29-4-2021
Tôi thuộc trường phái giáo dục theo quan điểm tiếp cận phát triển (Developmental Approach). Tôi phê phán giáo dục hiện nay không phải vì những người làm chương trình và sách giáo khoa khác quan điểm mà vì họ hiểu vấn đề không đến nơi đến chốn, chắp vá và làm sai, kể cả động cơ vụ lợi của con buôn. Và cũng không vì phê phán thực tại mà rút lui về quá khứ, đem một mô hình giáo dục nào đó trong quá khứ ra làm mẫu, dù đó là giáo dục Việt Nam cộng hoà.
Nói thật, tôi ghét sùng bái quá khứ, dù là sùng bái lãnh tụ hay sùng bái một mô hình giáo dục nào đó. Bánh xe lịch sử luôn vận động về phía trước. Sùng bái quá khứ là đi ngược lịch sử.
Tất nhiên, tôi cũng không bao giờ sổ toẹt lịch sử. Một lần đã lâu, khi dự giờ một giảng viên trẻ với bài giảng về lịch sử giáo dục, tôi ngạc nhiên khi thấy giảng viên trẻ rất hăng tố cáo giáo dục phong kiến. Đó là nền giáo dục tầm chương trích cú, học vẹt, mục tiêu chỉ đơn giản là học làm quan, tức biến con người thành công cụ cho chế độ phong kiến… Cuối cùng là để làm đòn bẩy ngợi ca giáo dục XHCN. Lúc góp ý, tôi nhận xét, rằng cô nói đúng theo giáo trình soạn sẵn, tức cũng học vẹt. Tôi chứng minh cho cô thấy cái sự hiểu và đánh giá giáo dục phong kiến như vậy là rất hời hợt. Tầm chương trích cú có. Học vẹt có. Học chỉ để làm quan cũng có.
Nhưng riêng thi cử thì không. Bằng chứng, các đề thi từ thi hương, thi hội đến thi đình đều là những đề rất mở. Thí sinh chỉ tầm chương trích cú trong kinh sách để giải quyết những vấn đề thực tại. Chẳng hạn, năm đó có biến cố về thiên tai, địch hoạ, thậm chí một vấn đề đời thường, đề thi yêu cầu vận dụng hiểu biết trong kinh sách để viết ra một giải pháp nào đó, hoặc hiến kế cho vua hoặc áp dụng cho đời sống. Vậy là thí sinh phải sáng tạo. Không có chuyện chép mẫu như hiện nay. Bây giờ nhiều người trưng các đề thi của Mỹ ra để kêu gọi học tập chứ theo tôi thì chỉ cần sưu tập lại các đề thi thời phong kiến cũng đủ thấy nhiều điều phải học!
Giáo dục Việt Nam cộng hoà ư? Tôi đọc một số sách gần đây nói về nền giáo dục ấy, chỉ toàn ngợi ca và xem như khuôn mẫu. Bắt đầu từ triết lý: Nhân bản – Dân tộc – Khai phóng, từ đó luận đến chương trình và đa dạng sách giáo khoa, đặc biệt ngợi ca sự thoát ly hay độc lập với chính trị, kể cả ngợi ca luân lý, đạo đức của nó…
Tôi cũng không sổ toẹt giáo dục Việt Nam cộng hoà, thậm chí đồng ý với những gì nền giáo dục ấy có được bằng chính thành tựu của nó. Nhưng xem một số ý kiến đòi copy nguyên xi chương trình và sách giáo khoa Việt Nam cộng hoà thay cho đổi mới hiện nay là không ổn.
Triết lý giáo dục ư? Nhân bản – Dân tộc – Khai phóng thì hay quá rồi. Nghe nói ông Trần Ngọc Thêm chủ trì một đề tài cấp nhà nước cho riêng vấn đề triết lý giáo dục thì tôi bật cười. Nếu đã thấy triết lý trên là đúng, hay, thì cần gì một đề tài cấp nhà nước cho tốn kém tiền tỷ? Theo tôi, điều quan trọng là thực hiện triết lý đó thế nào hay cũng chỉ là một trong các loại khẩu hiệu loè loẹt, nói một đằng làm một nẻo. Tôi chỉ học lớp mẫu giáo rồi lớp 1, lớp 2, lớp 3 dưới thời Việt Nam cộng hoà nên không dám khái quát đầy đủ.
