Chuyện ra đi và kế vị của Tập Cận Bình còn mờ mịt*

Foreign Affairs

Tác giả: Jude Blanchette Richard McGregor

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

20-7-2021

Lễ diễn hành trước Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, tháng 10/2019. Nguồn: Thomas Peter / Reuters

Lời người dịch: Các lý giải của Jude Blanchette và Richard McGregor về sự ra đi và kế vị của Tập Cận Bình trong tương lai là một đóng góp hữu ích cho độc giả quan tâm đến sự nghiệp chính trị của Nguyễn Phú Trọng và sự thống trị của ĐCSVN, vì không có sự khác biệt lớn trong hệ thống chính trị giữa Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng hai tác giả không nêu lên một khía cạnh thời sự đang tác động cho tình thế là dịch bịnh COVID-19.

Cả hai đảng CSTQ và đảng CSVN đều luôn tự hào về các thành tích kinh tế toả sáng mà không cần cải cách tự do chính trị và tự tuyên dương là “cường quốc chống dịch bịnh” hữu hiệu hơn các nước dân chủ phương Tây.

Hiện nay, biến chuyển thảm khốc về dịch bịnh tại Việt Nam cho thấy một sự thật khác hẳn và giúp cho người dân có một cơ hội để nhận định đúng đắn hơn về sự lãnh đạo của đảng CSVN.

Dịch bịnh là một thảm hoạ chung, không phải là giặc, giải pháp khẩn yếu là cần có thuốc phù hợp để điều trị và không cần tuyên truyền. Chống giặc Pháp và Mỹ khi xưa và chống dịch bịnh COVID-19 ngày nay là hai đối tượng khác nhau, cần phân biệt. Hiện nay, cả nước không có giặc, chỉ có bịnh. Dân miền Nam khi xưa không cần giải phóng khỏi ách kềm kẹp của Mỹ Ngụy, thì ngày nay cũng không cần có tinh thần giải phóng với chiến dịch Hồ Chí Minh trên không. Hô hào khẩu hiệu cho việc Bịt chặt kẽ hở không cho Covid-19 xuyên qua không phải là một giải pháp thông minh sáng tạo và không giúp được gì cho dân đang cần thuốc.

Qua việc giải quyết các vấn đề chính sách y tế do trận đại dịch phát sinh, đảng CSVN càng thể hiện rõ rệt các chuyện lạm quyền, hống hách, hành hạ sách nhiễu dân, sự bất công và bất bình đẳng.

May mắn cho chính quyền là dân chúng đang kiệt sức, lo chuyện sống chết cho cá nhân và gia đình, nên không còn ai lo chuyện đấu tranh chống chính quyền.

Nhưng cuối cùng, sự bất lực của chính quyền sẽ mang lại một hậu quả nghiêm trọng khác, đó là dân chúng không còn sức khoẻ để sản xuất và nền kinh tế sẽ không còn lành mạnh để tăng trưởng và phồn thịnh.

Có lẽ đến một thời điểm nào đó, nguồn cấp dưỡng của dân chúng cho Đảng sẽ không còn. Bằng một cách nào đó, dịch bịnh và biến đổi khí hậu sẽ giúp cho Nguyễn Phú Trọng ra đi nhanh hơn là đột tử. Giống như Trung Quốc, việc kế vị và sự lãnh đạo của đảng CSVN không còn là chuyện mờ mịt, mà phải được bàn đến công khai.

***

Sau gần chín năm nhậm chức, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thống trị hệ thống chính trị của đất nước mình. Tập kiểm soát tiến trình hoạch định chính sách trong nước, quân đội và ngoại giao quốc tế. Quyền lực vô đối của Tập trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (đảng CSTQ) khiến không ai có thể đụng tới Tập giống như Joseph Stalin hay Mao Trạch Đông sau các cuộc thanh trừng tàn bạo được thực hiện trong hai thời kỳ Đại Khủng bố và Cách mạng Văn hóa.

Không có những đối thủ chính trị đáng tin cậy, nên bất kỳ quyết định nghỉ hưu nào cũng sẽ tuỳ theo thẩm quyền chuyên quyết và lịch trình của Tập. Việc huỷ bỏ các giới hạn nhiệm kỳ tổng thống năm 2018 cho phép Tập cai trị vô thời hạn, khi Tập chọn như vậy. Nếu Tập từ chức lãnh đạo chính thức, Tập có thể sẽ giữ quyền kiểm soát trên thực tế đối với đảng CSTQ và Quân đội Giải phóng Nhân dân. Tập càng chuyên trách lâu dài hơn, cấu trúc chính trị sẽ càng thay đổi cho phù hợp với nhân cách, các mục tiêu, các ý thích thất thường và mạng lưới trong giới thân cận của Tập hơn. Để bù lại, Tập trở nên quan trọng hơn đối với sự ổn định chính trị thường nhật của Trung Quốc khi Tập còn tại chức.

