả cho cảnh sát Hồng Kông.
Gia đình của một sinh viên đại học trong số 12 người, đã thuê ông Lin làm luật sư bào chữa. Gần đây ông Lin được thông báo là bằng hành nghề luật của ông bị thu hồi. Trước đây, hai luật sư khác đại diện cho 12 người này cũng bị mất bằng hành nghề.
Ông Lin phải đối mặt với một tình thế không có cách giải quyết: Nhà chức trách hủy bỏ việc đăng ký văn phòng luật của ông trong 6 tháng, họ viện cớ cần điều tra sự bất thường trong tài khoản của văn phòng. Nhưng họ từ chối trả lời những khiếu nại của ông Lin, rồi họ treo bằng luật của ông vì ông không làm việc kể từ khi văn phòng bị đóng cửa.
Ông Lin từng biện hộ cho những vụ kiện về nhân quyền trong vài năm qua. Ông nói: “Đặc biệt sau biến cố 709, vẫn còn rất nhiều vụ kiện tương tự, nhưng càng ngày càng ít luật sư nhận bào chữa. Nếu có người nào đó liên lạc với tôi, tôi không thể từ chối”.
Ở một đất nước tự do, không ai đứng trên pháp luật, ngay cả những người cầm quyền. Nhưng trong xã hội chủ nghĩa của Trung Cộng mà “chính quyền là luật”, những kẻ tai to mặt lớn được đặt trên một bệ cao, luật lệ trở thành công cụ để đàn áp và khuất phục người dân, kể cả các luật sư.
_____
Chú thích: “Cuộc đàn áp 709” là một biến cố xảy ra ngày 9-7-2015, mà chính quyền Trung Cộng đã vô cớ bắt giữ, tra khảo, và bỏ tù hơn 300 luật sư và những người bảo vệ nhân quyền. Họ nhắm vào những người này trong một chiến dịch dọa dẫm và bịt miệng những người tìm cách làm việc trong hệ thống pháp luật của Trung Cộng để giúp chính quyền tuân theo nghĩa vụ và cam kết về nhân quyền, cũng như giúp mang lại những thay đổi tích cực trong xã hội.
Tiên Sinh, Thái Bá Tân.
Sao lại là phản động,
Khi chúng tôi, những người
Không rút ruột ngân sách,
Để phè phỡn ăn chơi?
Chúng tôi không cướp đất,
Không đẩy ai ra đường,
Phải ăn mày, làm điếm.
Những cảnh đời đáng thương.
Chúng tôi không cấp phép
Cho doanh nghiệp nước ngoài
Làm sông chết, biển chết,
Gây hậu quả lâu dài.
Chúng tôi không đứng núp
Đâu đó trong bụi cây,
Chặn xe đòi mãi lộ.
Cả đêm và cả ngày.
Chúng tôi không ăn chặn
Tiền cứu trợ cho dân.
Không tăng thuế, tăng phí,
Mà tăng cao, nhiều lần.
Chúng tôi không tham nhũng,
Không làm tăng nợ công.
Nay mỗi người phải cõng
Gần ba mươi triệu đồng.
Chúng tôi không lén lút
Đưa người nhà của mình
Vào bộ máy nhà nước
“Đúng luật, đúng quy trình”..
.
Chúng tôi, dân lương thiện,
Không làm những điều trên.
Sao lại là phản động
Và chống phá chính quyền?
Cái chúng tôi mong muốn
Là đất nước chúng ta
Có tự do, dân chủ
Và xã hội hài hòa.
Để làm được điều ấy,
Cần phải có đổi thay,
Đổi thay tận gốc rễ
Bộ máy khủng hiện nay.
Chúng tôi là như vậy.
Có phản động hay không?
Phản động thì bắn bỏ.
Phản động là tụi bay.
Nguồn Mạng.
Washington Post cũng như NY Times là những tờ báo thuộc truyền thông thổ tả . Theo bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn, truyền thông thổ tả không đáng tin vì đăng toàn fake news, đã vậy còn dùng những ngôn ngữ -theo Nguyễn Văn Tuấn- “thô bỉ” nhất để nói về vị Tổng thống chống Trung Quốc dùm Đảng Cộng Sản của ông ta . Không thể tin được .
Nhưng nếu có 1 tẹo phần trăm nào đó dựa trên 1 cái gì đó tạm gọi là sự thật … Luật sư ở VN chắng no star where, vì họ chưa bao giờ đấu tranh cho nhân quyền cả . Heck, cả đám cuồng Hồ hết thuốc chữa luôn . Có điều nếu họ ở Mỹ thì đã bị tước bằng hành nghề, thậm chí có thể xem xét về vấn đề hình sự . Nội chuyện tung tài liệu lên phây búc, rồi tạo dư luận có lợi cho mình … im not at all surprised. Tuyên giáo có bài viết về pháp luật, mite as well start somewhere. Why not them, as good as any.
Bình luận: Tại sao tác giả lại viết về điều này nhỉ ???
Còn câu hỏi nào bớt ngớ ngẩn ?
Bình luận: Có lẻ vì… “ngớ ngẩn” nên kg trả lời được như “tại sao ư”!
Vô tình/hữu ý “Đe nẹt” những vị luật sư khả kính!?
Vô tình/hữu ý “Tiếp tay cho lũ độc tài”?!
Tùy tiện trong việc chọn bài để dịch/để đăng?!
……………………………………………………..
Đáng tiếc cho những người có chữ như thế hoặc tương tự!
Tôi có cùng quan điểm với bạn ở góc nhìn của những Người sống dưới chế độ độc tài; tuy nhiên, bài kiểu này, ở các nước tự do sẽ giúp công dân của họ hiểu được bản chất thực của chế độ độc tài… bởi lẽ đó, hy vọng những người dịch bài nên chọn những bài mang tính chất động viên những công dân dũng cảm bảo vệ những số phận mỏng manh thay cho những bài mang tính cảnh báo …