Riêng về tính nhân bản thì tôi chỉ thấy giáo dục Việt Nam cộng hoà không vượt qua thời phong kiến. Vẫn Tiên học Lễ, hậu học Văn, tức vẫn dùng Lễ trị như giáo dục Nho giáo. Lễ là phép tắc của tôn ti, cùng với nó là kỷ luật và hình phạt nghiêm khắc. Tôi từng chứng kiến nhiều bạn bị quỳ xơ mít, quỳ hang kiến lửa và bị thước gõ trên đầu. Học trò nhìn mà sợ hãi rồi răm rắp làm theo cây thước của ông thầy để được gọi là “ngoan”. Giáo dục như vậy không thể gọi là “Nhân bản”, đúng là có được tính Dân tộc (theo nghĩa kế thừa truyền thống Nho giáo), nhưng không thể Khai phóng khi chân lý đã mặc nhiên thuộc về thầy!
Đành rằng giáo dục Việt Nam cộng hoà không như ngoài Bắc độc tôn một loại tri thức trong hệ tư tưởng Marx – Lenin mà đa dạng, tiếp cận nhiều nguồn tri thức của phương Tây, nhưng nói thoát ly hay “phi chính trị” hoàn toàn theo nghĩa không là công cụ phục vụ chính trị là không đúng. Nhớ hồi học lớp 2, lớp 3, tôi có học một số bài sặc mùi tuyên truyền chống cộng.
Chẳng hạn bài học có tranh minh hoạ 7 thằng Việt Cộng đeo cọng đu đủ không gãy, kể cả cộng sản ăn thịt người. Tiếc là sau 1975 ba tôi đã theo lệnh đốt hết những quyển sách ấy nên không thể trưng ra đây. Tôi không hề bịa, vì khi quân Việt Nam cộng hoà rút chạy, cộng sản tràn đến, tôi còn hãi hùng hỏi ba tôi “liệu họ có ăn thịt cả nhà mình không ba?” Đó là chưa nói nhiều bài học cho đến nay đã lỗi thời, cũ kỹ, không còn thích hợp với thời đại mà thế giới đã vượt qua hàng thế kỷ.
Nói về độ sạch, thì hiển nhiên giáo dục phong kiến sạch nhất, trừ những thời điểm suy đồi, có chuyện mua quan bán tước mới có loại “tiến sỹ giấy” như các cụ phê phán. Đó là nền giáo dục nghiêm minh đến mức các nhân tài như Lê Quý Đôn, Cao Bá Quát, Phan Bội Châu vi phạm quy chế trường thi cũng bị xử nặng. Giáo dục Việt Nam cộng hoà cũng sạch, nhưng không phải không có tiêu cực. Chú tôi kể ra Huế coi thi tú tài, vì coi nghiêm mà bị các thí sinh chặn đánh hội đồng. Và chú kể, ớn nhất là các ông cảnh sát đi thi. Khi giám thị coi thi nghiêm là mấy ông này rút lựu đạn ra để lên bàn và cứ thế ung dung chép tài liệu hoặc copy.
Quan điểm của tôi, rất cần nghiên cứu giáo dục quá khứ nhưng không nên sổ toẹt, cũng không nên coi là mẫu mực. Tốt/xấu thời nào cũng có, điều quan tâm là vì sao hiện nay cái xấu lấn át cái tốt đến mức xã hội phải bức xúc, phẫn nộ? Giải quyết bức xúc, phẫn nộ hiên tại bằng những giải pháp mới, hiện đại chứ không thể quay đầu về quá khứ mà tôi gọi là não cối xay.