Trung Quốc phải trả một cái giá cho sự tích lũy quyền lực cá nhân này. Tập đã không chỉ định người kế nhiệm, nghi ngờ về tương lai của một hệ thống ngày càng phụ thuộc vào sự lãnh đạo của Tập. Chỉ có một số ít các quan chức cấp cao của đảng dường như có vài ý tưởng về các kế hoạch dài hạn của Tập, và cho đến nay, họ đã im lặng về việc Tập dự định còn lưu lại vị trí tột đỉnh này trong bao lâu. Liệu Tập sẽ nghỉ hưu tại Đại hội Đảng lần thứ 20 vào năm 2022, hay sẽ vĩnh viễn bám quyền? Nếu Tập đột tử khi tại chức, giống như Stalin vào năm 1953, liệu có sự chia rẽ trong đảng khi các đối thủ giành nhau để nắm quyền? Liệu các nhà quan sát từ bên ngoài thậm chí sẽ có thể nhận ra các dấu hiệu bất hoà?

Đặt những vấn đề này không phải là suy đoán vu vơ. Một ngày nào đó, một cách nào đó, Tập sẽ rời khỏi chính trường. Nhưng không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy khi nào và cách nào Tập sẽ ra đi – hoặc ai sẽ thay thế cho Tập khi Tập tạo điều kiện như vậy – Trung Quốc phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kế vị có thể xảy ra. Trong vài năm qua, Tập đã moi móc cặn kẻ các luật lệ mong manh của Trung Quốc xoay quanh việc chia sẻ và chuyển quyền. Khi đến thời điểm phải thay thế Tập, khi vấn đề này chắc chắn không thể tránh, tình trạng rối loạn ở Bắc Kinh có thể có các tác động gây bất ổn mà nó vượt qua khỏi biên giới của Trung Quốc.

Bi kịch chính trị tái diễn

Các việc chuyển quyền thường xuyên trong trật tự và an bình phần lớn được coi như là được bảo đảm trong các nền dân chủ hiện đại, nhưng các việc chuyển đổi gây nhiều xáo trộn là một nguồn gốc của xung đột và bất ổn trên toàn thế giới. Ngay cả các hệ thống dân chủ với các thủ tục pháp lý vững chắc và các công ước lâu đời quy định việc kế nhiệm cũng không thoát được các khó khăn với việc chuyển giao đầy bất ổn, như đã thấy trong nỗ lực gần đây của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trong việc làm mất uy tín việc thắng cử của Tổng thống Joe Biden.

Ở nhiều nước, các hạn chế về mặt chính trị và pháp luật còn khiếm khuyết, cho phép những người đương nhiệm nắm quyền, thường là vô thời hạn. Nơi nào mà các tiến trình pháp lý vững chắc hơn, các nhà lãnh đạo có ý định tại chức, thì họ sẽ ngăn chận hoặc thậm chí còn bỏ tù các đối thủ chính trị. Mặc dù một số nhà độc tài thành công trong việc chống lại các mối đe dọa đối với quyền lực của họ, những nỗ lực để được cai trị suốt đời cũng có thể gây ra các cuộc khủng hoảng về kế vị, thách thức cho giới lãnh đạo chính thức hoặc thậm chí còn đảo chính.

Trung Quốc cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Học giả Bruce Dickson đã mô tả sự kế vị là “một bi kịch chính của nền chính trị Trung Quốc gần như kể từ khi thành hình Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949”. Trong thời kỳ Mao, các đấu tranh trong giới lãnh đạo diễn ra thường xuyên và khốc liệt, từ “Vụ Gao Gang” vào đầu những năm đầu tiên của thập niên 1950, người ta chứng kiến Mao đã gây ra xung đột giữa một số người mơ làm kế vị, rồi đến cái chết của Lâm Bưu, người được Mao chọn thừa kế và chết trong một vụ tai nạn máy bay đầy bí ẩn trong khi cố gắng đào thoát khỏi Trung Quốc vào năm 1971. Một người có tiềm năng kế vị khác là Lưu Thiếu Kỳ, ông đã bị Mao trù dập và Hồng Vệ Binh đánh đập trước khi chết trong lúc bị giam giữ vào năm 1969.