A. Einstein nói: ““Vấn đề của ngày hôm nay sẽ không giải quyết bằng những tư duy tương tự đã sản sinh ra các vấn đề từ thời điểm ban đầu”. Phải làm khác. Sáng tạo không bao giờ đồng nghĩa quay về khuôn mẫu cũ. Tôi chấp nhận một nền giáo dục trong cơ chế thị trường, nhưng phải xây dựng một hệ giá trị, hay cụ thể là đạo đức thị trường, chứ như cái thị trường chợ xổm hiện nay là không ổn. Tôi cũng chấp nhận sự tiếp thu giáo dục học hiện đại thế giới, lấy người học làm trung tâm, nhưng trước hết phải xây dựng một tiềm năng văn hoá xã hội đảm bảo tinh thần dân chủ đã.
Dân chủ từ trong gia đình, trong cơ cấu xã hội, trong tuyển dụng… Chính các điều kiện tối thiểu đó sẽ làm cho giáo dục tự nó vươn tới hiện đại và khai phóng. Không có điều kiện tối thiểu đó, mọi cải cách chỉ là giả, tốn kém và rối loạn thêm.
Tiên Sinh, Thái Bá Tân.
Trên cổng một trường nọ
Ở Nam Phi, người ta
Khắc câu nói nổi tiếng
Của Nelson Mandela.
“Muốn hủy diệt một nước,
Không cần bom hạt nhân.
Tên lửa và đại bác,
Tàu chiến cũng không cần.
Chỉ cần ngành giáo dục
Của nước ấy suy đồi.
Chuẩn thấp, chất lượng thấp
Gian lận điểm và rồi
Các bác sĩ nước ấy
Sẽ giết chết bệnh nhân,
Và các nhà chính trị
Hoang phí tiền của dân.
Mua bằng, gian lận điểm,
Kỹ sư, nhà mới xây
Nứt lún hoặc sụp đổ,
Hoặc thẩm thấu suốt ngày.
Cũng vì lý do ấy,
Trong tay các quan tòa
Công lý bị bóp méo,
Gây hậu quả xót xa.
Khi giáo dục xuống cấp,
Trí thức thành lưu manh.
Tôn giáo sẽ xung đột.
Đất nước sẽ chiến tranh.
Vì vậy, để sụp đổ
Ngành giáo dục nước nhà,
Tức là tự cho phép
Sụp đổ một quốc gia.
Nguồn Mạng.
Cây đu đủ có cành chơ sao không ? Khi đu đủ lớn lên ,người dân chặt ngọn ,đu đủ sẻ có nhiều cành (nhánh)hơn và sinh nhiều trái hơn. Có thẻ vào wikipedia đẻ xem hình chụp cây đu dủ (hay thu đủ).
Chỉ là tranh họa tuyên truyền (xuất hiện năm 74) về người csvn thôi . Nó hoang đường hay không thì mọi người đều biết. Nó như bưc vẻ khôi hài của họa sỉ Ba Bùi hiện tại trên ĐCV. VUI THÔI!!!
Nhưng nói VNCH đưa vào sách gk cho trẻ em tiểu học (tác giả học lớp 3 thời NGỤY) thì tác giả quả là KHÔNG CÓ LƯƠNG TÂM,THIẾU LƯƠNG TRI của một kẻ (tạm gọi) là trí thức lại là nhà giáo XHCNVN .
Một nhà gió viết thiếu thận trọng ,bịp bơm và láo toet như vậy đã/đang/ sẻ làm hại bao lớp học sinh rồi ?
Sách giáo khoa VNCH mà viết cẩu thả vậy sao?
“Chẳng hạn bài học có tranh minh hoạ 7 thằng Việt Cộng “đeo cọng đu đủ” không gãy”. Người “đeo cọng đu đủ” mà không gẫy là chuyện bịa quá hoang đường! “Cọng đu đủ” hẳn là phần cuống lá chứ cây đu đủ không có cành!
“Chẳng hạn bài học có tranh minh hoạ 7 thằng Việt Cộng “đeo cọng đu đủ” không gãy”
Còn “đeo cọng đu đủ” thì quá hoang đường! “Cọng đu đủ” hẳn là phần cuống lá chứ cây đủ không có cành!
Cách dùng động từ đeo trong “đeo cây đu đủ” có lẽ là lối nói địa phương thay cho “leo/trèo cây đu đủ” – lẽ nào lại dùng trong sách giáo khoa thời VNCH? Lỗi này tưởng chỉ có trong sách giáo khoa rác như hiện tại?
Hình phạt mà CML viét là phim ảnh tuyên truyền cua cs khi người cs bị bắt (Pháp cho tới thời Mỹ +Ngụy)và bị tra tấn . Song không thật mà chỉ là hinh ảnh trong các sách(phim )truyện tuyên truyền của CS ,có thể năm trong trường dạy văn Nguyên Du mà sau này những nhà văn ,dù đối kháng ,khi viết về NGỤY ,vẫn hay “đưa”vào truyện của họ.
Còn tranh vẻ 7 tên cộng sản đu không gảy cành đu đủ là bức tranh tuyên truyền của một người lính nghỉa quân không phải la họa sỉ được dào tạo bài bản. Làm gì đem nó vào sách giáo khoa cho CML lớp 3 học ? (bức tranh vẻ lớn /hình như năm 74 thì phải/dựng trên đường vào thành phố nhỏ ở miền Trung hay bị cộng quân quấy phá )
Ngoài cái láo xạo trên ,CML không đưa ra được một nền gd nào hơn nền gd VNCH cả.
CML học lớp 3 chưa hết năm thì VC chiêm miền Nam.Nếu có học tiếp thì học XHCN. Vạy trình độ nào phê phán nền GD VNCH?.
“7 tên CS đu cành đu đu không gảy” hay nhũng bài văn truyền cho chế độ ,mạt sat phe CS …Tôi là hs và cũng là Gv miền Nam, thấy Long viết như vậy có vẽ thêm thắc không đúng sự thật.
“Tôi từng chứng kiến nhiều bạn bị quỳ xơ mít, quỳ hang kiến lửa và bị thước gõ trên đầu.” ( trích CML ) .
-Có thể mấy ông thầy giáo làng ( không phải ở trường công ) lúc ăn mít mà để dành xơ đặng phạt học sinh phạm lỗi nâng . Chứ còn ổ kiến lửa thì đào đâu ra để có trong mỗi lớp học mà phạt học sinh hở bác Long ? ( hay là lớp nào, thầy giáo cũng cho nuôi một ổ kiến lửa đặng để dành phạt học trò ?! )
Trích :”chẳng hạn bài học có tranh minh hoạ 7 thằng VC đeo cọng đu đủ không gãy, kể cả cs ăn thịt người. Tiếc là sau 1975 ba tôi đã theo lệnh đốt hết những quyển sách ấy nên không thể trưng ra đây”.
Cái mà tác giả cho là bài học “7 thằng vc đeo cọng đu đủ không gãy”! Đúng ra nó là một đoạn trong một phim tuyên truyền về sự đói khát của miền Bắc do Nha Chiến Tranh Chính Trị, Cục Tâm Lý Chiến QLVNCH là tác giả, chứ không phải là một bài học của Bộ QGGD/VNCH như tác giả vu khống.
Còn việc “cs ăn thịt người” ?! Thật ra đây là một trong những cách tuyên truyền của cs về người lính trong QLVNCH, nhất là những người lính Biệt Kích mà cán binh cs trên đường Trường Sơn từ Bác vô Nam coi như hung thần vì sợ ! Cs tuyên truyền lính ND, lính TQLC, BK miền Nam khi bắt được tù binh cs có người đã mổ bụng lấy tim gan ra nấu ăn…! Không hiểu sao ông tác giả này lại dám khẳng định đó là “bài học” do Bộ QGGD/VNCH ?!