Cuối năm 1976, các thành viên của “Tứ Nhân Bang”, một nhóm các quan chức cấp cao đã giúp cho Cách mạng Văn hóa trở thành cực đoan, họ đã bị bắt chỉ vài tháng sau khi Mao chết. Người kế vị Mao được lựa chọn cẩn thận là Hoa Quốc Phong, Hoa ủng hộ các vụ bắt giữ, nhưng bản thân Hoa đã bị Đặng Tiểu Bình loại trừ trong một vài năm sau đó, người nắm quyền lãnh đạo vào cuối năm 1978. Sự bất ổn không hoàn toàn kết thúc với thời đại Mao. Hai nhà lãnh đạo được Đặng chọn để lãnh đạo đảng CSTQ vào thập niên 1980 là Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương, cả hai đều bị bãi nhiệm trong bối cảnh hỗn loạn chính trị khốc liệt và đấu đá trong giới lãnh đạo.

Tuy nhiên, mô hình đã thay đổi qua vài thập kỷ. Vào thời điểm mà Tập lên chức vào cuối năm 2012, dường như Bắc Kinh đã giải quyết vấn đề chuyển quyền theo một nhịp điệu bền vững, khả đoán và an hoà. Các học giả nổi tiếng của Trung Quốc đã còn đi xa đến mức khi cho là “chính sự kế vị đã trở thành một thể chế của Đảng”. Nhưng Tập đã bỏ đi những giả định đó khi sắp kết thúc nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của mình. Tại cuộc họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc vào mùa xuân năm 2018, Tập đã đạt được việc thông qua tu chỉnh hiến pháp để loại bỏ giới hạn thời gian cho nhiệm kỳ của mình.

Cũng quan trọng không kém, Tập đã không chọn một ứng viên để thay thế, và cả Tập và đảng CSTQ đều không đưa ra bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy việc chuyển đổi sắp xảy ra. Mặc dù một số phương tiện truyền thông do đảng kiểm soát đã tuyên bố rằng Tập không có ý định cai trị suốt đời, nhưng đáng chú ý là đã không có bất kỳ lời tuyên bố chính thức nào về tương lai chính trị của Tập.

Sự kết thúc của Tập

Tập cũng có thể bất chấp các kỳ vọng và quyết định trao quyền tại Đại hội Đảng lần thứ 20 vào cuối năm 2022. Nhưng nếu không có người kế nhiệm – một người nào đó đã tạo được uy tín và được đảng thử thách, kết quả này rất khó xảy ra. Thay vào đó, một số ứng viên có thể được thăng tiến thông qua việc đề đạt vào Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, đỉnh cao của quyền lực chính trị ở Trung Quốc. Những cá nhân này sau đó sẽ dành vài năm để chuyển qua các vai trò ngày càng cao để có được kinh nghiệm quản lý và tạo uy tín trong hệ thống. Tuy nhiên, ngay cả khi Tập chỉ định một hoặc nhiều người có tiềm năng kế nhiệm vào năm 2022 với mục tiêu là nghỉ hưu chính thức càng sớm càng tốt trong Đại hội Đảng sắp tới, điều đó có thể không có nghĩa là Tập kết thúc việc kiểm soát không chính thức.

Tập có thể tiếp tục hành sử quyền lực to tát trong bóng hậu trường, như cả hai Đặng và Giang Trạch Dân đã làm sau khi nhiệm kỳ lãnh đạo của họ kết thúc. Xu hướng này ở Trung Quốc phù hợp với một khuôn mẩu lịch sử rộng lớn hơn: rất hiếm khi các nhà cai trị toàn quyền thoái vị, và họ thường giữ ảnh hưởng nếu họ làm như vậy. Hiện nay, sự thống trị của Tập không cho các chính phủ nước ngoài có cơ hội xây dựng mối quan hệ với những người có tiềm năng kế vị. Và nếu Tập không nói rõ về chọn lựa ưu tiên của mình vào năm 2022, sự trì trệ có thể sẽ đảm bảo là bất kỳ ai đủ điều kiện để trở thành nhà lãnh đạo tiếp nối của Trung Quốc hiện đang còn quá non trẻ để nằm trong tầm ngắm của các nhà quan sát từ bên ngoài.