Ông tác giả này hình như đã từng là một nhà giáo dục của cs. Một nhà giáo mà có thể viết lách một cách cẩu thả về một chính thể, một quốc gia như vậy làm sao người ta có thể tin những điều khác do ông viết ?
Tác giả viết:
“Chẳng hạn bài học có tranh minh hoạ 7 thằng Việt Cộng đeo cọng đu đủ không gãy, kể cả cộng sản ăn thịt người. Tiếc là sau 1975 ba tôi đã theo lệnh đốt hết những quyển sách ấy nên không thể trưng ra đây. ”
Có lẻ tác giả nhầm lẫn sách báo tuyên truyền phía ngoài chăng! ? Chứ theo tôi biết thì thì trong sách giáo khoa học đường không bao giờ có những điều trên.
THEO TRÍ NHỚ bền vững của tôi, điều này HOÀN TOÀN đúng với Sự Thật 100% !!!
http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
Mình nghĩ ông CML đã nhầm đó bạn . Hình ảnh mấy ông VC ốm tong teo bám trên cọng cây đu đủ mà vẫn không gãy, đó ;à ảnh châm biếm trên báo SỐNG của Chu Tử
Trích:
“…chú kể, ớn nhất là các ông cảnh sát đi thi. Khi giám thị coi thi nghiêm là mấy ông này rút lựu đạn ra để lên bàn và cứ thế ung dung chép tài liệu hoặc copy.”
*Cái này CMLong mượn miệng người khác để nói xạo vô tội vạ đây.
Một quân nhân thời VNCH đi thi với tư cách thí sinh tự do, trước hết phải ăn mặc đồ xi-vin, trước khi vào phòng thi phải bỏ ra hết đồ đoàn tuỳ thân, túi xách… để ở veranda hành lang
(chỉ được mang vào phòng thi học cụ cần thiết, bút, thước kẽ…và thứ phù hợp với môn thi, như compa khi thi toán); được xếp ngồi riêng, không lẫn lộn với học sinh.
Giả thử tên nào bạo gan “rút lựu đạn ra để lên bàn và cứ thế ung dung chép tài liệu hoặc copy”… (như CMLONG xạo), thì giám thị hành lang sẽ được báo động để gọi cảnh sát gác an ninh cuộc thi tới, khống chế điệu y ra ngoài.
Và đời y sẽ buồn trước quân pháp, trại trừng giới, quân lao. Bài thi bị huỷ bỏ.
Vậy thi làm chi? Lựu đạn làm gì? Có khôn không?
Không ai ngu dại như kịch bản phịa của họ Chu đâu!
Họ Chu vào ngày 30/4/75 chỉ mới 58-46…12 tuổi, thì biết gì nhiều về GDVNCH bằng bản thân trải nghiệm, làm gì tiếp cận được ở tầm cao…báo chí, đại học, hội thảo, conference…để mà dám bàn về GDVNCH như một học giả đương thời!
Trích:
“…Chẳng hạn bài học có tranh minh hoạ 7 thằng Việt Cộng đeo cọng đu đủ không gãy…”
*Tôi đã trải qua giáo dục thời TT Ngô Đình Diệm, là giai đoạn chống cộng cực đoan, toàn diện và bài bản nhất, vẫn chưa từng thấy trong sách giáo khoa nào cái chuyện có “hình vẽ vc đeo cành đu đủ” bao giờ.
Có chăng, là thấy trên những tạp chí chống cộng chuyên nghiệp, như tạp chí quân đội, tạp chí CHỈ ĐẠO của Ban Chỉ đạo Chiến dịch Tố cộng.
Bởi chính họ cũng biết đấy chỉ là tếu, hài, diễu chơi. Nghe qua rồi bỏ
Sao lại đi truyền bá vào đầu trẻ thơ?
Giáo dục tiểu học thời VNCH nằm cả trong bộ sách QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ, đủ cả 5 lớp, là pháp lệnh giáo dục thời đó; không còn sách nào khác lọt vào được.
Bọn trẻ được dạy những bài như “ông Carnot xưa là một ông quan to… một hôm ông ghé vào thăm trường và chạy ngay lại trước mặt thầy giáo, chào hỏi lễ phép mà nói rằng: “Tôi là Carnot đây, thầy còn nhớ tôi không?”
LÒNG KÍNH YÊU CHỊ. Ông Lý Tích làm quan to đời xưa. Ông đã già mà vẫn yêu kính chị một cách khác…
Ôi cảnh biệt ly sao mà buồn vậy…
Ai bảo chăn trâu là khổ…
Thế đấy, trẻ thơ chúng tôi học những điều như vậy đấy. Không chính chị chính em, chống cộng chống trừ gì cả!
Ông Chu hãy lôi bộ sách QVGKT trên mạng ra mà tìm ảnh “vc đeo cành đu đủ”!
Đừng nên cao ngạo để rồi chủ quan, dung tục, quá lố.
Dù muốn đới công chuộc tội, cũng nên chính trực trí thức, tự trọng.
Đồng ý với Chu Mộng Long . Nói theo các trí thức đảng viên nhà mềnh, Đào Văn Tùng là 1, Việt Nam Cộng Hòa là cái đã bị “lịch sử” -nên chăng thêm 2 chữ “nước ta”- đào thải, tức là cái đã bị vượt qua . Và Đảng Cộng Sản là hiện tại . Tương lai là cái gì chưa biết, nhưng chắc chắn hổng thỉa là thứ đã bị “lịch sử nước ta” đào thải .
Việt Nam Cộng Hòa là dân chủ tư bửn ở thời kỳ phôi thai . Đại đa số dân mềnh đã kiên quyết nói không với nó rùi, có đem nó zìa lại trí thức nhà mềnh lại đứng lên đấu chanh lật đổ nó nữa cho mà xem nhá .
“nhưng nói thoát ly hay “phi chính trị” hoàn toàn theo nghĩa không là công cụ phục vụ chính trị là không đúng”
Đồng ý với Chu Mộng Long đìu này lun . Văn học Việt Nam Cộng Hòa, sản phẩm của nền giáo dục í, đã được Lữ Phương chứng minh 1 cách khách quan & khoa học rằng thìa là mà nền văn học í cũng chỉ phục vụ những ý đồ chính chị đen tối, và vì thế đáng được dẹp . Chính vì vậy, Lữ Phương đã được trao tặng giải Phan Chu Trinh về thanh trừng văn hóa . Chính trị nào sẽ sản xuất ra nền giáo dục đó, nền giáo dục nào sẽ sản sinh ra văn học đó . Giáo dục tư bửn thời Ngụy rõ ràng hổng thỉa sản sinh ra những con ngừ xã hội chủ nghĩa là những thứ ta cần hiện nay . i can du chiện dựng lại cờ Vàng trong giáo dục .
Cũng đồng ý với Chu Mộng Long zìa chiện cải cách . Cải cách ở đây là đổi mới cách tiếp cận chứ hổng phải tư tưởng . Bộ sách năm 75 cho miền Nam là do nhà giáo ai cũng kính trọng Phạm Toàn làm chủ biên . Nhà giáo Phạm Toàn cũng được giải Phan Chu Trinh về giáo dục, chắc nhờ đã làm ra bộ sách là nitemares cho thế hệ của tớ . Đáng kính đáng trọng thía nên đem lại bộ sách của nhà giáo Phạm Toàn . Cải cách là ở khâu giảng dạy, truyền đạt kiến thức . Cần vận dụng những công nghệ mới như chấm không hay chấm cơm gì đấy để học sinh có hứng thú học những thứ trời ơi đất hỡi đó . Kinh nghiệm của tớ ngày xưa … i dont wanna re-live those times. Só zi
Tôi thiết nghĩ vài chi tiết trong bài của tác giả CML không được chính xác cho
lắm,có thể vì tác giả nhớ sai hay ông muốn làm nổi bật ý kiến cũa ông ?