Mặc dù việc củng cố quyền kiểm soát của Tập gây nhiều ấn tượng, ngay cả những nhà lãnh đạo mạnh nhất dựa vào sự hỗ trợ của một liên minh các tác nhân và lợi ích. Sự hỗ trợ đó là có điều kiện và có thể bị xói mòn khi các tình hình quốc nội và quốc tế thay đổi. Những người ngoại cuộc, không ai biết chính xác về cuộc thương thảo giữa Tập và các thành viên của giới lãnh đạo trong chính trị, kinh tế và quân sự. Nhưng có rất ít nghi ngờ về sự suy thoái kinh tế nghiêm trọng hay các việc sai lầm trong các cuộc khủng hoảng về chính sách đối ngoại tái diễn sẽ khiến công việc quân bình quyền lợi đang cạnh tranh của Tập trở nên khó khăn hơn và sự kiểm soát trở nên căng thẳng hơn. Mỗi liên minh đều có một điểm đột phá. Tất nhiên, điều này là lý do tại sao các nhà lãnh đạo phản ứng với các cuộc âm mưu đảo chính rất nghiêm túc; họ muốn răn đe những kẻ muốn thách thức. Như Tổng thống Gambia Yahya Jammeh đã cảnh báo sau một nỗ lực đảo chính thất bại vào năm 2014: “Bất cứ ai có kế hoạch tấn công đất nước này, hãy sẵn sàng, bởi vì bạn sẽ chết.”

Việc lật đổ một nhà lãnh đạo đương nhiệm không dễ thành công, đặc biệt là một nhà lãnh đạo có kẹp sắt trong một nhà nước độc đảng theo leninist. Một nhà lãnh đạo một cuộc đảo chính đầy tham vọng phải đối mặt với những trở ngại đầy sợ hãi, bắt đầu là với nhu cầu kết hợp hỗ trợ của các thành viên chủ chốt trong bộ máy quan chức thuộc quân sự-an ninh mà không cảnh báo người đương nhiệm và bộ máy an ninh quanh họ. Đứng trước các khả năng công nghệ của các việc bảo mật cho đảng CSTQ mà Tập kiểm soát, một nỗ lực như vậy có nguy cơ bị phát hiện và sự xé rào của những kẻ dự mưu lúc đầu có thể xảy ra khi họ thay đổi ý định. Đúng là Tập có vô số kẻ thù trong đảng. Cũng đúng như vậy khi các rào cản để tổ chức chống lại Tập gần như không thể vượt qua. Không có một cuộc khủng hoảng có hệ thống, cơ hội cho các đối thủ của Tập tiến hành một cuộc đảo chính là quá nhỏ.

Nhưng việc Tập đột tử hoặc mất khả năng sẽ thu ngắn sự cai trị của Tập, bất kể là Tập có ý định chấm dứt khi nào. Tập đang 68 tuổi, có tiền sử hút thuốc, thừa cân, làm một công việc đầy căng thẳng, và theo truyền thông nhà nước, “tìm thấy niềm vui trong khi kiệt sức”. Mặc dù không có dấu hiệu rõ rệt nào cho thấy Tập đang gặp phải tình trạng kém sức khỏe, nhưng Tập vẫn tử vong. Và hiện nay, Tập đã huỷ bỏ các chuẩn mực kế vị của Trung Quốc, sự vắng mặt của Tập sẽ tạo ra một khoảng trống quyền lực và có thể kích hoạt cuộc đấu đá ở cấp cao nhất của đảng CSTQ. Các thành viên trong liên minh của Tập có thể chia thành các nhóm đối lập, mỗi nhóm ủng hộ người kế nhiệm mà mình đã chọn riêng. Những người đã bị thanh trừng hoặc bị trủ dập dưới thời Tập, họ có thể cố gắng tận dụng cơ hội hiếm hoi để giành quyền. Ngay cả khi Tập không chết nhưng bị đột quỵ, đau tim hoặc một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác, Trung Quốc sẽ bước vào tình trạng lấp lửng chính trị. Những người ủng hộ chế độ và những người chống sẽ buộc phải tranh giành để tạo ra các liên minh mới để phòng ngừa cả sự phục hồi và đáo hạn của Tập, với những hậu quả khó lường cho chính sách đối nội và đối ngoại.