Chuyện “7 VC.đu cành đu đủ không gãy” thì rất đáng tin,thế nhưng chỉ là chê
bai về thể xác,chứ không cố ý xúc phạm danh dự và nhân cách người khác như
bên phía CS. vì họ cố ý hạ nhục người khác,thậm chí “thú vật hóa” đối phương,
nghĩa là không xem đối phương là con người ! Một sự xúc phạm trắng trợn về
tinh thần mà chỉ bộ máy tuyên truyền bịp bợm của họ mới làm được !
Tuy nhiên,chuyện VC. “Ăn thịt người” thì sai hoàn toàn mà là VC “có đuôi” có thể
hợp lý hơn vì CS.tin người từ KHỈ hay VƯỢN mà ra chăng ? Hay chính xác thì có
thể đó là cân nói dọa dẫm của người cha đói với con nhỏ của mình,chứ không hề
xuất hiện chính thức trong tài liệu tuyên truyền của quốc gia ?
Tôi nhớ hồi còn nhỏ nghe VC. tuyên truyền là “Tây ăn thịt người” hay “Tây nấu
nước sôi rồi thả con nít vào nấu ăn”,thưa tác giả. Đó là lý do tại sao mà nhà văn
Anh Đức trong Hòn Đất mới dám bịa đặt câu chuyện cha Nguyễn Lạc Hoá ở Khu
Hải Yến … nấu thịt người cho giáo dân ăn sau khi dự lễ về !
Giáo dục cũng chỉ là một mặt trong đời sống và xã hội, nó được vận hành đúng hay không tuỳ thuộc vào cơ chế chính trị của xã hội đó. Nếu xã hội có một giai cấp thống trị toàn diện, đương nhiên toàn bộ phần còn lại phải cúc cung phục vụ cho nó, thế thì giáo dục làm sao mà thoát.
Riêng về tính nhân bản thì tôi chỉ thấy giáo dục Việt Nam cộng hoà không vượt qua thời phong kiến. Vẫn Tiên học Lễ, hậu học Văn, tức vẫn dùng Lễ trị như giáo dục Nho giáo. Lễ là phép tắc của tôn ti, cùng với nó là kỷ luật và hình phạt nghiêm khắc. Tôi từng chứng kiến nhiều bạn bị quỳ xơ mít, quỳ hang kiến lửa và bị thước gõ trên đầu. Học trò nhìn mà sợ hãi rồi răm rắp làm theo cây thước của ông thầy để được gọi là “ngoan”. Giáo dục như vậy không thể gọi là “Nhân bản”, đúng là có được tính Dân tộc (theo nghĩa kế thừa truyền thống Nho giáo), nhưng không thể Khai phóng khi chân lý đã mặc nhiên thuộc về thầy!
CHU MỘNG LONG CHỈ HỌC TỚI LỚP 3 CỦA GIÁO DỤC VNCH VÀ CHỈ NÊU RA NHỮNG CHUYỆN CÁ BIỆT VÀ RẤT HIÊM XẢY RA THỜI VNCH – . TÔI HỌC TỪ LỚP 5 ( TIỂU HỌC )ĐẾN ĐỆ NHẤT ( TRUNG HỌC ) THỜI VNCH ĐƯỢC HOC CÁC MÔN NHÂN VĂN NHƯ CÔNG DÂN GIÁO DỤC , VIỆT VĂN CÓ PHẦN KIM VĂN VÀ CỔ VĂN V.V. , RẤT NHÂN BẢN VÀ KHAI PHONG KHÔNG CÓ GÌ GỌI LÀ GIÁO DỤC PHONG KIÊN HẾT .
CHU MỘNG LONG BIẾT THÌ THƯA THỐT , KHÔNG BIẾT THÌ DỰA CỘT MÀ NGHE – RÕ CHƯA ?