Dĩ nhiên, có thể có những kịch bản xảy ra. Thứ nhất, Tập có thể chọn việc nghỉ hưu vào năm 2035, điểm giữa cho lễ kỷ niệm một trăm năm của đảng CSTQ và kỷ niệm ngày thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 2049. Nhưng bất kể cách nào và khi nào Tập ra đi, việc thiếu một kế hoạch rõ ràng gây nên những vấn đề không thể tránh khỏi về khả năng chuyển quyền của đảng trong một cách yêm thắm và có thể dự đoán được. Trong những thập kỷ sau cái chết của Mao năm 1976, hệ thống chính trị của đất nước dường như ổn định đều đặn, bất chấp đôi lúc có tình trạng hỗn loạn trên thượng tầng. Tuy nhiên, ngày nay, tương lai chính trị của Trung Quốc che giấu tình trạng bất trắc. Vấn đề kế vị không phải là vấn đề mà các quan chức Trung Quốc thảo luận trước công chúng, nhưng họ cũng không thể bỏ qua. Sớm muộn gì thì đó một vấn đề sẽ cần có một giải pháp.

***

Jude Blanchette, Khoa trưởng về Nghiên cứu Trung Quốc tại Center for Strategic and International Studies và là tác giả sách China’s New Red Guards: The Return of Radicalism and the Rebirth of Mao Zedong.

Richard McGregor, Chuyên gia cấp cao tại Lowy Institute và là tác giả sách Xi Jinping: The Backlash

Cả hai là tác giả sách After Xi: Future Scenarios for Leadership Succession in Post-Xi Jinping Era, một báo cáo được Center for Strategic and International Studies and the Lowy Institute ấn hành vào tháng 4 năm 2021. Bài viết được trích ra và tu chỉnh lại từ tác phẩm này.

*Tựa đề bản dịch là của người dịch

______

Bài liên quan: Lễ kỷ niệm 100 năm có thể là sự kiện trọng thể cuối cùngLễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Trung QuốcCải cách chính trị và mở cửa

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Một khi đề là “dịch giả”, Mr. ĐKT nên dịch đủ, sát nội dung nguyên tác, không nên phóng tác.
    Dịch giả (dg) bỏ bớt rất nhiều phần của nguyên tác tiếng Anh, và có thêm chút ít ý mình vào.
    Nguyên tác bài tiếng Anh rất dài, chia thành nhiều phần có tiêu đề cho mỗi phần rõ ràng…nhưng dg đã phớt qua hoặc bỏ hẳn; chỉ là phỏng dịch có chọn lựa, không phải một translation hoàn chỉnh theo suốt nguyên văn.
    Tính ra dg chỉ dịch có 1/3 nguyên tác, nếu chịu khó đếm chữ; chưa kể tiếng Việt dịch từ tiếng Anh luôn dài hơn nhiều.
    Thật khó để tìm cách liên hệ một đoạn bài “dịch” của dg với đoạn tương ứng trong nguyên tác. Như thế có thể bị nghĩ rằng mình lèo lái nội dung, chọn nầy bỏ nọ, xuyên tạc chủ đích của tác giả bài viết, bất kể vì bí hoặc do cố ý!

    Người Pháp từng cảnh báo, “Traduir, c’est trahir”, hoặc “Traduir, c’est dommage”

    Vì thế, tg nên trân trọng bài dịch của mình bằng cách tôn trọng toàn văn và nguyên văn nguyên tác của tác giả!

    ***Một vài chỗ hỏng ghi nhận được từ bài “dịch”:

    “biến chuyển thảm khốc”

    *”thảm khốc” là một mô tả hơi khoa đại, cường điệu. Nên dùng “nghiêm trọng” nghe khách quan hơn.
    Hình như dg đã cố chứng tỏ mình “ghét cs” (ngược lại với vài bài trước) nên cố “nặng lời” với VC…

    So với Nga, Mỹ, Brazil, Ấn độ, Indonesia… với con số tính bằng triệu, thì chưa thể gọi tình trạng dịch Covid tại VN hiện nay là “thảm khốc” được,
    dựa trên Thông tin mới nhất Bộ Y tế VN cho biết:
    SỐ CA NHIỄM: 86.957; ĐANG ĐIỀU TRỊ: 71.047; KHỎI : 15.536 và TỬ VONG là 370.

    Vẫn chưa chẵn 100.000.
    Thế nhưng, que sera sera!