Bài viết hay. Cái cốt lõi là nên giới hạn đưa chính trị vào trong giáo dục. Nếu chẳng đặng đừng phải đưa vào thì nên là sự thật, đừng bóp méo…
1Tôi không cháp nhận ý kiến tác giả nói về việc học loáp ba quỳ sơ mít,đánh lên đầu ,quỳ ở kiến lữaNhất là khi tác giả nói là chính y học lớp ba vói những bài như “7 tên CS đu cành đu đu không gảy” hay nhũng bài văn truyền cho chế độ ,mạt sat phe CS (dù rất đáng mạt sat). Nhất là học tới lớp 3. Có lẻ tác giả quên (toi không nói là BỊA vì lúc đó tác giả còn nhỏ quá và nay ,từ lớp 3 tiếp tục học cái học của CS,thế nafokhoong bị ảnh hưởng ? Theo bài thì khi cs vào ,cha tác giả bảo con đốt sách .Tại sao đốt sách mà sách chỉ là sách lớp 3?(mà dù sách cáp 3 đã sao ?…Tôi KHÔNG TIN dó là loại sách tuyên truyền vì vài cuốn văn sách của VNCH có trên NET chứng minh điều tôi nói ở trên
2/Các câu “tiên học lể hậu học văn” có gì không đúng ? Nhất là cói những đứa trẻ mói học tiểu học ,cần đào luyện nó tình độc lập ,lòng thương yêu ,phép đối xử,tính vị tha hay lòng yêu nước ,yêu đồng loại ,yêu loài vật ,thương cha kính mẹ ,nhớ ơn ông bà tổ tiên và biết trọng tiền nhân ,lich sử dựng nước và giử nước …. …VV và vv có gì không tốt ? không lẻ gióng bắc K ộng :Công ha như núi Thái Sơn ,Nghỉa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra BÁC HỒ HƠN MẸ HƠN CHA….là tốt sao?
Có những cái giá trị của nhân sinh tích lủy từ giáo dục thự tế không thể thay đỏi xóa bỏ đượcnhư VC mong muốn con người sinh ra chỉ là ,như 2 con vật lẹo nhau…và đứa con là một phần huần hóa của đảng CS (như thuần hóa 01 con chó),công cụ của CS…
Ngoài ra lấy cái học xưa ,cái hjc các nước ,đẻ rút kinh ngiệm tạo cho mình một nề gd tương đối tót hơn. Không có ai nói CSVN phải copie ý chang nền giáo dục CH . Họ chỉ so sánh 2 nền gd của 2 phía …đẻ TÌM một nền giáo dục tốt hơn ,nếu có thể…Và đs là trách nhiệm của nền giáo dục của VNCS ,một nền giáo dục không căn cứ vì chủ nghỉa CS ,có chế cs ám ảnh và ăn sau trong oc tủy …
“7 tên CS đu cành đu đu không gảy” hay nhũng bài văn truyền cho chế độ ,mạt sat phe CS …Tôi là hs và cũng là Gv miền Nam, thấy Long viết như vậy có vẽ thêm thắc không đúng sự thật.
Triết lý giáo dục? Hoành tráng làm sao, vì cả nước phải đi tìm cái việc :bằng cách nào để mà hiểu và sử dụng được kiến thức .Mang tư duy của truyền thống “uống rượu bình thơ” vào việc học khoa học có cái gì đó không ổn, nên cải cách mãi mà vẫn không xong. Bởi vậy ,hơn 2000 năm trước, Archimedes đã tìm ra “trọng lượng riêng “mà ngày nay người ta vẫn sử dụng, thế mà vẫn “không được tôn sùng “là điều dễ hiểu .Cách đây vài tuần, cả nước “phát rồ”khi một học sinh lớp 6 vẫn chưa viết được,nhưng đâu có biết đó là một” món quà đặt trong khay bạc”tặng ông bộ trưởng mới…. Giáo dục Vn,cái cần thì không làm vì không có khả năng, toàn làm những thứ “râu ria “vớ vẩn.