    “Việc huỷ bỏ các giới hạn nhiệm kỳ tổng thống năm 2018 cho phép Tập cai trị vô thời hạn”

    *..nhiệm kỳ chủ tịch…”

    “Tổng thống” là một từ ám ảnh người CS, xui tận mạng!
    LX cũng từng có…tổng thống, Gọt-ba-chóp, vào đêm trước sụp đổ 1991…
    Đừng chúc dữ Trung cộng!

    “…Hoa ủng hộ các vụ bắt giữ, nhưng bản thân Hoa đã bị Đặng Tiểu Bình loại trừ trong một vài năm sau đó, người nắm quyền lãnh đạo vào cuối năm 1978.”

    *Một apposition không nên đặt quá xa noun mà nó ám chỉ; nên được dịch lại thế nầy:
    “…, nhưng bản thân Hoa cũng đã bị loại trừ vài năm sau đó bởi Đặng Tiểu Bình, người nắm giữ…”

    * Vẫn còn một số trường hợp khác dùng từ không chính xác, nhưng thấy vụn vặt nên không nêu ra.
    Mong tg ĐKT thận trọng hơn trong những bài tới.

  2. “không có sự khác biệt lớn trong hệ thống chính trị giữa Trung Quốc và Việt Nam”

    Ah, cuối cùng thì trí thức Vẹm -aka Việt Minh- cũng thú nhận 1 thực tế khá khách quan .

    “biến chuyển thảm khốc về dịch bịnh tại Việt Nam cho thấy một sự thật khác hẳn và giúp cho người dân có một cơ hội để nhận định đúng đắn hơn về sự lãnh đạo của đảng CSVN”

    i freakin doubt it. “đúng đắn hơn” là sao & sau đó là rồi sao ? methink, no star where.

    “Dân miền Nam khi xưa không cần giải phóng khỏi ách kềm kẹp của Mỹ – Ngụy”

    Cần chớ . Vì Vẹm -aka Việt Minh- đã bỏ lỡ cơ hội giải phóng đất nước ở hiệp định dưa leo vì Trung Quốc . Tại sao cái gì cũng “tại” Trung Quốc nhưng mồm thì leo lẻo “độc lập”, có giời biết nhẩy . Nên miền Nam cần được giải phóng .

    “Hô hào khẩu hiệu cho việc “Bịt chặt kẽ hở không cho Covid-19 xuyên qua” không phải là một giải pháp thông minh sáng tạo và không giúp được gì cho dân đang cần thuốc”

    Rất đúng . Hãy can đảm mà hội nhập mãnh liệt với Covid. “Đổi Mới” mà, nhân danh “Đổi Mới” ta có thể làm những chuyện không ai có thể nghĩ sẽ có 1 dân tộc đủ điên . Them been proven wrong b4.

    “nên không còn ai lo chuyện đấu tranh chống chính quyền”

    Ngay cả khi không phải “đang kiệt sức, lo chuyện sống chết cho cá nhân và gia đình” cũng chả ai lo chuyện đấu tranh chống chính quyền . Mind you, ôn hòa & có học không chống đối & không đòi lật đổ . Và ôn hòa & có học chỉ tồn tại khi đang khỏe re như bò kéo xe, chỉ lo chuyện sống chết cho Đảng thui

    “Có lẽ đến một thời điểm nào đó, nguồn cấp dưỡng của dân chúng cho Đảng sẽ không còn”

    Hahahahaha. Dont wait on it. its been proven Đảng các bác vẫn tồn tại trong những tình thế dire hơn bây giờ nhiều

    “việc kế vị và sự lãnh đạo của đảng CSVN không còn là chuyện mờ mịt, mà phải được bàn đến công khai”

    Cũng lại đòi bầu ra 1 người xứng đáng để có thể giữ đảng CSVN vững mạnh và có thể lãnh đạo dân tộc thui . Bao nhiêu cũng cá hít chơn hít chọi á .

    Thật ra tình trạng Mao không Mao của Trung Quốc tương đối yên ổn cho tới khi Chủ tịch Tập băng hà . Người ta đang dự đoán sẽ xảy ra 1 thời gian khủng hoảng quyền lực như sau khi Mao Chủ tịch về với Hồ Chủ Tịch . Whos next thì còn quá sớm để đoán . Hiện giờ họ đang đoán ai là người gần Tập Chủ tịch nhất, vì người đó sẽ có ảnh hưởng vào policy-making process nhất . There around 3 names in talks rite now, if anyone cares to know.

    Another hundred years it seem. Đảng các bác sẽ còn tồn tại lâu, i mean as part of Đảng của Đảng các bác

Comments are closed.